Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

8 PHAP/ TANG CHI 8 PHAP, PHAM GOTAMI


(III) (53) Pháp Tóm Tắt


1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Mahàvana, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahàpajàpatì Gotamì đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Mahàpajàpatì Gotamì bạch Thế Tôn:
- Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, sau khi Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.


2. - Này Gotamì, những pháp nào bà biết: 
"- Những pháp này đưa đến tham dục, không phải ly tham; 
- đưa đến hệ phược, không đưa đến ly hệ phược; 
- đưa đến tích tập, không đưa đến không tích tập; 
- đưa đến dục lớn, không đưa đến ít dục; 
- đưa đến không biết đủ, không đưa đến biết đủ; 
- đưa đến tụ hội, không đưa đến nhàn tịnh; 
- đưa đến biếng nhác, không đưa đến tinh tấn; 
- đưa đến khó nuôi dưỡng, không đưa đến dễ nuôi dưỡng". 


Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng: "Ðó là không phải Pháp, đó là không phải Luật, đó là không phải lời dạy của bậc Ðạo sư".


3. Và này Gotamì, những pháp nào bà biết: "
- Những pháp đưa đến ly tham, không đưa đến tham dục; 
- đưa đến ly hệ phược, không đưa đến hệ phược; 
- đưa đến không tích tập, không đưa đến tích tập; 
- đưa đến ít dục, không đưa đến dục lớn; 
- đưa đến biết đủ, không đưa đến không biết đủ; 
- đưa đến nhàn tịnh, không đưa đến tụ hội; 
- đưa đến tinh tấn, không đưa đến biếng nhác; 
- đưa đến dễ nuôi dưỡng, không đưa đến khó nuôi dưỡng". 
Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng: "Ðó là Pháp, đó là Luật, đó là lời dạy của bậc Ðạo sư".
--
http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi08-0406.htm

CAC TAI LIEU VE DUY THUC HOC/ CHANH Y



A. Sách vở tài liệu :


1, Duy thuc tam thap tung cua The Than. (2)
2. Thanh duy thuc luan , do Ho Phap viet, Huyen Trang dich ra chu han.
- Thay Thich Tri Sieu dich ra tieng viet. (1)
- Luan thanh duy thuc luan, Tue Si dich (4)(5)
3. Thay Nhat Tu giang ve Thanh duy thuc luan (3)
4. Dai thua bach phap minh mon luan (6), Thay Tri Sieu giang (7)
5. Bát thức quy củ tụng 八識規矩頌 cua Huyen trang, do Khue Co tom tat.
- Thay ThichthangHoan giang.(8)
- Dinh nghia theo wiki (9)
- Bai giang, chua biet tac gia (10), binh: hay lam!
- BTQCT chu han (11)
6. 50 bai ke cua Thay Nhat Hanh ve Duy Bieu hoc.(quan trong)
7. Khao nghiem duy thuc hoc. Thich thang Hoan (12)
8. Duy thuc hoc nhap mon, HT Thich thien Hoa (xem links so13)
9. Khảo nghiệm Duy Thức Học, Thich Thang Hoan (14) 
10. Thanh Tịnh Ðạo, Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm)
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (15)




B. Cac links
1) http://www.quangduc.com/luan/26thanhduythuc.html#TỰA
2) http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF_Th%C3%A2n
3) http://tusachphathoc.com/phapam/muclucThanhDuyThucLuan.htm
4) http://www.quangduc.com/luan/thanhduythuc/tdtl.htm
5) http://www.phatviet.com/thuvien/pdf/Thanh%20duy%20thuc%20I.pdf
6) http://www.phapamgiaithoat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=564%3Adai-thua-bach-phap-minh-mon-luan&catid=63%3Athich-thien-tri&Itemid=152
7) http://camnangtudao.blogspot.com/2010/04/bach-phap-minh-mon-luan-mp3-thay-thich.html
8) http://www.chuahaiduc.org/Phat%20Hoc/BatThucQuyCuTung_ThangHoan.htm
9) http://tudien.daitangkinhvietnam.org/index.php?title=B%C3%A1t_th%E1%BB%A9c_qui_c%E1%BB%A7_t%E1%BB%A5ng
10) Rat hay
http://www.tangthuphathoc.com/phapluan/batthucquycutung.htm
11) http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:aAT7WZOIK5MJ:www.fuyan.org.tw/main_edu/8si.doc+%E5%85%AB%E8%AD%98%E8%A6%8F%E7%9F%A9%E9%A0%8C&hl=de&gl=de&pid=bl&srcid=ADGEESiuidoZB1zb5r2htHZERBUS72DZp0GsBFAS4F4yByya-CNMIxvTpl4p-3cI7gVA_wLyRuy-lqANfN-srC8x4W8OjsdKO3wTzRdbaUykXVPCfaJZgqpTn8Lw-PBr-wrr99UyvdHq&sig=AHIEtbRfgmGzdvbSs9yupt4NURVVQkdR8w
12) http://www.quangduc.com/luan/52khaonghiem.html
13) http://namtong.org/nghiencuuphathoc/Bienkhao/Duythuchoc/Duythuchoc_Thienhoa/duythuchocThienHoamiddle.htm
14) http://www.quangduc.com/luan/52khaonghiem1.html 
15) http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-thanhtinh-dao/ttd-14b.htm

THANH DUY THUC LUAN



64. Thành duy thức luận 


(成唯識論; sa.vijñaptimātrasiddhiśāstra), 


10 quyển. Tháng 10 hoặc 11 tại cung Ngọc Hoa. Tác giả: Huyền Trang, được truyền thống xem là của Hộ Pháp và những tác giả khác. 


Việc gán bài luận này vào Hộ Pháp của Khuy Cơ có những điểm không ổn (xem chương 15 trong Buddhist Phenomenology). Đây là bản dịch duy nhất của Huyền Trang không dựa vào một bản gốc mà thay vào đó, một cách tuyển chọn, biên dịch từ nhiều bản khác nhau (theo truyền thống là 10 bộ luận)


Bởi vì Khuy Cơ theo giáo lí của bộ luận này trong khi xem tự mình là đệ tử kế thừa Huyền Trang, truyền thống Phật giáo Đông á xem Thành duy thức luận là biểu trưng trung tâm của học thuyết Huyền Trang.


--
http://vi.wikipedia.org/wiki/Huy%E1%BB%81n_Trang

XA RAC / YEU CAU CO SU SUA DOI O ROOM PPNM





1. VẤN ĐỀ ĐANG XAY RA

a.- Tại room PPNM., 29.3.2011 trong giờ TK Chanh Minh thuyết giảng.


b. - Lien quan đến Ops Tung buoc thong dong.
Nick này vừa mang ops vừa cho chạy cổng chào xả rác tràn ngập trong giờ giảng.
Các chatter không thể ignore các sự quấy nhiễu này trên màn hình, vì Nick Tung buoc thong dong mang ops, nen ko thể Ignore nick này được.


c. Nick Hien Hưu đã pm cho nick TBTD đang mang ops và đang xả rác, nhung nick TBTT không hề trã lời .


d. Vấn đề này được thông báo lên Room ngay lúc đó và cả sau giờ giảng. Đáng tiếc là Nick Chanbanluc/ Valerie_DM mang ops đã  mute chatter Hien Hưu khi HH trình bày vấn đề này trong cả 2 lần cầm mic. Vấn đề được ém xuống, cho đến nay vẫn không được giãi quyết.


2. YÊU CẦU GIÃI QUYẾT

Yêu cầu chủ room PPNM giải quyết vấn đề này để chatter có thể thanh tịnh theo dõi buổi pháp.
Cụ thể, ai làm cổng chào xin đừng mang ops lúc đó.
(khi đã có đủ ops trong room, hôm qua ngay giờ giảng nói trên 29.3.2011 có từ 5 đền 7 người mang ops).
Chi tiết đáng chú ý là: trong giờ giảng nói trên, người đi và đến xảy ra rất nhiều, do đó bot cổng chào làm việc liên tục!! Gây ra rối loạn màn hình của chatter đang thính pháp. Nhất là, nó làm chatter khó đọc được các text, nội dung quan trọng trên màn hình!


Kính
Chanh-Y
Thu 4, 30.03.2011

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

HIEM HAN/ TANG CHI 5






Gioi thieu:


Hiem han la mot tam hanh cua chung sanh. Giam bot toi da tam hanh nay la mot dieu can thiet.
Kinh Tang chi cho biet 5 dieu can biet de doi tri tam hanh nay la:
1. Xay dung long tu*` 
2. Xay dung long Bi
3. Xay dung tam xa?
4. Xay dung tam Vo niem (dung lai vong ngon= tieng noi thi tham trong tam)
5. Nho lai nhan qua va nghiep. 
Hay biet nhung hau qua cua san han:
- nguoi san han bi co lap.
- nguoi san han bi xa lanh.
- san han qua than khau y se de lai nhung hau qua vo cung tai hai. 


Kinh moi ban doc:


(I) (161) Trừ Khử Hiềm Hận (1)
1. - Có năm trừ khử hiềm hận này, này các Tỷ-kheo, ở đây, vị Tỷ-kheo có hiềm hận khởi lên cần phải được trừ khử một cách hoàn toàn. Thế nào là năm?
2. Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, từ cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải trừ khử.
3. Trong người nào, hiềm hận được sanh, trong người ấy, bi cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải trừ khử.
4. Trong người nào, hiềm hận được sanh, trong người ấy xả cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.
5. Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, vô niệm, vô tác ý cần được thực hiện. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.
6. Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sanh, trong người ấy, sự kiện nghiệp do mình tạo cần phải an lập là: "Tôn giả là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là khởi nguyên của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm nghiệp thiện hay ác được làm Tôn giả sẽ là người thừa tự nghiệp ấy". Như vậy, trong người ấy, hiềm hận cần phải được trừ khử.
Này các Tỷ-kheo, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây, hiềm hận khởi lên cho Tỷ-kheo cần phải trừ khử một cách hoàn toàn.
(II) (162) Trừ Khử Hiềm Hận (2)
1. Ở đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Hiền giả Tỷ-kheo.
- Thưa Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:
2. - Này các Hiền giả, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây, hiềm hận khởi lên cho Tỷ-kheo cần phải được trừ khử một cách hoàn toàn. Thế nào là năm?
3. Ở đây, này các Hiền giả, có người thân hành không thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
4. Ở đây, này các Hiền giả, có người khẩu hành không thanh tịnh, thân hành thanh tịnh, trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
5. Ở đây, này các Hiền giả, có người thân hành không thanh tịnh, khẩu hành không thanh tịnh, nhưng thỉnh thoảng tâm được mở rộng, tâm được tịnh tín, trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
6. Ở đây, này các Hiền giả, có người thân hành không thanh tịnh, khẩu hành không thanh tịnh, và thỉnh thoảng không được tâm rộng mở, không được tâm tịnh tín, trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
7. Ở đây, này các Hiền giả, có người thân hành thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, và thỉnh thoảng tâm được rộng mở, tâm được tịnh tín, trong người như vậy, này các Hiền giả, hiềm hận cần phải trừ khử.
8. Ở đây, này các Hiền giả, người này thân hành không thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần được trừ khử?
9. Ví như, này các Hiền giả, Tỷ-kheo mặc áo lượm từ đống rác, thấy một tấm vải (liệng ở đống rác) trên con đường xe đi, liền lấy chân trái chận lại, lấy chân mặt kéo tấm vải cho rộng ra, đoạn nào là đoạn chánh, làm cho nó có thể sử dụng được rồi cầm lấy mang đi. Cũng vậy, này các Hiền giả, người này, với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành thanh tịnh; những cái gì thuộc về thân hành không thanh tịnh; lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; còn những gì thuộc khẩu hành thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy nên tác ý. Như vậy, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.
10. Ở đây, này các Hiền giả, người này với khẩu hành không thanh tịnh, với thân hành thanh tịnh. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?
11. Ví như, này các Hiền giả, một hồ nước đầy bùn và cây lau. Rồi một người đi đến bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy ngụp lặn trong hồ nước ấy, lấy hai tay gạt ra ngoài bùn và lá cây, lấy bàn tay bụm nước lại, uống rồi ra đi. Cũng vậy, này các Hiền giả, người này, với khẩu hành không thanh tịnh, với thân hành thanh tịnh; những cái gì thuộc về khẩu hành không thanh tịnh; lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; còn những gì thuộc thân hành thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy nên tác ý. Như vậy, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.
12. Ở đây, này các Hiền giả, người này với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành không thanh tịnh, thỉnh thoảng tâm được rộng mở, tâm được tịnh tín. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?
13. - Ví như, này các Hiền giả, ít nước trong dấu chân của con bò. Rồi một người đi đến bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy suy nghĩ như sau: "Một ít nước này trong dấu chân con bò, nếu ta uống với núm tay hay với cái chén, ta sẽ làm nước ấy dao động và di động, khiến nước không thể uống được. Vậy ta hãy gieo mình xuống với cả bốn thân phần uống nước rồi ra đi". Rồi người ấy gieo mình xuống với cả bốn thân phần, uống nước rồi ra đi. Cũng vậy, này các Hiền giả, người này với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành không thanh tịnh, với tâm thỉnh thoảng được mở rộng và tịnh tín; những cái gì thuộc thân hành không thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; những cái gì thuộc khẩu hành không thanh tịnh, lúc bấy giờ vị ấy không nên tác ý; những cái gì thuộc tâm thỉnh thoảng được rộng mở và sáng suốt, lúc bấy giờ vị ấy nên tác ý. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.
14. Ở đây, này các Hiền giả, người này với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành không thanh tịnh và thỉnh thoảng tâm không được rộng mở và tịnh tín. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?
15. - Ví như, này các Hiền giả, có người đau bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, đang đi giữa đường, có làng xa trước mặt, có làng xa sau lưng, nó không có được các đồ ăn thích đáng, nó không có được các dược phẩm trị bệnh thích đáng, không có được sự giúp đỡ thích đáng, không có người hướng dẫn đưa đến tận cuối làng.
Một người khác cũng đang đi trên đường thấy người ấy. Người này đối với người ấy khởi lên lòng từ, khởi lên lòng thương tưởng, khởi lên lòng từ mẫn: "Ôi, mong rằng người này được các đồ ăn thích đáng, được các dược phẩm trị bệnh thích đáng, được các sự giúp đỡ thích đáng, được người hướng dẫn đi đến cuối làng". Vì sao? Vì mong rằng người này ở đây không bị suy tổn, tử vong. Cũng vậy, này các hiền giả, người này với thân hành không thanh tịnh, với khẩu hành không thanh tịnh, lại thỉnh thoảng tâm không được mở rộng và tịnh tín, người như vậy cần phải khởi lên lòng từ, cần phải khởi lên lòng thương tưởng, cần phải khởi lên lòng từ mẫn: "Ôi, mong rằng Tôn Giả này, sau khi đoạn tận thân ác hành cần phải tu tập thân thiện hành, sau khi đoạn tận khẩu ác hành cần phải tu tập khẩu thiện hành, sau khi đoạn tận ý ác hành cần phải tu tập ý thiện hành". Vì sao? Vì mong rằng Tôn giả ấy sau khi thân hoại mạng chung, không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.
16. Ở đây, này các Hiền giả, người này với thân hành thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, lại thỉnh thoảng tâm được rộng mở và tịnh tín. Như thế nào, trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử?
17. Ví như, này các Hiền giả, một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt đẹp đẽ và được nhiều loại cây che bóng. Rồi một người đi đến bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy sau khi lặn xuống trong hồ sen ấy, sau khi tắm rửa, uống nước, nó ra khỏi hồ, liền qua ngồi hay nằm dưới bóng cây. Cũng vậy, này các hiền giả, người này với thân hành thanh tịnh, với khẩu hành thanh tịnh, lại thỉnh thoảng tâm được cởi mở tịnh tín. Những gì thuộc thân hành thanh tịnh, lúc bấy giờ cần phải tác ý; những gì thuộc khẩu hành thanh tịnh, lúc bấy giờ cần phải tác ý và điều gì thỉnh thoảng tâm được rộng mở và tịnh tín, lúc bấy giờ cần phải được tác ý. Như vậy trong người ấy hiềm hận cần phải trừ khử.
Này các Hiền giả, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây Tỷ-kheo có hiềm hận khởi lên cần phải trừ khử một cách hoàn toàn.
--

BUOC TOI/ TANG CHI 5




(VII) (167) Buộc Tội
1. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Hiền giả, khi Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tội người khác, hãy an trú nội tâm năm pháp rồi hãy buộc tội. Thế nào là năm?
2. "Tôi sẽ nói đúng thời, không phải phi thời"; "Tôi sẽ nói chơn thật, không phải phi chơn thật"; "Tôi sẽ nói nhu hòa, không phải thô bạo"; "Tôi sẽ nói lời liên hệ đến lợi ích, không phải lời không liên hệ đến lợi ích"; "Tôi sẽ nói với từ tâm, không phải với sân tâm".
Này các Hiền giả, khi vị Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tội người khác, hãy an trú nội tâm năm pháp rồi hãy buộc tội người khác.
3. Ở đây, này các Hiền giả, tôi thấy có người bị buộc tội phi thời, nhưng phản ứng không đúng thời; có người bị buộc tội phi chơn thạt và có phản ứng không chơn thật; bị buộc tội thô bạo và có phản ứng không nhu hòa; bị buộc tội không liên hệ đến lợi ích và có phản ứng không liên hệ đến lợi ích; bị buộc tội với sân tâm và có phản ứng không có từ tâm.
4. Tỷ-kheo buộc tội phi pháp, có năm lý do không cần sắp đặt sám hối: "Tôn giả bị buộc tội phi thời, không đúng thời, như vậy vừa đủ để Tôn giả không sám hối"; "Tôn giả bị buộc tội phi chơn thật, không phải chơn thật, như vậy vừa đủ để Tôn giả không sám hối"; "Tôn giả bị buộc tội thô bạo, không có nhu hòa, như vậy vừa đủ để Tôn giả không sám hối"; "Tôn giả bị buộc tôi không liên hệ đến lợi ích, không phải liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Tôn giả không sám hối"; "Tôn giả bị buộc tội với sân tâm, không với từ tâm, như vậy vừa đủ để Tôn giả không sám hối".
Tỷ-kheo bị buộc tội một cách phi pháp, có năm lý do này không cần phải sắp đặt sám hối.
5. Tỷ-kheo buộc tội phi pháp, có năm lý do cần sắp đặt sám hối: "Hiền giả đã buộc tội phi thời, không phải đúng thời, như vậy vừa đủ để Hiền giả sám hối"; "Hiền giả đã buộc tội phi chơn, không phải chơn thực, như vậy vừa đủ để Hiền giả sám hối"; "Hiền giả đã buộc tội một cách thô bạo, không có nhu hòa, như vậy vừa đủ để Hiền giả sám hối"; "Tôn giả đã buộc tôi liên hệ đến lợi ích, không phải liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Hiền giả sám hối"; "Hiền giả đã buộc tội với sân tâm, không với từ tâm, như vậy vừa đủ để Hiền giả sám hối".
Tỷ-kheo buộc tội phi pháp, này các Hiền giả, có năm lý do này cần phải sắp đặt sám hối. Vì sao? Vì rằng nhờ vậy không một Tỷ-kheo nào khác nghĩ rằng có thể buộc tội phi chơn thật.
6. Ở đây, này các Hiền giả, tôi thấy có người bị buộc tội đúng thời, không phản ứng phi thời; bị buộc tội chơn thật, không phản ứng phi chơn thật; bị buộc tội nhu hòa, không phản ứng thô bạo; bị buộc tội liên hệ đến lợi ích, không phản ứng không liên hệ đến lợi ích, bị buộc tội với từ tâm, không phản ứng với sân tâm.
7. Tỷ-kheo, này các Hiền giả, bị buộc tội đúng pháp có năm lý do cần phải sắp đặt sám hối: "Tôn giả bị buộc tội đúng thời, không phải phi thời, như vậy vừa đủ để Tôn giả sám hối"; "Tôn giả bị buộc tội chơn thực, không phải phi chơn thực, như vậy vừa đủ để Tôn giả sám hối"; "Tôn giả bị buộc tội nhu hòa không thô bạo, như vậy vừa đủ để Tôn giả sám hối"; "Tôn giả bị buộc tội liên hệ đến lợi ích, không phải không liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Tôn giả sám hối"; "Tôn giả bị buộc tội với từ tâm, không phải với sân tâm, như vậy vừa đủ để Tôn giả sám hối".
Tỷ-kheo bị buộc tội đúng pháp có năm lý do này, cần phải sắp đặt sám hối.
8. Tỷ-kheo, này các Hiền giả, buộc tội đúng pháp có năm lý do để không phải sắp đặt sám hối: "Hiền giả buộc tội đúng thời, không phải phi thời, như vậy vừa đủ để Hiền giả không sám hối"; "Hiền giả buộc tội chơn thực, không phải phi chơn thực, như vậy vừa đủ để Hiền giả không sám hối"; "Hiền giả buộc tội nhu hoà, không phải thô bạo, như vậy vừa đủ để hiền giả không sám hối"; "Hiền giả buộc tội không liên hệ đến lợi ích, không phải liên hệ đến lợi ích, như vậy vừa đủ để Hiền giả không sám hối"; "Hiền giả buộc tội với từ tâm, không với sân tâm, như vậy vừa đủ để Hiền giả không sám hối".
Này các Hiền giả, Tỷ-kheo buộc tội đúng pháp, do năm lý do này không cần phải sắp đặt sám hối. Vì sao? Vì nhờ vậy, các Tỷ-kheo khác nghĩ rằng buộc tội cần phải đúng pháp.
9. Người bị buộc tội, thưa các Hiền giả, cần phải an trú trong hai pháp: chơn thực và bất động. Này các Hiền giả, nếu các người khác buộc tội tôi, đúng thời hay phi thời, chơn thật hay phi chơn thật, nhu hòa hay thô bạo, liên hệ đến lợi ích hay không liên hệ đến lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm, thì cần phải an trú trong hai pháp: Chơn thực và bất động. Nếu tôi biết: "Pháp này có trong tôi", nếu tôi nghĩ là "có", tôi sẽ nói: "Pháp này có trong tôi". Nếu tôi biết: "Pháp này không có trong tôi", nếu tôi nghĩ là "không có", tôi sẽ nói: "Pháp này không có trong tôi".
10. Thế Tôn nói:
- Như vậy này Sàriputta, khi Thầy nói như vậy, ở đây có một số người ngu nào không có khả năng nắm được vấn đề?
11. - Bạch Thế Tôn, những người nào không có lòng tin, với mục đích mưu sống, không vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình; sống không gia đình, những người xảo trá, lường gạt, hư ngụy, mất thăng bằng, cao mạn, dao động, lắm lời, nói thô tạp nhạp, không hộ trì các căn, ăn uống không tiết độ, không chú tâm cảnh giác, thờ ơ với Sa-môn hạnh, không tôn kính học tập, sống quá đầy đủ, uể oải, đi đầu trong thối thất, từ bỏ gánh nặng, viễn ly, biếng nhác, tinh cần thấp kém, thất niệm, không tỉnh giác, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, câm ngọng; khi con nói như vậy, họ không có khả năng nắm được vấn đề. Nhưng các thiện nam tử, bạch Thế Tôn, vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không xảo trá, lường gạt, không hư ngụy, không mất thăng bằng, không cao mạn, không dao động, không lắm lời, không nói thô tạp nhạp, hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, không thờ ơ với Sa-môn hạnh, tôn kính học tập, không sống quá đầy đủ, không uể oải, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, đi đầu trong đời sống viễn ly, tinh cần tinh tấn, siêng năng, an trú chánh niệm tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm, có trí tuệ, không câm ngọng. Khi con nói như vậy, các vị này có khả năng nắm giữ vấn đề.
12. - Này Sàriputta, các người nào không vì lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, những người xảo trá, lường gạt, hư ngụy, mất thăng bằng, cao mạn, dao động, lắm lời, nói thô tạp nhạp, không hộ trì các căn, ăn uống không tiết độ, không chú tâm cảnh giác, thờ ơ với Sa-môn hạnh, không tôn kính học tập, sống quá đầy đủ, uể oải, đi đầu trong thối thất, từ bỏ gánh nặng, viễn ly, biếng nhác, tinh cần thấp kém, thất niệm, không tỉnh giác, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, câm ngọng, hãy để họ một bên. Nhưng này Sàriputta, những thiện nam tử, vì lòng tin, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không xảo trá, lường gạt, không hư ngụy, không mất thăng bằng, không cao mạn, không dao động, không lắm lời, không nói thô tạp nhạp, hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, không thờ ơ với Sa-môn hạnh, tôn kính học tập, không sống quá đầy đủ, không uể oải, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, đi đầu trong đời sống viễn ly, tinh cần tinh tấn, siêng năng, an trú chánh niệm tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm, có trí tuệ, không câm ngọng, hãy nói chuyện với họ. Hãy giáo giới các vị đồng Phạm hạnh, hãy giảng dạy, này Sàriputta, các vị đồng Phạm hạnh nghĩ rằng: "Sau khi giúp ra khỏi phi diệu pháp, tôi an trú các vị đồng Phạm hạnh trong diệu pháp". Này Sariputta hãy như vậy học tập.


--
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-1318.htm

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

PHUONG PHAP DUONG SINH > TAP THO






Dưỡng sinh theo cố BS. Nguyễn Khắc Viện

Phương pháp dưỡng sinh của cố BS. Nguyễn Khắc Viện đã được nhiều người biết đến, chủ yếu là nằm trong cách thở. Để có một sức khỏe tốt, ngoài tập thở theo phương pháp Nguyễn Khắc Viện, cần có thói quen sinh hoạt thế nào để sức khỏe tốt? Bà Nguyễn Thị Nhất, vợ cố BS. Nguyễn Khắc Viện chia sẻ với bạn đọc một vài điều về nếp sống và cách tập thở của ông bà.

Từ sức khỏe không tốt

Động tác 2. Ảnh: TM

Trong quá trình học tập và làm việc tại Paris, BS. Nguyễn Khắc Viện bị lao phổi nặng, phải nằm viện 10 năm, lên bàn mổ 7 lần, dung tích thở rất thấp, chỉ còn 1 lít. Đây là dung tích của một người rất yếu. Nhiều người nghĩ BS. Nguyễn Khắc Viện không còn sức khỏe để làm việc. Thế nhưng sau đó, khi về nước, ông vẫn công tác bình thường, vừa làm việc trong nước, viết sách, viết báo, ông còn đi công tác ra nước ngoài nhiều lần.


BS. Nguyễn Khắc Viện vượt qua được tình trạng thiếu thở ấy là nhờ phương pháp tập thở từ thuyết khí công của Yoga Ấn Độ.

Bà Nguyễn Thị Nhất cho biết, để rèn luyện sức khỏe, cố BS. Nguyễn Khắc Viện cũng như bà thường xuyên tập thở. Trước khi đi ngủ và sáng dậy hai ông bà luôn tập thở và làm những động tác thể dục đơn giản, sau đó bắt đầu làm việc. Nếu lúc nào thấy mệt mỏi (sau một tiếng đồng hồ) là ngưng việc để ngồi thiền và tập thở.

Trong sinh hoạt, cả hai không lạm dụng chất kích thích, không rượu trà thuốc lá, sống hòa nhã, điềm đạm. Bây giờ, ở tuổi 85, bà Nguyễn Thị Nhất vẫn nhanh nhẹn, vui tươi, mạnh khỏe. Bà thường xuyên đọc báo, sử dụng internet, điều hành Trung tâm nghiên cứu tâm lý và Tâm bệnh trẻ em do BS. Nguyễn Khắc Viện sáng lập từ năm 1989.

Phương pháp thở Nguyễn Khắc Viện

Tại sao việc tập thở lại quan trọng như vậy? Bởi vì thở đúng sẽ đưa được lượng ôxy hữu ích vào phổi càng nhiều càng tốt và tống ra được càng nhiều càng tốt khí CO2, giảm bớt được khối không khí độc trong đáy phổi. Làm được điều đó khiến người tập tăng đáng kể việc chuyển hóa máu đen thành máu đỏ và tăng cường ôxy, nguồn sống cho con người.

Cố BS. Nguyễn Khắc Viện và vợ thường áp dụng trình tự tập thở này một cách rất nhẹ nhàng và nhiều người cũng đã áp dụng theo:

- Ngồi trên ghế, tay thả lỏng, không nhúc nhích hai vai. Nghĩ mình đang cầm một bát cháo nóng, thổi nhè nhẹ qua miệng như làm cho cháo nguội dần, thổi rất chậm, thót bụng để thổi ra. Khi bụng thót hết cỡ, ngừng thổi, cho bụng phình lại nhẹ nhàng để thở vào. Bụng phình lên hết, ngưng một tý rồi thở ra, cứ làm 4-5 phút như vậy rồi nghỉ.

- Động tác thót bụng, phình bụng làm quen rồi, không cần cho không khí qua miệng nữa. Sau đó chỉ cho qua mũi, ra vào đều qua mũi. Tập thở như vậy có thể trong các tư thế: nằm ngửa (hai chân gấp), nằm sấp, nằm nghiêng một bên, bò 4 chân, quỳ gấp lưng, đứng thõng tay phía trước... Có thể cả lúc đang đi ngoài đường hoặc ngồi trên xe đạp, xe máy thấy căng thẳng là thở ra hít vào vài lượt.

Động tác thở thực hiện với một hệ thống cơ bắp gồm:

- Chủ yếu là cơ hoành nằm ngang giữa ngực và bụng, thành một cái vòm mặt trên tiếp giáp tim phổi, mặt dưới giáp với gan và khoang bụng, trong đó có các bộ phận tiêu hóa, dạ dày, ruột và các nội tạng khác.

- Lúc cơ hoành hạ xuống, lồng ngực ở dưới nở ra, đồng thời các cơ gắn với các xương sườn kéo sườn lên; lồng ngực nở ra theo hai chiều: Chiều đứng và chiều ngang.

- Phần dưới của lồng ngực, tức là hai chỏm vú trở xuống nở ra nhiều nhất vì đây gồm những bộ phận mềm; cơ hoành là đáy lồng ngực, và hai cánh sườn phía trước là sụn. Phần trên của lồng ngực cũng nở ra, nhưng ít hơn vì đây là phần cứng, gồm các xương sườn kéo từ cột sống đến xương ức.

- Lúc cơ hoành hạ xuống, các nội tạng trong bụng bị dồn xuống, bụng phình lên; lúc ấy không khí bị hút vào vì vậy có động tác phình bụng thở vào. Lúc cơ hoành nâng lên, không khí bị đẩy ra, các nội tạng trong bụng bị kéo theo, bụng thót lại vì vậy có động tác thót bụng thở ra.

Sau đây xin ghi lại bài vè tập thở của BS. Nguyễn Khắc Viện giúp dễ nhớ và dễ tập:
Thót bụng thở ra.
Phình bụng thở vào.
Hai vai bất động.
Chân tay thả lỏng.
Êm, chậm, sâu, đều.
Bình thường qua mũi.
Khi gấp qua mồm.
Tập trung theo dõi.
Luồng ra luồng vào.
Đứng ngồi hay nằm.
Ở đâu cũng được.
Lúc nào cũng được.

Nhớ phải theo thật đúng, không được bỏ sót câu nào.

Minh Thu(ghi)
--
http://suckhoedoisong.vn/20090327045539258p0c60/duong-sinh-theo-co-bs-nguyen-khac-vien.htm 

LY DUYEN KHOI







(XEM CHU THICH CUA TAM HINH BEN DUOI)




Thập Nhị Nhân Duyên
(Paticca Samuppàda)

Piyadassi Maha Thera
Phạm Kim Khánh dịch (1972)Nhập đề

Pháp "Tùy Thuộc Phát Sanh" (Paticca - Samuppàda), hay Thập Nhị Nhân Duyên, là giáo lý căn bản của đạo Phật. Trong khuôn khổ một quyển sách nhỏ, chúng ta không thể nghiên cứu kỹ lưỡng và dông dài một giáo lý vừa sâu sắc vừa thâm diệu như vậy. Ðây chỉ là một cố gắng để trình bày rõ ràng phần nòng cốt của pháp "Tùy Thuộc Phát Sanh", căn cứ trên lời dạy của Ðức Phật. Các chi tiết phức tạp và rườm rà đều được gác lại một bên.

Pháp Tùy Thuộc Phát Sanh không phải là một bài thuyết giảng cho người thiển trí và người không suy tư, cũng không phải một giáo lý mà ta có thể lãnh hội được bằng cách tìm tòi nghiên cứu và luận lý suông. Hãy lắng nghe lời của chính Ðức Phật dạy:

"Thâm diệu thay! này A-Nan-Ða (Ananda) [*], pháp "Tùy Thuộc Phát Sanh", pháp này quả thật thâm thâm diệu diệu. Vì không thấu triệt và thông suốt giáo lý này thế gian tựa hồ như một cuồng chỉ rối, một ổ chim, một bụi tre rậm, một đám lát. Vì không thấu triệt và thông suốt giáo lý này, con người không thể vượt qua khỏi đời sống ở những cảnh thấp hèn, không thoát khỏi trạng thái đau khổ, diệt vong và mãi mãi luân chuyển trong vòng luân hồi". -- Mahà Nidàna Sutta, Trường A-Hàm (Digha Nikàya).

[*] Ðại Ðức Ananda là vị đệ tử hầu cận của Ðức Phật.

Những ai không thấu hiểu được ý nghĩa thật sự của giáo lý vô cùng quan trọng này lầm tưởng rằng đây là định luật nhân quả có tánh cách máy móc, tự động, hay chỉ giản dị là một sự phát sanh đồng thời, hay nữa, là một điểm đầu tiên của muôn loài vạn vật - vô tri vô giác cũng như hữu giác hữu tri. Nên ghi nhận rằng trong tư tưởng Phật Giáo không có một Nguyên Nhân Ðầu Tiên viết bằng chữ hoa, và pháp Tùy Thuộc Phát Sanh không nhằm đào sâu hay tìm kiếm một nguyên nhân đầu tiên. Ðức Phật quả quyết tuyên bố rằng khởi điểm đầu tiên của kiếp sinh tồn là cái gì không thể quan niệm được [1], và những ý niệm, những khảo sát, và tranh luận tương tợ về một khởi điểm đầu tiên có thể làm loạn trí. [2]

Nếu ta quả quyết phải có một "Nguyên Nhân Ðầu Tiên" tức nhiên ta cũng phải có quyền đòi hỏi một nguyên nhân cho "Nguyên Nhân Ðầu Tiên" ấy, bởi vì không có gì thoát ra khỏi sự chi phối của định luật điều kiện và nguyên nhân, tức phát sanh do điều kiện, hay nói cách khác muốn có sự phát sanh phải có cái gì khác tạo điều kiện, một định luật thiên nhiên bao gồm toàn thể những gì trong thế gian, ngoại trừ người không trông thấy.

Theo Aldous Huxley:

"Những ai đã lầm lạc tin tưởng một nguyên nhân đầu tiên nhứt định không bao giờ có thể trở thành một nhà khoa học. Tuy nhiên, vì không biết khoa học là gì nên họ không ngờ họ đang mất một cái gì. Ở phương Tây, lối giải thích các hiện tượng bằng cách qui chiếu về một nguyên nhân đầu tiên quả không còn hợp thời nữa, dầu ở trường hợp nào... Chúng ta không bao giờ thành công trong việc cải biến kỷ nguyên sắt của chúng ta thành một kỷ nguyên vàng, cho đến khi nào chúng ta từ bỏ tham vọng tìm ra một nguyên nhân duy nhất cho tất cả mọi phiền não trong đời và chấp nhận sự hiện hữu của nhiều nguyên nhân đồng tác hành trong một lúc, chấp nhận sự liên hệ mật thiết, phức tạp, và tương ứng của hành động và phản ứng của hành động". -- (Ends and Means - London - trang 14, 15)

Một Thần Linh Tạo Hóa cầm quyền thưởng phạt hành động thiện và bất thiện của những gì chính Tạo Hóa ấy tạo nên quả thật không có chỗ đứng trong tư tưởng Phật Giáo. Tuy nhiên, người chủ trương có Thần Linh tin tưởng rằng chính Tạo Hóa Toàn Năng tạo nên chúng sanh và các diễn biến trên thế gian. Người ấy sẽ quả quyết rằng "Ðó là ý muốn của Tạo Hóa", và sẽ khép vào tội bất kính những ai nêu lên thắc mắc về quyền lực của Tạo Hóa. "Ý niệm về Thần Linh" ấy bóp nghẽn tự do của người có khuynh hướng tìm hiểu, phân tách, dò xét tỉ mỉ và muốn nhìn xem cái gì nằm phía sau tầm thấy của cặp mắt thường, cái gì làm chậm trễ tuệ giác.

Thí dụ như "X" là nguyên nhân đầu tiên. Bây giờ, đã chấp nhận như thế, sự quả quyết ấy có đem ta đến gần mục tiêu giải thoát chút nào không? Chúng ta có nhờ đó mà đến gần cánh cửa đi vào trạng thái giải thoát không? Phật Giáo chủ trương rằng sự vật phát sanh, không phải do một nguyên nhân duy nhất (ekahetuka, độc nhân), hay không nguyên nhân (ahetuka, vô nhân): Mười hai yếu tố của pháp Tùy Thuộc Phát Sanh (Paticca-Samuppàda) và hai mươi bốn tương quan tạo điều kiện (paccaya, duyên) trong sách Patthàna - Nhân Quả Tương Quan - quyển thứ bảy của Tạng Luận, chứng minh rõ ràng rằng sự vật phát sanh do nhiều nguyên nhân (anekahetuka, đa nhân). Trong khi dạy rằng sự vật không phát sanh do một nhân duy nhất hay không nhân nào, Phật Giáo đã đi trước khoa học hiện đại cả hai mươi lăm thế kỷ.

Vũ trụ hoàn toàn nằm dưới sự chi phối của một định luật thiên nhiên. Ðó là định luật nhân quả, và định luật này không có khởi điểm, chúng ta không biết nó bắt đầu từ lúc nào. Mỗi quả đều trở thành nhân. Nhân sanh trở lại quả. Cứ như thế diễn tiến mãi mãi triền miên (ngày nào mà ái dục và vô minh còn cho phép nó tiếp diễn), Thí dụ như trái dừa là nguyên nhân chánh và gần nhất của một cây dừa và chính cây dừa này trở lại là nguyên nhân của nhiều trái dừa khác. Ông "X" có cha và mẹ, hai người, có bốn ông bà, nội và ngoại, có tám ông bà cố v.v... và như thế định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng trên mặt đại dương.

Quả thật không thể quan niệm được một khởi điểm. Không ai có thể đi ngược dòng thời gian, phăng trở lên đến điểm khởi nguyên của bất luận vật gì, dầu là khởi điểm của một hột cát đi nữa, nói chi đến nguyên nhân của loài người. Ði tìm khởi điểm của một quá khứ vô thủy quả thật là vô ích và vô nghĩa lý. Ðời sống không phải là một thực thể trường tồn, bất di bất dịch, mà là một sự trở thành không dứt, một sự trôi chảy luôn luôn tiếp diễn của những biến đổi sinh lý và tâm lý, một kết hợp của danh và sắc (nàma-rùpa).

"Không có lý do để giả định rằng thế gian có một khởi điểm. Ý niệm chủ trương sự vật phải có một khởi điểm thật sự phát sanh do trí tưởng tượng nghèo nàn. Như vậy, có lẽ tôi không cần mất chút thì giờ nào nữa để tìm biện luận về một nguyên nhân đầu tiên". -- (Bertrand Russell, "Why I am not a Christian", London 1958 trang 4)

Thay vì "Nguyên Nhân Ðầu Tiên", Ðức Phật đề cập đến sự phát sanh do điều kiện. Cái này phát sanh do cái kia tạo điều kiện. Toàn thể thế gian nằm dưới sự chi phối của định luật nhân quả hay, nói cách khác, hành động và hậu quả của hành động. Chúng ta không thể nghĩ đến một vật gì trong võ trụ mà tự nhiên khởi phát, không do cái gì khác làm nguyên nhân hay tạo điều kiện để hiện hữu.

Như Bá Tước Samuel viết:

"Không có cái chi tương tợ như sự rủi may. Mỗi diễn biến đều là hậu quả của những diễn biến khác xảy ra trước đó; mỗi việc xảy ra đều là hậu quả của nhiều nguyên nhân trong quá khứ phối hợp lại; và nhân nào tạo quả nấy. Luật nhân quả và luật tương đồng của vạn vật luôn luôn và ở nơi nào cũng chiếm ưu thế". -- (Belief and Action - Penguin Book, trang 16)

Phật Giáo dạy rằng tất cả các pháp hữu vi - tức các vật cấu tạo - đều khởi sanh, nhất thời tồn tại, và chấm dứt (uppàda, thiti, bhanga, sanh, trụ, diệt) tùy thuộc những điều kiện và những nguyên nhân. Hãy so sánh chơn lý này với lời nói thường được nhắc đến của Ðại Ðức A-La-Hán Assaji [3], một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Ðức Phật. Ngài đã đúc kết trọn vẹn giáo lý của Ðức Thế Tôn trong lời giải đáp cho câu hỏi của Upatissa, về sau là Ngài Xá Lợi Phất (Sarìputta),

Câu hỏi là : "Giáo lý của vị Tôn Sư ra sao? Vị Tôn Sư của Ngài tuyên ngôn như thế nào?"

Và đây là lời giải đáp:

"Ye dhammà hetuppabhavà tesam tathagato
Aha tesam ca yo nirodho evam vàdi mahàsamano".

"Về các pháp phát sanh do một nhân,
Nhân ấy, Như Lai đã chỉ rõ,
Và Như Lai cũng đã chỉ dạy phương pháp để chấm dứt.
- Ðó là giáo huấn của bậc Ðại Sa Môn". -- (Mahà Vagga)

Mặc dầu là vắn tắt, đó là những danh từ đã diễn đạt thuyết Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Phát Sanh do Ðiều Kiện, một cách rõ ràng, rành mạch, minh bạch, không thể lầm lẫn.

Kinh điển ghi nhận rằng trọn tuần lễ đầu tiên liền sau khi thành đạt đạo quả tối thượng Ðức Phật ngồi dưới cội bồ đề, tại Bồ Ðề Ðạo Tràng, để thọ hưởng hạnh phúc giải thoát. Khi bảy ngày đã trôi qua, Ngài xuất thiền và suy niệm về pháp Tùy Thuộc Phát Sanh trong canh đầu theo chiều khởi phát và vạn pháp, [4] như sau: "Khi có cái này, cái kia phát sanh. Với sự phát sanh của cái này, cái kia phát sanh. Tức là: Tùy thuộc nơi Vô Minh, có Hành. Tùy thuộc nơi Hành, có Thức v.v... Ðó là sự phát sanh của toàn thể khối đau khổ này".

Vào canh giữa của đêm ấy Ðức Phật suy niệm về pháp Tùy Thuộc Phát Sanh theo chiều chấm dứt của vạn pháp, [5] như sau: "Khi cái này không có, cái kia không phát sanh. Với sự chấm dứt của cái này, cái kia chấm dứt. Tức là: với sự chấm dứt rõ ràng của Vô Minh, Hành chấm dứt v.v... Như vậy chấm dứt toàn thể khối đau khổ này".

Cả hai yếu tố phát sanh và chấm dứt của pháp Tùy Thuộc Phát sanh đều có từ đầu đến cuối. Thí dụ, với sự phát sanh của Vô Minh, Hành phát sanh v.v... Với sự chấm dứt của Vô Minh Hành chấm dứt v.v...

Trong canh cuối cùng, Ðức Phật suy niệm về pháp Tùy Thuộc Phát Sanh theo cả hai chiều, phát sanh và chấm dứt, của vạn pháp, như sau: "Khi có cái này, cái kia phát sanh. Với sự phát sanh của cái này, cái kia phát sanh. Khi cái này không có, cái kia không phát sanh. Với sự chấm dứt của cái này, cái kia chấm dứt. Tức là: tùy thuộc nơi Vô Minh, Hành phát sanh v.v... Như vậy phát sanh toàn thể khối đau khổ này. Do sự chấm dứt rõ ràng của Vô Minh, Hành chấm dứt v.v... Như vậy, chấm dứt toàn thể khối đau khổ này" [6].

Ðến đây ta có thể tự hỏi: pháp Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Thập Nhị Nhân Duyên, quan trọng như vậy, tại sao Ðức Thế Tôn không đề cập đến trong khi Ngài Vận Chuyển Pháp Luân [7]. Trong bài Pháp Ðầu Tiên mà Ðức Phật thuyết giảng cho năm đạo sĩ tại Sarnath, Benares Ngài dạy về Tứ Diệu Ðế mà không nhắc đến Thập Nhị Nhân Duyên. Tại sao? Câu giải đáp: Những điểm chánh yếu được đề cập đến trong bài Pháp Ðầu Tiên là Tứ Diệu Ðế, hay bốn chơn lý: đau khổ, nguồn gốc của đau khổ, chấm dứt đau khổ, và con đường đưa đến chấm dứt đau khổ, tức Bát Chánh Ðạo. Quả thật không có danh từ nào nhắc đến pháp "Tùy Thuộc Phát Sanh". Tuy nhiên, những ai đã thấu đạt ý nghĩa triết lý và đạo lý của pháp Tùy Thuộc Phát Sanh chắc chắn sẽ hiểu rằng mười hai yếu tố của Thập Nhị Nhân Duyên - Paticca - Samuppàda - theo cả hai chiều, phát sanh và chấm dứt (anuloma và patiloma) đều đã được bao gồm trong Tứ Diệu Ðế.

Theo chiều phát sanh, pháp Tùy Thuộc Phát Sanh - Paticca-Samuppàda - biểu hiện tiến trình của sự trở thành (bhava, hữu) hay nói cách khác, sự xuất hiện hay phát sanh của đau khổ (dukkha, đế đầu tiên) và tiến trình của sự trở thành ấy được tạo điều kiện như thế nào để phát sanh (dukkha-samudaya, nguồn gốc của đau khổ, đế thứ nhì). Suy theo chiều chấm dứt, pháp Tùy Thuộc Phát Sanh đề cập một cách rất minh bạch và giản dị đến sự chấm dứt tiến trình của sự trở thành ấy (dukkha-nirodha, chấm dứt đau khổ, đế thứ ba) và sự chấm dứt những điều kiện bảo tồn tiến trình ấy, tức con đường tiêu trừ đau khổ (dukkha-nirodha gàminì pait padà, con đường chấm dứt đau khổ, đế thứ tư). Về điểm này, chính lời của Ðức Phật dạy được ghi trong bộ Tăng Nhứt A-Hàm (Anguttara Nikàya) là:

"Và cái gì, này chư Tỳ Khưu, là Chơn Lý Cao Thượng về sự phát sanh đau khổ?

"Tùy thuộc Vô Minh phát sanh Hành. Tùy thuộc Hành, Thức. Tùy thuộc Thức, Danh Sắc. Tùy thuộc Danh Sắc, Lục Căn. Tùy thuộc Lục Căn, Xúc. Tùy thuộc Xúc, Thọ. Tùy thuộc Thọ Ái. Tùy thuộc Ái, Thủ. Tùy thuộc Thủ, Hữu. Tùy thuộc Hữu, Sanh. Tùy thuộc Sanh, Lão, Tử, phiền não, ta thán, đau khổ, âu sầu và tuyệt vọng. Như vậy toàn thể khối đau khổ phát sanh.

"Ðiều ấy, này chư Tỳ Khưu, được gọi là Chơn Lý Cao Thượng về sự phát sanh đau khổ.

"Và cái gì, này chư Tỳ Khưu, là Chơn Lý Cao Thượng về sự chấm dứt đau khổ?

"Do sự chấm dứt trọn vẹn Vô Minh, Hành chấm dứt. Do sự chấm dứt Hành, Thức chấm dứt v.v... chấm dứt toàn thể khối đau khổ. Ðó, này chư Tỳ Khưu, được gọi là sự chấm dứt đau khổ". -- (Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A-Hàm, 1, 176.)

Xuyên qua những lời dạy trên chúng ta thấy rõ ràng rằng pháp Tùy Thuộc Phát Sanh - Paticca - Samuppàda cùng với mười hai yếu tố, là giáo huấn của chính Ðức Thế Tôn chớ không phải là một công trình được sáng tác về sau, như có người lầm tưởng. Trong khi chưa thấu hiểu đầy đủ ý nghĩa của pháp Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Thập Nhị Nhân Duyên, mà lao mình vào và chụp lấy những kết luận như vậy quả thật không hợp lý và lắm khi còn nguy hiểm.

Tùy Thuộc Phát Sanh hay giáo lý về sự phát sanh do điều kiện thường được giải thích bằng nhiều danh từ có tính cách thực hành. Nhưng đây không phải là một giáo lý thực tiễn suông mà ta có thể áp dụng vào đời sống thông thường hàng ngày, mặc dầu bề ngoài pháp này có vẻ là như vậy. Chỉ vì để được giản dị và vắn tắt nên lối giải thích thường phải được trình bày như vậy. Người đã quen thuộc với Tam Tạng Kinh (Tipitaka) sẽ hiểu rằng giáo huấn của pháp Tùy Thuộc Phát Sanh bao hàm những gì đưa đến nguyên tắc căn bản của minh giác (nana) và trí tuệ (pannà) trong thiện pháp (Saddhamma). Xuyên qua giáo lý "phát sanh do điều kiện" liên quan đến tất cả sự vật trên thế gian, tức ngũ uẩn, ta có thể nhận thấy phần tinh hoa trong cái nhìn của Ðức Phật vào đời sống.

Vậy, muốn thấu triệt chơn chánh lối giải thích thế gian của Ðức Thế Tôn, phải thấu đạt vững vàng và trọn vẹn giáo lý nồng cốt của Ngài mà Ðức Assaji đã tóm tắt trong câu "Ye dhamma..." được nhắc đến ở phần trên.

 

Giáo lý Tùy Thuộc Phát Sanh không phải là công trình của một oai lực Thần Linh, không phải cái gì được tạo nên. Dầu có Ðức Phật hay không, sự kiện, "cái này có, cái kia trở thành". Do sự phát sanh của cái này, cái kia phát sanh. Cái này không có, cái kia không trở thành. Do sự chấm dứt của cái này, cái kia chấm dứt..." vẫn hiện hữu. Sự Phát Sanh do Ðiều Kiện này tiếp diễn mãi mãi vô cùng tận, không bao giờ gián đoạn, và không bị một nguyên lý hay năng lực nào từ bên ngoài kiểm soát.

Ðức Phật khám phá chơn lý vĩnh cửu ấy, giải quyết mọi phức tạp của đời sống, và phá tan nỗi bí ẩn của kiếp nhơn sinh bằng cách thấu hiểu trọn vẹn và đầy đủ pháp Tùy Thuộc Phát Sanh cùng với mười hai yếu tố và truyền dạy đến những ai có đủ trí sáng suốt để muốn thấy Ánh Sáng. Ngài truyền dạy với bàn tay mở rộng ra, không giữ lại điều chánh yếu nào.

Imasmin sati idam hoti - imassupàdà idam uppa jjati,
Imasmin sati asati idam na hoti - Imassa nirdhà idam nirujjhati.

Ðây là câu trả lời của Ðức Phật cho Sakuludayi (Trung A-Hàm, Majjhima 11, 32).

Bây giờ ta hãy tuần tự đề cập đến mỗi yếu tố của pháp Tùy Thuộc Phát Sanh hay Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppàda).

--
 http://www.viet.net/anson/uni/u-ngan/12nhanduyen.htm
2)
Vòng tròn trong cùng là Tham, Sân Si, tượng trưng bằng hình con Gà (Tham); Con Rắn (Sân), Con Lợn (Si). Ba con cắn đuôi nhau. Tham Sân si chính là Vọng Tâm.
Vòng tròn giữa có hình Lục đạo: Thiên (Tiên). Atula (Thần). Nhân (Người). Địa Ngục. Ngạ quỉ (Ma đói). Súc sinh. Súc vật.
Vòng ngoài cùng là vòng Thập Nhị Nhân Duyên: Có 12 hình vẽ: 1. Bà lão mù (Vô Minh). 2. Hình thợ gốm (Hành). 3. Hình con khỉ (Thức). 4. Hình chiếc thuyền (Danh Sắc). 5. Hình cái nhà (Lục Nhập). 6. Hình trai gái ngồi với nhau (Xúc). 7. Hình một người bị tên (Thụ). 8. Hình người đang uống rượu (Ái). 9. Hình người hái quả (Thủ). 10. Hình trai gái yêu nhau (Hữu). 11. Hình người đang sinh con (Sinh). 12. Hình bà lão chống gậy hay hình hai người khiêng cái xác (Lão Tử).
Ngoài cùng có hình Ma Vương (Mara. Tử Thần).
Ngụ ý toàn hình: ôm ấp Vọng tâm, coi đó là Mình; Ngu muội ám tâm, luyến trần, luyến cảnh đó chính là duyên do đưa con người vào cảnh sinh tử, luân hồi.

  http://nhantu.net/TonGiao/PhatHocChiNam/PHCN02.htm

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

THAM DUC VA RI CHAY/ TANG CHI, CHUONG 3 PHAP, 105 NGOI NHA GOC NHON








105.- Nóc Nhọn (1)

Rồi gia chủ Anathapindika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; Thế Tôn nói với gia chủ Anathapindika đang ngồi xuống một bên:

- Này gia chủ, khi tâm không phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không phòng hộ, khẩu nghiệp cũng không phòng hộ, ý nghiệp cũng không phòng hộ. Với ai thân nghiệp không phòng hộ, khẩu nghiệp không phòng hộ, ý nghiệp không phòng hộ, thời thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp bị hủ bại. Với ai thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp bị hủ bại, sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.

Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn vụng lợp, thời nóc nhọn không được phòng hộ, rui kèo không được phòng hộ, vách tường không được phòng hộ; nóc nhọn bị đầy ứ, rỉ nước, các rui kèo bị đầy ứ rỉ nước, các vách tường bị đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn bị hủ bại, rui kèo bị hủ bại, vách tường bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm không được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không được phòng hộ, khẩu nghiệp ... ý nghiệp ... sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.

Này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp ... ý nghiệp cũng được phòng hộ. Với ai thân nghiệp được phòng hộ, khẩu nghiệp được phòng hộ, ý nghiệp được phòng hộ, thời thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại. Với ai thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện ...

Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn khéo lợp, thời nóc nhọn được phòng hộ, rui kèo được phòng hộ, vách tường được phòng hộ; nóc nhọn không đầy ứ, rỉ nước, các rui kèo không đầy ứ, rỉ nước, các vách tường không đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn không bị hủ bại, rui kèo không bị hủ bại, vách tường không bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện.
==
http://www.viet.net/anson/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-1116.htm

CHU AC MAC TAC / KE 183 KINH PHAP CU



183. Không làm mọi điều ác.
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy
.


183. Every evil never doing
and in wholesomeness increasing
and one's heart well-purifying:
this is the Buddhas' Teaching
.



--
http://www.vinhnghiemvn.com/giaoduc/72D41A.aspx

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

12 NHAN DUYEN/ AI


GIOI THIEU:


Lý duyên sinh, mà Ái là một trong 12 giai đoạn quan trọng. Mời các bạn cùng tìm hiểu tài liệu này: (1)
VIII. ÁI (Tanhà)
Vedanà paccayà tanhà (skt. trsnà), tùy thuộc nơi Thọ phát sanh Ái. Ái, bắt nguồn, khởi nguyên, và phát sanh từ Thọ. Ái (Tanhà) bao gồm tất cả những hình thức thèm khát, tham ái, khát vọng, ước mong, dục vọng, ham muốn, nóng lòng, bám bíu, luyến ái, thiên về. Ðó là một ít, trong rất nhiều ý nghĩa của danh từ tanhà mà, theo lời của Ðức Phật, là nguyên nhân đưa đến Hữu (bhavanetti, sự trở thành, sự biến đổi). Hữu biểu hiện dưới hình thức dukkha, đau khổ, băn khoăn, và đó là loại Thọ mà chính ta đang chứng nghiệm. Kẻ thù của toàn thể thế gian là Ái (Tanhà). Xuyên qua Ái tất cả phiền não đến với chúng sanh. Nhơn loại bị vướng víu trong cảnh bấn loạn rối reng. Do sự thấu hiểu rõ ràng và minh bạch bản chất của Ái, nguồn gốc của Ái, sự chấm dứt Ái, và con đường chơn chánh đưa đến sự chấm dứt Ái, ta tự tháo mở, tự gỡ rối, và làm cho hoàn cảnh trở nên quang đãng.
Vậy, Ái là gì? Chính Ái làm cho chúng sanh "trở thành trở lại", "sanh trở lại", nay đây mai đó, cùng với khát vọng đi tìm dục lạc, mãi mãi chạy theo những thú vui mới.
Có ba loại Ái (Tanhà) là kàma-tanhà, Ái duyên theo nhục dục ngũ trần, bhava-tanhà, Ái duyên theo sự sinh tồn, và vibhava-tanhà, Ái duyên theo sự tuyệt diệt. [12]
"Ái bắt nguồn từ đâu, và phát sanh ở đâu? Nơi nào có thỏa thích và dục lạc, nơi đó có Ái bắt nguồn và phát sanh. Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, có thỏa thích và dục lạc. Vậy, Ái bắt nguồn từ đó và phát sanh ở đó". [13]
Khi Ái bị chướng ngại thì trở thành phẫn nộ và bất toại nguyện.
"Ái dục sanh sầu muộn. Ái dục sanh lo sợ. Người đã trọn vẹn dập tắt ái dục không còn sầu muộn, càng ít lo sợ". [14]
Con người luôn luôn bị thích thú và dục lạc thu hút. Trong khi mưu tìm thích thú và dục lạc, con người không ngừng chạy theo, và cố bám lấy những đối tượng tương ứng của Lục Căn, tức Lục Trần. Nhưng ít khi con người nhận thức rằng không có số lượng sắc, thinh, hương, hay vị, xúc, pháp, nào có thể hoàn toàn thỏa mãn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Trong khi mãnh liệt khát khao được có quyền sở hữu, hay được thỏa mãn tham vọng, con người càng tự ràng buộc mình vào bánh xe luân hồi, càng bị giày vò xô xát và khổ sở quằn quại, vướng mắc trong những cây căm của vòng bánh xe. Và chính con người đã khóa chặt cánh cửa đưa vào trạng thái giải thoát cuối cùng. Ðức Phật rất thiết tha trong việc chận đứng cuộc chạy đua điên rồ để rượt bắt dục lạc này. Ngài khuyên dạy:

"Dục lạc là trói buộc, là thỏa thích trong chốc lát
Mà không mùi vị, và dẫn đến đau khổ.
Bậc trí giả nhận thức rằng
Ðó là miếng mồi đã được móc vào lưỡi câu".
-- (Sutta Nipàta, câu 61)
Tất cả khoái lạc t rần tục đều tạm bợ, nhứt thời. Giống như những viên thuốc độc bọc đường, nó chỉ làm cho ta thất vọng, chỉ lừa phỉnh ngầm hại ta.
Như đã được ghi nhận ở phần trên, khi Ái duyên theo nhục dục ngũ trần thì gọi là "ái dục", khi Ái có liên quan đến sự tin tưởng vào tánh cách trường tồn vĩnh cửu của kiếp sinh tồn thì được gọi là "ái duyên theo kiếp sinh tồn vĩnh cửu", đó là sassata ditthi, thuyết vĩnh cửu (thường kiến). Khi Ái có liên quan đến sự tin tưởng vào tánh cách tuyệt diệt của kiếp sinh tồn, sau kiếp này, tức là tin rằng sau kiếp sống này không có gì còn tồn tại, sau khi chết thì tất cả đều trở nên hư vô, thì được gọi là "ái duyên theo sự tuyệt diệt", hay uccheda-ditthi, thuyết tuyệt diệt (đoạn kiến).
Không phải chỉ có Thọ lạc, hay cảm giác vui và sung sướng, mới tạo điều kiện cho Ái phát sanh. Ái cũng phát sanh tùy thuộc nơi Thọ khổ, tức buồn và đau đớn. Trong cơn phiền não hay đau đớn con người thèm khát được thoát ra khỏi cảnh bất hạnh ấy và mong mỏi, nóng lòng, ước muốn, được hạnh phúc an vui. Tóm tắt, người nghèo nàn thiếu thốn, người bịnh hoạn, ươn yếu, tật nguyền - những người đau khổ - khao khát (tức Ái) được vui vẻ, an toàn. Còn người giàu có, khỏe mạnh, và đã có nếm mùi hạnh phúc, người đã phần nào lướt qua khỏi đau khổ và thất vọng, cũng nuôi dưỡng ái dục. Hạng người sau này vẫn khao khát được có thêm thích thú, và có thêm nữa. Như vậy, ái dục không khi nào được thỏa mãn hoàn toàn. Cũng như đàn bò thả ăn ngoài đồng, luôn luôn đi tìm đám cỏ mới, con người luôn luôn chạy theo những thích thú tạm bợ mới và luôn luôn châm dầu vào để nuôi dưỡng và bảo trì ngọn lửa của kiếp sinh tồn. Lòng tham của con người quả thật không có trật tự, không bao giờ biết là đủ.
Tất cả đều bị thiêu đốt. Tất cả đều nằm trên ngọn lửa. Và cái "tất cả" ấy là gì mà nằm trên ngọn lửa và đang bị thiêu đốt? Ngũ quan và ngũ trần đang bị thiêu đốt. Tâm và tư tưởng, ý và pháp, đang bị thiêu đốt. Ngũ uẩn có đặc tánh cố bám và bảo thủ (panca upàdànakkhandhà) đang bị thiêu đốt. Và "tất cả" đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa nào? Bởi lửa tham ái, lửa sân hận, và lửa si mê.
Ngày nào còn nhiên liệu thì lửa còn cháy. Càng châm nhiều nhiên liệu thì lửa càng cháy mạnh. Ngọn lửa của đời sống cũng dường thế ấy. Ái dục là một ngọn lửa không bao giờ biết thỏa mãn. Không bao giờ có ngọn lửa nào biết tri túc. Mặc dầu cháy to đến đâu, nếu ta châm thêm nhiên liệu thì nó càng cháy to thêm nữa, không bao giờ biết là đủ, không bao giờ tự mình biết ngừng, khi còn nhiên liệu. Ðó là bản chất của ô nhiễm ái dục. Ðứng về phương diện cảnh giới, ái dục theo liền với ta mãi đến cảnh giới cao nhất của kiếp sinh tồn (trong tam giới). Còn về luồng tâm thì nó đeo dính theo ta đễn ngưỡng cửa của các bậc Thánh Nhơn, chí đến tâm chuyển tánh (gotrabhu citta), tức loại tâm chuyển tiếp từ phàm đến thánh. Nơi nào không có Ái (Tanhà) tức nhiên cũng không có "ái dục duyên theo ngũ trần" và nơi nào không còn Ái nơi ấy tất cả phiền não cũng lụn tàn, không khác nào ngọn lửa đã cạn nhiên liệu.
Ta chỉ nhận thức tánh cách tai hại của loại dây leo ái dục đượm nhuần chất độc này khi đau khổ đến với ta. Trước đó ta không biết. Và loại dây này đeo dính và quấn tròn quanh tất cả những ai chưa phải là A La Hán, tức là bậc hoàn toàn trong sạch, đã diệt tận gốc rễ mọi mầm móng si mê. Ái dục càng mạnh, đau khổ càng sâu đậm. Khao khát bao nhiêu, phiền não bấy nhiêu. Sầu muộn là moín nợ mà nhất định ta phải trả khi đã nuôi dưỡng ái dục. Vậy, hãy nhận thức ngay từ bây giờ rằng ái dục là kẻ thù độc hại nhứt của chúng ta ở đây, trong vòng luân hồi, và chính nó đã lôi cuốn ta vào những kiếp sinh tồn liên tục lập đi lập lại, chính nó đã "xây dựng cái nhà cho ta".
Khi Ðức Phật đắc quả Vô Thượng, Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ngài thốt lên những lời hoan hỉ sau đây:

"Xuyên qua nhiều kiếp sống, Như Lai thênh thang đi trong vòng luân hồi để tìm, nhưng không gặp, người thợ cất nhà này. Phiền muộn thay, đời sống triền miên tiếp diễn.
Này hỡi người thợ làm nhà! Ngươi đã bị bắt gặp. Ngươi không con cất nàh nữa. Tất cả rui mè của ngươi đã gãy. Cây đòn dông của ngươi cũng bị phá tan.
Tâm của Như Lai đã thành đạt trng thái vô vi (Niết Bàn).
Mọi hình thức ái dục đã hoàn toàn chấm dứt".
-- Kinh Pháp Cú, câu 153, 154.

_ _
(1) http://www.viet.net/anson/uni/u-ngan/12nhanduyen.htm

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

KINH HE LUY, KINH 48 TANG CHI BO KINH, CHUONG 7 PHAP


1. GIOI THIEU

MOT BAI KINH RAT HAY TRONG TANG CHI BO KINH. XIN GIOI THIEU DEN BAN DOC:


(VIII) (48) Hệ Lụy
1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy pháp môn về hệ lụy, và ly hệ lụy, hãy lắng nghe... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn về hệ lụy và ly hệ lụy?
2. Một nữ nhân, này các Tỷ-kheo, tác ý nội nữ căn, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức, thời nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên tác ý đến nam căn ở ngoài, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên nữ nhân ấy ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ nên nữ nhân ấy ước muốn lạc hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do thích thú trong nữ tánh của mình, các loài hữu tình đi đến hệ lụy với những người đàn ông. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nữ nhân không có thoát được nữ tánh của mình.
3. Một nam nhân, này các Tỷ-kheo, tác ý nội nam căn, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức, thời nam nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên tác ý đến nữ căn ở ngoài, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức mà nam nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên nam nhân ấy ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc hỷ nên nam nhân ấy ước muốn lạc hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do thích thú trong nam tánh của mình, các loài hữu tình đi đến hệ lụy với những người đàn bà. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nam nhân không thoát khỏi nam tánh của mình.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hệ lụy. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là không hệ lụy?
4. Một nữ nhân, này các Tỷ-kheo, không tác ý nội nữ căn, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức thời nữ nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên không tác ý đến nam căn ở ngoài, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nữ nhân ấy không muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ, nữ nhân ấy không ước muốn lạc, hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do không thích thú trong nữ tánh của mình, các loài hữu tình không đi đến hệ lụy với những người đàn ông. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nữ nhân thoát được nữ tánh của mình.
5. Một nam nhân, này các Tỷ-kheo, không tác ý đến nội nam căn, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức thời nam nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên không tác ý đến nữ căn ở ngoài, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức mà nam nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên nam nhân ấy không ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ, nam nhân ấy không ước muốn lạc, hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do không thích thú trong nam tánh của mình, các loài hữu tình không đi đến hệ lụy với những nữ nhân. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nam nhân thoát được nam tánh của mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không hệ lụy.
Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn hệ lụy và ly hệ lụy.


--
www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi07-0406.htm