Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

8 PHAT LUC





MỤC LỤC
LỜI NÓI ÐẦU
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ NHẤT - ÐỨC BỒ TÁT TOÀN THẮNG ÁC MA THIÊN
Sứ Mạng Ðức Bồ Tát Giáng Sanh
Ðức Bồ Tát Xuất gia
Ác Ma Thiên Cản Trở Ðức Bồ Tát Xuất Gia
Ðức Bồ Tát Thọ Giáo Pháp Hành Thiền Ðịnh
Ðức Bồ Tát Hành Khổ Hạnh
Ác Ma Thiên Khuyên Ðức Bồ Tát
Ác Ma Thiên Tranh Giành Ngôi Bồ Ðoàn
Cuộc Chiến Của Ác Ma Thiên
Vũ Khí Cuối Cùng
Cuộc Ðấu Trí Cuối Cùng
Ðức Bồ Tát Toàn Thắng Ác Ma Thiên
Ðức Bồ Tát Chứng Ðắc Tam Minh
Giải Thích Từ Ngữ
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ NHÌ - ÐỨC PHẬT CẢM THẮNG DẠ XOA ÀLAVAKA
Nộp Người Cho Dạ Xoa
Ðức Phật Cảm Thắng Dạ Xoa Àlavaka
Dạ Xoa ÀLavaka Dùng Phép Mầu
Vũ Khí Dussàvudha
Tám Câu Hỏi
Nộp Thái Tử Àlavakakumàra
Giải thích từ ngữ
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ BA - ÐỨC PHẬT CẢM THẮNG VOI NÀLÀGIRI
Lần Ðầu Tiên Tỳ Khưu Devadatta Oan Trái Với Ðức Phật
Tỳ Khưu Devadatta Âm Mưu Giết Ðức Phật
Thi Hành Lệnh Của Tỳ Khưu Devadatta
Tỳ Khưu Devadatta Cố Giết Ðức Phật
Cảm Thắng Voi Nàlàgiri
Giải thích từ ngữ
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ TƯ - ÐỨC PHẬT CẢM HÓA ANGULIMÀLA
Ðức Phật Cảm Hóa Angulimàla
Ðức Vua Pasenadi Ca Tụng Ðức Phật
Ðại Ðức Angulimàla Chứng Ðắc Thánh Quả Arahán
Ðại Ðức Angulimàla Cảm Ứng Tự Thuyết
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ NĂM - ÐỨC PHẬT THẮNG NÀNG CINCÀMÀNAVIKÀ
Ðức Phật Thắng Nàng Cincàmànavikà
Câu Chuyện Tiền Kiếp
Ðức Bồ Tát Xuất Gia Làm Ðạo Sĩ
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ SÁU - ÐỨC PHẬT CẢM THẮNG BÀ LA MÔN SACCAKA
Saccaka Gặp Ðại Ðức Assaji
Saccaka Luận Chiến Với Ðức Phật
Saccaka Tự Thú
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ BẢY - ÐỨC PHẬT CHO PHÉP ÐẠI ÐỨC MAHÀMOGGALLÀNA THU PHỤC RỒNG CHÚA NANDOPANANDA
SỰ TÍCH PHẬT LỰC THỨ TÁM - ÐỨC PHẬT CẢM THẮNG PHẠM THIÊN BAKA
Ðức Phật Nhắc Lại Tiền Kiếp Của Phạm Thiên Baka
PHẦN PHỤ LỤC - QUẢ CỦA NGHIỆP
Nguyên Nhân Ðầu Tiên Tỳ Khưu Devadatta Kết Oan Trái Với Ðức Phật
Nguyên Nhân Từ Bất Thiện Nghiệp Quá Khứ Nào Khiến Tỳ Khưu Devadatta Lăn Ðá Làm Bầm Chân Của Ðức Phật?
Nguyên Nhân Từ Bất Thiện Nghiệp Quá Khứ Nào Khiến Nàng Cincàmànavikà Vu Khống Ðức Phật?
Nguyên Nhân Từ Bất Thiện Nghiệp Quá Khứ Nào, Mãnh Ðá Vỡ Văng Ðụng Ðầu Ngón Chân Của Ðức Phật?
Nguyên Nhân Từ Bất Thiện Nghiệp Quá Khứ Nào, Khiến Cho Thái Y Jivaka Dùng Dao Mổ Chỗ Máu Bầm Ở Bàn Chân Của Ðức Phật?
Nguyên Nhân Từ Bất Thiện Nghiệp Quá Khứ Nào, Khiến Voi Nàlàgiri Ðịnh Xông Ðến Chà Ðức Phật
JAYAMAN GALAGÀTHÀ (Bài Kệ Hạnh Phúc Thù Thắng )

AM DUONG 2










Sau đây là một số đối ứng căn bản để phân định Âm, Dương trong việc lựa chọn thực phẩm :



DƯƠNG
Màu đỏ, vàng
Vị đắng, mặn
Khô, cứng
Nhỏ, cô đọng
Dưới lòng đất
Mọc hướng xuống
Sinh sản ở vùng khí hậu mát, lạnh
ÂM
Màu xanh
Vị chua, ngọt
Mọng nước và mềm
Lớn, giãn nở
Trên mặt đất
Mọc hướng lên
Sinh ra ở vùng khí hậu nóng, ấm


http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh007.htm

AM DUONG



























































































CHỮA BỆNH, DƯỠNG SINH BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG PHÙ HỢP VỚI TỰ NHIÊN

Lương Y VÕ HÀ

Trong năm mươi năm qua số bệnh nhân nhiểm bệnh và tử vong vì ung thư đã không ngừng gia tăng. Hiện nay theo báo cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới, mỗi năm có thêm khoảng 10 triệu người mới phát bệnh ung thư và khoảng 6 triệu người chết do ung thư. Tại Việt nam, hàng năm có khoảng 100 đến 150 ngàn người mới mắc bệnh ung thư và khoảng 70 ngàn người chết vì ung thư. Trong khi những tiến bộ khoa học có vẽ như bất lực trong việc chận đứng ung thư thì thỉnh thoảng người ta vẫn ghi nhận được thông tin những bệnh nhân ung thư khỏi bệnh hoàn toàn nhờ những liệu pháp cổ truyền. Phải chăng đây chỉ là cá biệt? Bài viết sau đây sẽ giải thích về những nguyên lý và giá trị thực tiển của Macrobiotics, một phương pháp chữa bệnh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên cùng với những so sánh, đối chiếu với một số nghiên cứu khoa học và một số tập quán ăn uống có giá trị dưỡng sinh cao.


Vào tháng 08-1982 ở nước Mỹ có một trường hợp bệnh ung thư di căn được chữa khỏi hoàn toàn đã được nhiều tờ báo lớn lúc bấy giờ như Life, Paris Match đăng tải gây được sự chú ý của nhiều người. Bác sĩ Anthonny Sattilaro là giám đốc một bệnh viện lớn ở Philadelphia. Ông đã bị ung thư di căn đến nhiều bộ phận trên cơ thể, đã trải qua 3 lần giải phẩu. Ông đã hoàn toàn tuyệt vọng. Sau đó ông đã được giới thiệu phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống đặc biệt theo Giáo Sư Oshawa dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS bác sĩ Kichio Kushi. Bảy tháng sau, tất cả các xét nghiệm cần thiết được thực hiện đã chứng tỏ ông hoàn toàn khỏi bệnh*. Chữa bệnh ung thư không dùng thuốc như trường hợp BS Anthony Sattilaro không phải là duy nhất. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Sabine de la Brosse của báo Paris Match, bác sĩ Kushi cho biết:
- Hàng năm tôi tiếp nhận khoản 3000 bệnh nhân. Phân nữa trong số đó là bệnh ung thư. Có đến 40% bệnh nhân ung thư đã đến thời kỳ chót. Khi không còn chút hy vọng sống sót họ mới tìm đến tôi. Tôi có thể nói phân nữa số bệnh nhân “chờ chết” ấy hiện nay đã bình phục hẳn. Họ đã mạnh khoẻ và đã trở lại cuộc sống bình thường.
Phóng viên : Vậy còn số phân nữa kia thì sao?
BS Kushi : Số người ấy không theo đúng phương pháp mà tôi chỉ dẫn cho họ. Họ ăn uống sai, không kiêng kỵđược. Họ ăn uống trái phép rồi tiếp tục tồn trữ chất độc trong cơ thể.

BS Kushi đặc biệt nhấn manh : Phải nhìn nhân rằng sự hợp tác của những người xung quanh nhất là những người trong gia đình là điều rất cần thiết. Nếu người chồng bị bênh và người vợ nấu ăn thì người vợ phải nâng đỡ tinh thần người chồng bằng cách ăn cùng một chế độ với chồng theo phương pháp Macrobiotics.
Macrobiotics và lối sống thuận theo quy luật vũ trụ.
Vào năm 1907 khi làn sóng Âu hoá bắt đầu tràn vào nước Nhật, ông Sagen Ishizuka một bác sĩ thuộc quân đội Nhật Hoàng đã vận động nhiều nghị sĩ, học giã, thương gia trong nước để thành lập hiệp hội SHOKU-YO-KAIL nhằm khơi dậy phong trào phát huy truyền thống Á Đông và những giá trị cỗ truyền. Hiệp hội đặc biệt khuyến khích việc ăn uống và chữa bệnh phù hợp với quy luật vũ trụ theo nguyên lý âm dương thông qua chế độ ăn ngủ cốc và rau quả toàn phần, ít uống sữa, hạn chế ăn thịt. Hơn 20 năm sau chức vụ hội trưởng của hiệp hội được chuyển giao cho ông GEORGES OSHAWA. GS Oshawa (1893-1966) là một người đã từng bị lao phổi và ung thư dạ dày. Ông đã tự chữa khỏi bệnh cho mình bằng chế độ ăn uống nói trên. GS Oshawa là người đã từng viết hàng trăm đầu sách và đi rất nhiều nơi trên thế giới để diễn giải và quảng bá về triết lý Á Đông và phương pháp ăn uống để chữa bệnh. Vào năm 1960 trong một quyển sách được viết bằng Anh ngữ**, lần đầu tiên ông chính thức dùng từ Macrobiotics để đặt tên cho phương pháp với hàm ý một quan niệm vĩ đại (Macro) về cuộc sống (bio). Theo ông Macrobiotics không chỉ là một phương pháp chữa bệnh mà còn là một triết lý sống. Cách ăn uống nầy không chỉ tạo nên những con người khoẻ mạnh mà còn xây dựng nên một thế giới hoà bình và hoà hợp. Thức ăn không chỉ nuôi sống thể xác mà qua sự lựa chọn những loại thực phẩm có năng lượng Âm hoặc Dương thích hợp có thể phát triển tinh thần và cải thiện hành vi và tâm lý con người. Ngày nay những trung tâm nghiên cứu và truyền bá Macrobiotics đã được thành lập ở nhiều nước trên thế giới. Ở phương Tây đã có những cửa hàng Whole Food Market chuyên bán thực phẩm dưỡng sinh và chống ung thư. Thuật ngữ Macrobiotics đã trở thành một từ phổ thông được đưa vào nhiều từ điển với ý nghĩa là một phương pháp dưỡng sinh và chữa bệnh bằng cáchăn uống ngủ cốc và rau quả toàn phần không có sự hổ trợ của hoá chất.


Theo quan điểm "Thiên Nhân hợp nhất" của triết học phương Đông, con người và vũ trụ là một thể thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ tồn tại và khoẻ mạnh trong điều kiện tương thích với hoàn cảnh chung quanh. Bệnh tật xảy ra chỉ là dấu hiệu cho thấy đã có một sự lệch lạc trong cách sống, sinh hoạt và ăn uống không phù hợp với tự nhiên. Chữa bệnh là thực hiện những biện pháp nhằm tái lập lại sự cân bằng và hài hoà giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể cũng như giữa con người và hoàn cảnh bên ngoài. Khi sự cân bằng đãđược thiết lập và sự hài hoà đã được thực hiện, cơ thể tự có sức đề kháng thích hợp với những yếu tố gây bệnh. Căn cứ vào nguyên lý nầy và qua quan sát cách ăn uống của những người nguyên thuỷ, Macrobiotics dựa trên những nguyên tắc sau:


Tính thống nhất trong chế độ ăn nầy hàm nghĩa toàn thể, toàn phần, không tách rời ý muốn nói đến khuynh hướng lựa chọn thực phẩm với đầy đủ thành phần vốn có của nó. Một hạt gạo, một cây rau, một củ hoặc một quả cũng giống như một con người. Tất cả đều là những tiểu vũ trụ có đầy đủ tính Âm và Dương cân bằng và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bình thường của nó. Giống như cơ thể con người không thể hoạt động bình thường nếu thiếu một bộ phận nào đó. Thực phẩm ăn vào để nuôi sống cơ thể cũng cần tính toàn phần nầy mới đáp ứng được yêu cầu giữ gìn sức khoẻ và sự hài hoà nơi con người. Do đó Macrobiotics khuyên chúng ta nên ăn nguyên hạt ngủ cốc thay vì xay giả quá trắng . Rau quả cũng sẽ hữu ích cho sức khoẻ nếu có thể ăn cả phần vỏ (lê, táo, ổi…) hoặc ăn cả vừa củ vừa lá (củ cải, cà rốt…). Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn nầy là việc ăn ngủ cốc toàn phần (chỉ lột bỏ phần vỏ cứng bên ngoài) còn gọi là ngủ cốc thô thay cho thói quen ăn gạo trắng, bánh mì trắng, bún, phở, mì gói, các loại bánh kẹo, những loại đồ hộp… Những thức ăn công nghiệp nầy không những tiềm tàng những hoá chất độc hại mà còn bị tước hết phần mài  lớp vỏ ngoài của ngủ cốc. Phần vỏ ngoài của ngủ cốc bao gồm rất nhiều sinh tố, khoáng chất và những acit amin cần thiết cho cơ thể. Từ lâu người ta đã biết chính những chất xơ trong phần vỏ ngoài có giá trị rất lớn trong việc phòng ngừa các bệnh tiêu hoá, tim mạch Gần đây những nghiên cứu mới nhất ở Đại học Y khoa Baylor và Bênh viện Nhi khoa Houston còn cho biết chất xơ làm gia tăng sự tích luỷ calcium trong cơ thể nên có tác dụng phòng ngừa chứng loãng xương.Đối với bệnh ung thư, chất xơ cũng có những giá trị đặc biệt. Cách ăn thực phẩm toàn phần nầy đã tận dụng được toàn bộ chất xơ vốn chỉ tập hợp nhiều ở phần vỏ ngoài cũng như chỉ có ở thực phẩm thô (không tinh chế) ở hạt cũng như ở rau quả. Chất xơ không bị hoà tan, không bị hấp thu, góp phần tạo ra chất bả. Những chất bả khiđạt đến một định lượng nhất định sẽ kích thích thành ruột sinh ra nhu động ruột. Ngoài việc thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già, chống táo bón, làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột, chất xơ còn có thể kết dính những chất độc hại nầy để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó chất xơ trong thực phẩm toàn phần góp phần quan trọng trong việc phòng, chống ung thư.


Những loại thức ăn tốt cho sức khoẻ phải là những thức ăn được nuôi trồng hoặc chế biến theo phương pháp tự nhiên, không lai tạo, không bón phân hoá học và thuốc trừ sâu, không pha chế với những hoá chất bổ dưỡng hoặc bảo dưỡng. Về điều này nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đã cho biết bên cạnh những tác nhân về ô nhiểm môi trường, về bức xạ, về thần kinh thì những chất độc từ những thức ăn bị nhiểm độc trong quá trình trồng trọt hoặc chế biến đóng vai trò quan trọng gây ra bệnh ung thư. Mặt khác những nghiên cứu vềăn chay cho rằng những người nguyên thuỷ sinh ra tự nhiên đã là những người ăn ngủ cốc và rau quả hái lượm được trong quá trình du mục. Chỉ sau khi biết dùng lửa con người mới bắt đầu ăn thịt. Hơn nữa khi so sánh cấu tạo bộ răng và dạ dày giữa con người, những động vật ăn thịt và những động vật ăn cỏ, người ta thấy loài người thích hợp với ăn chay nhiều hơn. Trên thực tế người Esquimo sống phần lớn bằng thịt và mở có tuổi thọ rất ngắn, trung bình chỉ 27,5 năm. Một bộ lạc người Kirgese sống du mục ở miền Đông nước Nga với thức ăn chủ yếu bằng thịt có tuổi thọ cũng không quá 40 năm. Thống kê của tổ chức Y Tế Thế Giới cũng cho thấy các dân tộc ăn nhiều thịt nhất có tỉ lệ mắc bệnh tim và ung thư cao nhất. Ngược lại những nhóm người ăn chay có tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất. Do đó Macrobiotics khuyên nên hạn chế ăn thịt. Nếu ăn thịt chỉ nên ăn cá hoặc những loại thịt trắng, thịt động vật có lông vũ như gà, bồ câu … Ăn cá sẽ không bị tích luỹ những chất độc hại nhiều như ăn thịt. Cá lại giàu acit béo bảo hoà Omega 3 hữu ích cho hoạt động của hệ tim mạch. Đối với những tính năng chống ung thư, những nghiên cứu mới đây ở trường Đại học London ở nước Anh đã cho thấy chế độ ăn nhiều các loại đậu và ngủ cốc có giá trị phòng và chống ung thư do những thức ăn nầy chứa nhiều hợp chất Inositol Pentakisphosphate có tính năng ức chế được enzyme phosphoinositide 3 – kinase vốn thúc đẩy sự phát triển các khối u ung thư.

Một ý nghĩa khác của việc phù hợp với tự nhiên là sự hài hoà giữa thực phẩm, hoàn cảnh và con người.Một thực phẩm tốt cho sức khoẻ là thực phẩm có sẳn từ môi trường chúng ta đang sống. Do đó nên hạn chế ăn những vật thực được nuôi trồng hoặc mang lại từ xa đến. Tương tự như việc những con cá nước mặn khó sinh tồn ở vùng nước ngọt, những cây cỏ xứ lạnh khó phát triễn ở vùng nhiệt đới, cơ thể con người chỉ thích nghi tốt với những thực phẩm có cùng điều kiện đất đai khí hậu.

Phù hợp với tự nhiên còn có những ý nghĩa khác. Đó là chỉ nên ăn khi đói, uống khi khát. Ăn chậm, nhai kỷ. Hãyăn hoặc uống bằng cả tinh thần và ý thức. Hãy đặt tâm trí của mình vào bửa ăn. Hãy thưởng thức nó. Nói theo ngôn ngữ Thiền đạo, ăn cơm, uống trà đều có thể là những quá trình hành Thiền. Trong thời đại ngày nay, khi nhịp sống quá nhanh và cuộc sống có quá nhiều điều phải lo toan, không ít người đã và đang ăn mà không phải là ăn. Ngồi vào bàn ăn mà tâm lý vẫn căng thẳng vì những áp lực của công việc. Miệng ăn mà mắt vẫn dõi theo những dữ kiện trên màn hình vi tính. Ăn vội ăn vàng để còn kịp giờ đến dự một buổi họp… Những cách ăn uống phi tự nhiên như vậy sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá, rối loạn nội tiết, tích luỷ những chất độc và dẫn đến bệnh tật. Ngược lại khi thưởng thức thức ăn chúng ta sẽ biết rõ là mình đang ăn, đang thực sự tham gia và cảm nhận quá trình ăn uống bằng tất cả các giác quan. Ăn như vậy sẽ huy động được khả năng hợp nhất của cơ thể, sự hài hoà của tất cả các cơ quan và các tuyến nội tiết trong việc hấp thu & chuyển hoá, tận dụng được tối đa những năng lượng do thức ăn mang lại cũng như đào thải được những cặn bả không cần thiết.

Cân bằng Âm Dương.
Triết lý Á Đông quan niệm mọi sự vật, mọi hiện tượng luôn có hai mặt mâu thuẩn và thống nhất, hổ trợ và chế ước nhau để tồn tại. Đó là hai mặt, hai thuộc tính căn bản Âm và Dương của mọi vật chất. Một thực phẩm của vậy. Thực phẩm có thuộc tính Dương hay năng lượng Dương nhiều hơn thì được gọi là thực phẩm Dương. Thực phẩm có thuộc tính Âm hay năng lượng Âm trội hơn được gọi là thực phẩm Âm. Bệnh tật là sự chênh lệch thái quá giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể. Do đó ta có thể lựa chọn những thức ăn chung quanh mình để bổ sung và làm quân bình lại Âm Dương thì cơ thể sẽ được khoẻ mạnh. Ví dụ : một người tạng hàn (Âm) lại ăn nhiều đồ sống lanh (Âm) gây ra đau bụng tiêu chảy (Âm). Trường hợp nầy có thể làm quân bình lại bằng cách ăn vài lát gừng nướng (Dương) và uống nước cháo gạo lứt (Dương) rang (Dương). Ngoài ra qua cách chế biến người nội trợ khéo có thể cải biến tính chất Âm hoặc Dương của thực phẩm cho nhu cầu riêng của mình. Ví dụ : gừng tươi nhiều nước nên hơi Âm nhưng khi phơi khô thành Dương nếu sao vàng sẽ thêm Dương, sao cháy tồn tính thì Dương tính càng cao.
Trên thực tế qua quan sát, chiêm nghiệm và thực hành chúng ta có thể tìm ra những công thức thực phẩm phù hợp với điều kiện riêng của cơ thể. Một cách để nhận định sự hợp lý hay chưa trong chế độ ăn uống là quan sát phân và nước tiểu. Tình trạng Âm hoặc Dương của phân và nước tiểu cũng chính là tình trạng Âm Dương của cơ thể do chế độ ăn uống gây ra. Nước tiểu càng trong là càng Âm, vàng sậm là quá Dương, hơi vàng như màu trà là vừa. Phân màu xanh, màu đen, nhạt, lõng và không thành khuôn là quá Âm; khô và cứng là quá Dương; mềm, thành khuôn, màu hơi vàng là vừa.
Sau đây là một số đối ứng căn bản để phân định Âm, Dương trong việc lựa chọn thực phẩm :


DƯƠNG
Màu đỏ, vàng
Vị đắng, mặn
Khô, cứng
Nhỏ, cô đọng
Dưới lòng đất
Mọc hướng xuống
Sinh sản ở vùng khí hậu mát, lạnh
ÂM
Màu xanh
Vị chua, ngọt
Mọng nước và mềm
Lớn, giãn nở
Trên mặt đất
Mọc hướng lên
Sinh ra ở vùng khí hậu nóng, ấm

Để hiểu thêm về giá trị của phương pháp Macrobiotics, chúng ta thử liên hệ với một số chế độ ăn uống tự nhiên của những cộng đồng dân cư được đánh giá là ít bệnh tật và có tuổi thọ cao. Trước hết phải kể đến những người Mỹ nguyên thuỷ. Hiệp hội Y Khoa Hoa Kỳ đã khám phá thấy rằng những người Indian nầy đã không hề bị cao huyết áp, cũng không có ai bị xơ vữa động mạch do thức ăn chính của họ thời bấy giờ là bắp. Dĩ nhiên thời ấy những người nguyên thuỷ chỉ xài bắp nguyên hạt chứ không phải là loại bắp tinh chế như bây giờ. Một cộngđồng khác có nhiều người sống lâu trên 100 tuổi và người dân ở đây cũng hiếm khi bênh tật là nhưng thuộc bộ lạc Hounza sống ở vùng núi phía bắc Ấn Độ và Pakistan. Chế độ ăn của người Hounza chủ yếu là ngủ cốc toàn phần, trái cây tươi và sữa dê. Một chế độ ăn khác cũng thường được các nhà dinh dưỡng lưu ý là chế độ ăn uống Địa Trung Hải gồm ngủ cốc, rau quả, cá và dầu ô liu. Những người dân ở cộng đồng nầy cũng có tuổi thọ cao và ít bệnh về tim mạch.
Điều dễ nhân thấy ở những chế độ ăn uống trên là ăn ngủ cốc toàn phần, không hoặc ít ăn thịt và có cuộc sống gần với tự nhiên hơn các dân tộc phát triển. Từ thực tế nầy nhiều người đã nghỉ đến việc sử dụng những chất xơ, sinh tố hoặc khoáng chất - những chất mà trong thức ăn tinh chế thiếu hoặc không có - để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Điều nầy không phù hợp với những nguyên tắc toàn phần và tự nhiên của Macrobiotics. Do đó hiệu quả cũng khác nhau. Chẳng hạn đối với bệnh nhân tiểu đường người ta khuyên dùng gạo lứt hoặc bắp thô thay cho gạo trắng vì những thức ăn nầy có chỉ số no cao hơn và chỉ số đường thấp hơn so với gạo trắng nhờ vào chất xơ có trong ngủ cốc thô. Tuy nhiên nếu tách riêng ra vừa ăn gạo trắng vừa uống thêm chất xơ tương ứng thì chỉ sốđường không thấy giảm bao nhiêu. Giống như vậy chất xơ trong ngủ cốc thô có thể làm giảm cholesterol trong máu từ 10% đến 20%, nhưng nếu tách riêng ra để dùng thì chỉ giảm dưới 5%. Mới đây nhóm nghiên cứu của Giáo sư John Erdman thuộc trường Đại học Illinois (Mỹ) thử nghiệm các chất chống ung thư của cà chua cũng cho biếtăn nguyên quả cà chua có tác dụng ngừa ung thư hiệu quả hơn so với chỉ dùng chiết xuất carotenoides từ cà chua. Đó là chưa kể nếu dùng dưới hình thức những chất chiết xuất hoặc phân tách riêng ta vẫn còn rơi vào vòng lẩn quẩn chế biến công nghiệp, tách chiết và sử dụng phụ gia, hoá chất …


Trong việc thực hành chế độ ăn uống Macrobiotics điều thắc mắc trước nhứt là làm sao bảo đảm được nguồn cung cấp thực phẩm sạch, không có chất hoá học. Điều nầy phải cần đến sự nhận thức và cố gắng của toàn xã hội, trước hết là những nhà sản xuất nông nghiệp, những nông gia. Từ lâu chúng ta đã biết đến rau sạch. Gần đây, từ năm 2003 một nhóm nhà khoa học thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt nam đã phối hợp với Viện Di Truyền Nông Nghiệp và Trung Tâm Nghiên Cứu cây đặc sản đã nghiên cứu trồng lúa sạch, không sử dụng phân hoá học, không dùng thuốc trừ sâu mà vẫn đảm bảo được năng suất và phẩm chất hạt gạo. Được biết lần đầu tiên gạo sạch đã được giới thiệu và bày bán tại Hội Chợ Công Nghệ và Thiết Bị Bắc Trung Bộ tổ chức tại Nghệ An vào tháng 5 năm 2005 vừa qua. Dù sao nguồn thực phẩm sạch vẫn còn là vấn đề khó giải quyết ở nhiều nơi, tạm thời chúng ta phải bằng lòng với giải pháp dùng thực phẩm toàn phần có sẳn trên thị trường.
Một khó khăn khác là thức ăn thô thường ăn không ngon miệng. Tất cả thành công đạt được đều cần đến sự nổ lực. Sức khoẻ và hạnh phúc cũng vậy. Trước hết cần thay đổi nếp nghỉ, thay đổi thói quen về ăn uống. Điểm quan trong là sự cố gắng và sáng tạo của những người nội trợ trong việc lựa chọn và chế biến thức ăn. Riêng về thức ăn chính, người cao tuổi có thể chọn nếp lứt thay cho gạo lứt. Nếp lứt mềm, dẽo dễ ăn hơn gạo lứt. Ở nước ta nhiều nơi có sẳn nguồn bắp dồi dào. Bắp trái là nguồn thực phẩm quý giá có tính toàn phần và giá trị bổ dưỡng vượt hẳn gạo lứt. Bắp tươi có thể luộc nguyên trái hoặc dùng dao bào thái mỏng để nấu canh, nấu cháo… Một nguồn thực phẩm quan trọng khác cũng thường được nhắc đến là . Mè hạt nhỏ, dương tính cao lại chứa nhiều chất đạm và những acit amin thiết yếu cho cơ thể. Mè có hàm lượng Selenium rất cao có tính năng chống ung thư. Theo y học cổ, mè là một vị thuốc thuộc hàng thượng phẩm. Mè có vị ngọt, tính bình, không độc. Mè có tác dụng ích gan, bổ thận, nuôi huyết, nhuận táo: là thuốc bổ huyết, ích khí, có thể bồi bổ ngủ tạng, làm bền gân cốt, sáng tai mắt, quên đói, sống lâu. Ngoài ra những người nội trợ có thể lựa chọn và thay đổi thức ăn hàng ngày trong số những thực phẩm có sẳn trong vùng phù hợp với những nguyên tắc phổ quát của Macrobiotics và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của cơ thể. Riêng đối với một số bệnh được đánh giá là cực âm, nhất là bệnh ung thư, GS Oshawa khuyên nên triệt để dùng các loai hạt (gạo lứt, lúa mạch đen, bắp, kê, hạt hướng dương, mè, đậu đỏ, đậu đen…) và cố gắng hạn chế tối đa các loại rau quả vì rau quả tươi hầu hết đều thuộc âm tính.

Một số người cho rằng chế độ ăn Macrobiotics sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, chủ yếu là thiếu chất đạm. Có lẽ suy nghỉ nầy bắt nguồn từ tên gọi "gạo lứt muối mè". Thực ra ăn theo Macrobiotics không chỉ có gạo lứt và muối mè. Chưa kể đến việc trong ngủ cốc thô có chứa lượng chất đạm, sinh tố và khoáng chất nhiều hơn hẳn so với ngủ cốc tinh chất, những người thực hành Macrobiotics đều được khuyên nên thay đổi tập hợp thức ăn ăn vào hàng ngày trong số những loại ngủ cốc, các loại đậu và rau củ có sẳn. Tính đa dạng của khẩu phần ăn vừa giúp ngon miệng vừa tránh được sự thiếu hụt một loại acid amin hoặc vi chất nhất định do ăn thường xuyên một loại thực phẩm. Vào năm 1972 Bác sĩ Frederick Stare ở trường Đại Học Harvard đã tiến hành một cuộc thí nghiệm về dinh dưỡng trên những nhóm người ăn chay. Ông nhận thấy tất cả các nhóm đều đã ăn vào hơn gấp đôi nhu cầu tối thiểu về protein. Các nhà khoa học cho rằng có nhiều người suy dinh dưỡng ở những nước nghèo không phải vì những người nầy khôngăn thịt mà do họ không có đủ thực phẩm để ăn. Khẩu phần ăn của họ không những thiếu về lượng mà còn đơn điệu về chủng loại nên không tập hợp được đủ các chất cần thiết. Về mặt nầy có thể nói Macrobiotics là một chế độ ăn chay lý tưởng vì ngay cả ở thực đơn nghiêm nhặt nhất – không bao gồm thịt trắng và cá – thì chế độ ăn nầy vẫn tận dụng được phần thô của ngủ cốc và lưu ý đến yếu tố cân băng Âm Dương, những điều mà chế độ ăn chay thông thường không quan tâm đến.

Sau đây là bản phác thảo tổng quát chế độ ăn uống theo Macrobiotics trong những trường hợp bình thường cho yêu cầu dưỡng sinh để phòng ngừa những căn bệnh “nhà giàu", những căn bệnh của thời đại công nghiệp như béo phì, tiểu đường, ung thư, huyết áp cao, tim mạch. Người thực hành có thể gia giảm tuỳ theo khẩu vị, điều kiện làm việc, khí hậu…

BẢNG PHÁC THẢO TỔNG QUÁT CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG MACROBIOTICS



Người bệnh có thể tự mình làm giảm nhanh cơn cao huyết áp
Bàn vệ các chứng "hư hỏa" của y học cổ truyền nhân hiện tượng "đầu bốc khói".
Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh
Chăm sóc sốt xuất huyết tại gia đình, địa long, lá đu đủ chữa SXH
Chế độ dinh dưỡng chống stress
Chế độ ăn chay và sức khoẻ tim mạch
Chế độ ăn uống phòng chống cao huyết áp 
Chữa bệnh bằng phương pháp xông hơi
Chữa bệnh dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên
Chữa bệnh viêm xoang bằng y học cổ truyến
Chữa rối loạn dương cương bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa ung thư bằng liệu pháp tự nhiên 
Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa đau nửa đầu bằng y học cổ truyền
Có nên ngăn con em đến trường để chống dịch cúm?
Cười không chỉ là một liều thuốc bổ !
Cấp cứu và điều trị đau thắt ngực bằng liệu pháp tự nhiên
Củ gừng - gia vị, thuốc quý
Diệp hạ châu, cây “tán sỏi” chữa viêm gan siêu vi
Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công 
Gia vị, vị thuốc từ cây chanh
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của bắp
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của chuối
Giá trị dưỡng sinh của huyệt âm giao
Giá trị kháng viêm và giảm béo trong chế độ dinh dưỡng với ngũ cốc thô 
Hoa cúc sơ phong tiết nhiệt, phòng chống cảm cúm
Kiểm soát stress trong điều trị đái tháo đường
Làm gì để chống stress trong những ngày Tết?
Lục tự khí công
Mùa nắng nóng coi chừng sỏi thận
Mộc nhĩ đen
Một số sai lầm phổ biến trong chế độ dinh dưỡng hiện nay
Một số điều cần lưu ý khi thực hành đi bộ
Ngồi thiền để nâng cao hiệu quả công tác và tăng cường sức khỏe
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Những bí thuật "Hườn tinh bổ não" trong truyền thống dưỡng sinh phương Đông
Những lợi ích vô giá từ việc thực hành đi bộ
Năng vận động để chống stress
Nước súp gà, một phương thuốc chống cảm cúm, tăng sức đề kháng
Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên
Phật thủ liệu pháp
Rau má giải độc, dưỡng âm
Rau sam, cây rau, vị thuốc
Sử dụng rễ Nhàu trong y học cổ truyền
Tai sao ăn kiêng mà không thấy giảm cân?
Thay đổi lối sống trong chiến lược phòng chống bệnh tật
Thiền là một phương pháp tự chữa bệnh
Thoát vị đĩa đệm và hội chứng đau lưng do tâm lý
Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnh
Táo bón tuổi già
Tùy tức quán và phản xạ thở bụng
Tăng cường sức miễn dịch để phòng chống cảm cúm
Tư duy tích cực cho sức khỏe, hạnh phúc và sự hòa hợp
Tỏi, một số hiệu quả kỳ diệu và những điều cần lưu ý
Tự chữa bệnh bằng tĩnh tọa Châu thiên pháp
Tự chữa say tàu xe, không dùng thuốc và không phản ứng phụ!
Tự chữa Stress bằng phương pháp không dùng thưốc
Uống cà phê, lợi và hại, bao nhiêu thì vừa? 
Vài trò cũa việc kết ấn trong khí & công tĩnh tọa tự chữa bệnh
Xử lý cấp cứu và điều trị di chứng tai biến mạch máu não
Y học Phương Tây và liệu pháp tự nhiên trong việc điều trị bệnh tim mạch 
Yoga cho người bệnh tiểu đường
Yoga và sức khỏe
 Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh
 Chữa tiểu không tự chủ ở phụ nữ bằng liệu pháp tự nhiên
 Chữa viêm gan siêu vi bằng Đông y
Ý nghĩa khí và khí hoá của y học phương Đông trong dưỡng sinh phòng bệnh 
Ý nghĩa tích cực của những bữa cơm gia đình
Ăn giảm muối, vấn nạn bị xao lãng
Ăn ít, ăn lành mạnh để sống lâu và sống khoẻ 
Đinh lăng, cây cảnh và vị thuốc
Điều trị hen suyễn bằng liệu pháp tự nhiên
Điều trị suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
Điều đáng quan tâm về những bữa ăn sáng 
“Vài phút bằng một giờ”, chiến lược mới về rèn luyện thân thể

 http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh007.htm

HUYET AP




NGƯỜI BỆNH CÓ THỂ TỰ MÌNH LÀM GIẢM NHANH CƠN CAO HUYẾT ÁP

Lương y VÕ HÀ
Được xem là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp cao hơn 14cmHg và chỉ số huyết áp dưới lớn hơn 9cmHg. Cao huyết áp với hệ quả tai biến mạch máu não và những di chứng của nó luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi. Ngày nay, mặc dù y học đã có những bước tiến vượt bậc, các triệu chứng này hiện vẫn gây tốn kém nhiều công sức và tiền của cho xã hội.
Tuy nhiên có một điều mà ít người quan tâm là với một số động tác đơn giản của y học dân gian, người ta có thể làm giảm cơn cao huyết ápđang phát triển để khống chế phần lớn những tác hại của nó hoặc ít ra có thể ngăn chận những diễn biến xấu hơn trong khi bệnh nhân chờ được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn cần thiết.
Huyết áp cao có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó việc điều trị dứt điểm cần sự chẩn đoán và thời gian thích hợp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện để "cắt cơn" cao huyết áp, giải tỏa kịp thời nguyên nhân gây ra tai biến về não trước khi được sự chăm sóc của thầy thuốc.
Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí nghịch do tình chí hoặc do yếu tố lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa) gây ra. Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí, làm cho khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ hướng xuống phía dưới và tỏa ra lớp da ngoài của cơ thể.
NHỮNG ĐỘNG TÁC CỤ THỂ GỒM :
1. Vuốt ấm hai vành tai
Dùng ngón cái và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần. Vành tai và cột sống có nhữngđiểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tácđộng vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng (nếu có người thứ hai bên cạnh có thể nhờ người này trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn bay tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác dụng).
2. Vuốt dọc hai bên mũi
Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.
Kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng kinh dương minh là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí, huyết; có chức năng quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.
3. Vuốt dọc hai chân mày
Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.
4. Ngồi hoặc nằm thư giãn
Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.
Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ..., người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.
Ngoài việc áp dụng đã hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.
Trường hợp thực hành để giúp giữ gìn sức khỏe, riêng giai đoạn 4 nên tập trung tư tưởng tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng 3 phần) thay vì tập trung ở 10 đầu ngón chân.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

7 GIAC CHI 2/ KINH TUONG UNG





Gioi thieu:


7 giác chi gồm có:
1. Niêm giác chi
2. Trạch pháp giác chi
3. Tinh tấn giác chi
4. Hỉ giác chi
5. Khinh an giác chi
6. Định giác chi
7. Xả giác chi


Chính văn:


II. Món Ăn Cho Các Giác Chi
8) -- Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay niệm giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có các pháp trú xứ cho niệm giác chi. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay niệm giác chi đã sanh được tu tập, làm cho viên mãn.
9) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Có những pháp thiện và bất thiện, này các Tỷ-kheo, có những pháp có tội và không có tội, có những pháp liệt và thắng, có những pháp dự phần đen và trắng. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
10) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay tinh tấn giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Có phát cần giới, này các Tỷ-kheo, tinh cần giới, dõng mãnh giới. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay tinh tấn giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
11) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay hỷ giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có những pháp trú xứ cho hỷ giác chi. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay hỷ giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
12) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay khinh an giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có thân khinh an, tâm khinh an. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay khinh an giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
13) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay định giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có tịnh chỉ tướng, bất loạn tướng. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay định giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
14) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay xả giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có các pháp trú xứ cho xả giác chi. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay xả giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.


7 GIAC CHI/ KINH TUONG UNG








14.IV. Bệnh (1) (S.v,79)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahà Kassapa trú ở hang Pipphalì, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
3) Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahà Kassapa; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.
4) Ngồi xuống, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa :
-- Này Kassapa, Ông có kham nhẫn được chăng? Ông có chịu đựng được chăng? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có triệu chứng giảm thiểu, không có tăng trưởng?
-- Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không có giảm thiểu.
5) -- Này Kassapa, bảy giác chi này do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. 
Thế nào là bảy? 
- Niệm giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn... 
- Xả giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bảy giác chi này, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
-- Thật vậy, bạch Thế Tôn, chúng là giác chi. Thật vậy, bạch Thiện Thệ, chúng là giác chi.
6) Thế Tôn thuyết như vậy, Tôn giả Mahà Kassapa hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và Tôn giả Mahà Kassapa được thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Tôn giả Mahà Kassapa được đoạn tận như vậy.
15.V. Bệnh (2) (S.v,80)
1-6) (Hoàn toàn giống kinh trên, chỉ khác đây là trường hợp ngài Mahà Moggalàna).
16.VI. Bệnh (3) (S.v,81)
1) Một thời Thế Tôn ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
3) Rồi Tôn giả Mahà Cunda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
4) Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Cunda đang ngồi một bên :
-- Này Cunda, hãy thuyết về giác chi.
5) -- Bạch Thế Tôn, có bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy? Bạch Thế Tôn, niệm giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn... Bạch Thế Tôn, xả giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
-- Thật vậy, này Cunda, chúng là giác chi. Thật vậy, này Cunda, chúng là giác chi.
6) Tôn giả Mahà Cunda thuyết như vậy, bậc Ðạo Sư chấp nhận. Và Thế Tôn thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Thế Tôn được đoạn tận như vậy. (Kinh Hán Tạng: Tăng, Ðại 2,73la)




http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-46a.htm

7 GIAC CHI/ KINH TUONG UNG








14.IV. Bệnh (1) (S.v,79)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahà Kassapa trú ở hang Pipphalì, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
3) Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahà Kassapa; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.
4) Ngồi xuống, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa :
-- Này Kassapa, Ông có kham nhẫn được chăng? Ông có chịu đựng được chăng? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có triệu chứng giảm thiểu, không có tăng trưởng?
-- Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không có giảm thiểu.
5) -- Này Kassapa, bảy giác chi này do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn... Xả giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bảy giác chi này, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
-- Thật vậy, bạch Thế Tôn, chúng là giác chi. Thật vậy, bạch Thiện Thệ, chúng là giác chi.
6) Thế Tôn thuyết như vậy, Tôn giả Mahà Kassapa hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và Tôn giả Mahà Kassapa được thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Tôn giả Mahà Kassapa được đoạn tận như vậy.
15.V. Bệnh (2) (S.v,80)
1-6) (Hoàn toàn giống kinh trên, chỉ khác đây là trường hợp ngài Mahà Moggalàna).
16.VI. Bệnh (3) (S.v,81)
1) Một thời Thế Tôn ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
3) Rồi Tôn giả Mahà Cunda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
4) Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Cunda đang ngồi một bên :
-- Này Cunda, hãy thuyết về giác chi.
5) -- Bạch Thế Tôn, có bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy? Bạch Thế Tôn, niệm giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn... Bạch Thế Tôn, xả giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
-- Thật vậy, này Cunda, chúng là giác chi. Thật vậy, này Cunda, chúng là giác chi.
6) Tôn giả Mahà Cunda thuyết như vậy, bậc Ðạo Sư chấp nhận. Và Thế Tôn thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Thế Tôn được đoạn tận như vậy. (Kinh Hán Tạng: Tăng, Ðại 2,73la)




http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-46a.htm

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

BAT DAI NHAN GIAC 1/ THICH THANH TU


Kinh Bát Đại Nhân Giác

giảng giải







HT Thích Thanh Từ

ĐIỀU GIÁC NGỘ 1
CHÁNH VĂN:
为佛弟子,
常于昼夜,
至心诵念
八大人觉:

Vi Phật đệ tử,
Thường ư trú dạ,
Chí tâm tụng niệm,
Bát Đại Nhân Giác.
DỊCH:
Chúng ta đã là hàng Phật tử,
Đêm lẫn ngày hằng giữ thọ trì.
Chí thành tụng niệm nhớ ghi,
Tám điều giác ngộ của vì Đại nhân.
GIẢNG:
Ngài An Thế Cao dạy: Nếu chúng ta đã là đệ tử Phật thì phải trì tụng nhớ nghĩ tám điều giác ngộ mà Phật và Bồ-tát đã dạy đã làm, để bắt chước tu theo và sau đó chúng ta cũng sẽ được giác ngộ thành Bồ-tát, thành Phật như các ngài.
CHÁNH VĂN:
第一觉悟:
世间无常;
国土危脆,
四大苦空,
五阴无我,
生灭变异,
虚伪无主,
心是恶源,
形为罪薮,
如是观察,
渐离生死。
Đệ nhất giác ngộ:
Thế gian vô thường,
Quốc độ nguy thúy.
Tứ đại khổ không,
Ngũ ấm vô ngã.
Sanh diệt biến dị,
Hư ngụy vô chủ.
Tâm thị ác nguyên,
Hình vi tội tẩu.
Như thị quán sát,
Tiệm ly sanh tử.
DỊCH:
Điều thứ nhất phải thường giác ngộ:
Đời vô thường quốc độ bở dòn.
Khổ không tứ đại thon von,
Năm ấm vô ngã có còn chi đâu.
Đổi đời sanh diệt chẳng lâu,
Giả dối không chủ lý mầu khó tin.
Tâm là nguồn ác xuất sanh,
Thân hình rừng tội mà mình chẳng hay.
Người nào quán sát thế này,
Lần hồi sanh tử sớm chầy thoát ra.
GIẢNG:
Đệ nhất giác ngộ
Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn, lời dạy của Ngài là những phương pháp hướng dẫn cho mọi người tu, chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, chuyển mê thành giác. Hiện tại chúng ta tự nhận mình là Phật tử học pháp của Phật, đi con đường Phật đã đi, người thì mới học Phật, người thì học đã lâu, vậy có ai được phần nào giác ngộ chưa? Tại sao chúng ta học pháp Phật, tu theo Phật, mà Phật đã giác ngộ chúng ta lại chưa giác ngộ?
Tuy nói thế, song nếu nghiệm xét lại thì quí vị sẽ thấy mình có ít phần giác ngộ. Tôi tin chắc như vậy. Vì có học có tu theo Phật là có giác ngộ. Giác nhiều hay ít là tùy theo sự tu tỉnh của mình sâu hay cạn, điều này mỗi người tự biết.
Có nhiều người thường nghe nói chúng sanh thì mê, Phật thì giác, mà không hiểu thế nào là mê và mê cái gì? thế nào là giác và giác cái gì? Nếu chúng ta là Phật tử, mà không biết thế nào là mê và mê cái gì, thế nào là giác và giác cái gì, thì tu suốt kiếp cũng không biết mình tu tới đâu. Nếu hiểu thế nào là mê thì biết thế nào là giác. Nói mê nói giác là nói theo danh từ nhà Phật, nói theo thế gian thì gọi là lầm.
Ví dụ người thế gian mua đồ trang sức như bông tai, cà rá làm bằng thau mạ vàng mà không biết, nên trả giá ngang với vàng thật thì gọi đó là mua lầm, đồ giả tưởng là đồ thật. Khi biết là đồ giả thì hết lầm, hết lầm thì hết mê.
Thêm một ví dụ nữa: Người đi đến nhà quen mà quên số nhà, hoặc quên đường nên đi lộn, không tìm được nhà mà họ muốn đến. Khi có người chỉ đúng đường đi và số nhà chính xác, thì người ấy không còn lầm lẫn nữa. Giống như người hết mê là đã tỉnh. Cũng vậy, cái giả cho là thật, đạo Phật gọi là mê, cái giả biết là giả thì gọi là giác. Mê và giác không xa. Vậy, quí Phật tử học tu theo Phật có biết cái gì là giả, cái gì là thật chưa?
Thế gian vô thường,
Quốc độ nguy thúy.
Từ lâu, chúng ta mê lầm là mê lầm cái gì? Tất cả mọi người ai cũng thấy thân này là bền chắc, mọi cảnh vật, mọi sanh hoạt hằng ngày là thật. Rồi đinh ninh mình sẽ sống đến bảy tám mươi tuổi, hoặc một trăm tuổi… Vì vậy mà mải mê lo làm ăn, lo dành dụm tiền của để được giàu có. Lo cho sự nghiệp thế gian nhiều chừng nào là tốt chừng nấy, có của nhiều để hưởng cả đời và để lại cho con cháu được đầy đủ hơn người. Ai ai cũng đều có ý nghĩ đó, nhưng có mấy ai muốn mà được như ý? Vì vậy nên điều giác ngộ thứ nhất Phật nói: “thế gian là vô thường”, cõi đời mà chúng ta đang sống đây không lâu bền, có đó rồi mất đó. Ví dụ quả núi đang đứng sừng sững bị người bắn phá, dời đá đi nơi khác, núi trở thành đất bằng. Mới ngày nào sông sâu nước chảy xiết, giờ đây đã được lấp đầy phù sa. Trước kia chỗ này là dinh thự phố lầu nguy nga, nay chỉ còn là đống gạch vụn điêu tàn hoang sơ. Xưa, chỗ kia đồng không hoang vắng, nay trở thành đô thị chợ búa lâu đài phồn thịnh sung túc, xe cộ dập dìu. Nhà kia xưa giàu có bây giờ nghèo khổ cơ cực. Gia đình nọ, cha con, chồng vợ sum vầy, giờ đây đã chia ly xa cách, hoặc chết mất đi mấy người… Đó là cảnh vật vô thường biến đổi. Thế mà bấy lâu nay đa số chúng ta vẫn có ý niệm thế gian mãi mãi thường còn. Đó là ý niệm sai lầm của kẻ mê. Nếu người nào thấy được sự vật ở cõi đời này, nay còn mai mất, có đó rồi mất đó, người thấy như thế là người tỉnh, người giác. Thế tại sao chúng ta không dám nhận mình có tỉnh có giác? Phật giác ngộ hoàn toàn, chúng ta nhờ có học có tu theo lời Phật dạy, chúng ta cũng giác được đôi phần, tuy giác chút chút cũng là có giác.
Nhưng có người nghe Phật nói thế gian vô thường, cũng hiểu và thấy thế gian vô thường, rồi tưởng mình đã hiểu thấu suốt lý vô thường. Nhưng khi gặp việc làm ăn có lợi, lại toan tính hơn thua, lo dành để của tiền sự nghiệp từ đời này qua đời nọ… Người đó tôi nói vẫn còn thấy thế gian là thường. Tuy có giác, nhưng chỉ giác một chút rồi mê. Giác độ vài mươi phút hoặc một giờ thôi, giác như thế là giác gián đoạn, giác từng phần. Phật và Bồ-tát thì hằng giác, giờ nào phút nào các ngài cũng thấy biết như thế. Chúng ta thì lúc giác lúc mê; nếu gặp cảnh trái ý nghịch lòng, buồn khổ tang thương thì thấy đời là vô thường; khi gặp cảnh vừa lòng ưa thích thì quên đi, thấy là thường. Như vậy là giác gián đoạn, lúc giác lúc mê.
Nếu muốn được giác liên tục thì phải làm sao? Đây là ước nguyện của người muốn tu tiến, muốn được giác ngộ hoàn toàn như Bồ-tát, như Phật. Ví dụ quí vị nghe một bài thơ, một câu ca dao thấy hay, nhưng nghe qua một lần thì không nhớ, nếu nghe liền ghi chép đọc đi đọc lại nhiều lần, huân tập thì sẽ thâm nhập, muốn đọc liền nhớ, không quên, không ngập ngừng.
Cũng vậy, lâu nay chúng ta huân tập việc thế gian. Cha mẹ, anh em, gia tộc… dạy mình cuộc đời là thường, nên rồi ai cũng tranh danh đoạt lợi, lo cho ta, cho gia đình, cho bà con quyến thuộc, ham làm giàu, ham sung sướng, cái gì cũng tính lâu dài cả trăm năm cả ngàn năm. Nay nghe Phật nói “thế gian là vô thường”, chúng ta nghiệm xét lại thấy rõ cuộc đời là vô thường, Phật nói rất đúng! Tuy biết Phật nói đúng, nhưng nếu nghe qua rồi bỏ, thì chúng ta chỉ giác một chút thôi. Nếu chúng ta thường nhớ, thường quán xét lời Phật dạy, thấy rõ thế gian là vô thường, từ thân tâm con người cho tới hoàn cảnh đều là vô thường. Cứ như vậy mà quán xét huân tu thường xuyên, thì chúng ta càng ngày càng thấu đạt thâm sâu lý vô thường Phật dạy. Lúc bấy giờ đối với thân tâm, cũng như cảnh vật bên ngoài, không còn lầm chấp, thấy rõ là vô thường, như thế mới thật là giác. Đó là do chúng ta thường xuyên huân tu, xông ướp tâm mình qua lời dạy sáng suốt của Phật, nên mới được sáng suốt giác ngộ, khi gặp cảnh vô thường tâm vẫn an nhiên tự tại. Như vậy không phải A-la-hán, Bồ-tát là gì? Còn nếu nói tu học theo Phật, Phật dạy vô thường mà Phật tử lại thấy là thường, khi đối diện với cảnh vô thường vẫn cứ buồn khổ khóc than. Như vậy là chưa giác ngộ. Sở dĩ chúng ta học đạo giác ngộ mà không giác, là vì chúng ta nghe qua rồi bỏ không chịu huân tu, không chịu quán xét nhận định rõ ràng, thì không thể tỉnh giác như Bồ-tát, như Phật được. Bồ-tát, Phật trước kia cũng là một con người như chúng ta, do thường xuyên quán xét huân tu nên các ngài thấy rõ các pháp là vô thường. Vì vậy, mà đối với mọi cảnh thuận nghịch, các ngài vẫn an nhiên tự tại. Gặp danh, gặp lợi, gặp sắc, gặp tài… các ngài dửng dưng không nhiễm không động, vì biết nó là vô thường.
Lại có nhiều người học đạo, nghe giảng về lý vô thường khen thầy giảng hay. Song, nghe rồi trả tất cả cho thầy, riêng mình thì cứ lo tính chuyện thế gian, không bỏ sót một việc nào. Tính chuyện làm ăn sao cho có lợi nhiều, làm sao cho giàu, làm sao cho con mình học giỏi, ham muốn chuyện thế gian đủ điều nào danh nào lợi… Rồi căn cứ trên ngày tháng xét thấy mình học Phật đã lâu, mà sao vẫn còn mê còn nhiễm và còn khổ. Sở dĩ như vậy là do thiếu huân tu thiếu quán xét. Yếu tố tu hành là ở chỗ mình phải huân tu quán xét thường xuyên cho thuần thục như Bồ-tát, như Phật. Nếu thường xuyên quán xét huân tu thuần thục, thì làm gì có mê, có nhiễm, có khổ? Thế nên người học Phật biết tu, khi nghe một câu Phật pháp, liền ghi nhận, tu suốt đời. Còn người học Phật mà không biết tu, dù cho nghe hết ba tạng kinh, luật, luận, cũng không nhớ thực hành. Nếu nghe hiểu nhớ và thực hành thì sẽ thấy lời Phật dạy rất thực tế, rất hữu ích, giúp người giải thoát mọi khổ đau.
Tôi xin hỏi Phật tử:
- Quí vị có thấy thế gian này là vô thường không?
- Thưa thấy.
- Phật nói có đúng không?
- Thưa đúng.
- Biết Phật nói đúng chúng ta phải làm sao?
- Thưa phải theo.
Theo không chưa đủ, mà phải huân tu, tức là luôn luôn ghi nhớ và thực hành, thực hành cho đến khi nào nhìn sự vật có hình tướng đều thấy là vô thường, chừng đó mới thật sự giác ngộ. Khi đã thấu suốt lý vô thường, giả sử lỡ tay rớt món đồ đắt tiền, chúng ta không buồn tiếc. Hoặc nhà cửa, xe cộ bị hư bị mất chúng ta thấy nó vô thường, nên cũng không buồn không khổ. Cho đến việc thế gian hợp tan còn mất, và ngay cả thân mạng này có già có đau có chết, chúng ta cũng không còn khổ đau nữa. Đó là nhờ chúng ta học Phật và biết tu, nên mới hết khổ. Vì vậy nên nói đạo Phật là đạo cứu khổ.
Từ lâu chúng ta mê lầm, mê mình mê vật, được thì mừng vui, mất thì buồn khổ. Song, người đời đâu có ai được hoài, đa số là mất nhiều hơn được. Quí Phật tử lớn tuổi xét lại sẽ thấy rõ điều này, nào mất cha mẹ, mất anh em, mất thân tộc, mất bạn bè, mất đủ thứ…, rồi đây sẽ mất luôn mạng sống của mình nữa! Mọi sự đau khổ cứ dồn dập! Người thân mất, ai mà không buồn, không rơi nước mắt. Chỉ khi nào thấu đạt được lý vô thường là một lẽ thật, chừng đó mới hết buồn hết khổ. Người thâm nhập được lý vô thường của Phật dạy, gặp thuận duyên hay nghịch cảnh, biết việc gì đến là phải đến, nên an nhiên bình thản đón nhận không loạn động bất an.
Người nay đi chùa cúng Bồ-tát, mai đi chùa cúng Phật, mà không chịu huân tu, khi gặp việc trái ý nghịch lòng, thì buồn khổ khóc than, trách Phật Bồ-tát từ bi cứu khổ, mà con khổ hoài sao các ngài không cứu. Người đi chùa học Phật như thế, chắc chắn không bao giờ được Phật cứu khổ. Phật biết chúng sanh tối tăm mê mờ, không thấy đúng lẽ thật, Ngài mới chỉ bày cho thấy thế gian là vô thường, pháp nào là giả, pháp nào là thật, dạy cho chúng sanh huân tu để có cái nhìn như Phật như Bồ-tát. Khi đã thấy biết các pháp đúng như thật là giác ngộ giải thoát mọi khổ đau. Đó là Phật đã cứu khổ cho chúng ta, cứu bằng cách dạy cho chúng ta thấy đúng lẽ thật. Vậy mà chúng ta không chịu hiểu, cứ đòi Phật cứu bằng cách này cách nọ, hoặc cho cái này cho cái kia, đòi hỏi những chuyện thật là vô lý!
Người học Phật uyên thâm đã thấm nhuần đạo đức, lúc nào cũng được bình an không còn buồn vui với những duyên thuận hay nghịch. Người thấy rõ thế gian vô thường, là thấy đúng theo tinh thần giác ngộ. Thấy như vậy từng phút từng giờ là giác ngộ từng phút từng giờ. Thấy như vậy hằng ngày hằng tuần là giác ngộ hằng ngày hằng tuần. Nếu cứ thấy như vậy luôn luôn từ ngày này đến tháng kia năm nọ, thì không là bậc Chánh giác, Bồ-tát, cũng là Phật tử Phật tôn. Trái lại, học cũng học, tu cũng tu, nhưng đối duyên xúc cảnh buồn khổ vẫn buồn khổ, khóc than vẫn khóc than như khi chưa tu, người như thế chưa xứng danh Phật tử. Học mà không hành, tu mà không quán xét, việc buồn khổ xảy đến cầu Phật cứu, Phật làm sao cứu kịp!
Học Phật là học đạo giác ngộ, chúng ta đem lời Phật dạy áp dụng ngay vào đời sống hằng ngày, đó là chúng ta tu để được giác ngộ như Phật.
Tứ đại khổ không,
Ngũ ấm vô ngã.
Sanh diệt biến dị,
Hư ngụy vô chủ.
Kiếp người khổ, không ngoài những cái khổ mà Phật đã nêu là sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, thương yêu xa lìa khổ, thù oán gặp gỡ khổ, mong cầu không được khổ, năm ấm hưng thạnh khổ. Đã giác ngộ thế gian là vô thường thì khi già mình không thấy khổ, khi bệnh mình không thấy khổ… Như vậy, già đến biết người có trẻ ắt có già, bệnh đến biết có thân ắt có bệnh, nó đến mặc nó, không lo buồn sợ sệt. Nhờ có tỉnh giác, mà chúng ta tự cứu mình thoát bao nhiêu cái khổ trong cuộc sống hiện tại. Người Phật tử muốn được kết quả an vui tự tại, thì ngay khi học Phật, liền đem lời Phật dạy ứng dụng vào đời sống hằng ngày, bằng cách quán xét, nhận thức, huân tu. Như vậy lâu ngày, đối trước cảnh khổ mà người không tu đau khổ thống thiết, chúng ta vẫn bình thản an nhiên không bị chi phối. Tu như vậy ngay trong hiện đời sẽ hết khổ, chớ không phải chờ về Cực Lạc mới hết khổ. Nguyện về Cực Lạc cho hết khổ mà không lo tu tỉnh, đó chỉ là nguyện suông thôi.
Lâu nay chúng ta cho thân người là thật, cái suy nghĩ cũng là thật. Do mê lầm chấp chặt như vậy, nên cứ lo gom góp của cải để cho mình và con cháu hưởng. Mình suy nghĩ cái gì cũng cho là đúng, bắt mọi người phải nghe theo làm theo… Ở trước chấp cảnh, tới đây thì chấp thân và tâm là thường là ngã. Vì chấp như thế nên Phật dạy thân người do bốn chất đất, nước, gió, lửa giả hợp mà có. Song bốn chất này thường xung khắc nhau, đất ngăn ngại nước, nước xoi mòn đất, nước làm tắt lửa… Chúng xung khắc mà hợp nhau lại, nên thường sanh ra những hiện tượng bất hòa, như đau yếu bệnh hoạn, hoặc khi chúng không dung hợp nhau được nữa thì rã tan. Vì vậy nên nói thân tứ đại là khổ.
Phàm người thế gian cho là khổ khi bụng đói cồn cào mà không được miếng ăn no dạ, nhưng khi được ăn no đủ thì hết khổ. Hoặc khi bị rét run mà không có áo da, mền nỉ, lò sưởi làm cho ấm đó là khổ, nhưng khi đủ tiện nghi sưởi ấm thì hết khổ. Hoặc bị tai nạn lạc loài bơ vơ nghèo thiếu đó là khổ, nhưng khi được người bảo bọc cho cơm ăn, áo mặc, nhà ở là hết khổ. Người thế gian thấy khổ khi đói, thấy vui khi no; thấy khổ khi rét buốt, thấy vui khi ấm áp; thấy khổ khi nghèo thiếu vật chất, thấy vui khi vật chất sung mãn. Những cái khổ này là những cái khổ nhỏ ai cũng biết, còn nỗi khổ lớn mà người đời không thấy không biết, ở đây Phật muốn chỉ là cái khổ vô thường đang bức bách thân tâm con người. Đứa bé sơ sanh vừa lọt lòng mẹ liền khóc oa oa, vì đang ở trong lòng mẹ êm ấm, ra khỏi lòng mẹ bị khí trời bức xúc có cảm giác đau rát… Chẳng những con khóc mà mẹ cũng đau đớn khi banh da xẻ thịt sanh ra đứa con, nên Phật nói sanh khổ. Qua bao tháng năm, đứa bé được cha mẹ nuôi dưỡng lớn khôn. Khi trưởng thành rồi thì dần dần già yếu, mắt mơ, tai điếc, tóc bạc, răng long, chân mỏi, gối dùn, ăn uống không ngon, đi lại khó khăn… Đến tuổi già thường đau yếu bệnh hoạn, nay bệnh này mai bệnh kia, thân thể nhọc nhằn đau nhức khó chịu. Khi đau chạy chữa thuốc thang, mà bệnh không giảm cứ tăng hoài thì sẽ chết. Song, trước khi chết thì tâm thần rối loạn lo sợ hãi kinh, không biết mình sẽ đi về đâu. Môi miệng lệch méo, tay chân co giựt… vô cùng khổ sở.
Lại, nơi thân này những chất cứng như da, thịt, gân, xương, tóc, răng… thuộc về đất. Những chất lỏng như máu, mủ, mồ hôi, nước mắt… thuộc về nước. Những vật có tính động như hơi thở vô, hơi thở ra thuộc về gió. Nhiệt độ như hơi ấm trong thân thuộc về lửa. Hiện tại khoa học phân tích thân người có vô số tế bào, song không ngoài bốn món đất, nước, gió, lửa. Từ lâu chúng ta lầm tưởng thân này là ta thật, cứ chấp chặt như thế, nên ai động đến là phản ứng chống đối, hoặc tìm đủ mọi cách để bảo vệ, vun bồi cho nó được thỏa mãn. Nhưng với Trí tuệ Phật thấy rõ thân do đất, nước, gió, lửa hợp lại mà thành, nếu thiếu một trong bốn chất ấy thì thân này không tồn tại. Khi bốn chất còn chung hợp thì mạng sống còn. Song, phải ăn cơm, uống nước, hít thở không khí, vay mượn đất, nước, gió, lửa bên ngoài, để bồi bổ thay thế cho đất, nước, gió, lửa bên trong. Cả ngày, cả đời, sống bằng sự vay mượn tạm bợ như thế. Giờ phút nào còn vay mượn thì giờ phút đó còn mạng sống. Hết vay mượn thì mạng sống dừng, hơi thở trả về với gió; hơi ấm trả về với lửa; máu, nước miếng, nước mắt… trả về với nước; da, thịt, gân xương… hòa nhập với đất. Tất cả đều rã tan, chẳng còn gì gọi là thân mạng con người, là ta, nên nói là không.
Phàm sự vật có hình tướng, đều bị vô thường chi phối dần dần đến chỗ hoại diệt. Quí vị có ai thấy vật có hình tướng mà không hoại diệt không? Tất cả pháp hữu vi, từ người đến vạn vật đều trải qua bốn giai đoạn: thành, trụ, hoại, không. Nên Phật nói thế gian vô thường, tứ đại khổ không, để cho chúng ta thấy rõ lẽ thật, không còn cố chấp thân tứ đại này là thật, không còn cố chấp cõi đời này là bền chắc trường tồn. Quí Phật tử có ai không bị vô thường chi phối không? Từ quá khứ bao lớp người không thoát khỏi, đời hiện tại bao lớp người đang bị thiêu đốt, và đời vị lai bao lớp người cũng bị chi phối. Nếu chúng ta lúc nào cũng thấy biết rõ ràng như vậy, thì dù cho thân này có ra sao đi nữa cũng không lo buồn sợ hãi. Vì biết nó không hoại sớm thì cũng hoại muộn, nên bình thản đón nhận cái chết. Trái lại, Phật tử gặp cảnh vô thường đến, mà còn khóc than kinh hoàng là do học mà chưa thấu suốt lời Phật dạy, hoặc học mà chưa huân tu, hay huân tu mà chưa thuần thục, còn chấp thân là ngã, nên mới khổ như thế.
Đến đây Phật nói ngũ ấm vô ngã. Trong kinh A-hàm, Phật dạy người chấp thân tứ đại là ta, còn dễ phá trừ hơn người chấp linh hồn là ta. Đời này tin mình là chủ, khi chết rồi mình cũng trở lại làm chủ nữa. Chấp trong thân này có cái linh hồn còn hoài, đó là thần ngã; thần ngã là chủ của thân này không bao giờ thay đổi. Đó là chấp thường theo ngoại đạo. Mê chấp như vậy rất có hại, vì cho thần ngã luôn luôn duy nhất không đổi thay thì không chịu tu, mặc tình ăn chơi, tạo các nghiệp ác, rồi sẽ chịu quả báo khổ.
Phật phân tích cho thấy thân này có năm phần, gọi là năm ấm. Năm ấm luôn luôn phủ che Phật tánh có sẵn nơi mọi người.
1- Sắc ấm: là phần thể xác con người do bốn chất đất, nước, gió, lửa hợp thành.
2- Thọ ấm: là phần cảm giác khổ vui, gặp cảnh thuận thì thân tâm cảm thấy thoải mái, vui thích đắm trước; gặp cảnh nghịch thì thân tâm cảm thấy bực bội buồn bã sân hận. Khi vui thì nói tôi vui, khi buồn thì nói tôi buồn. Chấp cái vui cái buồn đó là tâm ta.
3- Tưởng ấm: là nhớ tưởng về chuyện quá khứ, mơ ước những chuyện tương lai, rồi chấp chặt cái nhớ tưởng đó là tâm ta.
4- Hành ấm: là sự nghĩ suy tính toán phát ra hành nghiệp, rồi chấp chặt cái suy nghĩ tính toán đó là tâm ta.
5- Thức ấm: là sự phân biệt cái này tốt cái kia xấu, cái này hay cái kia dở… rồi chấp cái phân biệt đó là tâm ta.
Như thế, chấp sắc là thân ta, chấp thọ là tâm ta, chấp tưởng là tâm ta, chấp hành là tâm ta, chấp thức là tâm ta. Chấp như vậy thì một người có năm cái ta. Một người mà có năm cái ta có hợp lý không? Sắc thân có đây rồi sẽ hoại diệt tan rã. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là pháp sanh diệt, chợt hiện chợt mất, không thường không thật, lại mê chấp là thường là thật là ta. Vì vậy mà bị nó kéo đi mãi trong vòng sanh tử không dừng.
Giờ đây nghe Phật nói sắc, thọ, tưởng, hành, thức là cái không thật không thường hằng, có đó rồi mất đó, là cái sanh diệt không thật là ta, là vô ngã. Thấy biết rõ như vậy là giác ngộ. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dụ những cái sanh diệt có rồi mất là khách, vì nó đến rồi đi, nên không phải là chủ. Nếu là chủ thì không mất, lúc nào cũng hằng hữu. Thế mà chúng ta nhận cái chợt có chợt không đó là mình, tức là nhận khách làm chủ; do mê lầm như thế nên trầm luân sanh tử.
Chúng ta thấy rõ sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải là ta, nó là tạm bợ, có rồi mất, đó là chúng ta đã thấu suốt được lý vô ngã mà Phật đã dạy.
Tâm thị ác nguyên,
Hình vi tội tẩu.
Như thị quán sát,
Tiệm ly sanh tử.
Phật lại dạy: Tâm người là nguồn ác, thân người là rừng tội lỗi. Quán sát như thế dần dần xa lìa sanh tử. Tại sao Phật nói tâm người là nguồn ác, thân người là rừng tội lỗi? Ví dụ khi tâm mình khởi nghĩ một điều gì, thì cho điều mình nghĩ là đúng, là chân lý, nếu có ai cãi lại hay chống đối thì tức giận mắng chửi hay đánh đập… Tất cả mọi mầm mống đấu tranh đều từ tâm mà ra. Khi đã đấu tranh là có âm mưu có ác ý hãm hại người, để thỏa mãn ý muốn của mình, nên không ngần ngại gây khổ cho nhau. Như vậy, tâm rõ là nguồn cội của tội ác. Còn thân khi muốn ăn một bữa ngon miệng thì phải mua gà vịt… về cắt cổ nhổ lông để lấy thịt mà ăn. Muốn cho thân này được no ấm sung túc thì khi làm ăn với người mặc nhiên tranh giành lợi lộc về mình. Có người vì nuôi thân mà phải làm những nghề như giết heo, giết bò… Hoặc vì quá mê mờ muốn có của để nuôi mạng sống, họ sẵn sàng giết người cướp của. Hoặc người có tham vọng chiếm đoạt quyền thế địa vị, mà bị người khác cản trở ngăn chận thì không ngần ngại dùng những thủ đoạn độc ác như ám sát, bắt cóc, vu khống… Vì tham vọng cho bản ngã mà thân tạo vô số tội lỗi, nên nói thân là rừng tội. Người khi thấy thân ngũ ấm là vô ngã, thì không còn chấp cái suy nghĩ của mình là đúng là chân lý, không còn thấy thân mình là quí là trọng, thì mọi sự hơn thua tranh chấp giữa mình với người, giữa nhóm này với nhóm khác không còn nữa, thế giới sẽ thái bình, nhân loại sẽ an lạc.
Người Phật tử thấy rõ tâm là nguồn tội ác, thì mỗi khi tâm khởi nghĩ những điều bất thiện hại mình hại người, hoặc lợi mình hại người liền dừng ngay, không phát ra lời nói việc làm, thì nguồn tội sẽ cạn dần và hết hẳn. Khi nguồn tội đã hết thì mình hết khổ đau, vì miệng không nói lời hung dữ, thân không làm những việc độc ác, gây khổ đau cho người vật, đó là tu. Người nào thường quán xét như vậy, là giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Kiểm lại xem đa số người xuất gia cũng như tại gia có tu như vậy không? Hay chỉ lo cúng lạy tụng niệm, mà không chịu quán xét thì làm sao xa lìa được sanh tử? Chúng ta theo lời Phật dạy, quán xét thấy rõ tâm là nguồn ác, thân là rừng tội, để chuyển hóa thân tâm luôn luôn được thuần lương, đó là chúng ta đã được Phật cứu khổ.
Thông thường chúng ta thấy người nghèo đói, cho cơm gạo để họ được no lòng, thấy người lạnh rách cho áo chăn để họ được lành ấm, thấy người đau bệnh cho thuốc men để họ được khỏe mạnh, đó là cứu khổ người. Nhưng cứu khổ như thế thì bao giờ chúng sanh mới hết khổ? Nếu họ cứ thiếu hoài thì chúng ta có cứu nổi không? Hoặc nếu chúng ta chết rồi thì ai cứu họ? Hoặc chúng ta có thể hướng dẫn huấn nghệ cho họ có công ăn việc làm, để được sống no ấm, thì họ có hết khổ không? Họ chỉ vơi khổ phần nào thôi, vì chúng sanh vẫn còn bị vô thường sanh, già, bệnh, chết chi phối.
Phật và Bồ-tát cứu khổ chúng sanh, là làm sao cho chúng sanh dứt được mầm sanh, già, bệnh, chết, tức là vô minh phiền não. Đó là cái khổ lớn cần phải dứt trừ. Còn nghèo đói thiếu thốn vật chất chỉ là cái khổ nhỏ. Phật nói nghèo đói chưa thật là khổ, trâu bò mang ách kéo cày chưa thật là khổ, bị thiêu đốt trong địa ngục cũng chưa thật là khổ, chỉ có người si mê không biết lối đi mới thật là khổ. Vì còn mê lầm thì đời này tạo nghiệp bị khổ, sanh ra đời sau cũng mê lầm tạo nghiệp cũng khổ nữa. Đời đời kiếp kiếp cứ tái diễn mê lầm tạo tội thọ khổ không ngừng. Chủ yếu của đạo Phật là cứu khổ sanh tử luân hồi, nên nói là giải thoát sanh tử luân hồi, chớ đâu có nói giải thoát đói lạnh. Đức Phật trước kia ở trong cảnh giàu sang quyền quí, vật chất quá đầy đủ, tại sao Ngài lại ưu tư khắc khoải, rồi từ bỏ tất cả để vượt thành xuất gia? Vì Ngài thấy rõ ngôi vua, quyền thế, của cải… là tạm bợ không giải quyết được vấn đề sanh tử, chỉ có tu hành giác ngộ thấy các pháp đúng như thật mới giải thoát được luân hồi sanh tử. Phật giác ngộ rồi Ngài mới chỉ dạy cho chúng ta tu để được giải thoát như Ngài. Chúng ta cũng giảng dạy cho người tu để được giải thoát như chúng ta. Đó là mục đích chánh của sự tu hành mà Phật dạy. Còn những việc từ thiện xã hội như bố thí giúp người, chỉ là những phương tiện đầu để chúng ta có cơ hội gần gũi thân cận, hướng dẫn cho người đường lối tu hành, sống đúng với lời Phật dạy, để được an vui tự tại trong đời này và mãi mãi về sau. Chúng ta tu mà không thực hành như vậy thì không xứng đáng là một người tu Phật.
Điều giác ngộ thứ nhất Phật dạy cõi đời chúng ta đang sống là vô thường tạm bợ. Ngay thân tứ đại giả hợp tạm có này, chúng ta phải biết nó là khổ là không. Phải biết thân và tâm tưởng có đó rồi mất đó, luôn luôn sanh diệt dời đổi không có thật ngã. Cái suy tư nghĩ ngợi mà lâu nay mình lầm chấp là tâm mình, chính là nguồn gốc của ác nghiệp. Cái thân hình mà lúc nào mình cũng lo lắng cho nó được sung sướng đầy đủ, lại là rừng tội lỗi. Phật dạy chúng ta phải luôn luôn thấy rõ như thế, để chuyển ba nghiệp thân, khẩu, ý cho thanh tịnh, để được giải thoát luân hồi sanh tử. Thấy biết đúng như vậy là người giác, thấy ngược lại là người mê.
Trong kinh Bách Dụ có kể một câu chuyện như sau: Thuở xưa có một ngôi nhà cũ, bỏ hoang đã lâu, thiên hạ đồn có quỉ dữ ở trong ấy, mọi người ai cũng kinh sợ không dám vào ngủ. Bấy giờ có một người tự cho mình là can đảm, bèn tuyên bố: “Tôi không sợ gì cả, chiều nay tôi sẽ vào nhà đó!” Quả thật chiều đến người ấy vào nhà đó ngủ. Đồng thời có một người khác, cũng tự cho mình can đảm hơn người và cũng xung phong vào nhà đó ngủ. Người này đến nơi xô cửa để vào. Người đến trước tưởng là quỉ đến xô cửa, bèn rinh tấm phên ngăn ngang cửa không cho vào. Người phía ngoài tưởng bên trong có quỉ, ráng sức xô cánh cửa cho bật ngã để vào đánh quỉ. Sau đó người ấy xô ngã tấm phên sấn vào, hai người đánh nhau dữ dội cho tới sáng. Sáng ra hai người thấy nhau rõ ràng, mới vỡ lẽ con quỉ mà mình đánh suốt đêm nay là người chớ không phải quỉ. Cuộc đánh đấm liền dừng ngang đây.
Phật dụ sự lầm mê chấp trước của con người là trời tối. Vì tối tăm mê mờ không thấy đúng lẽ thật, cái giả lầm tưởng là thật, cái thật lại không khéo nhận ra, do đó mà bị nhọc nhằn khổ sở. Khi đã tỉnh giác, trí tuệ đầy đủ thấy đúng lẽ thật, không còn lầm lạc mê tối nữa thì sẽ hết nhọc nhằn khổ sở.
Kinh A-hàm, Phật dạy mỗi người tu chúng ta phải thắp ngọn đuốc trí tuệ của mình lên, và mồi ngọn đuốc này với chánh pháp của Phật. Tức là chúng ta nương tựa vào trí tuệ của Phật qua kinh, luật, luận. Chúng ta luôn ghi nhớ huân tập mãi thì trí tuệ sẽ sáng rỡ như Phật và Bồ-tát.
Từ trước chúng ta mê lầm, không nghe, không thấy, không biết. Giờ đây nghe Phật dạy, luôn ghi nhớ, huân tập mãi cho thấm nhuần, thì sẽ sáng suốt không còn lầm chấp đau khổ nữa. Như vậy quí Phật tử thấy việc tu học đâu có gì khó khăn, chỉ cần phải hiểu cho đúng rồi thực hành từ từ, đến khi thuần thục thì hoàn toàn giác ngộ, nên nói Phật pháp quí báu là vậy.
Xưa, Thiền sư Vạn Hạnh giác ngộ được lẽ vô thường Ngài làm bài thơ:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc Xuân vinh Thu hựu khô,
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Ngài nói thân người giống như điện như bóng, có rồi không. Cây cối mùa Xuân thì tươi nhuần sum sê, đến mùa Thu lại héo tàn. Mặc tình cho việc hưng thịnh hay suy vi, Ngài không vui buồn kinh sợ. Việc hưng thịnh hay suy vi đối với Ngài như hạt sương trên đầu ngọn cỏ, nắng lên là tan mất. Thân mạng đối với Ngài như lằn chớp, xẹt qua rồi mất. Do thấy như vậy nên Ngài an nhiên trong cuộc sống.