Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

LAM BAN VOI THIEN/ YEU TO TRI TUE/TANG CHI CHUONG 1





VIII. Phẩm Làm Bạn Với Thiện

1-11 Làm Bạn Với Thiện

1. - Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như làm bạn với thiện. Với người làm bạn với thiện, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như hệ lụy với các pháp bất thiện, và không hệ lụy với các pháp thiện. Do hệ lụy với các pháp bất thiện, này các Tỷ-kheo, do không hệ lụy với các pháp thiện, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như hệ lụy với các pháp thiện, không hệ lụy với các pháp bất thiện. Do hệ lụy với các pháp thiện, này các Tỷ-kheo, do không hệ lụy với các pháp bất thiện, nên các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

4. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các giác chi chưa sanh không sanh khởi, và các giác chi đã sanh không đi đến tu tập viên mãn, này các Tỷ-kheo, như không như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, các giác chi chưa sanh không được sanh khởi, và các giác chi đã sanh không đi đến tu tập viên mãn.

5. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các giác chi chưa sanh được sanh khởi và các giác chi đã sanh đi đến tụ tập viên mãn, này các Tỷ-kheo, như như lý tác ý. Do như lý tác ý, này các Tỷ kheo các giác chi chưa sanh được sanh khởi, và các giác chi đã sanh đi đến tu tập viên mãn.

6. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như mất mát bà con. Cái này là khốn cùng giữa các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.

7. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những tăng trưởng này, như tăng trưởng bà con. Cái này là tối thượng giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ.

8. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như mất mát tài sản. Cái này là khốn cùng giữa các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.

9. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những tăng trưởng này, như tăng trưởng tài sản, Cái này là tối thượng giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ.

10. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như mất mát danh tiếng. Cái này là khốn cùng giữa các mất mát, này các Tỷ-kheo, tức là mất mát trí tuệ.

11. Ít có giá trị, này các Tỷ-kheo, là những mất mát này, như tăng trưởng danh tiếng. Cái này là tối thượng giữa các tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, tức là tăng trưởng trí tuệ.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ làm tăng trưởng sự tăng trưởng trí tuệ". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

http://www.budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi01-0114.htm

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

5 TRIEN CAI



1.Tìm hiểu về 5 triền cái

2. Mục đích để đọan diệt 5 triền cái là gì?

Theo thien y, de dat duoc su dinh tam sau sac trong luc ngoi thien, hanh gia phai dat duoc 5 dieu sau day:

- dung nghi den tinh duc.( duc tham)
- khong bi san han chi phoi luc ngoi trien ( san)
- khong buon ngu, da duoi (hon tram, thuy mien)
- khong lang xang (trao cu)
- khong hoang mang, nghi ngo.(nghi hoac)


3. Tai lieu tham khao:



Những pháp đoạn trừ và nuôi dưỡng năm triền cái.

1-10 Tịnh Tướng v.v...

1.- Ta không thấy một phép nào khác, này các Tỷ-kheo, dẫn đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như tịnh tướng. Tịnh tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại.

2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như đối ngại tướng. Ðối ngại tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến sân, chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại.

3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến hôn trầm thụy miên chưa sanh đưọc sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như không hân hoan, biếng nhác, chán nản, ăn quá no, tâm thụ động. Với người có tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng quảng đại.

4. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến trạo hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như tâm không được chỉ tịnh. Với người tâm không chỉ tịnh, này các Tỷ-kheo, trạo hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng quảng đại.

5. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như không như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng quảng đại.

6. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến dục tham chưa sanh không sanh khởi, hay dục tham đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tướng bất tịnh. Tướng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời dục tham chưa sanh không sanh khởi, hay dục tham đã sanh được đoạn tận.

7. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như từ tâm giải thoát. Từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận.

8. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến hôn trầm thụy miên chưa sanh không sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ kheo, như tinh cần giới, tinh tấn giới, dõng mãnh giới. Người tinh cần tinh tấn, này các Tỷ kheo, hôn trầm thụy miên chưa sanh không sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được đoạn tận

9. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến trạo hối chưa sanh không sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tâm tịnh chỉ. Người có tâm tịnh chỉ, này các Tỷ-kheo, trạo hối chưa sanh không sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được đoạn tận.

10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như lý tác ý. Nếu như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được đoạn tận.

--

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi01-0114.htm




Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

GIOI THIEU KINH TANG CHI



GIOI THIEU

LI DO DE HOC KINH TANG CHI: GIA TRI TU TUONG CUA NO.

1. Toi biet Kinh tang chi qua nhung bai Phap noi tieng nhu sau:
a. Chuong 1, pham Sac. Bai kinh Nu sac voi nhung cau noi ve su ai luyen cua nam va nu.
"- Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông."

I. Phẩm Sắc
1-10 Nữ Sắc v.v...
1. Tôi nghe như vầy.:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo!
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
2. Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
3-5.Ta không thấy một hương... một vị... một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương... vị... xúc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
6. Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.
7-10. Ta không thấy một tiếng... một hương... một vị... một xúc nào khác. Này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, như tiếng... hương... vị... xúc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.

b. Chuong 10, Pham Tam cua minh, bai kinh Mulaka, 


(VIII) (58) Lấy Căn Bản Nơi Thế Tôn




1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có thể hỏi như sau: "Này chư Hiền, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ thể nhập? Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh? " Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, pháp lấy Thế Tôn làm căn bổn, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm nương tựa... Thật lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nghĩa của lời nói này được Thế Tôn nói lên! Sau khi nghe Thế Tôn nói, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

2. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau: "Này chư Hiền, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ thể nhập? Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh? "

Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thể trả lời như sau: "Tất cả pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây. Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập. Tất cả pháp lấy Niết-bản làm cứu cánh."

Này các Tỷ-kheo, được hỏi vậy, các Thầy có thể trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.

Bai Kinh nay, la tien de li luan cua TS Goenka trong phap tu Vipassana, Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ. (phap=ngu uan)

Vang, Kinh Tang chi co nhung bai Kinh rat hay, tu tuong sau sac.
Vi the toi thich tim hieu bo Kinh nay.

Kinh can
Chanh-Y
25.11.2012
--

Giới thiệu:

Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).

Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24.

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.

Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được quí ngài Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn (Ðại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27).

(Bình Anson, tháng 09-2000)

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

TU LUONG/ TUONG UNG NHAN DUYEN

31.IX. Thích Hợp (2) (S.iv,23)

...

10) Này các Tỷ-kheo, xa cho đến uẩn, giới, xứ, vị ấy không có tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: "Pháp ấy là của ta". Vị ấy không có tư lường như vậy nên không có chấp thủ một sự vật gì trong đời. Do không chấp thủ, nên không dao động (paritassati), do không dao động, vị ấy tự mình được tịch tịnh (parinibbàyati). Vị ấy tuệ tri (pajànati): "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

11) Này các Tỷ-kheo, đây là đạo lộ thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.

..
http://www.budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35a.htm

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

12 NHAN DUYEN/ KINH PHAN BIET/ TUONG UNG NHAN DUYEN




II. Phân Biệt -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,2)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Ðây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Ðây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sanh.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu? Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ? Này các Tỷ-kheo, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là thủ.

8) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái? Này các Tỷ-kheo, có sáu ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là ái.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc? Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc.

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sáu xứ.

12) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.

13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.

14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

15) Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô minh? Này các Tỷ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh.

16) Như vậy này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

--
http://www.budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

MULAKA SUTTA/ TANG CHI 10 PHAP



8. Mūlakasuttaṃ

58.[a. ni. 8.83] ‘‘Sace, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṃ puccheyyuṃ – ‘kiṃmūlakā, āvuso, sabbe dhammā, kiṃsambhavā sabbe dhammā, kiṃsamudayā sabbe dhammā, kiṃsamosaraṇā sabbe dhammā, kiṃpamukhā sabbe dhammā, kiṃadhipateyyā sabbe dhammā, kiṃuttarā sabbe dhammā, kiṃsārā sabbe dhammā, kiṃogadhā sabbe dhammā, kiṃpariyosānā sabbe dhammā’ti, evaṃ puṭṭhā tumhe, bhikkhave , tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ kinti byākareyyāthā’’ti? ‘‘Bhagavaṃmūlakā no, bhante, dhammā bhagavaṃnettikā bhagavaṃpaṭisaraṇā. Sādhu vata, bhante, bhagavantaṃyeva paṭibhātu etassa bhāsitassa attho. Bhagavato sutvā bhikkhū dhāressantī’’ti.

‘‘Tena hi, bhikkhave, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –


‘‘Sace, bhikkhave, aññatitthiyā paribbājakā evaṃ puccheyyuṃ – ‘kiṃmūlakā, āvuso, sabbe dhammā, kiṃsambhavā sabbe dhammā, kiṃsamudayā sabbe dhammā, kiṃsamosaraṇā sabbedhammā kiṃpamukhā sabbe dhammā, kiṃ adhipateyyā sabbe dhammā, kiṃuttarā sabbe dhammā, kiṃsārā sabbe dhammā, kiṃogadhā sabbe dhammā, kiṃpariyosānā sabbe dhammā’ti, evaṃ puṭṭhā tumhe, bhikkhave, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyātha – ‘chandamūlakā, āvuso, sabbe dhammā, manasikārasambhavā sabbe dhammā, phassasamudayā sabbe dhammā, vedanāsamosaraṇā sabbe dhammā, samādhippamukhā sabbe dhammā, satādhipateyyā sabbe dhammā, paññuttarā sabbe dhammā, vimuttisārā sabbe dhammā, amatogadhā sabbe dhammā, nibbānapariyosānā sabbe dhammā’ti. Evaṃ puṭṭhā tumhe, bhikkhave, tesaṃ aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ evaṃ byākareyyāthā’’ti. Aṭṭhamaṃ.



(VIII) (58) Lấy Căn Bản Nơi Thế Tôn

1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có thể hỏi như sau: "Này chư Hiền, 

1*. tất cả pháp lấy gì làm căn bản? 
2.Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? 
3. Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? 
4. Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ? 
5. Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? 
6.Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? 
7. Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? 
8.Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây? 
9. Tất cả pháp lấy gì làm chỗ thể nhập? 
10. Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh? " 

Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, pháp lấy Thế Tôn làm căn bổn, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm nương tựa... Thật lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nghĩa của lời nói này được Thế Tôn nói lên! Sau khi nghe Thế Tôn nói, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

2. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau: "Này chư Hiền, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ thể nhập? Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh? "

Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thể trả lời như sau: "1.Tất cả pháp lấy dục làm căn bản. 

2. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. 
3. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. 
4. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ. 
5. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. 
6. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. 
7. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. 
8. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây. 
9. Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập. 
10. Tất cả pháp lấy Niết-bản làm cứu cánh."

Này các Tỷ-kheo, được hỏi vậy, các Thầy có thể trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.


http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi10-0406.htm

--

Tieng Duc:


A.X.58 Über das Wesen aller Dinge - 8. Mūlaka Sutta

Sollten da, ihr Mönche, andersgläubige Wanderasketen euch fragen,
1*. worin wohl die sämtlichen Erscheinungen wurzeln,
2. wodurch sie erzeugt werden,
3. wodurch bedingt sie entstehen,
4. was sie zusammenhält,
5. was ihr Führer ist,
6. wodurch sie gemeistert werden,
7. was ihr Höchstes ist
8. und ihr wahrer Zweck,
9. worin sie münden
10. und enden

- so habt ihr da, derart befragt, diesen andersgläubigen Wanderasketen so zu antworten:
»1. Im Willen (*1), ihr Brüder, wurzeln alle Dinge;
2. durch Aufmerksamkeit (manasikāra) werden sie erzeugt;
3. durch den Sinnen-Eindruck bedingt entstehen sie;
4. das Gefühl hält sie zusammen;
5. die Sammlung ist ihr Führer;
6. durch die Achtsamkeit werden sie gemeistert;
7. die Weisheit ist ihr Höchstes;
8. die Befreiung ist ihr wahrer Zweck;
9. im Todlosen münden sie,
10. und sie enden im Nibbāna.«

(Zum Vorstehenden vgl. A.IX.14)

(*1) chanda (Wille) - ein an sich ethisch indifferenter Begriff - bedeutet hier, dem K zufolge, soviel wie Absicht (ajjhāsaya-chanda) und Wunsch zu handeln (kattukamyata-chanda).


http://www.palikanon.com/angutt/a10_051_060.html#a_x58

--
*: so thu tu 1, 2, 3 duoc ban bien tap trang web dua vao de them ro rang cho viec doc thoi
ban tieng anh


AN 10.58 
PTS: A v 106
Mula Sutta: Rooted
translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu
"Monks, if those who have gone forth in other sects ask you, 'In what are all phenomena rooted? What is their coming into play? What is their origination? What is their meeting place? What is their presiding state? What is their governing principle? What is their surpassing state? What is their heartwood? Where do they gain a footing? What is their final end?': On being asked this by those who have gone forth in other sects, how would you answer?"
"For us, lord, the teachings have the Blessed One as their root, their guide, & their arbitrator. It would be good if the Blessed One himself would explicate the meaning of this statement. Having heard it from the Blessed One, the monks will remember it."
"In that case, monks, listen & pay close attention. I will speak."
"As you say, lord," the monks responded.
The Blessed One said, "Monks, if those who have gone forth in other sects ask you, 'In what are all phenomena rooted? What is their coming into play? What is their origination? What is their meeting place? What is their presiding state? What is their governing principle? What is their surpassing state? What is their heartwood? Where do they gain a footing? What is their final end?': On being asked this by those who have gone forth in other sects, this is how you should answer them:
"'All phenomena are rooted in desire.[1]
"'All phenomena come into play through attention.
"'All phenomena have contact as their origination.
"'All phenomena have feeling as their meeting place.
"'All phenomena have concentration as their presiding state.
"'All phenomena have mindfulness as their governing principle.
"'All phenomena have discernment as their surpassing state.
"'All phenomena have release as their heartwood.
"'All phenomena gain their footing in the deathless.
"'All phenomena have Unbinding as their final end.'
"On being asked this by those who have gone forth in other sects, this is how you should answer."

Note

1.
According to the Commentary to AN 8.83 (which covers the first eight of the ten questions given here), "all phenomena" (sabbe dhamma) here means the five aggregates. These are rooted in desire, it says, because the desire to act (and thus create kamma) is what underlies their existence. The Commentary's interpretation here seems to be an expansion on MN 109, in which the fiveclinging-aggregates are said to be rooted in desire, an assertion echoed in SN 42.11, which states that suffering & stress are rooted in desire. Here, all the aggregates — whether affected by clinging or not — are said to be rooted in desire.
The Commentary goes on to say that the statement, "All phenomena are rooted in desire," deals exclusively with worldly phenomena, whereas the remaining statements about all phenomena cover both worldly and transcendent phenomena. There seems less reason to follow the Commentary's first assertion here, in that the noble eightfold path, when brought to maturity, counts as transcendent, and it is obviously rooted in a skillful form of desire.
As for the transcendent in its ultimate form, the phrase "all phenomena" as used in this sutta does not cover Unbinding, as Unbinding is not rooted in anything and, as the final statement indicates, it constitutes the final end of all phenomena. Thus this sutta would seem to belong to the group of suttas that would not classify Unbinding as a phenomenon. (On this question, see the note to AN 3.134.)
See also: MN 1.

--
Nguon ban tieng anh:
"Mula Sutta: Rooted" (AN 10.58), translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight, 4 July 2010,http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an10/an10.058.than.html . Retrieved on 21 November 2012.

KINH RAN DEN/ TANG CHI BO KINH 5 PHAP/24

Kinh Ran den 229, 230

XXIII. Phẩm Du Hành Dài

Chương V - Năm Pháp


Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt



(IX) (229) Rắn Ðen (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen. Thế nào là năm?

2. Không thanh thịnh, hôi thúi, sợ hãi rụt rè, đáng sợ hãi, làm hại bạn.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen.

3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân. Thế nào là năm?

4. Không thanh thịnh, hôi thúi, sợ hãi rụt rè, đáng sợ hãi, làm hại bạn.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân.

(X) (230) Rắn Ðen (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen. Thế nào là năm?

2. Phẫn nộ, hiềm hận, có nọc độc, lưỡi chia hai, làm hại bạn.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen.

3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân. Thế nào là năm?

4. Phẫn nộ, hiềm hận, có nọc độc, lưỡi chia hai, làm hại bạn.

5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nọc độc của nữ nhân là như sau: Này các Tỷ-kheo, nữ nhân phần lớn hay tham đắm. Ở đây, này các Tỷ-kheo, lưỡi chia hai của nữ nhân là như sau: Này các Tỷ-kheo, nữ nhân phần lớn nói hai lưỡi. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nữ nhân làm hại bạn như sau: Này các Tỷ-kheo, nữ nhân phần lớn ngoại tình!

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân.

--

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-1926.htm

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

210






210. Chớ kết giao với người đáng ưa, chớ kết giao với người không đáng ưa; Không gặp được người thương yêu là khổ, gặp người cừu oán cũng khổ.
Consort not with those that are dear, 
never with those that are not dear;
not seeing those that are dear
and seeing those that are not dear,
are both painful. -- 210
210. Chớ gần người yêu quí, 
Chớ thân kẻ ghét hờn,
Yêu không gặp, héo hon,
Ghét phải gần, đau khổ.

210 - Ne fréquenter pas ceux qui vous sont chers, non plus que ceux qui ne vous sont pas chers ; Ne pas voir ceux qui sont chers et voir ceux qui ne sont pas chers est également douloureux.
210. Verbindet euch niemals--ganz gleich was passiert-- mit Liebenswertem oder Unliebsamem; Es ist schmerzhaft, das nicht zu sehen, was einem lieb ist oder das zu sehen, was einem unlieb ist.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

MUA THU CHO EM



Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
mang ái ân mang tình yêu tới
em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé 


Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
em có hay thu về hết dấu cô liêu
Và em có hay khi mùa thu tới
bao trái tim vương màu xanh mới
em có hay hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây

Nắng úa dệt mi em
và mây xanh thay tóc rối
nhạt môi môi em thơm nồng
tình yêu vương vương má hồng
sẽ hát bài cho em
và ru em yên giấc tối
ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
chờ em anh nghe mùa thu tới

Em có mơ mùa thu cho ai nức nở
em có mơ mơ mùa mắt ướt hoen mi
Và em có mơ khi mùa thu tới
hai chúng ta sẽ cùng chung lối
em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương...