Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Cau hoi ve viec nhan biet su an lac cua Niet-ban/ Nibbānasukhajānanapañho/ MILINDA VAN DAO




MILINDAPAÑHAPĀḶI
MILINDA VẤN ĐẠO
IV. PHẨM NIẾT BÀN

Nibbānasukhajānanapañho

Cau hoi ve viec nhan biet su an lac cua Niet-ban

jānana: nt. sự hiểu biết, sự nhận thức. --naka a. hiểu biết, học thức.


I. SU* INDACANDA DICH:

10. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, người nào chưa đạt được Niết Bàn, có phải người ấy biết được Niết Bàn là an lạc?
“Tâu đại vương, đúng vậy. Người nào chưa đạt được Niết Bàn, người ấy vẫn biết được Niết Bàn là an lạc.”
“Thưa ngài Nāgasena, trong khi không đạt được Niết Bàn làm thế nào lại biết được Niết Bàn là an lạc?”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Đối với những người có tay chân không bị chặt đứt, tâu đại vương, có phải họ có thể biết được sự chặt đứt tay chân là đau đớn.”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Làm thế nào họ có thể biết được?”
“Thưa ngài, sau khi lắng nghe tiếng rên rỉ của những người khác có tay chân bị chặt đứt, họ biết được sự chặt đứt tay chân là đau đớn.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sau khi lắng nghe những người đã thấy được Niết Bàn mà biết được Niết Bàn là an lạc.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

--
II. TIENG DUC

Mil. 3.1.7. Vorkenntnis von der Erlösung - 2.4.10. Nibbānasukhajānanapañho


Der König sprach: "Mag wohl einer, o Herr, ohne die Erlösung selber erlangt zu haben, wissen, daß diese Glück bedeutet?"
"Freilich, o König."
"Wie kann er denn solches wissen, ohne selber die Erlösung erlangt zu haben?"
"Was meinst du, o König: kann man wohl wissen, daß das Abhacken von Händen und Füßen schmerzhaft ist, ohne daß einem zuvor selber Hände und Füße abgehackt wurden?"
"Gewiß, o Herr."
"Woher aber kann man das wissen?"
"Weil man das Jammergeschrei derer vernommen hat, denen Hände und Füße abgehackt wurden: daher weiß man es."
"Genau so, o König, weiß man, daß die Erlösung Glück bedeutet, da man den Freudenruf derer vernommen hat, die die Erlösung geschaut haben."
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena

--
III. SU* GIOI NGHIEM DICH

48. Làm sao biết Niết bàn là tối thượng lạc?


- Chưa đắc Niết bàn thì làm sao biết được Niết bàn là tối thượng lạc, đại đức ?
- Thưa, biết chứ. Ví như một người chưa từng bị chặt tay, chặt chân có biết rằng bị chặt tay chặt chân là khổ không?
- Thưa, biết.
- Làm sao mà biết được?
- Nghe tiếng kêu la, than khóc quằn quại đau đớn của những nạn nhân ấy nên biết.
- Cũng như thế ấy, dầu chưa chứng đắc Niết bàn, nhưng nghe những vị Thánh nhân A-la-hán nói lại và thấy đời sống thanh tịnh, nhàn lạc, an vui của họ nên biết Niết bàn là tối thượng lạc.
- Đúng lắm.

--
III. TIENG ANH/ SU* PESALA DICH:

8. “Can one who has not attained nibbàna know that it is
blissful?”
“Yes indeed, O king. As those who have not had their
hands and feet cut off can know how painful a condition it
is by the cries of those who have; so can those who have not
attained nibbàna know it is blissful by hearing the joyful
words of those who have attained it.”


IV. PALI

10. Rājā āha: "bhante nāgasena, yo na labhati nibbānaṃ, jānāti so sukhaṃ nibbānanti?"
"Āma mahārāja, yo na labhati nibbānaṃ, jānāti so sukhaṃ nibbānanti".

[SL Page 065] [\x 65/] 

"Kathambhante nāgasena alabhanto jānāti 'sukhaṃ nibbānanti?"
"Taṃ kimmaññasi mahārāja yesaṃ nacchinnā hatthapādā jāneyyuṃ te mahārāja dukkhaṃ hatthapādacchedananti?"
"Āma bhante. Jāneyyunti", 
"Kathaṃ jāneyyunti?"
"Aññesaṃ bhante jinnahatthapādānaṃ paridevitasaddaṃ sutvā jānanti dukkhaṃ [PTS Page 070] [\q 70/] hatthapādacchadananti". 
"Evameva kho mahārāja, yesaṃ diṭṭhaṃ nibbānaṃ, tesaṃ sutvā jānāti sukhaṃ nibbānanti". 
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 

Nibbānavaggo catuttho. 

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

CAU HOI VE SU THANH TUU NIET BAN / Nibbānalabhanapañho/ MILINDA VAN DAO



MILINDAPAÑHAPĀḶI
MILINDA VẤN ĐẠO
IV. PHẨM NIẾT BÀN

Nibbānalabhanapañho

CAU HOI VE SU THANH TUU NIET BAN

labhana : (nt.) [fr. "labh"] taking, receiving, gift, acquisition DhA III.271 (~bhāva); PvA 73 (~ṭṭhāna), 121 (id.).labhanam. : <vri> Taking, receiving, acquisition


I. SU* INDACANDA DICH:

9. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải tất cả đều đạt được Niết Bàn?
“Tâu đại vương, không phải tất cả đều đạt được Niết Bàn. Tâu đại vương, người nào thực hành chân chánh biết rõ các pháp cần được biết rõ, biết toàn diện các pháp cần được biết toàn diện, dứt bỏ các pháp cần được dứt bỏ, tu tập các pháp cần được tu tập, chứng ngộ các pháp cần được chứng ngộ, người ấy đạt được Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

--
II. TIENG DUC

Mil. 3.1.6. Werden alle erlöst? - 2.4.9. Nibbānalabhanapañho


Der König sprach: "Erlangen wohl alle die Erlösung, ehrwürdiger Nāgasena?"
"Nicht alle, o König. Nur, wer recht wandelt, die zu erkennenden Dinge klar erkennt, die zu durchdringenden Dinge völlig durchdringt, die zu überwindenden Dinge überwindet, die zu erweckenden Dinge erweckt und die zu verwirklichenden Dinge verwirklicht: nur der erlangt die Erlösung."
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"

--
III. TIENG ANH

7. “Does everyone attain nibbàna?”
“Not all, O king; but whoever conducts himself
rightly, understands what should be understood, perceives
what should be perceived, abandons what should be
abandoned, develops what should be developed and
realises what should be realised;39 he attains nibbàna.”

--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH


47. Ai sẽ đắc Niết bàn?

Đức vua hỏi:
- Ai tu hành đều đắc quả Niết bàn như nhau cả chứ?
- Không chắc như vậy. Người nào thực hành đúng chánh pháp, giác ngộ những pháp mà bậc trí tuệ đã giác ngộ, biết chắc những pháp mà bậc trí tuệ đã biết chắc, dứt bỏ những pháp mà bậc trí tuệ dứt bỏ, tiến hành những pháp mà bậc trí tuệ tiến hành, thấy rõ những pháp mà những bậc trí tuệ đã thấy rõ; người ấy mới đắc được Niết bàn, tâu đại vương .

--
V. PALI

9. Rājā āha: "bhante nāgasena sabbeva labhanti nibbānanti? 

"Na kho mahārāja sabbeva labhanti nibbānaṃ. Api ca kho mahārāja yo sammā paṭipanno abhiññeyye dhamme abhijānāti, pariññeyye dhamme parijānāti, pahātabbe dhamme pajahati, bhāvetabbe dhamme bhāveti, sacchikātabbe dhamme sacchikaroti, so labhati nibbānanti". 

"Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 



Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Cau hoi ve su diet tat Niet ban / Nirodhanibbānapañho/ KINH MILANDA VAN DAO


Nirodhanibbānapañho

- Nirodha: m. sự diệt tắt, chân lý cuối cùng. --dhamma a. phải bị tiêu hoại. --samāpatti f. đắc đựơc pháp thiền diệt thọ tưởng định.

Cau hoi ve su diet tat Niet ban.


I. BAN DICH CUA SU* INDACANDA:

8. 

Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải sự diệt tận là Niết Bàn?
“Tâu đại vương, đúng vậy. Sự diệt tận là Niết Bàn.”
“Thưa ngài Nāgasena, sự diệt tận là Niết Bàn nghĩa là thế nào?”
“Tâu đại vương, quả là tất cả những kẻ phàm phu ngu dốt thích thú tán thưởng, bám víu vào các nội và ngoại xứ. Chúng thả trôi theo dòng chảy ấy, không hoàn toàn thoát khỏi sự sanh, sự già, sự chết, các sự sầu bi khổ ưu não, tôi nói rằng chúng không hoàn toàn thoát khỏi khổ. Tâu đại vương, còn vị Thánh đệ tử, có sự học hỏi, không thích thú không tán thưởng, không bám víu vào các nội và ngoại xứ. Trong khi vị ấy không thích thú không tán thưởng, không bám víu vào các nội và ngoại xứ, ái bị diệt tận; do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của thủ; do sự diệt tận của thủ, có sự diệt tận của hữu; do sự diệt tận của hữu, có sự diệt tận của sanh; do sự diệt tận của sanh, già chết sầu bi khổ ưu não bị diệt tận. Như thế là sự diệt tận của toàn bộ khổ uẩn này. Tâu đại vương, sự diệt tận là Niết Bàn nghĩa là như vậy.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

--

II. TIENG DUC

Mil. 3.1.5. Erlösung gleich Erlöschung - 2.4.8. Nirodhanibbānapañho


Der König sprach: "Ist wohl, o Herr, Erlösung (Nibbāna) dasselbe wie Erlöschung?"
"Ja, o König. Die Erlösung besteht in der Erlöschung."
"Inwiefern nun aber, ehrwürdiger Nāgasena, besteht die Erlösung in der Erlöschung?"
"All die törichten Weltlinge, o König, finden Lust und Freude an den Sinnen und deren Objekten und hängen sich daran. Daher werden sie von jenem Strome der Leidenschaften fortgerissen und nicht erlöst von Geburt, Altern und Sterben, von Sorge, Klage, Schmerz, Trübsal und Verzweiflung, werden nicht erlöst vom Leiden: das sage ich. Der kundige, heilige Jünger aber, o König, findet keine Lust und Freude an den Sinnen und deren Objekten und hängt sich nicht daran. Da er aber keine Lust und Freude daran findet und sich nicht daran hängt, so erlischt das Begehren. Durch Erlöschen des Begehrens erlischt der Daseinshang, durch Erlöschen des Daseinshanges der Tatenprozeß. Durch Erlöschen des Tatenprozesses aber kommt es künftighin zu keiner Geburt mehr. Und mit Aufhebung der Geburt schwinden Alter und Tod, Sorge, Klage, Schmerz, Trübsal und Verzweiflung. Auf diese Weise kommt es zur Erlöschung dieser ganzen Leidensfülle. Insofern, o König, besteht die Erlösung in der Erlöschung."
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"
--
III. BAN DICH CUA SU GIOI NGHIEM

46. Niết bàn
- Thưa đại đức! Tại sao Niết bàn thường được nói là diệt (nirodha), là tịch diệt? Trẫm nghi ngờ điều đó lắm!
- Xin thưa, Niết bàn chính là diệt, là tịch diệt, một trạng thái ngưng nghỉ và vắng lặng, đại vương hãy nghe đây, bần tăng sẽ nói.
Chúng sanh hằng chịu thế lực của căn trần chi phối, mãi trôi dạt giữa biển đời sanh tử, mãi quẩn quanh trong lục đạo luân hồi, mãi chìm đắm giữa dòng ái dục; nên chẳng bao giờ thoát ly được sự bủa vây của phiền não do sanh, già, bệnh, chết, ưu sầu, bất bình, uất ức, thống khổ v.v... Các bậc Thinh văn A-la- hán, do nhờ có tu tập, do nhờ có trí tuệ nên các ngài đã thoát khỏi sự chi phối của căn trần; đã liễu ngộ sinh tử, không còn trôi dạt trong ba cõi, sáu đường, đã chấm dứt ái dục! Khi ái dục đã diệt tận thì mọi chấp thủ tiêu vong [*]; thủ diệt thì ba hữu [**] đâu có còn? Ba hữu không còn thì lấy đâu ra sanh, già, bệnh, chết, sầu bi khổ ưu não? Như vậy, mọi nguyên nhân của phiền não đau khổ thảy đều ngưng nghỉ, vắng lặng; nếu không gọi là diệt, là tịch diệt thì gọi là gì hở đại vương?
- Hay lắm! Chính xác lắm!
[*] Có bốn thủ: dục thủ, kiến thủ, ngã thủ và giới cấm thủ.
[**] Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.
--


IV. SU* PESALA DICH:

5. “You say that the world rests on water, the water on
air and the air on space. This too I cannot believe.”
Then the elder showed the king water in a regulation
water-filter supported by atmospheric pressure and the
king was convinced.

6. “Is cessation nibbàna?”
“Yes, O king. All foolish worldlings take pleasure in
the senses and their objects; they find delight in them and
cling to them. Hence they are carried down by the flood [of
passion] and are not released from birth and suffering.
However, the wise disciple of the noble ones does not
delight in those things. So craving ceases in him. Thence,
attachment ceases, becoming ceases, birth ceases, old age,
death, grief, lamentation, pain, sorrow and despair cease to
exist. Thus it is that cessation is nibbàna.”


V.Pali

Nirodhanibbānapañho

8. Rājā āha: "bhante nāgasena nirodho nibbānanti?"
"Āma mahārāja nirodho nibbānanti". 
"Kathambhante [PTS Page 069] [\q 69/] nāgasena nirodho nibbānanti?"
Sabbe bālaputhujjanā kho mahārāja ajjhattikabāhire āyatane abhinandanti, abhivadanti, ajjhosāya tiṭṭhanti. Te tena sotena vuyhanti, na parimuccanti jātiyā jarāya maraṇena sokena paridevena dukkhehi domanassehi upāyāsehi, na parimuccanti dukkhasmā'ti vadāmi sutavā ca kho mahārāja ariyasāvako ajjhattikabāhire āyatane nābhinandati, nābhivadati, nājjhosāya tiṭṭhati. Tassa taṃ anabhinandato anabhivadato anajjhosāya tiṭṭhato taṇhā nirujjhati, taṇhānirodhā upādānanirodho, upādānanirodhā bhavanirodho bhavanirodhā jātinirodho, jātinirodhā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Evaṃ kho mahārāja nirodho nibbānanti". 
 
"Kallo' si bhante nāgasenā" ti, 
--
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sltp/Mil_utf8.html#pts.025






NUOC DUA VAO KHI?/ MILINDA VAN DAO/ PHAM NIET BAN



MILINDAPAÑHAPĀḶI
MILINDA VẤN ĐẠO

IV. PHẨM NIẾT BÀN



NHỮNG NHẬN BIẾT PHẢI QUA THỰC NGHIỆM


7. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Đại địa cầu này được tồn tại ở nước, nước được tồn tại ở gió, gió được tồn tại ở hư không.’ Trẫm cũng không tin lời nói này.”


Vị trưởng lão đã lấy nước bằng bình đựng nước rồi giúp cho đức vua Milinda hiểu được rằng: “Tâu đại vương, nước này được nâng đỡ bởi gió như thế nào thì nước kia cũng được nâng đỡ bởi gió như thế ấy.”


“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
--

Su* Pesala dich:

5. “You say that the world rests on water, the water on

air and the air on space. This too I cannot believe.”

Then the elder showed the king water in a regulation

water-filter supported by atmospheric pressure and the

king was convinced.

--
Su* Gioi Nghiem dich:

45. Nước dựa khí

Vua hỏi:
- Các vị sa môn trong hàng ngũ của đại đức thường thuyết lý rằng: đất dựa nước, nước dựa khí, khí dựa hư không. Điều ấy sao khó tin đến vậy?

Khi ấy, đại đức Na-tiên có cái bình lược nước mang sẵn, ngài đưa cái bình lược nước lên cao, nói rằng:
- Đại vương! nước trong bình này không do khí duy trì, nâng đỡ là gì! [*]
- Vâng, đúng thế!
[*] Ngày nay, các thể đặc, lỏng, hơi, chân không nương tựa nhau là điều mà ai cũng có thể biết.--

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

LUA DIA NGUC / Nerayikaggiuṇhabhāvapañho/ MILINDA VAN DAO



MILINDAPAÑHAPĀḶI
MILINDA VẤN ĐẠO


IV. PHẨM NIẾT BÀN

Nerayikaggiuṇhabhāvapañho

Tu vung:

pañho: cau hoi

Nerayika: a. sa vào địa ngục, người chịu đau khổ nơi địa ngục.

bhāva: m. điều kiện, thiên nhiên, sự trở nên, bản tính.

uṇha: no'ng

Dich ca cum tu: Nerayikaggiuṇhabhāvapañho= Cau hoi ve dieu kien chiu dau kho o dia nguc nong bong.

NGHIỆP LỰC KHÔNG THỂ CHỈ ĐO LƯỜNG BẰNG VẬT LÝ


I. Su* Indacanda dich:


6. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Lửa địa ngục nóng dữ dội hơn lửa bình thường. Một hòn đá nhỏ bé được ném vào trong lửa bình thường, trong khi bị đốt cháy trọn ngày vẫn không bị tiêu hoại, còn tảng đá thậm chí lớn bằng ngôi nhà mái nhọn được ném vào trong lửa địa ngục liền bị tiêu hoại trong giây lát.’ Trẫm không tin lời nói này. Hơn nữa, ngài còn nói như vầy: ‘Chúng sanh nào sanh ra ở nơi ấy, trong khi bị nung nấu ở địa ngục thậm chí trong nhiều ngàn năm, vẫn không bị tiêu hoại,’ trẫm cũng không tin lời nói này.”

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Các loài như cá đao cái, cá sấu cái, rùa cái, công mái, bồ câu mái, phải chăng chúng ăn các hòn đá và các hạt cát cứng rắn?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Chúng ăn.”

“Vậy có phải các thứ này khi đã đi vào bên trong bao tử ở bụng của chúng thì bị tiêu hoại?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Chúng bị tiêu hoại.”

“Vậy còn bào thai ở trong bụng của các loài thú cái ấy cũng bị tiêu hoại?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Vì lý do gì?”

“Thưa ngài, trẫm nghĩ do tác động của nghiệp khiến chúng không bị tiêu hoại.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế do tác động của nghiệp khiến chúng sanh ở địa ngục, trong khi bị nung nấu ở địa ngục thậm chí trong nhiều ngàn năm, vẫn không bị tiêu hoại; họ sanh ra ngay tại nơi ấy, lớn lên ngay tại nơi ấy, chết đi ngay tại nơi ấy. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Cho đến khi nào nghiệp ác ấy còn chưa được diệt tận thì chúng sanh địa ngục ấy vẫn không chết.’”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Các loài như sư tử cái, cọp cái, beo cái, chó cái, phải chăng chúng cũng ăn các khúc xương và các miếng thịt cứng rắn?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Chúng ăn.”

“Vậy có phải các thứ này khi đã đi vào bên trong bao tử ở bụng của chúng thì bị tiêu hoại?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Chúng bị tiêu hoại.”

“Vậy còn bào thai ở trong bụng của các loài thú cái ấy cũng bị tiêu hoại?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Vì lý do gì?”

“Thưa ngài, trẫm nghĩ do tác động của nghiệp khiến chúng không bị tiêu hoại.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế do tác động của nghiệp khiến chúng sanh ở địa ngục trong khi bị nung nấu ở địa ngục thậm chí trong nhiều ngàn năm, vẫn không bị tiêu hoại.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Các phụ nữ như các cô mảnh mai xứ Yona, các cô mảnh mai dòng Sát-đế-lỵ, các cô mảnh mai dòng Bà-la-môn, các cô gia chủ mảnh mai, phải chăng họ cũng ăn các vật nhai và các miếng thịt cứng rắn?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Họ ăn.”

“Vậy có phải các thứ này khi đã đi vào bên trong bao tử ở bụng của họ thì bị tiêu hoại?”

“Thưa ngài, đúng vậy. Chúng bị tiêu hoại.”

“Vậy còn bào thai ở trong bụng của những phụ nữ ấy cũng bị tiêu hoại?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Vì lý do gì?”

“Thưa ngài, trẫm nghĩ do tác động của nghiệp khiến chúng không bị tiêu hoại.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế do tác động của nghiệp khiến chúng sanh ở địa ngục trong khi bị nung nấu ở địa ngục thậm chí trong nhiều ngàn năm, vẫn không bị tiêu hoại; họ sanh ra ngay tại nơi ấy, lớn lên ngay tại nơi ấy, chết đi ngay tại nơi ấy. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Cho đến khi nào nghiệp ác ấy còn chưa được diệt tận thì chúng sanh địa ngục ấy vẫn không chết.’”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”


--

Mil. 3.1.4. Höllenfeuer - 2.4.6. Nerayikaggiuṇhabhāvapañho


Der König sprach: "Ihr behauptet da, ehrwürdiger Nāgasena, daß das Höllenfeuer stärker brenne als das gewöhnliche Feuer, und daß, obgleich selbst schon ein winziges Steinchen, das man in das gewöhnliche Feuer wirft, einen Tag glühen möge ohne sich aufzulösen, aber trotzdem ein Felsen so groß wie ein Giebeldach, in das Höllenfeuer geworfen, in einem Augenblicke zergehe. Solcher Behauptung mag ich keinen Glauben schenken. Und daß ihr da ferner behauptet, daß die dort wiedergeborenen Wesen, trotzdem sie für manche Jahrtausende in der Hölle zu brennen haben, nicht zergehen sollten: auch das kann ich nicht glauben."
Der Ordensältere aber erwiderte: "Was meinst du, o König? Fressen die weiblichen Haifische, Krokodile, Schildkröten, Pfauen und Tauben nicht wohl auch harte Steine und Kies? Und verzehren die weiblichen Löwen, Tiger, Leoparden und Hunde nicht wohl harte Knochen und Fleisch?"
"Gewiß, o Herr."
"Und zersetzen sich nicht wohl diese Dinge, sobald sie in ihren Leib gelangt sind?"
"Gewiß, o Herr."
"Löst sich aber der Embryo, der sich in ihrem Leibe befinden mag, ebenfalls auf?"
"Das freilich nicht, o Herr."
"Und warum nicht?"
"Ich denke, wohl zufolge des vorgeburtlichen Wirkens, o Herr."
"Genau so, o König, mögen die Wesen zufolge des vorgeburtlichen Wirkens gar manche Jahrtausende in der Hölle brennen, ohne daß sie sich auflösen."
"Gib mir ein weiteres Gleichnis!"
"Was meinst du, o König? Essen die zarten Weiber der Griechen und der Adeligen, Brahmanen und Hausleute nicht wohl bisweilen harte, Kauen erfordernde Speisen und Fleisch?"
"Gewiß, o Herr."
"Löst sich nun aber der Embryo, der sich in ihrem Leibe befinden mag, ebenfalls auf?"
"Das freilich nicht, o Herr."
"Und warum nicht?"
"Ich denke, wohl zufolge des vorgeburtlichen Wirkens, o Herr."
"Genau so, o König, mögen die Wesen zufolge des vorgeburtlichen Wirkens gar manche Jahrtausende in der Hölle brennen, ohne daß sie sich auflösen. Auch der Erhabene, o König, hat gesagt: <Und er stirbt nicht, solange jene Tat sich noch nicht erschöpft hat.>"
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"
--
Su* Pesala:


4. “You say that the fire of purgatory would instantly

destroy a boulder the size of a house; but you also say that

whatever beings are reborn in hell, though they burn for

hundreds of thousands of years they are not destroyed.

How can I believe this?”

“Although the food, bones and even stones eaten by

various female beings are destroyed inside their abdomens

yet their embryos are not destroyed. Just so those beings in

hell avoid destruction by the influence of their kamma. “

--
Pali

6. Rājā āha: "bhante nāgasena, tumhe bhaṇatha 'pākatikaggito nerayiko aggi mahābhimataro hoti. Khuddako'pi pāsāṇo pākatike aggimhi pakkhitto divasampi ḍayahamāno na vilayaṃ gacchati, kuṭāgāramatto'pi pāsāṇo nerayikaggimhi pakkhittokhaṇena vilayaṃ gacchatī' ti. Etaṃ vacanaṃ na saddahāmi. Evañca pana vadetha'ye ca tattha uppannāsattā, te anekāni'pi vassasahassāni niraye paccamānā na vilayaṃ gacchantī' ti tampi vacanaṃ na saddahāmī" ti. 

"Thero āha: "taṃ kimmaññasi mahārāja, yā tā santi makariniyo'pi suṃsumāriniyo'pi kacchapiniyo'pi moriniyo'pi kapotiyo'pi, kinnu tā kakkhalāni pāsāṇāni sakkharāyo ca khādantī?" Ti. 

"Āma bhante khādantī" ti. 
"Kimpana tāni tāsaṃ kucchiyaṃ koṭṭhabbhantaragatāni vilayaṃ gacchantī?" Ti. 
"Āma bhante, vilayaṃ gacchantī" ti. 
"Yo pana tāsaṃ kucchiyaṃ gabbho, so'pi vilayaṃ gacchati?" Ti. 
"Na hi bhante" ti. 
"Kena kāraṇenā?" Ti. 
"Maññāmi bhante kammādhikatena na vilayaṃ gacchatī" ti. 
"Evameva kho mahārāja kammādhikatena nerayikā sattā anekāni'pi cassasahassāni niraye paccamānā na vilayaṃ gacchanti, tattheva jāyanti, tattheva vaḍḍhanti, tattheva maranti. Bhāsitampetaṃ mahārāja bhagavatā: "so na tāva kālaṃ karoti yāva na taṃpāpaṃ kammaṃ vyantīhotī" ti. 
"Bhiyyo opammaṃ karohī" ti. 

--


Su* Gioi Nghiem dich:

44. Lửa địa ngục
Đức vua Mi-lan-đà lại hỏi:
- Có nhiều vị tỳ kheo đã thuyết cho trẫm nghe rằng: lửa địa ngục nóng hơn lửa thế gian hằng vạn lần. Lại còn đưa ra ví dụ rằng, quăng một cục đá vào đống lửa thế gian, lửa cháy trọn ngày đêm, cục đá vẫn trơ trơ. Nhưng nếu quăng một tảng đá lớn vào lửa địa ngục, trong giây lát tảng đá kia sẽ bị cháy tiêu mất. Đấy là điều khó tin thứ nhất.
Lại nữa, các vị ấy còn thuyết rằng: Những chúng sanh làm ác, đọa vào địa ngục sẽ bị lửa địa ngục thiêu đốt cả ngàn vạn năm mà vẫn không chết, vẫn không bị cháy thành tro. Tảng đá thì bị lửa địa ngục đốt cháy, còn chúng sanh thì vẫn sống nhăn răng! Đấy là điều khó tin thứ hai!
Tỳ khưu Na-tiên lại đáp bằng cách hỏi:
- Tâu đại vương! Đại vương học rộng biết nhiều, thế đại vương biết con vật gì ăn được đá sỏi chăng?
- Các con công, kỳ đà, rùa, gà... có ăn sạn sỏi hoặc thỉnh thoảng có nuốt sạn, sỏi vào bụng.
- Còn ở dưới nước? Các loài thủy tộc?
- Thì cá sấu, trạnh, cua, thuồng luồng...Khi chúng có chửa, chúng cũng thường ăn sạn, sỏi.
- Thế sạn, sỏi có tiêu không?
- Thưa, hẳn là phải tiêu chứ.
- Vậy thì trứng trong bụng chúng có tiêu không?
- Thưa, không.
- Đại vương nói thế bần tăng nghi ngờ lắm. Tại sao sạn, sỏi cứng thế mà lại tiêu, còn trứng dễ vỡ thế mà lại không tiêu?
- Có gì lạ đâu đại đức! Bởi chức năng của bao tử là co bóp nên sạn, sỏi sẽ tiêu, còn chức năng của buồng trứng là nuôi dưỡng nên trứng không tiêu. Một bên sinh, một bên diệt, hai bên có hai sức mạnh khác nhau, công dụng khác nhau.
- Cũng như thế ấy là lửa ở địa ngục, tâu đại vương! Tảng đá thì cháy tiêu còn chúng sanh không cháy là do hai bên có hai năng lực khác nhau, công dụng khác nhau, bị chi phối bởi các định luật khác nhau.
- Xin đại đức nói rõ hơn.
- Tảng đá lớn bị lửa cháy tiêu là do định luật vật lý, chúng sanh mà không bị cháy là bởi định luật của nghiệp duy trì. Nghiệp ác tạo nên sức mạnh duy trì mạng sống chúng sanh cho đến khi chúng sanh ấy trả hết quả đã gieo.
- Nếu nghiệp chưa hết thì chưa bị cháy tiêu?
- Đúng thế.
- Đại đức cho nghe thêm ví dụ nữa.
- Bần tăng có nghe rằng các loài vật như sư tử cái, cọp cái, beo cái, chó sói cái...; lúc có chửa, chúng rất thích ăn xương của các loài thú khác, nhưng không biết xương ấy có tiêu không?
- Tiêu chứ.
- Thế tại sao cái thai của chúng lại không tiêu?
- Là do sức mạnh của nghiệp duy trì.
- Hàng phụ nữ quý phái, các vị mệnh phụ phu nhân, các công nương sang trọng lúc có thai thường thích ăn cá thịt, sơn hào hải vị để tẩm bổ thai nhi. Như vậy là làm tiêu hết cái này để nuôi cái kia? Sao kỳ lạ vậy nhỉ?
- Chắn hẳn do nghiệp, thưa đại đức .
- Chúng sanh làm ác, đọa vào địa ngục, chúng sinh ra trong lửa thiêu, già trong lửa thiêu nhưng sẽ không bị cháy tiêu. Như thế, tất cả đều do nghiệp, tâu đại vương!

- Thật là thỏa đáng vô cùng.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Cau hoi ve su no luc/ Vāyāmakaraṇapañho/ MILINDA VAN DAO

6) Vị ấy thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp: "Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu"./tuong ung du luu

MILINDAPAÑHAPĀḶI 
MILINDA VẤN ĐẠO
IV. PHẨM NIẾT BÀN

Vāyāmakaraṇapañho

Cau hoi ve su no luc

Vāyāma: su no luc

karaṇa: nt. làm, sản xuất.

panho: cau hoi.


I. Su* Indacanda dich:

SA MÔN QUẢ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG NHÃN TIỀN

5. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Làm cách nào để cho khổ này diệt và khổ khác không thể sanh lên? Tâu đại vương, sự xuất gia của chúng tôi là với mục đích ấy.’ Có lợi ích gì với việc đã tinh tấn trước đây? Chẳng phải là nên tinh tấn trong thời hiện tại hay sao?”

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, sự tinh tấn trong thời hiện tại thì chưa làm được việc, sự tinh tấn trước đây thì đã làm được việc.”

“Xin ngài cho ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào đại vương bị khát thì khi ấy đại vương mới bảo đào giếng nước, mới bảo đào hồ nước (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ uống nước’?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự tinh tấn trong thời hiện tại thì chưa làm được việc, sự tinh tấn trước đây thì đã làm được việc.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào đại vương thèm ăn thì khi ấy đại vương mới bảo cày ruộng, mới bảo trồng lúa sāli, mới bảo đem thóc lại (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng bữa ăn’?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự tinh tấn trong thời hiện tại thì chưa làm được việc, sự tinh tấn trước đây thì đã làm được việc.”

“Xin ngài cho thêm ví dụ.”

“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào đại vương lâm trận thì khi ấy đại vương mới bảo đào hào, mới bảo đắp lũy, mới bảo xây cổng thành, mới bảo làm vọng gác, mới bảo đem lại thóc, khi ấy đại vương mới rèn luyện về voi, mới rèn luyện về ngựa, mới rèn luyện về xe, mới rèn luyện về cung, mới rèn luyện về gươm?”

“Thưa ngài, không đúng.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế sự tinh tấn trong thời hiện tại thì chưa làm được việc, sự tinh tấn trước đây thì đã làm được việc. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

‘Người biết việc nào lợi ích cho mình thì nên làm việc ấy trước. Không có ý nghĩ như kẻ đánh xe bò, bậc thông minh sáng trí nên cố gắng.

Giống như kẻ đánh xe bò từ bỏ con đường lớn bằng phẳng đi vào con đường gồ ghề, bị gãy trục xe rồi bực bội.

Như vậy, sau khi xa lìa Chánh Pháp, xu hướng theo phi pháp, kẻ ngu bị rơi vào miệng thần chết, sầu muộn như kẻ bị gãy trục xe vậy.’”

“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”’’
--

Mil. 3.1.3. Zeitiges Kämpfen - 2.4.5. Vāyāmakaraṇapañho


Der König sprach: "Du sagtest mir da, o Herr, eure Weltentsagung habe zum Ziele, dieses gegenwärtige Leiden eben schwinden und kein anderes (neues) Leiden mehr aufkommen zu lassen."

"Ja, o König, das ist das Ziel unserer Weltentsagung."

"Wie nun aber: ist dieses Ziel das Ergebnis früherer Anstrengung, oder hat man wohl, wenn die Zeit herangekommen ist, immer noch zu kämpfen?"

"Ist einmal die Zeit herangekommen, o König, so hat das Kämpfen keinen Zweck mehr; die frühere Anstrengung hat ja dann bereits ihren Zweck erfüllt."

"Erläutere mir dies!"

"Was meinst du, o König: wenn du Durst hast und Wasser zu trinken wünschtest, wirst du da wohl zu diesem Zwecke erst einen Brunnen oder eine Zisterne graben?"

"Gewiß nicht, o Herr!"

"Ebenso auch, o König, hat, sobald die Zeit erst einmal herangekommen ist, das Kämpfen keinen Zweck mehr; die frühere Anstrengung hat ja dann bereits ihren Zweck erfüllt."

"Gib mir ein weiteres Gleichnis!"

"Was meinst du, o König: wenn du Hunger hast und zu essen wünschest, wirst du da wohl zu diesem Zwecke es für nötig halten, erst das Feld zu pflügen, den Samen zu säen oder das Getreide herbeischaffen zu lassen?"

"Gewiß nicht, o Herr."

"Ebenso auch, o König, hat, sobald die Zeit erst einmal herangekommen ist, das Kämpfen keinen Zweck mehr; die frühere Anstrengung hat ja dann bereits ihren Zweck erfüllt."

"Gib mir noch ein weiteres Gleichnis!"

"Was meinst du, o König: wenn dir eine Schlacht bevorsteht, wirst du wohl erst dann Festungsgräben ziehen, Wälle aufwerfen, Verschanzungen und Warten errichten, Proviant herbeischaffen und damit anfangen, mit den Elefanten, Pferden und Streitwagen umgehen zu lernen und dich mit Schießen und Fechten vertraut zu machen?"

"Gewiß nicht, o Herr."

"Ebenso auch, o König, hat sobald die Zeit erst einmal heran gekommen ist, das Kämpfen keinen Zweck mehr; die frühere Anstrengung hat ja dann bereits ihren Zweck erfüllt. Auch der Erhabene, o König, sagt:

Was als heilsam man erkannt hat,Das verrichte man beizeiten,Denke nicht wie manch ein Kärrner,Sondern kämpfe klug und stark. G'rade wie so mancher Kärrner,Der, den ebnen Weg verlassend,Holperig-schlechtem Pfade folgt,Klagt, wenn seine Achse bricht: So auch klagt, wer's Rechte flichtUnd wess' Herz dem Bösen folgt,In des Todes Schlund geraten,Wie der Kärrner über seine Achse."

(S.2.23)

"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"
--
Su* Pesala dich:


3. “You said that your going forth was so that this
suffering might be extinguished and no further suffering arise. Is it brought about by previous effort, or to be striven after now, in the present?”
“Effort now is concerned with what remains to be
done, former effort has accomplished what it had to do.”
“Give me an illustration.”
“Is it when the enemy is arrayed against you that you
set to work to have a moat dug, a rampart raised, a watchtower built, a stronghold constructed and stores collected?”
“Certainly not your reverence.”
“Just so, effort now is concerned with what remains to
be done, former effort has accomplished what it had to do.”

--
Su* Gioi Nghiem dich:

43. Sớm ngăn ngừa điều ác


Đức vua hỏi:
- Trẫm có nghe rằng, người tu hành trong Phật giáo thường ngăn ngừa điều ác, ngăn ngừa nguyên nhân sanh khổ, tại sao không đợi nó đến để dập tắt luôn?

- Không những ngăn ngừa điều ác, mà tất cả các thiện pháp cần phải nên tu tập càng sớm càng tốt mới thu được nhiều lợi ích, nếu để muộn thì thật là nguy hiểm, tâu đại vương!

- Tại sao thế?
- Ví dụ đại vương đợi đến khi khát nước cháy cổ mới sửa soạn sai người đào giếng? Việc làm ấy có thích đáng không, có kịp có nước để uống không?

- Phải đào giếng từ trước.
- Phàm tu hành cũng vậy, nếu khi sự khổ đến mới lo tu thì muộn rồi. Lại nữa, ví như đại vương đợi đến khi đói bụng mới sai người cày ruộng, gieo mạ... thì đến lúc gặt lúa có còn cứu kịp cơn đói của đại vương chăng?

- Chẳng thể cứu kịp.
- Ví như đại vương bảo vệ hoàng thành này, nhưng đại vương lại suy nghĩ: "Đợi khi giặc đến ta sẽ luyện tập quân sĩ, rèn đúc khí giới, huấn luyện ngựa voi v.v...". Sự suy nghĩ ấy có đúng thời chăng?

- Thì hoàng cung này giặc sẽ chiếm mất.
- Cũng vậy, người tu hành phải biết lo toan từ trước, sớm làm điều lành, sớm ngăn ngừa điều ác, đợi đến khi nước đến chân thì không kịp nữa. Nên Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Người có trí tuệ hằng tìm lợi ích an vui cho mình, đừng như kẻ buôn thóc kia, lối đi bằng phẳng, dễ dàng thì không chịu đi; lại lựa chọn con đường gập ghềnh, hiểm trở mà đánh xe đi, đến khi gãy trục, gãy vành, ngồi khóc lóc, thở than! Kẻ ngu bỏ lành làm ác cũng y như thế, có hối cũng đã muộn màng."

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Cau hoi ve su di biet cua nghiep./ Kammanānākaraṇapañho/ MILINDA VẤN ĐẠO

-- Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.
/ Theo: Cùlakammavibhanga sutta

-- Phật hiển thị những điều vi tế trong vận hành của nghiệp, làm đảo lộn những lập thuyết ngây ngô và quy nạp bừa bãi./ Dai y Kinh 236 tbk


MILINDAPAÑHAPĀḶI


MILINDA VẤN ĐẠO

IV. PHẨM NIẾT BÀN

Cau hoi ve su di biet cua nghiep
Kammanānākaraṇapañho


Tu vung:
kamma: hanh vi
nānākaraṇa: su khac nhau
panho: cau hoi
Cau hoi ve su di biet cua nghiep = Kammanānākaraṇapañho
I. Su* Indacanda dich:

CHÚNG SANH DỊ BIỆT DO NGHIỆP

4. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, vì lý do gì mà toàn thể loài người là không giống nhau, những kẻ này yểu thọ, các kẻ khác trường thọ, những kẻ này nhiều bệnh, các kẻ khác ít bệnh, những kẻ này có sắc xấu, các kẻ khác có sắc tốt, những kẻ này có ít quyền lực, các kẻ khác có nhiều quyền lực, những kẻ này có ít của cải, các kẻ khác có nhiều của cải, những kẻ này có gia tộc hạ tiện, các kẻ khác có gia tộc thượng lưu, những kẻ này có tuệ tồi, các kẻ khác có tuệ?”

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, vì sao tất cả các cây cối là không giống nhau, những cây này là chua, các cây khác là mặn, những cây này là đắng, các cây khác là cay, những cây này là chát, các cây khác là ngọt?”


“Thưa ngài, trẫm nghĩ là vì việc làm khác nhau của hạt giống.”


“Tâu đại vương, tương tợ y như thế vì việc làm khác nhau của các nghiệp mà toàn thể loài người là không giống nhau, những kẻ này yểu thọ, các kẻ khác trường thọ, những kẻ này nhiều bệnh, các kẻ khác ít bệnh, những kẻ này có sắc xấu, các kẻ khác có sắc tốt, những kẻ này có ít quyền lực, các kẻ khác có nhiều quyền lực, những kẻ này có ít của cải, các kẻ khác có nhiều của cải, những kẻ này có gia tộc hạ tiện, các kẻ khác có gia tộc thượng lưu, những kẻ này có tuệ tồi, các kẻ khác có tuệ. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này người thanh niên, chúng sanh là các chủ nhân của nghiệp, là những kẻ thừa tự của nghiệp, có nghiệp là căn nguyên, có nghiệp là thân quyến, có nghiệp là nơi nương tựa, nghiệp phân loại các chúng sanh tức là theo tính chất hạ liệt hay cao quý.’”


“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

--

Mil. 3.1.2. Grund der Ungleichheit in der Welt - 2.4.4. Kammanānākaraṇapañho

Der König sprach: "Aus welchem Grunde wohl, o Herr, sind sich die Menschen nicht alle gleich? Warum sind zum Beispiel die einen kurzlebig und die anderen langlebig, die einen kränklich und die anderen gesund, die einen hässlich und die anderen schön, die einen machtlos und die anderen mächtig, die einen arm und die anderen reich, die einen von niedriger Abstammung und die anderen von hoher Abstammung, die einen dumm und die anderen weise?"
"Warum sind wohl, o König, nicht alle Kräuter gleich?" - fragte der Ordensältere- "sondern einige sauer, einige salzig, einige bitter, einige scharf, einige herb und einige süß?"
"Ich denke wohl wegen der Verschiedenheit des Samens, o Herr."
"Genau so, o König, sind wegen der Verschiedenheit ihrer (in früherem Leben verübten) Werke nicht alle Menschen gleich, sondern die einen kurzlebig und die anderen langlebig, die einen kränklich und die anderen gesund, die einen hässlich und die anderen schön, die einen machtlos und die anderen mächtig, die einen arm und die anderen reich, die einen von niedriger Abstammung und die anderen von hoher Abstammung, die einen dumm und die anderen weise. Auch der Erhabene, o König, hat gesagt: <Eigner der Taten sind die Wesen, o Brahmane, Erben der Taten; die Taten sind ihre Wiege, sind ihre Freunde und ihre Zuflucht. Die Tat scheidet die Wesen in hoch und niedrig>." (A.10.205)
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"

--

III. English

2. “Why is it, Nàgasena, that all men are not alike; some are short-lived and some long-lived, some sickly and some healthy, some ugly and some handsome, some powerful and some powerless, some poor and some rich, some lowborn and some noble, some foolish and some wise?”

“Why is it that all plants are not alike?”

“Because they come from different seeds.”

“Just so, O king, it is because of the variety of kammas that beings are not all the same. For this was said by the Blessed One, ‘All beings have kamma as their own property,are heirs to it, born from it, are relatives of their kamma and have kamma as their refuge; whatever kamma they do divides them into high and low states’.”38
--
38. M. iii. 203. cf. A. v. 87, 288

--
IV. Su Gioi Nghiem dich:


42. Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp
- Bạch đại đức! Cái chung và cái riêng ấy trẫm đã hiểu rồi, nhưng trong cái chung, riêng ấy dường như có chung, riêng khác nữa, không hiểu tại sao? Ví như cùng là con người, ai cũng đầy đủ thân tâm, ai cũng đủ ngũ quan, nhưng không hiểu do đâu mà có sự sai khác, bất đồng như vậy.
Có người trường thọ, ít bệnh tật, không mấy khi đau ốm, lại có người chết yểu, nhiều bệnh tật? Có người sắc thân đẹp đẽ, sáng sủa, ai cũng ưa nhìn; lại có người sắc thân xấu xí, đen đúa, dị hợm, ai cũng muốn xa lánh?
Có người phúc phận to lớn, quyền uy sang cả, ai cũng kính nể, phục tùng; lại có người bần tiện, hạ liệt, ai cũng rẻ rúng, coi khinh?
Có người thông minh, mẫn tuệ, tài cao xuất chúng; lại có người ngu dốt, si mê, đần độn?
Có người luôn gặp may mắn, tài vận hanh thông; lại có người suốt đời rủi ro, bế tắc, luôn luôn gặp tai ương, hoạn nạn?
Có người ăn nói hiền lành, dịu ngọt, từ hòa; lại có người ăn nói cộc cằn, thô lỗ, ác khẩu?
Có người thật thà, tốt bụng; lại có người chua ngoa xảo trá, lươn lẹo?
Nói ra sự sai khác nữa thì nó không cùng, nhưng tạm phân ra bảy đôi tức mười bốn nhóm người như vậy, đại đức hãy giảng giải lý do tại sao cho trẫm nghe?
- Dễ dàng thôi, tâu đại vương: Bần tăng không rõ tại sao nơi khu vườn thượng uyển của đại vương, cũng cùng chất đất ấy, khí hậu, thời tiết ấy, mà cây cối, thảo mộc, muôn hoa lại vô vàn sai khác? Cây lá đều xanh nhưng trái thì có trái ngọt, trái chua, trái béo, trái bùi; hoa thì hoa to, hoa nhỏ, màu sắc sai khác, hương thơm sai khác?
- Vì chủng loại bất đồng, hạt giống khác nhau, thưa đại đức .
- Vậy thì sự sai khác giữa các loại chúng sanh, sự bất đồng giữa con người là do chúng đã tạo trữ những hành nghiệp khác nhau. Nghiệp khác nhau chính là những hạt giống khác nhau, tâu đại vương .
- Xin đại đức giảng rộng cho nghe.
- Vâng , Đức Thế Tôn đã thuyết về nghiệp ấy như sau: "Này thiện nam tử, tất cả chúng sanh đều được sanh ra bởi nghiệp, nghiệp là của mình, phải thọ quả của nghiệp; nghiệp là tạo tác, là chủ tể muôn loài, nghiệp là giống dòng tông chủng, nghiệp tìm đến nhau, nghiệp dẫn dắt nhau đi."
Thế nào là được sanh ra bởi nghiệp? Tất cả chúng sanh đời trước làm những việc thiện, ác, tốt, xấu. Những việc làm thiện, ác, tốt, xấu ấy huân tập thành nghiệp nhân; tạo nên sức mạnh đưa chúng sanh đầu thai vào hiện tại này để thọ nhận nghiệp quả của thiện, ác, tốt, xấu. Như vậy là do nghiệp sanh chứ không phải Thượng đế sanh hay tự nhiên sanh!
Thế nào là nghiệp của mình? Khi chúng sanh đã tạo nghiệp rồi, thì nghiệp ấy đi liền theo như bóng không lìa hình; nghiệp ấy đưa ta lên thiên đường, đưa ta xuống địa ngục; nghiệp ấy là tư lương, là hành trang của chúng sanh mang theo khắp ba cõi, sáu đường; vui khổ cùng thọ nhận, họa phúc phải chung phần, quý tiện cùng chia xẻ, vinh nhục đều chung ở v.v... Vậy nghiệp dù tốt xấu cũng là của mình, chứ của ai?
Thế nào là phải thọ quả của nghiệp? Nghiệp mà chúng sanh đã tạo tác rồi thì phải sanh ra để thọ nhận quả báu ấy. Chẳng thể trốn trong động thẳm hang sâu, dưới đáy biển, giữa hư không... hầu tránh thoát được nghiệp đã gieo.
Tại sao nói nghiệp là tạo tác, là chủ tể? Tại sao thế? Vì rằng trên đời này, nghiệp làm ra mọi sự, nghiệp tạo nên hoàn cảnh, nghiệp xây dựng nên quốc độ, nghiệp tạo ra cây lành trái ngọt, nghiệp tạo tác chiến tranh, nghiệp xây dựng hòa bình, nghiệp làm ra sum la vạn tượng, nghiệp phá hoại cho đổ nát điêu tàn v.v...Thế không gọi nghiệp là tạo tác, là chủ tể là gì?
Nghiệp là giống dòng tông chủng nghĩa là thế nào?
Phàm chúng sanh đã sanh ra trên đời này đều có giống dòng, chủng tộc, thân bằng, quyến thuộc, quốc độ, quê hương v.v... Tự chúng sanh lựa chọn chăng? Ngẫu nhiên chăng? Không, tất thảy do nghiệp đấy. Tại sao? Những người tâm ý giống nhau thường tạo nghiệp giống nhau, tạo nghiệp giống nhau thì cảnh giới giống nhau. Từ cảnh giới giống nhau, nếu còn ưa thích, quyến luyến nhiều đời nên bây giờ trở thành cha con, chồng vợ, họ hàng, quyến thuộc của nhau. Từ đó suy ra, nghiệp không là giống dòng, tông chủng là gì?
Thế nào là nghiệp tìm đến nhau, dẫn dắt nhau đi? Vì rằng chúng sanh đã tạo nghiệp, khi trở thành thói quen, thì thói quen thường đưa chúng sanh đi tìm thói quen ấy, dẫn dắt chúng sanh đi theo nghiệp ấy. Lại nữa, người lành thường đi tìm người lành, người ác thường đi tìm người ác; kẻ xấu bạn với kẻ xấu, người tốt bạn với người tốt. Như chúng ta thường nói: "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" là vậy. Đại vương còn thắc mắc, nghi nan gì về sự sai khác dị đồng của chúng sanh trong thế gian này nữa chăng?
- Trẫm đã hoàn toàn lãnh hội , mắt trẫm đã sạch bớt một lớp bụi mù. Cảm ơn đại đức nhiều lắm!

- Không có gì!