Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

(X) Kinh Kokàliya (Sn 123)







(X) Kinh Kokàliya (Sn 123)

Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn của ôngAnàthapindika. Rồi Tỷ-kheo Kokàliya đi đến Thế Tôn sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giảKokàliya bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Sàiputta và Moggallàna là ác dục, bị ác dục chinh phục.

- Này Kokàliya, chớ có vậy! Này Kokàliya, chớ có vậy! Này Kokàliya, tâm hãy tinh tấn đối với Sàriputta và Moggallàna. Hiền thiệnSàriputta và Moggallàna.

Lần thứ hai, Tỷ-kheo Kokàliya bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có lòng tin và tin tưởng, đối với con,Sàriputta và Moggalàna là ác dục, bị ác dục chinh phục.

- Này Kokàaliya, chớ có vậy! Này Kokàliya, chớ có vậy! NàyKokàliya, tâm hãy tinh tấn đối với Sàriputta và Moggallàna. Hiền thiện Sàriputta và Moggallàna

Lần thứ ba, Tỷ-kheo Kokàliya bạch Thế Tôn... Hiền thiện là Sàriputtavà Moggallàna...

Rồi Tỷ-kheo Kokàliya từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Tỷ-kheo Kokàliya ra đi không lâu, toàn thân của Tỷ-kheo Kokàliya nổi lên những mụt to bằng hạt cải; sau khi lớn lên bằng hột đậu; chúng lớn lên bằng hột đậu lớn; sau khi lớn bằng hột đậu lớn, chúng lớn lên bằng hòn đá; sau khi lớn lên bằng hòn đá, chúng lớn lên bằng trái táo; sau khi lớn lên bằng trái táo, chúng lớn lên bằng trái àmala; sau khi lớn lên bằng trái àmala, chúng lớn lên bằng trái vilva; sau khi lớn lên bằng trái vilva, chúng lớn lên bằng trái billi, chúng bị phá vỡ, mủ và máu chảy ra.

Rồi Tỷ-kheo Kokàliya do bệnh này bị mệnh chung. Bị mệnh chung, Tỷ-kheo Kokàliya sanh trong địa ngục Sen hồng, với tâm hận thù đối vớiSàriputta và Moggallàna.

Rồi Phạm thiên Sahampati sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Ðứng một bên, Phạm thiên Sahampatibạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàliya phải sanh vào địa ngục Sen hồng, với tâm hận thù đối với Sàriputta và Moggallàna.

Phạm thiên Sahampati nói như vậy, sau khi nói xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ ấy.

Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, liền bảo các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, hồi hôm Phạm thiên Sahampati, khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Ta, sau khi đến đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàliyađã mệnh chung và Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàliya sau khi mệnh chung đã sanh địa ngục Sen hồng với tâm hận thù đối với Sàriputta vàMoggallàna".

Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Sau khi nói xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, bao nhiêu là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng?

- Thật dài, này Tỷ-kheo, là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng, không dễ gì tính được bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu ngàn năm, hay bao nhiêu trăm ngàn năm.

- Bạch Thế Tôn, có thể tính được chăng bằng ví dụ?

Thế Tôn đáp:

- Có thể được, này Tỷ-kheo. Này Tỷ-kheo, ví như có hột đậu mè nặng hai mươi khàrika, theo đo lường nước Kosala. Ví dụ sau một trăm năm, một người lấy ra một lần một hột mè. Này Tỷ-kheo, còn mau hơn là bao hột mè, nặng hai mươi ngàn khàrika ấy, theo đo lường của nướcKosala, đi đến tiêu hao, đi đến hao mòn do phương tiện ấy, so sánh với tuổi thọ ở địa ngục Abbuda. Này Tỷ-kheo hai mươi tuổi thọ ở địa ngụcAbbuda; bằng một tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda, bằng một tuổi thọ ở địa ngụcAbaba. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ahaha bằng một tuổi thọ ở địa ngục Atata. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Atatabằng một tuổi thọ ở địa ngục Kumuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Kumuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika bằng một tuổi thọ ở địa ngục Uppala (Hoa sen xanh). Này các Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Uppala bằng một tuổi thọ ở địa ngục Pundarika (Hoa sen). Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Pundarika bằng một tuổi thọ ở địa ngục Pudumà. Này Tỷ Kheo Kokàliya sanh tại địa ngục Pudumàvới tâm hận thù Sàripputta và Moggallàna.

Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, bậc Thiện Thệ lại nói thêm:

657. Phàm con người đã sanh,

Sanh với búa trong miệng,

Kẻ ngu khi nói bậy,

Tự chặt đứt lấy mình.

658. Ai khen kẻ đáng chê,

Ai chê người đáng khen,

Tự chất chứa bất hạnh,

Do lỗ miệng của mình,

Chính do bất hạnh ấy,

Nên không được an lạc.

659. Nhỏ thay bất hạnh này,

Trong canh bạc rủi may,

Do quăng con xúc xắc,

Tài sản bị hoại vong,

Lớn hơn bất hạnh này,

Tự mình gây cho mình,

Với người có ác ý,

Ðối chư Phật, Thiện Thệ.

660. Trải thời gian trăm ngàn

Ở Nirabbuda,

Ba mươi sáu và năm

Ở tại Abbuda,

Với lời và ác ý,

Ai phỉ báng bậc Thánh,

Người ấy sẽ rơi vào

Các cõi dữ địa ngục.

661. Kẻ nói không chân thật,

Ði đến cõi địa ngục,

Ai tự mình có làm,

Lại nói: "Tôi không làm",

Cả hai sau khi chết,

Ðều được xem đồng đẳng,

Hành động họ hạ liệt,

Ðời sau, đồng làm người.

662. Ai khởi lên ác tâm,

Ðối người không ác ý,

Ðối người sống thanh tịnh,

Không có gì uế nhiễm,

Ác ấy trở lui lại,

Ðến với kẻ ngu ấy,

Như bụi bặm nhỏ nhiệm

Quăng ngược chiều gió thổi.

663. Ai hệ lụy đắm trước,

Các chủng loại tham dục,

Người ấy với lời nói,

Chỉ trích các người khác,

Không lòng tin, xan lẫn,

Không rộng rãi với người,

Xan tham và keo kiết,

Quen thói nói xấu người.

664. Này Ông, miệng ác độc,

Không chân thật, không thánh,

Kẻ giết hại sanh linh,

Kẻ ác, kẻ làm ác,

Người hạ liệt, bất hạnh,

Thuộc về loại hạ sanh,

Ở đời, chớ nói nhiều

Ông là dân địa ngục.

665. Ông rắc rải bụi trần,

Khiến mọi người bất hạnh,

Ông nói xấu bậc hiền,

Làm ác điều tội ác,

Sau khi Ông đã làm

Rất nhiều điều ác hạnh,

Ông đi đến vực thẳm,

Trong thời gian dài dài

666. Hành động bất cứ ai,

Không đi đến tiêu diệt,

Rồi nó cũng đến Ông,

Bắt gặp được nghiệp chủ,

Kẻ ngu làm điều ác,

Ðời sau thấy mình khổ.

667. Nó đi đến tại chỗ

Bị đánh bằng roi sắt,

Tại chỗ có cọc sắt,

Với cạnh lưỡi bén nhọn

Ở đấy nó có được

Các món ăn thích đáng,

Giống như những hòn sắt,

Ðược nung nấu cháy đỏ,

668. Tại đấy không ai nói

Lời nhẹ nhàng an ủi,

Không có ai vội vã,

Ðến che chở hộ trì,

Họ bước vào hầm lửa,

Ðang cháy đỏ hừng hực.

669. Với lưới, kẻ giữ ngục,

Trùm kín bao phủ họ,

Tại đấy với gậy sắt,

Họ hành hạ đánh đập,

Họ đi qua vực đen,

Tối tăm không thấy đường,

Như đi qua đám mù,

Ðang dầy đặc tràn rộng.

670. Họ đi đến bước vào

Các chum ghè bằng sát,

Họ bước vào hầm lửa,

Ðang cháy đỏ hừng hực,

Tại đấy, họ bị nấu,

Trong thời gian lâu dài,

Họ nổi lên chìm xuống,

Trong những hầm lửa ấy.

671. Rồi kẻ làm điều ác,

Bị nung nấu tại đấy,

Giữa đống mủ và máu,

Xen kẽ và lẫn lộn,

Tùy theo phương hướng nào,

Nó theo chiều hướng nằm,

Ở đấy, bị rửa nát,

Khi bị xúc chạm vào.

672. Trong nước, chỗ trú ẩn

Của các loài côn trùng,

Kẻ làm các điều ác,

Bị nung nấu tại đấy,

Cho đến những bờ bến

Không có cho nó đi,

Vì chum ghè mọi phía,

Ðều tròn đầy như nhau.

673. Trong rừng đầy lá gươm,

Sắc bén và mũi nhọn,

Họ đi vào rừng ấy,

Chân tay bị chém đứt

Sử dụng các câu móc,

Chúng móc lưỡi dài ra

Rồi những kẻ ngục tối

Hành hạ đánh giết họ,

674. Họ đi vào cảnh giới,

Gọi Vêtarani,

Khó vượt qua, tràn đầy,

Lưỡi dao, búa sắc bén,

Tại chỗ ấy, kẻ ngu,

Bị rơi, bị rớt vào,

Những kẻ làm điều ác,

Sau khi tạo nghiệp ác.

675. Tại đấy, các chim thú,l

Ăn thịt kẻ rên la,

Những bầy, đàn quạ đen,

Ðen thui và lốm đốm,

Các loài chó, dã can,

Cùng với các chim kên,

Các diều hâu, chim quạ,

Xé xác những kẻ ấy.

676. Thật rất là đau khổ

Nếp sống này, tại đấy,

Nếp sống kẻ làm ác,

Loài Người thấy được vậy,

Do vậy, ở đời này,

Với mạng sống còn lại,

Là người làm công việc,

Không biếng nhác thụ động.

677. Những hột mè mang lại,

Ðịa ngục Paduma,

Ðược kẻ trí đếm kỹ,

Số đến Nahuta,

Lên đến số năm tỷ,

Tức năm ngàn vạn triệu,

Còn nữa lên đến số,

Một trăm hai mươi ức.

678. Khổ cho đến như vậy,

Ðịa ngục được nói đến,

Tại đấy cần phải sống,

Lâu cho đến như vậy.

Như vậy, giữa những người,

Trong sạch, thiện tốt lành,

Hãy luôn luôn hộ trì,

Lời nói và ý nghĩa.

Dhajaggam: Ðầu Lá Cờ



III. Dhajaggam: Ðầu Lá Cờ (S.i,218)

1) Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "-- Này các Tỷ-kheo." "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn." Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
4) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một cuộc chiến dữ dội khởi lên giữa chư Thiên và các Asùra.
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
" -- Này thân hữu, khi các Ông lâm chiến, nếu sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên; lúc ấy, các Ông hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của ta. Khi các Ông nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược sẽ tiêu diệt.
6) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của ta, thời hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt.
7) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên cũng sẽ tiêu diệt.
8) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt."
9) Này các Tỷ-kheo, khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên chủ Sakka, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược được khởi lên, có thể sẽ biến diệt và sẽ không biến diệt.
10) Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì Thiên chủ Sakka chưa đoạn diệt tham, chưa đoạn diệt sân, chưa đoạn diệt si, còn nhát gan, hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng chạy.
11) Và này các Tỷ-kheo, Ta nói như sau: Này các Tỷ-kheo, khi các Ông đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: "Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".
12) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.
13) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Ta, hãy niệm nhớ đến Pháp: "Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu."
14) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.
15) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Pháp, hãy niệm nhớ đến chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời."
16) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.
17) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.
18) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói tiếp:
Này các vị Tỷ-kheo,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.
Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
Và cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.
Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
Là phước điền vô thượng.
Vậy này các Tỷ-kheo,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ hãi hay hoảng hốt,
Hay lông tóc dựng ngược,
Không bao giờ khởi lên.

 http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-11.htm

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

KINH DIEM LANH / TIEU BO 1





V. Kinh Ðiềm Lành (Mangala Sutta)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy bạch Thế Tôn với bài kệ:

Thiên tử:

1. Nhiều Thiên tử và người,
Suy nghĩ đến điềm lành,
Mong ước và đợi chờ,
Một nếp sống an toàn,
Xin Ngài hãy nói lên,
Về điềm lành tối thượng.

(Ðức Phật giảng:)

2. Không thân cận kẻ ngu,
Nhưng gần gũi bậc Trí,
Ðảnh lễ người đáng lễ,
Là điềm lành tối thượng.

3. Ở trú xứ thích hợp,
Công đức trước đã làm,
Chân chánh hướng tự tâm,
Là điềm lành tối thượng.

4. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện học tập,
Nói những lời khéo nói,
Là điềm lành tối thượng.

5. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Nuôi nấng vợ và con.
Làm nghề không rắc rối,
Là điềm lành tối thượng.

6. Bố thí, hành, đúng pháp,
Săn sóc các bà con,
Làm nghiệp không lỗi lầm,
Là điềm lành tối thượng.

7. Chấm dứt, từ bỏ ác,
Chế ngự đam mê rượu,
Trong Pháp, không phóng dật,
Là điềm lành tối thượng.

8. Kính lễ và hạ mình,
Biết đủ và biết ơn,
Ðúng thời, nghe Chánh Pháp,
Là điềm lành tối thượng.

9. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
Yết kiến các Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận Pháp,
Là điềm lành tối thượng.

10. Khắc khổ và Phạm hạnh,
Thấy được lý Thánh đế.
Giác ngộ quả: "Niết Bàn"
Là điềm lành tối thượng.

11. Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn,
Là điềm lành tối thượng.

12. Làm sự việc như vầy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng.

--
http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tieubo1/tb11-tt.htm#v-5

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

TAI SAN/ TANG CHI 7 PHAP


(VI) (6) Các Tài Sản Rộng Thuyết

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy tài sản này. Thế nào là bảy?
2. Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín tài?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán... Phật, Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới tài?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh... từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tàm tài?
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có xấu hổ, xấu hổ đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, xấu hổ vì đã thành tựu các pháp ác, bất thiện. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tàm tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là quý tài?
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có lòng sợ hãi, sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ sợ hãi vì thành tựu các pháp ác, bất thiện. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là quý tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là văn tài?
7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe, những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh; những pháp ấy, vị ấy nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ tụng đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là văn tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thí tài?
8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử với tâm từ bỏ cấu uế của xan tham, sống tại gia phóng xả, với bàn tay rộng mở, ưa thích xả bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thí tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ tài?
9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có trí tuệ, có trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập (quyết trạch) đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ tài.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bảy tài sản.
Tín tài và giới tài,
Tàm tài và quý tài,
Văn tài và thí tài,
Và tuệ, tài thứ bảy;
Ai có những tài này,
Nữ nhân hay nam nhân,
Ðược gọi không nghèo khổ,
Mạng sống không trống rỗng,
Do vậy tín và giới,
Tịnh tín và thấy pháp,
Bậc trí chuyên chú tâm,
Ức niệm lời Phật dạy.
(VII) (7) Ugga
1. Bấy giờ Ugga, vị Ðại thần của vua đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Ugga, vị đại thần của vua, bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Giàu có đến như vậy, đại phú đến như vậy, tài sản nhiều đến như vậy, bạch Thế Tôn, là Migàra Rohaneyyo!
- Này Ugga, Migàra Rohaneyyo giàu có đến mức nào, đại phú đến mức nào, tài sản nhiều đến mức nào?
- Bạch Thế Tôn, về vàng có đến trăm ngàn, còn nói gì về bạc!
- Này Ugga, đây có thể là tài sản chăng? Không phải Ta nói rằng đây không phải là tài sản. Nhưng tài sản ấy bị chi phối bởi lửa, nước, vua chúa, ăn trộm, các kẻ thừa tự, thù địch. Bảy tài sản này, này Ugga, không bị lửa, nước, vua chúa, ăn trộm, các kẻ thừa tự, thù địch chi phối. Thế nào là bảy? Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài. Bảy loại tài sản này, này Ugga, không bị lửa, nước, vua chúa, ăn trộm, các kẻ thừa tự, thù địch chi phối.

Tín tài và giới tài,
Tàm tài và quý tài,
Văn tài và thí tài,
Và tuệ tài thứ bảy;
Ai có tài sản này,
Nữ nhân hay nam nhân,
Người ấy là đại phú
Thiên nhân giới khó thắng
Do vậy tín và giới,
Tịnh tín và thấy pháp,
Bậc trí chuyên chú tâm,
Ức niệm lời Phật dạy.

http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi07-0103.htm 

KINH VASALA/ NIPATA SUTTA



(VII) Kinh Kẻ Bần Tiện (Vasalasuttam) (Sn 21)

Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvathi, tại Jetavana, khu vườn ôngAnàthapindika. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vàoSàvatthi để khất thực. Lúc bấy giờ, tại trú xứ của Bà-la-mônAggikabhàradvàja, lửa tế lễ được đốt cháy, đồ cúng dường được dâng cao. Rồi Thế Tôn, trong khi thứ lớp khất thực ở Sàvatthi, đi đến trú xứ của Bà-la-môn Aggibhàradvàja. Bà-la-môn Aggibhàradvàja thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy bèn nói với Thế Tôn:
- Ở đây kẻ trọc đầu, ở đây kẻ Sa-môn ti tiện, ở đây kẻ bần tiện, hãy đứng lại.
Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Aggibhàradvàja:
- Này Bà-la-môn, Người có biết người bần tiện hay những pháp tạo ra kẻ bần tiện không?
- Này Tôn giả Gotama, tôi không biết kẻ bần tiện hay những pháp tạo ra kẻ bần tiện. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp như thế nào cho tôi, để tôi được biết về kẻ bần tiện hay các pháp tạo thành kẻ bần tiện.
- Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, Tôn giả!
Bà-la-môn Aggibhàradvàja vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

116. Người phẫn nộ, hiềm hận,
Ác nhân, gièm pha người,
Ác tà kiến, man trá,
Ðược biết là bần tiện.
117. Ai ở đây hại vật,
Một sanh, hoặc hai sanh,
Không thương xót hữu tình,
Ðược biết là bần tiện.
118. Ai làm hại vây hãm,
Các làng, các thị trấn,
Kẻ cướp đoạt có tiếng,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
119. Tại làng hay tại rừng,
Vật sở hữu của người,
Lấy trộm của không cho,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
120. Ai vay nợ của người,
Bị đòi liền trốn tránh,
Ta đâu mắc nợ ngươi,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
121. Ai vì ham vật mọn,
Kẻ đang đi trên đường,
Giết hại cướp vật mọn,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
122. Ai vì mình, vì người,
Hay vì nhân tài sản,
Làm nhân họ nói láo,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
123. Ai được thấy giữa vợ
Của bà con, bạn thân,
Ép buộc hay ưng thuận,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
124. Ai với mẹ hay cha,
Già yếu, tuổi trẻ qua,
Tuy giàu không giúp đỡ,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
125. Ai với mẹ hay cha,
Với anh chị, nhạc mẫu,
Làm hại, dùng lời mắng,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
126. Ai được hỏi mục đích,
Lại khuyên lời trái đích,
Khuyên bảo nên che đậy,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
127. Ai làm các nghiệp ác,
Muốn không biết mình làm,
Ai làm hạnh che đậy,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
128. Ai đến nhà người khác,
Ăn món ăn ngon lành,
Lại không đáp lễ lại,
Ðược biết là bần tiện.
129. Ai nói dối lường gạt,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Hay các người nghèo khác,
Ðược biết là bần tiện.
130. Dùng lời mắng, không cho,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Khi thời ăn uống đến,
Ðược biết là bần tiện.
131. Ở đời nói không thật,
Bị si mê che đậy,
Tham cầu chút lợi nhỏ,
Ðược biết là bần tiện.
132. Ai đề cao tự ngã,
Khi miệt giá trị người,
Hạ mình với tự cao,
Ðược biết là bần tiện.
133. Ai gây hấn, hà tiện,
Ác dục và xan tham,
Xảo quyệt, không tàm quí,
Ðược biết là bần tiện.
134. Ai phỉ báng đức Phật,
Hay đệ tử của Ngài,
Hàng xuất gia, tại gia,
Ðược biết là bần tiện.
135. Ai không phải La-hán,
Tự nhận là La-hán,
Kẻ trộm Phạm thiên giới,
Chính tối hạ bần tiện.
Những hàng bần tiện này,
Ta nói rõ cho Ông.
136. Bần tiện không vì sanh,
Phạm chí không vì sanh,
Do hành, thành bần tiện,
Do hành, thành Phạm chí.
137. Do đây, nên hiểu biết,
Như Ta trình bày rõ,
Màtanga được danh,
Bần tiện, ăn thịt chó.
138. Danh tối thượng khó đạt,
Màtanga đạt được,
Nhiều Sát-ly, Phạm chí,
Ðến hầu hạ vị ấy.
139. Vị ấy leo thiên xa,
Trên đường lớn không bụi,
Từ bỏ mọi dục tham,
Ðạt được Phạm thiên giới,
Thọ sanh không ngăn chận,
Vị ấy sanh Phạm thiên.
140. Có những Bà-la-môn,
Sanh gia đình Ðạo sư,
Hay sanh những gia đình
Quyến thuộc với bùa chú,
Họ vẫn thường được thấy,
Làm các điều ác nghiệp,
141. Hiện tại bị khinh miệt,
Ðời sau sanh ác thú,
Thọ sanh không ngăn chận,
Sanh ác thú đáng khinh.

142. Bần tiện không vì sanh,
Phạm chí không vì sanh,
Do hành thành bần tiện,
Do hành thành Phạm chí.
Khi được nói vậy, Bà-la-môn Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, ví như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, mở toang ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Con nay qui y Tôn giả Gotama, qui y Pháp và qui y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời qui ngưỡng.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

KINH HANH PHUC/ NIPATA SUTTA/ KINH TAP



(IV) Kinh Ðiềm Lành Lớn (Kinh Ðại Hạnh Phúc - Mahamangala Sutta) (Sn 46)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ôngAnàthapindika. Rồi một Thiên nhân, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên nhân ấy với bài kệ bạch Thế Tôn:
Thiên nhân:
258. Nhiều Thiên nhân và Người,
Suy nghĩ đến điềm lành,
Mong ước và đợi chờ,
Một nếp sống an toàn,
Xin Ngài hãy nói lên
Về điềm lành tối thượng
.
Thế Tôn:
259. Không thân cận kẻ ngu,
Nhưng gần gũi bậc trí,
Ðảnh lễ người đáng lễ
Là điềm lành tối thượng.
260. Ở trú xứ thích hợp,
Công đức trước đã làm,
Chân chánh hướng tụ tâm,
Là điều lành tối thượng.
261. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện học tập,
Nói những lời khéo nói
Là điềm lành tối thượng.
262. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Nuôi dưỡng vợ và con,
Làm nghề không rắc rối
Là điềm lành tối thượng.
263. Bố thí, hành đúng pháp,
Săn sóc các bà con,
Làm nghiệp không lỗi lầm
Là điềm lành tối thượng.
264. Chấm dứt, từ bỏ ác,
Chế ngự đam mê rượu,
Trong pháp, không phóng dật
Là điềm lành tối thượng.
265. Kính lễ và hạ mình,
Biết đủ và biết ơn,
Ðúng thời, nghe Chánh pháp
Là điềm lành tối thượng.
266. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
Yết kiến các Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận pháp,
Là điềm lành tối thượng.
267. Khắc khổ và Phạm hạnh,
Thấy được lý Thánh đế,
Giác ngộ quả Niết bàn
Là điềm lành tối thượng.
268. Khi xúc chạm việc đời,
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn
Là điềm lành tối thượng.
269. Làm sự việc như vậy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng
.

 http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/Kinh/u-kinh-tieubo1/tb15-kt2.htm

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

KINH BAI VONG/ TIEU BO 1/ SUTTA NIPATA



(VI) Kinh Bại Vong (Paràbhava) (Sn 18)

Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ôngAnàthapindika. Rồi một Thiên nhơn, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn với những bài kệ:
Thiên nhân:

91. Về bại vong con người,
Con hỏi Gotama,
Con đến hỏi Thế Tôn,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

92. Thật dễ hiểu thành công,
Thật dễ hiểu bại vong,
Ưa mến pháp, thành công,
Thù ghét pháp bại vong.
Thiên nhân:

93. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ nhất về bại vong,
Thứ hai, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

94. Ai mến kẻ bất thiện,
Không ái luyến bậc thiện,
Thích pháp kẻ bất thiện,
Chính cửa vào bại vong
.
Thiên nhân:

95. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ hai về bại vong,
Thứ ba, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

96. Người tánh ưa thích ngủ,
Thích hội chúng, thụ động,
Biếng nhác, thường phẫn nộ,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:

97. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ ba về bại vong.
Thứ tư, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

98. Ai với mẹ hay cha,
Già yếu, tuổi trẻ hết,
Tuy giàu không giúp đỡ,
Chính cửa vào bại vong
.
Thiên nhân:

99. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ tư về bại vong.
Thứ năm, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

100. Ai nói dối lường gạt,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Hay các khất sĩ khác,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:

101. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ năm về bại vong.
Thứ sáu, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

102. Người giàu có tài sản,
Có vàng bạc thực vật,
Hương vị ngọt một mình,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:

103. Như vậy, chúng con rõ
Thứ sáu về bại vong.
Thứ bảy, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

104. Người tự hào về sanh,
Về tài sản dòng họ,
Khinh miệt các bà con,
Chính cửa vào bại vong
.
Thiên nhân:

105. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ bảy về bại vong,
Thứ tám, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

106. Người đắm say nữ nhân,
Ðắm say rượu, cờ bạc,
Hoang phí mọi lợi đắc,
Chính cửa vào bại vong
.
Thiên nhân:

107. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ tám về bại vong.
Thứ chín, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

108. Không vừa đủ vợ mình,
Ðược thấy giữa dâm nữ,
Ðược thấy với vợ người,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:

109. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ chín về bại vong.
Thứ mười, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

110. Người tuổi trẻ đã qua,
Cưới cô vợ vú tròn,
Ghen nàng không ngủ được,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:

111. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ mười về bại vong.
Thứ mười một, xin nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

112. Ðàn bà, hay đàn ông,
Rượu chè, tiêu hoang phí,
Ðược địa vị quyền thế,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:

113. Như vậy, chúng con biết,
Thứ mười một bại vong.
Thứ mười hai, xin nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:

114. Tài sản ít, ái lớn,
Sanh gia đình hoàng tộc,
Ở đây muốn trị vì,
Chính cửa vào bại vong.
115. Bại vong này ở đời,
Bậc trí khéo quán sát,
Ðầy đủ với chánh kiến,
Sống hạnh phúc ở đời.

http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tieubo1/tb15-kt1.htm 

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

HANH PHAP /TU HOC/ HOC HANH/



5. V. Sàriputta (2) (S.v,347)

1) ...

2) Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi một bên:

3) -- "Dự lưu phần, dự lưu phần", này Sàriputta, được nói đến như vậy. Này Sàriputta, thế nào là Dự lưu phần?

- Thân cận bậc Chân nhân, bạch Thế Tôn, là Dự lưu phần. 
- Nghe diệu pháp là Dự lưu phần. 
- Như lý tác ý là Dự lưu phần. 
- Thực hành pháp và tùy pháp là Dự lưu phần.

-- Lành thay, này Sàriputta! Lành thay, này Sàriputta! Thân cận bậc Chân nhân là Dự lưu phần... thực hành pháp và tùy pháp là Dự lưu phần.

4) "Dòng sông, dòng sông", này Sàriputta, được nói đến như vậy. Này Sàriputta, thế nào là dòng sông?

-- Bạch Thế Tôn, đây là dòng sông Thánh đạo Tám ngành. Tức là chánh tri kiến... chánh định.

-- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, đây là dòng sông Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định.

5) "Dự lưu, Dự lưu", này Sàriputta, được gọi là như vậy. Này Sàriputta, thế nào là Dự lưu?

-- Bạch Thế Tôn, ai thành tựu Thánh đạo Tám ngành này, người ấy gọi là Dự lưu, vị Tôn giả với tên như vậy, với họ như vậy.

-- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, ai thành tựu Thánh đạo Tám ngành này, người ấy được gọi là bậc Dự lưu, vị Tôn giả với tên như thế này, với họ như thế này.
--

Mười thánh cư/ Dasuttara sutta




Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya
34. Kinh Thập thượng
(Dasuttara sutta)

Mười pháp rất khó thể nhập
Mười thánh cư


http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-truongbo/truong34.htm
Mười pháp

3) Có mười pháp có nhiều tác dụng, có mười pháp cần phải tu tập, có mười pháp cần phải biến tri, có mười pháp cần phải đoạn trừ, có mười pháp chịu phần tai hại, có mười pháp đưa đến thù thắng, có mười pháp rất khó thể nhập, có mười pháp cần được sanh khởi, có mười pháp cần được thắng tri, có mười pháp cần được tác chứng.

vii) Thế nào là mười pháp rất khó thể nhập?Mười thánh cư: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ năm chi, đầy đủ sáu chi, một hộ trì, thực hiện bốn y, loại bỏ các giáo điều, đoạn tận các mong cầu, tâm tư không trệ phược, thân thể khinh an, tâm thiện giải thoát, tuệ thiện giải thoát.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đoạn trừ năm chi? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ tham dục, đoạn trừ sân, đoạn trừ hôn trầm thụy miên, đoạn trừ trạo hối, đoạn trừ nghi. Này các hiền giả, như vậy là đoạn trừ năm chi.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đầy đủ sáu chi? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo mắt thấy sắc, không có thích ý, không có phật ý, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp, không có thích ý, không có phật ý, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo đầy đủ sáu chi.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo một hộ trì? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo thành tựu sự hộ trì về niệm. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo một hộ trì.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo có thực hiện bốn y? Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo sau khi suy tư, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư, đoạn trừ một pháp; sau khi suy tư tránh xa một pháp. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo thực hiện bốn y.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo loại bỏ các giáo điều? Này các Hiền giả, ở đây, tất cả những giáo điều thông thường mà các vị Sa môn thông thường chủ trương, vị Tỷ kheo đều loại bỏ, phóng xả. Này các Hiền giả, như vậy gọi là Tỷ kheo loại bỏ các giáo điều.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đoạn tận các mong cầu? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ các mong cầu về dục vọng, đoạn trừ các mong cầu về hiện hữu, làm cho an tịnh các mong cầu về phạm hạnh. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo đoạn tận các mong cầu.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo, tâm tư không trệ phược? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ các tâm tư dục vọng, đoạn trừ các tâm tư sân hận, đoạn trừ các tâm tư não hại. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo, tâm tư không trệ phược.

Này các Hiền giả, thể nào là vị Tỷ kheo, thân hành được khinh an? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt các hỷ ưu từ trước, chứng và an trú thiền thứ tư, không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh. Này các Hiền giả, như vậy vị Tỷ- kheo thân hành được khinh an.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ- kheo, tâm thiện giải thoát? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ- kheo tâm giải thoát khỏi tham, tâm giải thoát khỏi sân, tâm giải thoát khỏi si. Này các Hiền giả, như vậy vị Tỷ kheo tâm thiện giải thoát.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo tuệ thiện giải thoát? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ- kheo biết rằng: "Tham tâm của ta đã được trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai". Vị ấy biết rằng: "Sân tâm của ta đã đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai". Vị ấy biết rằng: "Si tâm của ta đã đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo tuệ thiện giải thoát.

Như vậy là mười pháp rất khó thể nhập.

Như vậy mười pháp này là chơn, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

TU HOC/ DAN BAI



Dàn bài: Tu học

1. Tu va học

Tu là gì
Học là gì

Theo con hiểu một cách đơn giản nhứt, thì Pháp Học có nghĩa là các Giáo nghĩa, Kinh Điển, Luật, thuộc về Kinh, Luật và những gì gần gũi với Kinh, Luật,... mà chúng ta cùng đọc, tụng, suy ngẫm (văn, tư).
Văn tư tu
Văn: nghe, đọc, nghiên cứu, sư tầm
Tư: tư duy, ngẫm nghĩ
Tu: thực hành+ công phu thiền
Thuc hanh:

1/ Thân cận bạn lành, gần gũi người trí
2/ Nghe diệu Pháp 
3/ Tác ý chân chánh và đúng đắn
4/ Hành Pháp tuỳ Pháp (Tương Ưng Dự Lưu)

Thêm: hỏi và thảo luận
Vương Dương Minh, đời Minh, TQ : Học, Vấn, Tư, Biện, Hành (học, hỏi, suy nghĩ, bản luận, và áp dụng). 

2. Hoc gi?

- Thuc tuong cua cac phap: vo thuong, kho, vo nga
a.Vo thuong: Cac phap huư vi la vo thuong> Kinh Dai bat niet ban.

"7. Và Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".
Ðó là lời cuối cùng Như Lai."

tam vo thuong, canh vo thuong, phap vo thuong.

b. vo nga> xem Kinh vo nga tuong va Kinh La hau la.

3. Giữ 5 giới:/ Doi tri Tham sân si

- không sát sanh
- không lấy của không cho
- không tà dâm
- không nói dối
- không uống rượu.

Xem: Kinh Kalama: Duc Phat nhan manh ve Tham sn si la nguon goc cua viec ko giu 5 giới.
http://chanh-y.blogspot.de/2011/01/kinh-kalama.html

4. Học và hành bát chánh đạo

- Chánh kiến
- Chánh tư duy
- Chánh tinh tấn
- Chánh nghiệp
- Chánh mạng
- Chánh niệm
- Chánh định

Xem Kinh: Dai kinh 40, trình bày về 10 thánhđạo
http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-trungbo/trung117.htm

Xem kinh: Phan biet su thuc, Kinh 141 TBK, trinh bay ve Tu thanh de va 8 Thanh dao.
http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-trungbo/trung141.htm

4. Công phu tọa Thiền
Tai sao phai hanh thien:

1. Xem dinh nghia ve Chanh dinh la tu thien.
Do do, tu tap 8 chanh dao, trong do co chanh dinh, thi fai toa thien.
2. Tham san si man nghi... la nhung phap ngu ngam.
Do do, chi co the ngoi thien Vipassana.. moi co the thanh loc tam duoc.
- Muc dich la Thanh loc tam, phuong phap la cong phu toa thien Vipassana.

3. Hay nghe 1 li do ma duc Phat da ke trong Tieu kinh kho uan:
Trong Kinh Tieu kho uan, TBK 
14. Tiểu kinh Khổ uẩn
(Cùladukkhakkhanda sutta)

Doi voi 5 duc truong duong, neu khong co thien dinh thoi khong the doan tru chung:

"Này Mahànàma, thuở xưa, khi Ta còn là Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", dầu Ta có thấy với như thật chánh trí tuệ như vậy, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy Ta biết rằng, Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Và này Mahànàma, khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối."



Xem bai Kinh Song tam 


Dvedhàvitakka sutta
 tbk 19 sau day:


-- Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.
Chư Tỷ-kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: "Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm này đưa đến tự hại", dục tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại người", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại cả hai", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm.
Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sân tầm khởi lên... (như trên)... hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri: "Hại tầm này khởi lên nơi Ta, và hại tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Hại tầm này đưa đến tự hại"... "Hại tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", hại tầm biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận hại tầm.


5. Thường xuyên tu tập chánh niêm va tỉnh thức:

The nao la an tru trong chanh niem tinh giac?
Xem Kinh Dai bat Vien Tich niet ban
http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

12. Thế Tôn bảo các vị Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, các Ngươi phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là lời dạy của Ta cho các Ngươi.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo an trú chánh niệm? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời, đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là chánh niệm.
13. Này các Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ Kheo tỉnh giác khi đi tới, đi lui, tỉnh giác khi ngó tới, ngó lui; tỉnh giác khi co tay, duỗi tay, tỉnh giác khi mang áo sanghati (tăng-già-lê) mang bát, mang y, tỉnh giác khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm, tỉnh giác khi đại tiện, tiểu tiện; tỉnh giác khi đi; khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là lời dạy của Ta cho các Ngươi.

Đạo ta chỉ môt con dường,
Tự lòng thanh tnh mà thương cuộc đời.


Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Nghe Trinh cong Son: Oi Cat bui tuyet voi. Ai nhin than minh chi la cat bui, nguoi do tuyet voi! (Bưu Chanh)
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

34. Kinh Thập thượng/ Dasuttara sutta/Mười thiện nghiệp đạo


Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya
34. Kinh Thập thượng
(Dasuttara sutta)

Mười pháp hướng đến thù thắng-Mười thiện nghiệp đạo

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-truongbo/truong34.htm

Mười pháp


3) Có mười pháp có nhiều tác dụng, có mười pháp cần phải tu tập, có mười pháp cần phải biến tri, có mười pháp cần phải đoạn trừ, có mười pháp chịu phần tai hại, có mười pháp đưa đến thù thắng, có mười pháp rất khó thể nhập, có mười pháp cần được sanh khởi, có mười pháp cần được thắng tri, có mười pháp cần được tác chứng.

vi) Thế nào là mười pháp hướng đến thù thắng? Mười thiện nghiệp đạo: Ly sát sanh, ly thâu đạo, ly tà dâm, ly vọng ngôn, ly lưỡng thiệt, ly ác khẩu, ly ỷ ngữ, ly tham, ly sân, ly si. Như vậy là mười pháp hướng đến thù thắng.Như vậy mười pháp này là chơn, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác, được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch



Mười pháp

3) Có mười pháp có nhiều tác dụng, có mười pháp cần phải tu tập, có mười pháp cần phải biến tri, có mười pháp cần phải đoạn trừ, có mười pháp chịu phần tai hại, có mười pháp đưa đến thù thắng, có mười pháp rất khó thể nhập, có mười pháp cần được sanh khởi, có mười pháp cần được thắng tri, có mười pháp cần được tác chứng.


i) Thế nào là mười phát có nhiều có tác dụng? Mười pháp hộ trì nhân pháp. Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp. Pháp như vậy là hộ trì nhân.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe, Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, đề cao đời sống phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh những pháp ấy, vị đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ tụng đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến.

Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào, đa văn... khéo thành tựu nhờ chánh kiến, pháp như vậy là hộ trì nhân.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo là thiện hữu, thiện bạn lữ, là thiện bạn đảng, là hộ trì nhân. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào là thiện hữu, là thiện bạn lữ, là thiện bạn đảng. Pháp như vậy là hộ trì nhân.

Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo thiện ngôn, đầy đủ sự nhu hòa và khiêm nhường, nhẫn nại và nhận sự chỉ trích một cách cung kính. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào thiện ngôn... nhận sự chỉ trích một cách cung kính. Pháp như vậy là hộ trì nhân.

Này các Hiền giả, khi nào có những trách nhiệm cần phải làm đối với các vị đồng phạm hạnh niên lạp cao hơn, vị ấy khéo léo, không có biếng nhác, suy tư một cách đầy đủ các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Này các Hiền giả, một vị Tỷ kheo nào, đối với các vị đồng phạm hạnh... vừa đủ để tổ chức. Pháp như vậy là hộ trì nhân.

Này các Hiền giả, lại nữa có vị Tỷ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Thắng pháp, Thắng luật. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào ưa Pháp... vô cùng hoan hỷ đối với Thắng pháp, Thắng luật. Pháp như vậy là hộ trì nhân.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo tự mình bằng lòng với các vật dụng nhận được như y phục, ẩm thực, sàng tọa, bệnh dược. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào tự bằng lòng... Pháp như vậy là hộ trì nhân.

Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo sống tinh tấn siêng năng đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì tinh tấn, nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp. Này các Hiền giả, một vị Tỷ kheo nào sống tinh tấn siêng năng... nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp. Pháp như vậy là hộ trì nhân.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo chánh niệm, đầy đủ tối thượng niệm và tỉnh giác, nhớ đến và ghi nhớ những điều nói và làm từ lâu. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có chánh niệm, ghi nhớ những điều đã nói và làm từ lâu. Pháp như vậy là hộ trì nhân.

Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có huệ trí, đầy đủ sanh diệt trí, hướng đến sự quyết trạch các bậc Thánh, chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có huệ trí... chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ. Pháp như vậy là hộ trì nhân.

Như vậy là mười pháp có nhiều tác dụng.

ii) Thế nào là mười pháp cần phải tu tập? Mười biến xứ. Một vị nào biết được địa biến xứ: trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng. Một vị biết được thủy biến... Một vị biết được hỏa biến... Một vị biết được phong biến... Một vị biết được thanh biến... Một vị biết được hoàng biến... Một vị biết được xích biến... Một vị biết được bạch biến... Một vị biết được hư không biến... Một vị biết được thức biến xứ: trên dưới, ngang, bất nhị, vô lượng. Như vậy là mười pháp cần phải tu tập.

iii) Thế nào là mười pháp cần phải biến tri? Mười xứ: Nhãn xứ, sắc xứ, tỷ xứ, thanh xứ, nhĩ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ. Như vậy là mười pháp cần được biến tri

iv) Thế nào là mười pháp cần phải đoạn trừ? Mười tà pháp: Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát. Như vậy là mười pháp cần được đoạn trừ.

v) Thế nào là mười pháp chịu phần tai hại? Mười bất thiện nghiệp đạo: Sát sanh, thâu đạo, tà dâm, vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham, sân, tà kiến. Như vậy là mười pháp chịu phần tai hại.

vi) Thế nào là mười pháp hướng đến thù thắng? Mười thiện nghiệp đạo: Ly sát sanh, ly thâu đạo, ly tà dâm, ly vọng ngôn, ly lưỡng thiệt, ly ác khẩu, ly ỷ ngữ, ly tham, ly sân, ly si. Như vậy là mười pháp hướng đến thù thắng.

vii) Thế nào là mười pháp rất khó thể nhập? Mười thánh cư: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ năm chi, đầy đủ sáu chi, một hộ trì, thực hiện bốn y, loại bỏ các giáo điều, đoạn tận các mong cầu, tâm tư không trệ phược, thân thể khinh an, tâm thiện giải thoát, tuệ thiện giải thoát.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đoạn trừ năm chi? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ tham dục, đoạn trừ sân, đoạn trừ hôn trầm thụy miên, đoạn trừ trạo hối, đoạn trừ nghi. Này các hiền giả, như vậy là đoạn trừ năm chi.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đầy đủ sáu chi? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo mắt thấy sắc, không có thích ý, không có phật ý, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp, không có thích ý, không có phật ý, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo đầy đủ sáu chi.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo một hộ trì? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo thành tựu sự hộ trì về niệm. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo một hộ trì.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo có thực hiện bốn y? Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo sau khi suy tư, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư, đoạn trừ một pháp; sau khi suy tư tránh xa một pháp. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo thực hiện bốn y.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo loại bỏ các giáo điều? Này các Hiền giả, ở đây, tất cả những giáo điều thông thường mà các vị Sa môn thông thường chủ trương, vị Tỷ kheo đều loại bỏ, phóng xả. Này các Hiền giả, như vậy gọi là Tỷ kheo loại bỏ các giáo điều.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đoạn tận các mong cầu? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ các mong cầu về dục vọng, đoạn trừ các mong cầu về hiện hữu, làm cho an tịnh các mong cầu về phạm hạnh. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo đoạn tận các mong cầu.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo, tâm tư không trệ phược? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ các tâm tư dục vọng, đoạn trừ các tâm tư sân hận, đoạn trừ các tâm tư não hại. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo, tâm tư không trệ phược.

Này các Hiền giả, thể nào là vị Tỷ kheo, thân hành được khinh an? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt các hỷ ưu từ trước, chứng và an trú thiền thứ tư, không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh. Này các Hiền giả, như vậy vị Tỷ- kheo thân hành được khinh an.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ- kheo, tâm thiện giải thoát? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ- kheo tâm giải thoát khỏi tham, tâm giải thoát khỏi sân, tâm giải thoát khỏi si. Này các Hiền giả, như vậy vị Tỷ kheo tâm thiện giải thoát.

Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo tuệ thiện giải thoát? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ- kheo biết rằng: "Tham tâm của ta đã được trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai". Vị ấy biết rằng: "Sân tâm của ta đã đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai". Vị ấy biết rằng: "Si tâm của ta đã đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo tuệ thiện giải thoát.

Như vậy là mười pháp rất khó thể nhập.

viii) Thế nào là mười pháp cần được sanh khởi? Mười tưởng: Bất tịnh tưởng, tử tưởng, thực yểm ly tưởng, nhứt thiết thế gian bất lạc tưởng, vô thường tưởng, khổ tưởng trên vô thường, vô ngã tưởng trên khổ, đoạn tưởng, ly tham tưởng, diệt tưởng. Như vậy là mười pháp cần được sanh khởi.

ix) Thế nào là mười pháp cần được thắng tri? Mười đoạn tận sự: Tà kiến do chánh kiến đoạn tận; do duyên tà kiến, các ác bất thiện pháp khởi lên, các pháp này được đoạn tận; do duyên chánh kiến các thiện pháp được tăng cường, viên mãn; tà tư duy do chánh tư duy đoạn tận... tà ngữ do chánh ngữ đoạn tận... tà nghiệp cho chánh nghiệp đoạn tận... tà mạng do chánh mạng đoạn tận... tà niệm do chánh niệm đoạn tận... tà định do chánh định đoạn tận... tà trí do chánh trí đoạn tận... tà giải thoát do chánh giải thoát đoạn tận... do duyên tà giải thoát, các ác bất thiện pháp khởi lên, các pháp này được đoạn tận; do duyên chánh giải thoát, các thiện pháp này được tăng cường, viên mãn. Như vậy là mười pháp cần được thắng tri.

x) Thế nào là mười pháp cần được chứng ngộ? Mười vô học pháp: Vô học Chánh tri kiến, vô học Chánh tư duy, vô học Chánh ngữ, vô học Chánh nghiệp, vô học Chánh mạng, vô học Chánh tinh tấn, vô học Chánh niệm, vô học Chánh định, vô học Chánh trí, vô học Chánh giải thoát.

Như vậy là mười pháp cần được chứng ngộ.

Như vậy một trăm pháp này là chơn, thực, như thị, không phải không như thị, không phải sai khác được Như Lai giác ngộ, chánh đẳng chánh giác.

Như vậy tôn giả Sàriputta thuyết giảng. Các vị Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của tôn giả Sàriputta.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Hòa thượng Thích Minh Châu dịch