Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

THUC- TRI TUE- LINH HON/ MILINDA VAN DAO


MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO




00. TU VUNG:





I SU* INDACANDA DICH:




VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC


15. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, ‘thức’ hay ‘tuệ’ hay ‘mạng sống ở chúng sanh,’ các pháp này khác về nội dung khác về hình thức, hay là có chung nội dung chỉ khác về hình thức tên gọi?
“Tâu đại vương, thức có sự nhận thức là tướng trạng, tuệ có sự biết rõ là tướng trạng, mạng sống ở chúng sanh là không có.”
“Nếu mạng sống không có, vậy thì ai nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, nghe âm thanh bằng tai, ngửi hương bằng mũi, nếm vị bằng lưỡi, chạm cảnh xúc bằng thân, nhận thức cảnh pháp bằng ý?”  
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Nếu mạng sống nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, nghe âm thanh bằng tai, ngửi hương bằng mũi, nếm vị bằng lưỡi, chạm cảnh xúc bằng thân, nhận thức cảnh pháp bằng ý, phải chăng mạng sống ấy, khi các mắt bị hoại, vẫn có thể nhìn thấy cảnh sắc rõ hơn ở bên ngoài trước mặt qua bầu không gian lớn hơn? Có phải khi các tai bị hoại, khi mũi bị hoại, khi lưỡi bị hoại, khi thân bị hoại, vẫn có thể nghe âm thanh, có thể ngửi mùi, có thể nếm vị, có thể chạm cảnh xúc rõ hơn qua bầu không gian lớn hơn?”
“Thưa ngài, không phải.”
“Tâu đại vương, chính vì điều ấy mạng sống ở chúng sanh là không có.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”

II. PALI

15. Rājā āha: "bhante nāgasena viññāṇanti vā paññā'ti vā bhūtasmiṃ jīvo'tivā ime dhammā nānatthā ceva nānābyañjanā ca? Udāhu ekatthā? Vyañjanameva nānānti?"
"Vijānanalakkhaṇaṃ mahārāja viññāṇaṃ. Pajānanalakkhaṇā paññā. Bhūtasmiṃ jīvo na upalabbhatī" ti. 
"Yadi jīvo na upalabbhati, atha ko carahi cakkhunā rūpaṃ passati, sotena saddaṃ suṇāti, ghānena gandhaṃ ghāyati, jivhāya rasaṃ sāyati, kāyena phoṭṭhabbaṃ phūsati, manasā dhammaṃ vijānātī?" Ti. 
Thero āha: "yadi jīvo cakkhunā rūpaṃ passati, sotena saddaṃ suṇati, ghāṇena gandhaṃ ghāyati, jivhāya rasaṃ sāyati, kāyena phoṭṭhabbaṃ phūsati, manasā dhammaṃ vijānāti, so jīvo cakkhūsu uppāṭitesu mahantena ākāsena bahimukho suṭṭhutaraṃ rūpaṃ passeyya, sotesu uppāṭitesu ghāne uppāṭite jivhāya uppāṭitāya kāyeuppāṭite mahantena ākāsena suṭṭhutaraṃ saddaṃ suṇeyya, gandhaṃ ghāyeyya, rasaṃsāyeyya, poṭṭhabbaṃ phuseyyā?" Ti. 
 
[SL Page 085] [\x 85/] 
 
"Na [PTS Page 087] [\q 87/] hi bhante" ti, 
"Tena hi mahārāja bhūtasmiṃ jīvo na upalabbhatī" ti. 
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 

III. TIENG DUC

4. Kapitel

2.7. Arūpadhammavavattanavaggo

Mil. 3.4.12. Bewußtsein, Weisheit und Seele


Der König sprach: "Sind, ehrwürdiger Nāgasena, diese Dinge, wie Bewußtsein, Weisheit und die Seele in einem Lebewesen, wirklich verschiedene Begriffe mit verschiedenem Inhalt, oder sind es bloß verschiedene Worte, die ein und dasselbe besagen?"
"Das Bewußtsein (viññāna), o Herr, besitzt das charakteristische Merkmal des Bewußtwerdens, die Weisheit (paññā) dasjenige des Erkennens, doch eine den Lebewesen innewohnende Seele gibt es überhaupt nicht."
"Wenn es aber keine Seele gibt, ehrwürdiger Nāgasena, wer ist es denn, der durch Auge, Ohr, Nase, Zunge, Tastorgan und Geist die Dinge wahrnimmt?"
Der Ordensältere sprach: "Wenn es wirklich eine Seele gäbe, die durch diese sechs Sinnestore die Dinge wahrnehmen könnte, müßte denn da, sobald die Sinnestore herausgenommen würden und sie gewissermaßen ihren Kopf herausstreckte, nicht wohl die Seele infolge des vollen Tageslichtes die Dinge besser wahrnehmen können?"
"Das ist allerdings unmöglich, o Herr."
"Folglich, o König, gibt es keine den Lebewesen innewohnende Seele."
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"

--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:
86, 87. Thức, tuệ và sanh mạng
- Thưa đại đức, thức và tuệ có ý nghĩa, ngữ tự giống nhau hay khác nhau?
- Ý nghĩa và ngữ tự của thức và tuệ hoàn toàn khác nhau, tâu đại vương.
- Xin đại đức giảng cho nghe.
- Thức là vinnàna, nghĩa là nhận biết, thu góp mọi kiến thức, kinh nghiệm; còn tuệ là pannà có nghĩa là thấy rõ, biết chắc mọi sự mọi vật (các pháp) đúng như thực tướng, tâu đại vương.
- Cả hai thức và tuệ ấy chính là sanh mạng ở trong thân tứ đại này phải không?
- Đại vương! sanh mạng theo cách hiểu của đại vương là linh hồn phải chăng? Và vấn đề linh hồn thường tại ở trong thân thì đại vương đã hỏi rồi, và bần tăng cũng đã giải đáp thỏa đáng rồi. Đừng nên rơi vào quan niệm thường kiến như thế!
- Vâng, nhưng trẫm vẫn bị một hoài nghi khởi sanh. Là nếu không có một sanh mạng thường tại ở trong thân thì ai là người thấy bằng mắt? Nghe bằng tai? Ngửi bằng mũi? Nếm bằng lưỡi? Đụng chạm bằng thân? Và suy nghĩ bằng ý? Hẳn phải có một linh hồn ở trong thân chứ?
- Đại vương, xin ngài hãy nghe cho kỹ đây, khi đại vương nhìn thấy một cái hoa đẹp, đại vương nhận thức rõ là cái hoa ấy đẹp chứ?
- Vâng!
- Nếu sau đó, đại vương thoáng nghe một âm thanh chát chúa, đại vương cảm thấy khó chịu chứ?
- Vâng!
- Vậy thì cái "thức nhận biết" đóa hoa đẹp và "thức cảm nghe" âm thanh chát chúa ấy nó là một thức hay là hai thức?
- Thưa, nó là hai thức.
- Vậy thì thức trước diệt rồi mới có thức sau phải chăng?
- Đúng vậy!
- Thế là đại vương đã tự trả lời, rằng là chẳng có thức thường trú như linh hồn, như sanh mạng, mà thức chỉ là duyên sanh, duyên diệt!
Đức vua Mi-lan-đà chợt như bừng sáng:
- À ra thế, chẳng có lý giải nào rõ nghĩa hơn thế! Vậy còn tuệ thì sao?
- Tuệ cũng từ cái nhận biết ấy, từ cái thức ấy chứ không phải là hai cái khác nhau: nhưng thức thì dễ sai lầm, còn tuệ thì thấy đúng, biết đúng - tuệ thấy đúng như thực tướng, tâu đại vương!
- Đại đức có thể nói rõ nghĩa hơn một chút nữa chăng?
- Thưa vâng, nhận biết của cái thức là do vô minh, ái dục chi phối, còn cái thấy của tuệ là một cái thấy trong sáng, thanh tịnh từ sự giác ngộ và giải thoát, không bị ngăn che bởi vô minh và ái dục nữa, tâu đại vương!
- Nghĩa là thức có chức năng khác, và tuệ có chức năng khác? Hay nói cách khác "thức thanh tịnh" thì "tuệ" khởi sanh?
- Vâng, có thể hiểu như vậy.
- Còn sanh mạng thì sao?
- Sanh mạng cũng như thức và tuệ vậy, nó có vai trò và chức năng khác nhau trong toàn bộ cơ cấu thân tâm của loài hữu tình, tâu đại vương!
- Cảm ơn đại đức! Quả thật là vi diệu!
- Đại vương, điều vừa trình bày ấy quả thật là vi diệu nhưng trí óc con người vẫn có thể lãnh hội được. Còn Đức Thế Tôn thì ngài liễu tri cả những điều thậm mật hơn thế nhiều, làm được cả những việc huyền diệu mà trong tam giới không ai làm được!
- Những điều ấy là điều gì, thưa đại đức?
- Những việc tai nghe, mắt thấy, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm là cái gì cụ thể, tuy nhiên, nhận biết cho đúng là một việc khó. Nhưng thử hỏi những pháp vô hình, vô tướng, những pháp tế vi trừu tượng từ tâm vương, tâm sở thì ai là người có khả năng thấy rõ, biết chắc bằng Đức Thế Tôn?
- Vâng, xin đại đức giảng rộng cho nghe?
- Đại vương, ví như có người ngụm một ngụm nước biển, y có thể biết được nước biển ấy là mặn chăng?
- Biết được.
- Nhưng y có thể phân tích trong ngụm nước biển ấy, bao nhiêu là nước từ Hằng hà? Bao nhiêu nước từ sông Yamanà? Bao nhiêu nước từ sông Sarabbù? Bao nhiêu nước từ sông Aciravatì? Bao nhiêu nước từ sông Nahì?
- Thật không thể! Chẳng ai có khả năng phân tích ra được.
- Tại sao?
- Vì chúng đã bị trộn lẫn làm một rồi.
- Đại vương có thấy không, lưỡi nếm vị là một cái gì cụ thể, thế mà ta chẳng thể nào phân tích được, huống hồ là những pháp vô hình, vô tướng, tế vi và trừu tượng. Chúng ta làm thế nào để biết được đây là thọ (cảm giác), đây là tưởng (tri giác), đây là hành (ý chí), đây là tác ý (khởi tâm); đây là tâm vương này, tâm vương kia?
- Quả thật là khó khăn.
- Đức Thế Tôn không những biết rõ mà còn phân tích chi ly, rằng đây là hành trình của các tâm vương, tâm sở trong dục giới, đây là hành trình của các tâm vương, tâm sở sắc giới, đây là hành trình của các tâm vương, tâm sở vô sắc giới!
- Vâng, vâng.
- Rồi Đức Thế Tôn còn biết rõ và phân tích được các trạng thái tâm, đạo và quả xuất thế gian nữa, tâu đại vương.
- Thật là kỳ diệu, thật là phi thường, thưa đại đức.
- Đúng vậy.


V. TIENG ANH

15. “These three, Nàgasena, consciousness (vi¤¤àõa),
wisdom (pa¤¤à) and the soul (bhåtasmiü jãvo); are they
different in essence or only in name?”
“Knowing, O king, is the mark of consciousness and
discrimination56 is the mark of wisdom. A soul cannot be
found.”

--
56. As well as cutting off and illuminating already given above.


VI. BAN DICH CUA CAO HUU DINH

61. Thần hồn, trí và thức
Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, cái thần hồn cái trí và cái thức có giống nhau không?
-- Tâu Ðại vương, cái thức thì nhận biết sự vật, cái trí thì phán đoán mà hiểu
được đạo, còn cái thần hồn thì không có.
-- Nếu không có thần hồn thì ai thấy bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng
mủi, nếm bằng lưỡi, sờ mó bằng thân, suy nghĩ bằng ý?
-- Nếu Ðại vương cho rằng phải có cái thần hồn thấy bằng mắt, nghe bằng
tai vv. thì trong khi người ta khoét con mắt cho to, cái thần hồn có trông thấy
rõ và xa hơn không? Trong khi người ta banh lỗ tai ra cho lớn, cái thần hồn
có nghe được rõ và xa hơn không? v.v.
-- Thưa không.
-- Như thế thì đâu có cái thần hồn?

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Uttarakurukādigamanapañho/MILINDA VAN DAO



MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO


Uttarakurukādigamanapañho

Cau hoi 



00. TU VUNG:





I SU* INDACANDA DICH:




VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC


9. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có người nào có thể đi đến xứ Uttarakuru, hoặc cõi Phạm Thiên, hoặc hòn đảo khác bằng cách phân thân này không?
“Tâu đại vương, có người có thể đi đến xứ Uttarakuru, hoặc cõi Phạm Thiên, hoặc hòn đảo khác bằng thân tứ đại này.”
“Thưa ngài Nāgasena, làm thế nào có thể đi đến xứ Uttarakuru, hoặc cõi Phạm Thiên, hoặc hòn đảo khác bằng thân tứ đại này?”
“Tâu đại vương, chắc ngài biết rõ là đã nhảy lên khỏi trái đất này một gang tay hoặc một ratana?”[3]
“Thưa ngài, trẫm biết rõ. Thưa ngài Nāgasena, trẫm nhảy lên đến támratana.”
“Tâu đại vương, làm thế nào ngài nhảy lên đến tám ratana?”
“Thưa ngài, chính vì trẫm lập tâm rằng: ‘Ta sẽ rơi xuống ở chỗ này.’ Với sự lập tâm ấy, thân thể của trẫm trở thành nhẹ.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị tỳ khưu có thần thông, đã đạt đến năng lực của tâm, sau khi đặt thân vào tâm rồi di chuyển ở không trung bằng năng lực của tâm.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. PALI

9. Rājā āha: bhante nāgasena, atthi koci iminā sarīrabhedena uttarakuruṃ vā gaccheyya, brahmalokaṃ vā, aññaṃ vā pana dīpanti?"
"Atthi yo mahārāja iminā cātummahābhūtikena kāyena uttarakuruṃ vā gaccheyya, brahmalokaṃ vā, aññaṃ vā pana dīpanti". 
"Kathambhante nāgasena, iminā cātummahābhūtikena kāyena uttarakuruṃ vā gaccheyya, brahmalokaṃ vā, aññaṃ vā [PTS Page 085] [\q 85/] pana dīpanti?". 
"Abhijānāsi nu tvaṃ mahārāja imissā paṭhaviyā vidatthiṃ vā ratanaṃ vā laṃghitā?" Ti. 
 
----------
20. Balikataraṃ, bahutaraṃ, (kesuci) 
 
[SL Page 083] [\x 83/] 
 
"Āma bhante, abhijānāmi ahaṃ bhante nāgasena aṭṭhapi rataniyo laṃghāmī" ti. 
 
"Kathaṃ tvaṃ mahārāja aṭṭhapi rataniyo laṃghesī?" Ti. 
"Ahaṃ hi bhante cittaṃ uppādemi 'ettha nipatissāmī'ti. Sahacittuppādena kāyo me lahuko hotī" ti. 
"Evameva kho mahārāja iddhimā bhikkhū cetovasippatto kāyaṃ citte samāropetvā cittavasena vehāsaṃ gacchatī" ti. 
 
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 

III. TIENG DUC

4. Kapitel

2.7. Arūpadhammavavattanavaggo

Mil. 3.4.9. Die Luft durchschweben - 2.7.9. Uttarakurukādigamanapañho


Der König sprach: "Gibt es wohl irgend jemanden, ehrwürdiger Nāgasena, der imstande wäre, mit dieser körperlichen Hülle nach Uttarakuru oder der Götterwelt oder nach irgend einem der anderen Weltteile zu schweben?"
"Gewiß gibt es welche, o König, die imstande sind, mit diesem aus den vier Elementen entstandenen Körper nach Uttarakuru oder der Götterwelt oder nach irgend einem der anderen Weltteile zu schweben."
"Wie ist wohl so etwas möglich, o Herr?"
"Erinnerst du dich vielleicht, o König, daß du wohl schon einmal ein oder zwei Fuß hoch über den Boden gesprungen bist?"
"Ja, o Herr, ich erinnere mich, daß ich sogar acht Fuß hoch über den Boden gesprungen bin."
"Wie aber konntest du so etwas fertig bringen?"
"Ich hatte den Gedanken gefaßt: <So hoch will ich fliegen!> - und bei diesem Gedanken wurde mein Körper leicht. Dann hatte ich den Gedanken gefaßt: <Hier will ich wieder hinunter kommen>!"
"Auf dieselbe Weise, o König, ist ein magiebegabter, geistesgewaltiger Mönch imstande, den Körper dem Geist gefügig zu machen und vermittelst der Geisteskraft durch die Lüfte zu schweben."
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"

--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:
80. Bay bằng thân
- Thưa đại đức, có ai đi đến cõi Phạm thiên, xứ Bắc-cu-lô-châu hay châu khác bằng thân thể này được không?
- Có thể được.
- Thân hình tứ đại nặng nề này làm sao có thể bay đến nơi xa xăm như thế?
- Đại vương có thể nhảy lên khỏi mặt đất này được bao cao?
- Thuở nhỏ thì trẫm nhảy cao chừng ba hắc tay nhưng nhờ tập luyện võ nghệ với ý chí, sau này trẫm nhảy cao gấp đôi như thế.
- Với quyết tâm, với ý chí, đại vương có thể nhảy cao hơn gấp đôi mức bình thường; cũng dường thế ấy, các sa môn tu tập thiền định, làm cho thiền định sung mãn; sau đó dùng ý chí, nung nóng ý chí, tu tập thuần thục tứ-như-ý-túc, đắc thần thông họ có thể bay đến cõi trời Phạm thiên, Bắc-cu-lô-châu hoặc các châu khác nhanh chóng bằng thời gian của viên lực sĩ duỗi cánh tay thôi, tâu đại vương.
- Thật là kỳ lạ!
- Đúng vậy, năng lực của tâm bất khả tư nghì.

khong thay

V. TIENG ANH

9. “Is there anyone who can physically go to the Brahmà
realm or to another continent?”
“Yes, O king, there is. As easily as you can jump a
short distance by determining in your mind, ‘I will land
there’, so too one who has developed absorption (jhàna) can
go to the Brahmà realm.”



VI. BAN DICH CUA CAO HUU DINH

56. Bay lên trên không
Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, có ai cất nổi mình bay lên đến cõi trời Phạm Thiên hoặc cõi
Bắc câu lô châu hay một cõi nào khác mà mình muốn được không?
-- Tâu Ðại vương, được.
-- Làm sao có thể bay lên như thế?
-- Ðại vương hãy nhớ lại hồi còn nhỏ có khi nào Ðại vương nhảy cao đến
một trượng không?
-- Có. Lúc nô đùa, Trẫm nhảy cao hơn một trượng.
-- Làm thế nào để nhảy?
-- Trẩm nghĩ trong trí rằng "phải nhảy cao đến đó", nhờ vậy mà thân hình
bỗng trở nên nhẹ nhàng mà nhảy lên được.
-- Cũng giống như thế. Bậc tu hành đắc đạo cũng nhờ tâm niệm tưởng nghĩ
và tự mình làm chủ được mình mà cái thân trở nên nhẹ nhàng, do đó bay lên
được trên không.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Simsapà




IV. Phẩm Rừng Simsapà
31.I. Simsapà (S.v,437)
1) Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà.
2) Rồi Thế Tôn lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỷ-kheo:
-- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng Simsapà?
-- Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá Simsapà mà Thế Tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá trong rừng Simsapà.
3) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các Ông! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra!
4) Nhưng tại sao, này các Tỷ-kheo, Ta lại không nói ra những điều ấy? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, những điều ấy không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta không nói lên những điều ấy.
5) Và này các Tỷ-kheo, điều gì mà Ta nói? "Ðây là Khổ", này các Tỷ-kheo, là điều Ta nói. "Ðây là Khổ tập", là điều Ta nói. "Ðây là Khổ diệt", là điều Ta nói. "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt", là điều Ta nói.
6) Nhưng tại sao, này các Tỷ-kheo, Ta lại nói ra những điều ấy? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, những điều ấy liên hệ đến mục đích, là căn bản cho Phạm hạnh, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta nói lên những điều ấy.

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".

http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/Kinh/u-kinh-tuongungbo/tu5-56a.htm

Toi nao lon hon? /Jānantājānantapāpakaraṇapañho




MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO


Jānantājānantapāpakaraṇapañho

Cau hoi 



00. TU VUNG:


Jānantā: knowing

pāpakaraṇa: (nt.) evil doing; committing sin.




I SU* INDACANDA DICH:




VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC


8. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, người làm nghiệp ác mà biết và người làm nghiệp ác mà không biết, người nào có tội nhiều hơn?
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, người nào làm nghiệp ác mà không biết, người ấy có tội nhiều hơn.”
“Thưa ngài Nāgasena, chính vì điều ấy hoàng tử nào hoặc quan đại thần nào của chúng tôi làm nghiệp ác mà không biết, có phải chúng tôi phạt người ấy gấp đôi?”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Một người cầm lấy cục sắt được nung nóng, đốt nóng, cháy rực, có ngọn lửa mà không biết, một người cầm lấy mà biết, người nào bị phỏng với mức độ trầm trọng hơn?”
“Thưa ngài, người nào cầm lấy mà không biết, người ấy bị phỏng với mức độ trầm trọng hơn.”  
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế người nào làm nghiệp ác mà không biết, người ấy có tội nhiều hơn.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. PALI

8. Rājā āha: bhante nāgasena, yo jānanto pāpakammaṃ karoti, yo ca ajānanto pāpakammaṃ karoti, kassa bahutaraṃ apuññanti?" 
 
"Thero āha: "yo kho mahārāja, ajānanto pāpakammaṃ karoti, tassa bahutaraṃ apuññanti"
"Tena hi bhante nāgasena, yo ambhākaṃ rājaputto vā rājamahāmatto vā ajānanto pāpakammaṃ karoti, taṃ mayaṃ diguṇaṃ daṇḍemā?" Ti. 
"Taṃ kimmaññasi mahārāja? Tattaṃ ayogulaṃ ādittaṃ sampajjilitaṃ sajotibhūtaṃ ekoajānanto gaṇheyya, eko jānanto gaṇheyya, katamo balavataraṃ-20dayheyyā?" Ti. 
"Yo kho bhante ajānanto gaṇheyya, so balavataraṃ dayheyyā" ti. 
"Evameva kho mahārāja ajānanto pāpakammaṃ karoti, tassa bahutaraṃ apuññanti". 
"Kallo'si bhante nāgasenā" ti. 

III. TIENG DUC

4. Kapitel

2.7. Arūpadhammavavattanavaggo

Mil. 3.4.8. Die größere Schuld - 2.7.8. Jānantājānantapāpakaraṇapañho


Der König sprach: "Wen, o Herr, trifft größere Schuld: denjenigen, der wissentlich eine böse Tat verübt, oder denjenigen, der, ohne es zu wissen, eine böse Tat verübt?"
"Denjenigen, o König, der, ohne es zu wissen, eine böse Tat verübt, trifft größere Schuld."
"Demnach müßten wir ja, o Herr, unsere Prinzen und Hofleute, die, ohne es zu wissen, eine böse Tat verüben, doppelt bestrafen!"
"Was meinst du, o König, wer sich da mehr verbrennen würde: derjenige, der mit Wissen eine glühendheiße, flammende und feurige Eisenkugel anfaßt, oder derjenige, der es ohne zu wissen tut?"
"Derjenige, o Herr, der es ohne zu wissen tut."
"Ebenso auch, o König, trifft denjenigen die größere Schuld, der, ohne es zu wissen, eine böse Tat verübt."
    (Wer eine böse Tat begeht und sie als unheilvoll erkennt, wird eher von ihr ablassen als derjenige, der diese heilsame Erkenntnis nicht besitzt. Letzterer wird eben in seinem Wahne vielleicht noch lange Zeiten fortfahren, solch unheilvolle Tat auszuüben und auf solche Weise seine Schuld vergrößern, die er nach buddhistischer Auffassung eben durch Leiden abbüßen muß)
"Klug bist du, ehrwürdiger Nāgasena!"

--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:


khong thay

V. TIENG ANH

8. “Which is the greater demerit, conscious or unconscious
wrongdoing?”
“Unconscious wrong-doing, O king.”52
“Then we should doubly punish those who do wrong
unconsciously.”
“What do you think, O king, would a man be more
seriously burned if he seized a red-hot iron ball not
knowing it was hot than he would be if he knew.”
“He would be burned more severely if he didn’t
know it was hot.”
“Just so, O king, it is the same with the man who does
wrong unconsciously.”

VI. BAN DICH CUA CAO HUU DINH

55. Kẻ trí làm điều dữ ít bị tai vạ hơn người ngu
Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, giả sử có kẻ trí và người ngu cùng làm điều dữ, ai bị tai vạ
nhiều hơn?
-- Tâu Ðại vương, người ngu.
-- Sao vậy? Theo luật pháp trong nước của trẩm, thì một vị đại thần phạm tội
phải bị xử phạt rất nặng. Cũng tội ấy, chưng nếu ngu dân phạm vào thì xử
phạt nhẹ hơn. Như vậy, kẻ trí làm điều dữ hẳn phải bị tai vạ nhiều hơn người
ngu chứ?
-- Tâu Ðại vương, giả sử có một hòn sắt cháy đỏ mà có hai người cùng cầm.
Một người biết đó là sắt đương cháy đỏ, còn người kia thì không hay biết gì
hết. Trong hai người ấy ai là người bị phỏng tay nhiều hơn?
-- Người không biết.
-- Cũng giống như thế. Người ngu làm điều dữ thì đâu có biết ăn năn hối hận
cho nên bị tai vạ lớn. Còn kẻ trí làm điều dữ thì tự biết lẽ đáng không nên
làm, cho nên lòng luôn luôn hối hận. Biết hối hận như thế cho nên tai vạ sẽ
giảm thiểu đi rất nhiều.
-- Hay thay!