Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

LÌA TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI



* LÌA TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI

Tứ cú là : có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không. Tất cả tư tưởng đều chẳng ra ngoài tứ cú này, nếu trụ thì chướng ngại sự dụng của bản thể tự tánh mà sanh ra bách phi (đủ thứ sai lầm), nếu lìa thì hiển bày đại dụng của tự tánh mà tuyệt bách phi. (Thích Duy Lực).

Thí dụ như tứ cú của Tâm là (1) có tâm, (2) không tâm, (3) cũng có tâm cũng không tâm, và (4) chẳng có tâm chẳng không tâm. Thiền Tông dạy lìa tứ cú này thì tránh được hàng trăm thứ sai lầm (bách phi)

Giai thich:
Vong tron nho: Co'
Vong tron lon hon : Khong
Dien tich nam ca 2 vong tron do: Co+ khong
Dien tich nam trong vong tron lon nhat, nam ngoai 2 vong tron kia: Khong co+ khong khong.

--
Tắc 73 (Bích Nham Lục)

Tăng hỏi Mã Tổ: Ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng cho con ý Tổ sư Tây sang? Mã Tổ bảo: Hôm nay ta nhọc nhằn không thể vì ông nói, hỏi lấy Trí Tạng đi. Tăng hỏi Trí Tạng, Trí Tạng bảo: Sao chẳng hỏi Hòa thượng? Tăng thưa: Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy. Trí Tạng bảo: Ngày nay tôi đau đầu không thể vì ông nói, hỏi lấy Hải huynh đi. Tăng hỏi Hải huynh, Hải nói: Đến trong ấy, tôi lại chẳng hội. Tăng thuật lại với Mã Tổ. Mã Tổ nói: Tạng đầu bạc, Hải đầu đen.

TỤNG:

Tạng đầu bạch, Hải đầu hắc
Minh nhãn Nạp tăng hội bất đắc
Mã câu đạp sát thiên hạ nhân
Lâm Tế vị thị bạch niêm tặc.
Ly tứ cú tuyệt bách phi
Thiên thượng nhân gian duy ngã tri.

DỊCH:

Tạng đầu bạc, Hải đầu hắc
Thiền tăng mắt sáng hội chẳng được
Ngựa tơ đạp chết biết bao người
Lâm Tế chưa là kẻ cướp giỏi.
Lìa tứ cú tuyệt bách phi
Trên trời nhân gian chỉ ta biết.

--
http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=4342

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

DOAN TAN AI/ TOM TAT TRUNG BO KINH 37/Tiểu kinh đoạn tận ái/Cùlatanhàsankhaya Sutta - The shorter discourse on the destruction of craving.


Thiên chủ Đế thích đến xin Phật giảng vắn tắt thế nào là một tỳ kheo ái tận giải thoát, thành tựu mục đích của đời sống phạm hạnh. Phật dạy, sau khi tỳ kheo được nghe rằng không có gì đáng chấp thủ, vị ấy biết rõ tất cả pháp, biết một cách rốt ráo, và nhờ biết rốt ráo tất cả pháp, mỗi khi một cảm thọ khởi lên, thuộc loại lạc, khổ hay bất khổ bất lạc, vị ấy đều quán vô thường, ly tham, đoạn diệt, từ bỏ. Do quán như vậy, vị ấy không chấp trước, do không chấp trước nên không phiền não, chứng niết bàn. Vị ấy tuệ tri Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

CAC SUC MANH



1-10 Các Sức Mạnh
1.-- Có hai sức mạnh, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Sức mạnh tư sát và sức mạnh tu tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tư sát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tư sát như sau: "Với thân làm ác, quả dị thục là ác ngay hiện tại và trong đời sau. Với miệng nói ác, quả dị thục là ác ngay trong hiện tại và trong đời sau. Với ý nghĩ ác, quả dị thục là ác ngay trong hiện tại và trong đời sau". Vị ấy, tư sát như vậy, từ bỏ thân làm ác, tu tập thân làm thiện, từ bỏ miệng nói ác, tu tập miệng nói thiện, từ bỏ ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ thiện, tư sát sự thật thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tư sát.
Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là sức mạnh tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, sức mạnh tu tập tức là sức mạnh của người hữu học. Do sức mạnh tu học, vị ấy từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si. Sau khi từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si, vị ấy không làm các điều bất thiện, không phục vụ các điều ác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai sức mạnh.
2. Này các Tỷ kheo, có hai sức mạnh. Thế nào là hai? Sức mạnh tư sát và sức mạnh tu tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tư sát? ... (như trên) ... Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tư sát.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm Niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tu tập Trạch pháp giác chi ... tu tập Tinh tấn giác chi ... tu tập Hỷ giác chi ... tu tập Khinh an giác chi ... tu tập Ðịnh giác chi ... tu tập Xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai sức mạnh.
3. Này càc Tỷ kheo, có hai sức mạnh.... (như số 1 ở trên). Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sức mạnh tu tập? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sức mạnh tu tập. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai sức mạnh.
4. Có hai cách thuyết pháp này của Như Lai, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lược thuyết và rộng thuyết. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai cách thuyết pháp của Như Lai.
5. Trong bất cứ tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, không có tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tranh tụng ấy được chờ đợi là sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống không được an lạc. Và trong bất cứ cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, có tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi là không đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống được an lạc.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, khéo tự mình quán sát lấy mình? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội quán sát như sau: "Ta phạm một tội bất thiện về thân. Tỷ-kheo ấy đã thấy ta phạm tội bất thiện về thân. Nếu ta không phạm tội bất thiện về thân, Tỷ-kheo ấy sẽ không thấy ta phạm tội bất thiện về thân. Do vì ta có phạm một tội bất thiện về thân, do vậy, Tỷ-kheo ấy thấy ta có phạm tội bất thiện về thân. Thấy ta có phạm tội bất thiện về thân, Tỷ-kheo ấy không được hoan hỷ. Vì không hoan hỷ, Tỷ-kheo ấy nói với ta lời không hoan hỷ. Vì ta bị Tỷ-kheo ấy nói lời không hoan hỷ, nên ta không hoan hỷ. Do ta không hoan hỷ, ta nói cho các người khác biết. Như vậy, ở đây tội đã phạm chinh phục ta như trường hợp người phải trả thuế hàng hóa của mình". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo phạm tội khéo tự mình quán sát lấy mình.
Và thế nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội khéo tự mình quán sát lấy mình? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội quán sát như sau: "Tỷ-kheo phạm một tội bất thiện về thân. Ta đã thấy Tỷ-kheo ấy phạm một tội bất thiện về thân. Nếu Tỷ-kheo này không phạm tội bất thiện về thân, thời ta đã không thấy Tỷ-kheo ấy phạm tội bất thiện về thân. Do vì Tỷ-kheo này có phạm một tội bất thiện về thân, do vậy Ta thấy Tỷ-kheo này phạm tội bất thiện về thân. Và sau khi thấy Tỷ-kheo này phạm tội bất thiện về thân, ta không hoan hỷ. Do ta không hoan hỷ, ta nói cho Tỷ-kheo này biết lời không hoan hỷ. Vì Tỷ-kheo này bị ta nói lời không hoan hỷ, nên không hoan hỷ. Vì không hoan hỷ, vị ấy nói cho các người khác biết. Như vậy, ở đây tội đã phạm chinh phục ta, như trường hợp người phải trả thuế hàng hóa của mình". Như vậy, Tỷ-kheo buộc tội khéo tự mình quán sát lấy mình.
Trong bất cứ tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, không tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tranh tụng ấy được chờ đợi là sẽ đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống không được an lạc. Và trong bất cứ cuộc tranh tụng nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phạm tội và Tỷ-kheo buộc tội, có tự mình khéo quán sát lấy mình, thời tranh tụng ấy, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi là không đưa đến kéo dài, gay gắt, ác liệt, và các Tỷ-kheo sẽ sống được an lạc.
6. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
- Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?
- Do nhân phi pháp hành và bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục!
- Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này?
- Do nhân pháp hành và bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng! Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
7. Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:
- Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?
- Do vì có làm, này Bà-la-môn, do vì không làm. Như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục!
- Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này?
- Do vì có làm, này Bà-la-môn, do vì không làm. Như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
- Thưa Tôn giả Gotama, lời nói vắn tắt không giảng rộng của Tôn giả Gotama, con không được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt không giảng rộng của Tôn giả Gotama.
- Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
Bà-la-môn Jànussoni vâng đáp Thế Tôn:
- Thưa vâng, Tôn giả
Thế Tôn nói như sau:
- Ở đây, này Bà-la-môn, có người thân làm ác, thân không làm thiện, miệng nói ác, miệng không nói thiện, ý nghĩ ác, ý không nghĩ thiện. Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Lại ở đây, này Bà-la-môn, có một số chúng sanh thân làm thiện, thân không làm ác, miệng nói thiện, miệng không nói ác, ý nghĩ thiện, ý không nghĩ ác. Như vậy, này Bà-la-môn, do làm và do không làm như vậy, ở đây một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ... từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
8. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi xuống một bên:
- Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, này Ananda, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm.
- Vì rằng, bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại gì được chờ đợi?
- Vì rằng này Ananda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như sau được chờ đợi: Tự mình chê trách mình; sau khi được biết, kẻ trí chê trách, tiếng ác đồn xa, bị mê ám khi mạng chung; sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vì thế, này Ananda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những nguy hại như vậy được chờ đợi.
- Ta tuyên bố một cách dứt khoát rằng, này Ananda, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm.
- Vì rằng, bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích gì được chờ đợi?
- Vì rằng này Ananda, Ta dã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như sau được chờ đợi: Tự mình không chê trách mình; sau khi được biết, kẻ trí tán thán, tiếng lành đồn xa, không bị mê ám khi mạng chung; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này. Vì thế, này Ananda, Ta đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy, thời có những lợi ích như vậy được chờ đợi.
9. Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được. Nếu từ bỏ bất thiện không thể làm được thời ta đã không nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện". Vì rằng, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện". Và nếu, này các Tỷ-kheo, từ bỏ bất thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta không nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện". Và này các Tỷ-kheo, vì từ bỏ bất thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện".
Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện. Này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được. Nếu tu tập thiện không thể làm được, này các Tỳ kheo, thời ta đã không nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Vì rằng, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng: "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Và nếu, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta đã không nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, tu tập thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện".
10. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự hỗn loạn (mê mờ) và biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú bị đảo ngược và ý nghĩa bị hiểu lầm. Nếu văn cú bị đảo ngược thời ý nghĩa bị hiểu lầm. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến hỗn loạn và biến mất của diệu pháp.

11. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến an trú, không biến loạn, không biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai? Văn cú phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hiểu chơn chánh. nếu văn cú được phối trí chơn chánh thời ý nghĩa được hiểu chơn chánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến an trú, không hỗn loạn, không biến mất của diệu pháp.

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi02-0104.htm

XUAT GIA/ KHA LAC



(IX) (59) Khó Tìm Ðược (1)
1. - Này các Tỷ-kheo, thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi lại thành tựu năm pháp
này. Thế nào là năm?
2, Thật khó tìm được, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia tuổi lại tế nhị; thật khó tìm được
một người có uy nghi tốt đẹp; thật khó tìm được một người nghe nhiều; thật khó tìm được
một người thuyết pháp; thật khó tìm được một người trì luật.
Này các Tỷ-kheo, thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi lại thành tựu năm pháp
này.

(X) (60) Khó Tìm Ðược (2)
1. Này các Tỷ-kheo, thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi lại thành tựu năm pháp này. Thế nào là năm?
2. Thật khó tìm được, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia lớn tuổi lại khéo nói; thật khó tìm được một người có khả năng nắm giữ cái gì khéo nắm giữ; thật khó tìm được một người có cử chỉ tốt đẹp; thật khó tìm được một người thuyết pháp; thật khó tìm được một người trì luật.

Này các Tỷ-kheo, thật khó tìm được một người xuất gia lớn tuổi lại thành tựu năm pháp này.



(III) (43) Khả Lạc
1. Rồi Gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
2. - Có năm pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời. Thế nào là năm?
Tuổi thọ khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời; dung sắc khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời; an lạc khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời; tiếng đồn tốt khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời; cõi trời khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời.
Này Gia chủ, năm pháp này, khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời. Này Gia chủ, năm pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, Ta tuyên bố không phải do nhân cầu xin, không phải do nhân ước vọng mà có được.
3. Này Gia chủ, nếu năm pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, do nhân cầu xin, do nhân ước vọng mà có được, thời ai ở đời này lại héo mòn vì một lẽ gì? Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có thọ mạng, không có thể do cầu xin thọ mạng hay tán thán để làm nhân đem lại thọ mạng. Vị Thánh đệ tử muốn có thọ mạng cần phải thực hành con đường dẫn đến thọ mạng. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến thọ mạng, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được thọ mạng, vị ấy nhận lãnh được thọ mạng hoặc Chư Thiên, hoặc loài Người.
4. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có dung sắc, không có thể do cầu xin dung sắc hay tán thán để làm nhân đem lại dung sắc. Vị Thánh đệ tử muốn có dung sắc cần phải thực hành con đường dẫn đến dung sắc. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến dung sắc, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được dung sắc, vị ấy nhận lãnh được dung sắc hoặc Chư Thiên, hoặc loài Người.
5. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có an lạc, không có thể do cầu xin an lạc hay tán thán để làm nhân đem đến an lạc. Vị Thánh đệ tử muốn có an lạc cần phải thực hành con đường dẫn đến an lạc. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến an lạc, sự thực hành ấy đưa đến vị ấy nhận lãnh được an lạc, vị ấy nhận lãnh được an lạc hoặc chư Thiên, hoặc loài Người.
6. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có tiếng tốt, không có thể do cầu xin tiếng tốt hay tán thán để làm nhân đem đến tiếng tốt. Vị Thánh đệ tử muốn có tiếng tốt cần phải thực hành con đường dẫn đến tiếng tốt. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến tiếng tốt, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được tiếng tốt, vị ấy nhận lãnh được tiếng tốt hoặc chư Thiên, hoặc loài Người
7. Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử muốn có được Thiên giới, không có do cầu xin Thiên giới hay tán thán để làm nhân đem đến Thiên giới. Vị thánh đệ tử muốn có Thiên giới cần phải thực hành con đường dẫn đến Thiên giới. Do vị ấy thực hành con đường dẫn đến Thiên giới, sự thực hành ấy đưa vị ấy nhận lãnh được Thiên giới, vị ấy nhận lãnh được Thiên giới.
Thọ mạng và dung sắc,
Tiếng tốt và danh vọng,
Thiên giới và quý tộc,
Ðược người đời ngày đêm,
Luôn luôn và rộng mở,
Cầu xin và cầu nguyện.
Còn bậc Hiền tán thán,
Không phóng dật phước hành,
Bậc Hiền không phóng dật,
Chứng được hai lợi ích,
Lợi ích ngay hiện tại,
Và lợi ích đời sau,
Vị nào thực hiện được,
Lợi ích và mục đích,
Vị ấy đáng được gọi,
Bậc Trí giả, Hiền giả.

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-0106.htm