大乘金剛般若波羅蜜經
姚秦三藏法師鳩摩羅什譯
法會因由分第一
如是我聞:一時,佛在舍衛國祇樹給孤獨園,與大比丘眾千二百五十人俱。爾時,世尊食時,著衣持缽,入舍衛大城乞食。於其城中次第乞已,還至本處。飯食訖,收衣缽。洗足已,敷座而坐。
時長老須菩提在大眾中,即從座起,偏袒右肩,右膝著地,合掌恭敬。而白佛言:「希有!世尊。如來善護念諸菩薩,善付囑諸菩薩。世尊!善男子、善女人,發阿耨多羅三藐三菩提心,云何應住?云何降伏其心?」佛言:「善哉!善哉!須菩提!如汝所說,如來善護念諸菩薩,善付囑諸菩薩。汝今諦聽,當為汝說。善男子、善女人,發阿耨多羅三藐三菩提心,應如是住,如是降伏其心。」「唯然!世尊!願樂欲聞。」
佛告須菩提:「諸菩薩摩訶薩,應如是降伏其心:所有一切眾生之類─若卵生、若胎生、若濕生、若化生;若有色、若無色;若有想、若無想;若非有想非無想,我皆令入無餘涅槃而滅度之。如是滅度無量無數無邊眾生,實無眾生得滅度者。何以故?須菩提!若菩薩有我相、人相、眾生相、壽者相,即非菩薩。」
復次:「須菩提!菩薩於法,應無所住,行於布施。所謂不住色布施,不住聲、香、味、觸、法布施。須菩提!菩薩應如是布施,不住於相。何以故?若菩薩不住相布施,其福德不可思量。須菩提!於意云何?東方虛空可思量不?」「不也,世尊!」「須菩提!南、西、北方、四維、上、下虛空,可思量不?」「不也。世尊!」「須菩提!菩薩無住相布施,福德亦復如是,不可思量。須菩提!菩薩但應如所教住!」
「須菩提!於意云何?可以身相見如來不?」「不也,世尊!不可以身相得見如來。何以故?如來所說身相,即非身相。」佛告須菩提:「凡所有相,皆是虛妄。若見諸相非相,即見如來。」
ĐOẠN 5
ÂM:
NHƯ LÝ THẬT KIẾN
Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ?
NHƯ LÝ THẬT KIẾN
Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ?
- Bất dã, Thế Tôn! Bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết thân tướng tức phi thân tướng.
Phật cáo Tu-bồ-đề:
Phật cáo Tu-bồ-đề:
- Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.
DỊCH:(1)
THẤY LẼ THẬT ĐÚNG LÝ
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng?
THẤY LẼ THẬT ĐÚNG LÝ
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng?
- Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thân tướng.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
- Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai.須菩提白佛言:「世尊!頗(phả=vả)有眾生,得聞如是言說章句,生實信不?」佛告須菩提:「莫(mạc=chớ)作是說!如來滅後,後五百歲,有持戒修福者,於此章句,能生信心,以此為實。當知是人,不於一佛、二佛、三四五佛而種善根,已於無量千萬佛所種諸善根。聞是章句,乃至一念生淨信者;須菩提!如來悉知悉見,是諸眾生得如是無量福德。何以故?是諸眾生,無復我相、人相、眾生相、壽者相、無法相,亦無非法相。何以故?是諸眾生若心取相,即為著我、人、眾生、壽者。若取法相,即著我、人、眾生、壽者。何以故?若取非法相,即著我、人、眾生、壽者。是故不應取法,不應取非法。以是義故,如來常說:汝等比丘!知我說法,如筏喻者;法尚應捨,何況非法?
」
ĐOẠN 6
ÂM:
CHÁNH TÍN HI HỮU
Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn:
- Thế Tôn! Phả hữu chúng sanh, đắc văn như thị ngôn thuyết, chương cú, sanh thật tín phủ?
Phật cáo Tu-bồ-đề:
- Mạc tác thị thuyết. Như Lai diệt hậu, hậu ngũ bách tuế, hữu trì giới tu phước giả, ư thử chương cú năng sanh tín tâm, dĩ thử vi thật, đương tri thị nhân bất ư nhất Phật, nhị Phật, tam tứ ngũ Phật nhi chủng thiện căn, dĩ ư vô lượng thiên vạn Phật sở, chủng chư thiện căn. Văn thị chương cú, nãi chí nhất niệm sanh tịnh tín giả, Tu-bồ-đề, Như Lai tất tri, tất kiến thị chư chúng sanh đắc như thị vô lượng phước đức.
Hà dĩ cố? Thị chư chúng sanh vô phục ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, vô pháp tướng diệc vô phi pháp tướng.
Hà dĩ cố? Thị chư chúng sanh, nhược tâm thủ tướng tắc vi trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nhược thủ pháp tướng tức trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Hà dĩ cố? Nhược thủ phi pháp tướng tức trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Thị cố bất ưng thủ pháp, bất ưng thủ phi pháp.
Dĩ thị nghĩa cố, Như Lai thường thuyết: Nhữ đẳng Tỳ-kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp.
DỊCH:
CHÁNH TÍN ÍT CÓ
(Người tin đúng rất ít có.)
Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn, vả lại có chúng sanh được nghe những lời nói và chương cú như thế, sanh lòng tin chân thật chăng?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
- Chớ nói như thế. Sau khi Như Lai diệt độ, sau khoảng năm trăm năm, có người giữ giới, tu phước, đối với những chương cú này hay sanh lòng tin cho đây làthật, nên biết người ấy không phải ở nơi một đức Phật, hai đức Phật, ba, bốn, năm đức Phật gieo trồng căn lành mà đã ở chỗ vô lượng ngàn muôn đức Phật gieo trồng căn lành. Người nghe chương cú này cho đến một niệm sanh lòng tin thanh tịnh, này Tu-bồ-đề, Như Lai ắt biết, ắt thấy các chúng sanh ấy được vô lượng phước đức như thế.Vì cớ sao? Vì các chúng sanh ấy không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, không có tướng pháp cũng không tướng phi pháp.
Vì cớ sao? Vì nếu các chúng sanh ấy, tâm còn chấp tướng là còn chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu còn chấp tướng pháp tức còn chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Vì cớ sao? Nếu còn chấp tướng phi pháp tức còn chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Thế nên không nên chấp pháp, không nên chấp phi pháp.
Bởi do nghĩa ấy, Như Lai thường nói: Tỳ-kheo các ông nên biết, ta nói pháp ví dụ như chiếc bè, pháp còn nên bỏ, huống là phi pháp.
「須菩提!於意云何?如來得阿耨多羅三藐三菩提耶?如來有所說法耶?」須菩提言:「如我解佛所說義,無有定法,名阿耨多羅三藐三菩提;亦無有定法如來可說。何以故?如來所說法,皆不可取、不可說;非法、非非法。所以者何?一切賢聖,皆以無為法,而有差別。」
ĐO ẠN 7
ÂM:
VÔ ĐẮC VÔ THUYẾT PHÂN ĐỆ THẤT
Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề da? Như Lai hữu sở thuyết pháp da?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, vô hữu định pháp, danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, diệc vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết pháp, giai bất khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp. Sở dĩ giả hà? Nhất thiết Hiền Thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt.
DỊCH:
KHÔNG ĐƯỢC, KHÔNG NÓI
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Như Lai có nói pháp chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Như con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có pháp nhất định tên là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định Như Lai có thể nói. Vì cớ sao? Vì pháp Như Lai nói đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Vì tất cả bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.
「須菩提!於意云何?若人滿三千大千世界七寶,以用布施。是人所得福德,寧為多不?須菩提言:「甚多。世尊!何以故?是福德,即非福德性。是故如來說福德多。」「若復有人,於此經中,受持乃至四句偈等,為他人說,其福勝彼。何以故?須菩提!一切諸佛,及諸佛阿耨多羅三藐三菩提法,皆從此經出。須菩提!所謂佛法者,即非佛法。」
ÂM:
Y PHÁP XUẤT SANH PHÂN ĐỆ BÁT
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Nhược nhân mãn tam thiên đại thiên thế giới thất bảo, dĩ dụng bố thí, thị nhân sở đắc phước đức, ninh vi đa phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Thậm đa, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Thị phước đức tức phi phước đức tánh, thị cố Như Lai thuyết phước đức đa.
- Nhược phục hữu nhân ư thử kinh trung thọ trì nãi chí tứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, kỳ phước thắng bỉ. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề, nhất thiết chư Phật cập chư Phật A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề pháp, giai tùng thử kinh xuất. Tu-bồ-đề, sở vị Phật pháp giả tức phi Phật pháp.
DỊCH:
Y NƠI CHÁNH PHÁP MÀ SANH RA TẤT CẢ QUẢ VỊ
- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Nếu có người dùng bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, người ấy được phước đức thật nhiều chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Bạch Thế Tôn rất nhiều! Vì cớ sao? Vì phước đức ấy tức chẳng phải là tánh phước đức, thế nên Như Lai nói phước đức nhiều.
- Nếu lại có người ở trong kinh này, thọ trì cho đến bốn câu kệ v.v… vì người khác giảng nói thì phước đức này còn hơn phước đức của người kia. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, tất cả chư Phật và pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của chư Phật đều từ nơi kinh này ra. Này Tu-bồ-đề, nói là Phật pháp đó tức chẳng phải Phật pháp.
「須菩提!於意云何?須陀洹能作是念,我得須陀洹果不?」須菩提言:「不也。世尊!何以故?須陀洹名為入流,而無所入;不入色、聲、香、味、觸、法。是名須陀洹。」「須菩提!於意云何?斯陀含能作是念,我得斯陀含果不?」須菩提言:「不也。世尊!何以故?斯陀含名一往來,而實無往來,是名斯陀含。」「須菩提,於意云何?阿那含能作是念,我得阿那含果不?」須菩提言:「不也。世尊!何以故?阿那含名為不來,而實無不來,是故名阿那含。」「須菩提!於意云何?阿羅漢能作是念,我得阿羅漢道不?」須菩提言:「不也。世尊!何以故?實無有法名阿羅漢。世尊!若阿羅漢作是念,我得阿羅漢道,即為著我、人、眾生、壽者。世尊!佛說我得無諍三昧,人中最為第一,是第一離欲阿羅漢。世尊!我不作是念:『我是離欲阿羅漢。』世尊!我若作是念,我得阿羅漢道,世尊則不說須菩提是樂阿蘭那行者,以須菩提實無所行,而名須菩提,是樂阿蘭那行。」
ÂM:
NHẤT TƯỚNG VÔ TƯỚNG PHÂN ĐỆ CỬU
Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tu-đà-hoàn năng tác thị niệm ngã đắc Tu-đà-hoàn quả phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Tu-đà-hoàn danh vi Nhập lưu nhi vô sở nhập, bất nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thị danh Tu-đà-hoàn.
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tư-đà-hàm năng tác thị niệm ngã đắc Tư-đà-hàm quả phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Tư-đà-hàm danh Nhất vãng lai nhi thật vô vãng lai, thị danh Tư-đà-hàm.
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? A-na-hàm năng tác thị niệm ngã đắc A-na-hàm quả phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? A-na-hàm danh vi Bất lai, nhi thật vô bất lai, thị cố danh A-na-hàm.
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? A-la-hán năng tác thị niệm ngã đắc A-la-hán đạo phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Thật vô hữu pháp danh A-la-hán. Thế Tôn! Nhược A-la-hán tác thị niệm: ngã đắc A-la-hán đạo, tức vi trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Thế Tôn! Phật thuyết ngã đắc Vô tránh tam-muội, nhân trung tối vi đệ nhất, thị đệ nhất ly dục A-la-hán. Thế Tôn! Ngã bất tác thị niệm ngã thị ly dục A-la-hán. Thế Tôn! Ngã nhược tác thị niệm: ngã đắc A-la-hán đạo, Thế Tôn tắc bất thuyết Tu-bồ-đề thị nhạo A-lan-na hạnh giả. Dĩ Tu-bồ-đề thật vô sở hành, nhi danh Tu-bồ-đề thị nhạo A-lan-na hạnh.
DỊCH:
MỘT TƯỚNG KHÔNG TƯỚNG
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tu-đà-hoàn hay khởi nghĩ thế này: “ta được quả Tu-đà-hoàn” chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? Tu-đà-hoàn gọi là Nhập lưu mà không có chỗ nhập, chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu-đà-hoàn.
- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tư-đà-hàm hay khởi nghĩ thế này: “ta được quả Tư-đà-hàm” chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? Vì Tư-đà-hàm tên là Nhất vãng lai mà thật không có vãng lai, ấy gọi là Tư-đà-hàm.
- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? A-na-hàm hay khởi nghĩ thế này: “ta được quả A-na-hàm” chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? A-na-hàm tên là Bất lai mà thật không có bất lai, thế nên tên A-na-hàm.
- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? A-la-hán hay khởi nghĩ thế này: “ta được đạo A-la-hán” chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? Thật không có pháp tên là A-la-hán. Bạch Thế Tôn nếu A-la-hán khởi nghĩ thế này: ta được đạo A-la-hán, tức là còn chấp ngã nhân chúng sanh thọ giả. Bạch Thế Tôn! Phật nói con được Vô tránh tam-muội là bậc đệ nhất trong số người đó, là A-la-hán ly dục đệ nhất. Bạch Thế Tôn! Con không khởi nghĩ con là ly dục A-la-hán. Bạch Thế Tôn! Nếu con khởi nghĩ: con được đạo A-la-hán, Thế Tôn ắt chẳng nói Tu-bồ-đề là người ưa hạnh A-lan-na. Do Tu-bồ-đề thật không có sở hành nên gọi là Tu-bồ-đề ưa hạnh A-lan-na.
佛告須菩提:「於意云何?如來昔在然燈佛所,於法有所得不?」「不也,世尊!如來在然燈佛所,於法實無所得。」「須菩提!於意云何?菩薩莊嚴佛土不?」「不也。世尊!何以故?莊嚴佛土者,即非莊嚴,是名莊嚴。」「是故,須菩提!諸菩薩摩訶薩,應如是生清淨心,不應住色生心,不應住聲、香、味、觸、法生心,應無所住,而生其心。須菩提!譬如有人,身如須彌山王,於意云何?是身為大不?」須菩提言:「甚大。世尊!何以故?佛說非身,是名大身。」
ÂM:
TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ PHÂN ĐỆ THẬP
Phật cáo Tu-bồ-đề:
- Ư ý vân hà? Như Lai tích tại Nhiên Đăng Phật sở ư pháp hữu sở đắc phủ?
- Phất dã Thế Tôn! Như Lai tại Nhiên Đăng Phật sở, ư pháp thật vô sở đắc.
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Bồ-tát trang nghiêm Phật độ phủ?
- Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm.
- Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Tu-bồ-đề, thí như hữu nhân, thân như Tu-di sơn vương, ư ý vân hà? Thị thân vi đại phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Thậm đại, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Phật thuyết phi thân, thị danh đại thân.
DỊCH:
TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ
Phật hỏi Tu-bồ-đề:
- Ý ông nghĩ sao? Như Lai thuở xưa ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, đối với pháp, có sở đắc chăng?
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Như Lai ở nơi đức Phật Nhiên Đăng, đối với pháp, thật không có sở đắc.
- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Bồ-tát trang nghiêm cõi Phật chăng?
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? Trang nghiêm cõi Phật tức không phải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm.
- Thế nên Tu-bồ-đề, các Bồ-tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia. Tu-bồ-đề, ví như có người thân to như núi chúa Tu-di (Sumeru), ý ông nghĩ sao? Thân ấy là lớn chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Rất lớn, bạch Thế Tôn! Vì cớ sao? Phật nói chẳng phải thân, ấy gọi là thân lớn.
「須菩提!如恆河中所有沙數,如是沙等恆河,於意云何?是諸恆河沙,寧為多不?」須菩提言:「甚多。世尊!但諸恆河,尚多無數,何況其沙?」「須菩提!我今實言告汝,若有善男子、善女人,以七寶滿爾所恆河沙數三千大千世界,以用布施,得福多不?」須菩提言:「甚多。世尊!」佛告須菩提:「若善男子、善女人,於此經中,乃至受持四句偈等,為他人說,而此福德,勝前福德。」
ÂM:
VÔ VI PHƯỚC THẮNG PHÂN ĐỆ THẬP NHẤT
- Tu-bồ-đề, như Hằng hà trung sở hữu sa số, như thị sa đẳng Hằng hà. Ư ý vân hà? Thị chư Hằng hà sa, ninh vi đa phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Thậm đa, Thế Tôn! Đản chư Hằng hà, thượng đa vô số, hà huống kỳ sa.
- Tu-bồ-đề, ngã kim thật ngôn cáo nhữ, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, dĩ thất bảo mãn nhĩ sở Hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới, dĩ dụng bố thí, đắc phước đa phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Thậm đa, Thế Tôn!
Phật cáo Tu-bồ-đề:
- Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân ư thử kinh trung, nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, nhi thử phước đức thắng tiền phước đức.
DỊCH:
PHƯỚC VÔ VI LÀ HƠN HẾT
- Này Tu-bồ-đề, như trong sông Hằng có bao nhiêu số cát, số sông Hằng bằng số cát như thế, ý ông nghĩ sao? Số cát của các sông Hằng ấy thật là nhiều chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Chỉ các sông Hằng còn nhiều vô số, huống là số cát kia.
- Này Tu-bồ-đề, nay ta bảo thật với ông, nếu có người thiện nam, thiện nữ đem bảy báu đầy dẫy tam thiên đại thiên thế giới bằng số cát những sông Hằng kia ra bố thí thì được phước nhiều chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Bạch Thế Tôn, rất nhiều!
Phật bảo Tu-bồ-đề:
- Nếu người thiện nam thiện nữ, đối trong kinh này cho đến thọ trì bốn câu kệ v.v… vì người khác giảng nói, phước đức này nhiều hơn phước đức trước.
復次:「須菩提!隨說是經,乃至四句偈等,當知此處,一切世間天、人、阿修羅,皆應供養,如佛塔廟。何況有人,盡能受持、讀誦。須菩提!當知是人,成就最上第一希有之法;若是經典所在之處,即為有佛,若尊重弟子。」
ÂM:
TÔN TRỌNG CHÁNH GIÁO PHÂN ĐỆ THẬP NHỊ
Phục thứ Tu-bồ-đề! Tùy thuyết thị kinh nãi chí tứ cú kệ đẳng, đương tri thử xứ, nhất thiết thế gian thiên nhân a-tu-la giai ưng cúng dường như Phật tháp miếu, hà huống hữu nhân tận năng thọ trì, độc tụng. Tu-bồ-đề! Đương tri thị nhân thành tựu tối thượng đệ nhất hi hữu chi pháp. Nhược thị kinh điển sở tại chi xứ tức vi hữu Phật, nhược tôn trọng đệ tử.
DỊCH:
TÔN TRỌNG KINH ĐIỂN CHÂN CHÁNH
Lại nữa này Tu-bồ-đề, tùy nơi nói kinh này cho đến bốn câu kệ v.v… nên biết chỗ này, tất cả thế gian trời, người, a-tu-la đều nên cúng dường như tháp miếu của Phật, huống nữa có người trọn hay thọ trì đọc tụng. Này Tu-bồ-đề, nên biết người ấy thành tựu pháp tối thượng đệ nhất hi hữu. Nếu kinh này ở chỗ nào ắt là có Phật hoặc là những đệ tử lớn của Phật.
GIẢNG:
Đây nói về việc tôn trọng kinh. Như chúng ta đã biết trong phần trước, vì kinh này chỉ thẳng cái Thể chân thật bất sanh bất diệt cho nên nó có giá trị vô lượng vô biên không gì sánh được. Thế nên người biết được giá trị của kinh này thì ở chỗ nào có nói kinh này, dù là cõi người hay cõi trời cũng phải quí kính như là tháp miếu của Phật. Vì sao? Vì biết kinh đó chỉ cho chúng ta thấy được lẽ thật. Lẽ thật đó là cái cứu kính ít có trên thế gian này, nên kinh nói ra những lẽ thật đó chúng ta phải quí kính. Như vậy chỗ nói kinh, lời dạy của kinh mình đã quí huống nữa là người thọ trì đọc tụng kinh. Thế nên đối với người thọ trì, đọc tụng kinh mình cũng phải quí kính, biết người ấy là người được pháp tối thượng đệ nhất hi hữu, nghĩa là tối thượng đệ nhất ít có. Do đó nói kinh này ở chỗ nào tức chỗ đó có Phật hoặc là có đệ tử lớn của Phật.
Tuy nhiên chúng ta đừng hiểu lầm, cứ đóng cái khám đẹp, sơn son phết vàng rồi đem quyển kinh để trong đó thờ và nói chỗ đó có Phật. Như vậy Phật hiện được không? Kinh chẳng qua là chữ, là mực là giấy để viết chữ. Vậy kinh này cũng chỉ là giấy mực mà thôi, chớ không có giá trị siêu thoát gì cả, siêu thoát chăng là nhân chúng ta đọc, hiểu, ứng dụng tu, chớ nếu chúng ta cứ để thờ, lạy hoài thì cũng trở thành mê tín thôi. Chúng ta nhân nơi kinh này mà hiểu đạo, hiểu đạo thì biết kinh này là quí. Quí là nhân nó mà hiểu đạo chớ không phải nghe nó quí rồi để thờ hoài. Vì vậy chúng ta hiểu ý nghĩa lời Phật dạy, giá trị của lời dạy cao siêu tuyệt đỉnh nên chúng ta rất quí trọng kinh này. Kinh đã quí thì người thọ trì đọc tụng lại càng quí hơn nữa. Thế nên kết luận là chúng ta phải trọng kinh và trọng người trì kinh. Đó là ý nghĩa chân chánh.
爾時,須菩提白佛言:「世尊!當何名此經?我等云何奉持?」佛告須菩提:「是經名為金剛般若波羅蜜,以是名字,汝當奉持。所以者何?須菩提!佛說般若波羅蜜,即非般若波羅蜜,是名般若波羅蜜。須菩提!於意云何?如來有所說法不?」須菩提白佛言:「世尊!如來無所說。」「須菩提!於意云何?三千大千世界所有微塵,是為多不?」須菩提言:「甚多。世尊!」「須菩提!諸微塵,如來說非微塵,是名微塵。如來說世界非世界,是名世界。須菩提,於意云何?可以三十二相見如來不?」「不也。世尊!不可以三十二相得見如來。何以故?如來說三十二相,即是非相,是名三十二相。」「須菩提!若有善男子、善女人,以恆河沙等身命布施,若復有人,於此經中,乃至受持四句偈等,為他人說,其福甚多!」
ÂM:
NHƯ PHÁP THỌ TRÌ PHÂN ĐỆ THẬP TAM
Nhĩ thời Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn:
- Thế Tôn! Đương hà danh thử kinh, ngã đẳng vân hà phụng trì?
Phật cáo Tu-bồ-đề:
- Thị kinh danh vi Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật, dĩ thị danh tự nhữ đương phụng trì. Sở dĩ giả hà? Tu-bồ-đề! Phật thuyết Bát-nhã ba-la-mật tức phi Bát-nhã ba-la-mật, thị danh Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai hữu sở thuyết pháp phủ?
Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn:
- Thế Tôn! Như Lai vô sở thuyết.
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tam thiên đại thiên thế giới, sở hữu vi trần, thị vi đa phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Thậm đa, Thế Tôn!
- Tu-bồ-đề! Chư vi trần, Như Lai thuyết phi vi trần thị danh vi trần. Như Lai thuyết thế giới phi thế giới thị danh thế giới. Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai phủ?
- Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng.
- Tu-bồ-đề, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, dĩ Hằng hà sa đẳng thân mạng bố thí, nhược phục hữu nhân ư thử kinh trung nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, kỳ phước thậm đa.
Chu thich:
- Nhĩ thời: 爾時
爾
thử 此
- Ấy, bên ấy, đối lại với chữ bỉ 彼.
- Thế, lời nói chỉ định hẳn hoi. Như kỳ tự nhâm dĩ thiên hạ trọng như thử 其自任以天下之重如此 thửa gánh vác lấy công việc nặng nề trong thiên hạ như thế.
- Ấy, bèn. Như hữu đức thử hữu nhân 有德此有人 (Đại học 大學) có đức ấy (bèn) có người.
DỊCH:
ĐÚNG PHÁP THỌ TRÌ PHAN ĐỆ TAM
Khi ấy ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn, thế nào là tên của kinh này, chúng con làm sao phụng trì?
Phật bảo Tu-bồ-đề:
- Kinh này tên là Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật, do danh tự ấy ông nên phụng trì. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, Phật nói Bát-nhã ba-la-mật tức không phải Bát-nhã ba-la-mật, ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có nói pháp chăng?
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn, Như Lai không có nói pháp.
- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tam thiên đại thiên thế giới có bao nhiêu vi trần, ấy là nhiều chăng?
Tu-bồ-đề thưa:
- Bạch Thế Tôn, rất nhiều!
- Này Tu-bồ-đề, các vi trần Như Lai nói không phải vi trần, ấy gọi là vi trần. Như Lai nói thế giới không phải thế giới ấy gọi là thế giới. Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai chăng?
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Không thể do ba mươi hai tướng được thấy Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai nói ba mươi hai tướng tức không phải ba mươi hai tướng ấy gọi là ba mươi hai tướng.
- Này Tu-bồ-đề nếu có người thiện nam, người thiện nữ đem thân mạng nhiều như cát sông Hằng để bố thí, hoặc lại có người ở trong kinh này cho đến thọ trì bốn câu kệ v.v… vì người khác nói thì phước này rất là nhiều.
爾時,須菩提聞說是經,深解義趣,涕淚悲泣,而白佛言:「希有!世尊。佛說如是甚深經典,我從昔來所得慧眼,未曾得聞如是之經。世尊!若復有人得聞是經,信心清淨,即生實相。當知是人成就第一希有功德。世尊!是實相者,則是非相,是故如來說名實相。世尊!我今得聞如是經典,信解受持不足為難,若當來世後五百歲,其有眾生,得聞是經,信解受持,是人則為第一希有。何以故?此人無我相、人相、眾生相、壽者相,所以者何?我相,即是非相;人相、眾生相、壽者相,即是非相。何以故?離一切諸相,則名諸佛。」佛告須菩提:「如是,如是!若復有人,得聞是經,不驚、不怖、不畏,當知是人,甚為希有。何以故?須菩提!如來說第一波羅蜜即非第一波羅蜜,是名第一波羅蜜。須菩提!忍辱波羅蜜,如來說非忍辱波羅蜜,是名忍辱波羅蜜。何以故?須菩提!如我昔為歌利王割截身體,我於爾時,無我相、無人相、無眾生相,無壽者相。何以故?我於往昔節節支解時,若有我相、人相、眾生相、壽者相,應生瞋恨。須菩提!又念過去於五百世,作忍辱仙人,於爾所世,無我相、無人相、無眾生相、無壽者相。是故,須菩提!菩薩應離一切相,發阿耨多羅三藐三菩提心,不應住色生心,不應住聲、香、味、觸、法生心,應生無所住心。若心有住,即為非住。是故佛說菩薩心,不應住色布施。須菩提!菩薩為利益一切眾生故,應如是布施。如來說一切諸相,即是非相;又說一切眾生,即非眾生。須菩提!如來是真語者、實語者、如語者、不誑語者、不異語者。須菩提!如來所得法,此法無實無虛。須菩提!若菩薩心住於法,而行布施,如人入闇,則無所見。若菩薩心不住法,而行布施,如人有目日光明照,見種種色。須菩提!當來之世,若有善男子、善女人,能於此經受持、讀誦,則為如來,以佛智慧,悉知是人,悉見是人,皆得成就無量無邊功德。」
DOAN 14
ÂM:
LY TƯỚNG TỊCH DIỆT PHÂN ĐỆ TỨ
Nhĩ thời Tu-bồ-đề văn thuyết thị kinh, thâm giải nghĩa thú, thế lệ bi khấp, nhi bạch Phật ngôn:
- Hi hữu Thế Tôn! Phật thuyết như thị thậm thâm kinh điển, ngã tùng tích lai sở đắc tuệ nhãn, vị tằng đắc văn như thị chi kinh.
Thế Tôn! Nhược phục hữu nhân đắc văn thị kinh, tín tâm thanh tịnh tắc sanh Thật tướng, đương tri thị nhân thành tựu đệ nhất hi hữu công đức. Thế Tôn! Thị thật tướng giả tức thị phi tướng, thị cố Như Lai thuyết danh thật tướng.
Thế Tôn! Ngã kim đắc văn như thị kinh điển, tín giải thọ trì, bất túc vi nan. Nhược đương lai thế, hậu ngũ bách tuế, kỳ hữu chúng sanh đắc văn thị kinh, tín giải thọ trì, thị nhân tắc vi đệ nhất hi hữu. Hà dĩ cố? Thử nhân vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Sở dĩ giả hà? Ngã tướng tức thị phi tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức thị phi tướng. Hà dĩ cố? Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật.
Phật cáo Tu-bồ-đề:
- Như thị, như thị! Nhược phục hữu nhân đắc văn thị kinh bất kinh, bất bố, bất úy, đương tri thị nhân, thậm vi hi hữu! Hà dĩ cố?
Tu-bồ-đề! Như Lai thuyết đệ nhất ba-la-mật, tức phi đệ nhất ba-la-mật, thị danh đệ nhất ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Nhẫn nhục ba-la-mật, Như Lai thuyết phi nhẫn nhục ba-la-mật thị danh nhẫn nhục ba-la-mật. Hà dĩ cố?
Tu-bồ-đề! Như ngã tích vi Ca-lợi vương cát tiệt thân thể, ngã ư nhĩ thời vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Hà dĩ cố? Ngã ư vãng tích tiết tiết chi giải thời, nhược hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, ưng sanh sân hận.
Tu-bồ-đề! Hựu niệm quá khứ, ư ngũ bách thế tác nhẫn nhục tiên nhân, ư nhĩ sở thế vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng.
Thị cố, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ưng ly nhất thiết tướng phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ưng sanh vô sở trụ tâm. Nhược tâm hữu trụ, tắc vi phi trụ. Thị cố Phật thuyết Bồ-tát tâm bất ưng trụ sắc bố thí. Tu-bồ-đề! Bồ-tát vị lợi ích nhất thiết chúng sanh, ưng như thị bố thí. Như Lai thuyết nhất thiết chư tướng tức thị phi tướng hựu thuyết nhất thiết chúng sanh tức phi chúng sanh.
Tu-bồ-đề! Như Lai thị chân ngữ giả, thật ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả. Tu-bồ-đề! Như Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thật vô hư.
Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát tâm trụ ư pháp nhi hành bố thí như nhân nhập ám tắc vô sở kiến. Nhược Bồ-tát tâm bất trụ pháp nhi hành bố thí như nhân hữu mục, nhật quang minh chiếu, kiến chủng chủng sắc.
Tu-bồ-đề! Đương lai chi thế, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân năng ư thử kinh thọ trì độc tụng tức vi Như Lai dĩ Phật trí tuệ, tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân giai đắc thành tựu vô lượng vô biên công đức.
DỊCH:
LÌA TƯỚNG TỊCH DIỆT
Khi ấy ngài Tu-bồ-đề nghe Phật nói kinh này, hiểu sâu được nghĩa thú, rơi lệ dầm dề bạch Phật rằng:
- Đức Thế Tôn! Rất ít có. Phật nói kinh điển sâu xa như thế, con từ trước đến giờ đã được tuệ nhãn mà chưa từng được nghe kinh như thế.
Bạch Thế Tôn! Nếu lại có người được nghe kinh này, lòng tin thanh tịnh ắt sanh Thật tướng, nên biết người ấy thành tựu được công đức ít có bậc nhất. Bạch Thế Tôn! Thật tướng ấy tức không phải tướng, thế nên Như Lai nói tên là thật tướng.
Bạch Thế Tôn! Nay con được nghe kinh điển như thế, tin hiểu thọ trì không đủ làm khó. Nếu đời sau, khoảng năm trăm năm về sau, lúc đó có những chúng sanh được nghe kinh này, tin hiểu thọ trì, người ấy ắt là ít có bậc nhất. Vì cớ sao? Vì người này không tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Vì cớ sao? Vì tướng ngã tức không phải tướng, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức không phải tướng. Vì sao? Vì lìa tất cả tướng tức gọi là chư Phật.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
- Đúng thế, đúng thế! Nếu lại có người được nghe kinh này, không kinh, không hãi, không sợ, nên biết người ấy rất là ít có. Vì cớ sao?
Này Tu-bồ-đề! Như Lai nói đệ nhất ba-la-mật tức không phải đệ nhất ba-la-mật ấy gọi là đệ nhất ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Nhẫn nhục ba-la-mật, Như Lai nói không phải nhẫn nhục ba-la-mật ấy gọi là nhẫn nhục ba-la-mật. Vì cớ sao?
Này Tu-bồ-đề như thuở xưa ta bị vua Ca-lợi (Kali) cắt đứt thân thể, ta khi ấy không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Vì cớ sao? Ta thuở xưa khi thân thể bị cắt ra từng phần nếu còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, lẽ nên sanh sân hận.
Tu-bồ-đề! Lại nhớ thuở quá khứ năm trăm đời, ta làm tiên nhân nhẫn nhục, vào thuở ấy không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả.
Thế nên, Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên lìa tất cả tướng mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng nên trụ sắc sanh tâm, chẳng nên trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, nên sanh tâm không chỗ trụ. Nếu tâm có trụ ắt là không phải trụ. Thế nên Phật nói tâm Bồ-tát không nên trụ sắc mà bố thí. Tu-bồ-đề! Bồ-tát vì lợi ích tất cả chúng sanh nên như thế mà bố thí. Như Lai nói tất cả các tướng tức là không phải tướng, lại nói tất cả chúng sanh tức không phải chúng sanh.
Này Tu-bồ-đề! Như Lai nói lời chân, lời thật, lời như, lời không dối, lời chẳng khác. Này Tu-bồ-đề! Như Lai được pháp, pháp này không thật, không hư.
Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát tâm trụ nơi pháp mà làm việc bố thí thì như người vào trong tối ắt không thể thấy. Nếu Bồ-tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi, thấy các thứ hình sắc.
Này Tu-bồ-đề! Ở đời sau nếu có người thiện nam, thiện nữ hay ở trong kinh này thọ trì đọc tụng ắt là Như Lai dùng trí tuệ Phật ắt biết người ấy, ắt thấy người ấy đều được thành tựu vô lượng vô biên công đức.
「須菩提!若有善男子、善女人,初日分以恆河沙等身布施;中日分復以恆河沙等身布施;後日分亦以恆河沙等身布施,如是無量百千萬億劫,以身布施。若復有人,聞此經典,信心不逆,其福勝彼。何況書寫、受持、讀誦、為人解說。須菩提!以要言之,是經有不可思議,不可稱量,無邊功德,如來為發大乘者說,為發最上乘者說,若有人能受持、讀誦、廣為人說,如來悉知是人、悉見是人,皆得成就不可量、不可稱、無有邊、不可思議功德,如是人等,即為荷擔如來阿耨多羅三藐三菩提。何以故?須菩提!若樂小法者,著我見、人見、眾生見、壽者見,則於此經不能聽受、讀誦、為人解說。須菩提!在在處處,若有此經,一切世間,天、人、阿修羅所應供養,當知此處,則為是塔,皆應恭敬,作禮圍遶,以諸華香而散其處。」
ÂM:
TRÌ KINH CÔNG ĐỨC
Tu-bồ-đề! Nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhân, sơ nhật phần, dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí, trung nhật phần phục dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí, hậu nhật phần diệc dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí. Như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhân văn thử kinh điển, tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ, hà huống thư tả, thọ trì độc tụng vị nhân giải thuyết.
Tu-bồ-đề! Dĩ yếu ngôn chi, thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xứng lượng, vô biên công đức, Như Lai vị phát Đại thừa giả thuyết, vị phát Tối thượng thừa giả thuyết. Nhược hữu nhân năng thọ trì độc tụng, quảng vị nhân thuyết, Như Lai tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân, giai đắc thành tựu bất khả lượng, bất khả xứng, vô hữu biên, bất khả tư nghị công đức. Như thị nhân đẳng tắc vi hà đảm Như Lai A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Nhược nhạo tiểu pháp giả, trước ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức ư thử kinh bất năng thính thọ độc tụng, vị nhân giải thuyết.
Tu-bồ-đề! Tại tại xứ xứ, nhược hữu thử kinh, nhất thiết thế gian thiên, nhân, a-tu-la sở ưng cúng dường. Đương tri thử xứ tắc vi thị tháp, giai ưng cung kính tác lễ vi nhiễu, dĩ chư hoa hương nhi tán kỳ xứ.
DỊCH:
CÔNG ĐỨC TRÌ KINH
Tu-bồ-đề! Nếu có người thiện nam thiện nữ, buổi sáng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi trưa lại đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi chiều cũng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, như thế vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp đem thân mạng bố thí. Nếu lại có người nghe kinh điển này, lòng tin không nghịch, phước của người này hơn phước của người kia, huống là chép viết, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói.
Này Tu-bồ-đề! Tóm tắt mà nói, kinh này có công đức vô biên không thể nghĩ, không thể lường. Như Lai vì những người phát tâm Đại thừa mà nói, vì những người phát tâm Tối thượng thừa mà nói. Nếu có người hay thọ trì đọc tụng, rộng vì người nói, Như Lai ắt biết người ấy, ắt thấy người ấy đều được thành tựu công đức không thể lường, không thể tính, không có bờ mé, không thể nghĩ bàn. Những người như thế tức là gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Phật. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề! Nếu người thích pháp nhỏ tức chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả tức là đối với kinh này không thể lắng nghe, thọ trì, đọc tụng vì người giải nói.
Này Tu-bồ-đề! Ở nơi nào nếu có kinh này thì tất cả thế gian trời, người, a-tu-la đều nên cúng dường, nên biết chỗ này tức là tháp, đều nên cung kính làm lễ vây quanh, dùng các thứ hương hoa mà rải cúng nơi ấy.
GIẢNG:(1)
Trong đoạn này đức Phật nói về công đức trì kinh Kim Cang. Quí vị nhớ trong đoạn trước đức Phật đã từng nói, giả sử như đem bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới bằng số cát sông Hằng ra bố thí, cũng không bằng công đức trì kinh này. Ở đây Ngài lại nói nếu có người buổi sáng đem thân của mình nhiều bằng số cát sông Hằng để bố thí, buổi trưa đem thân nhiều bằng số cát sông Hằng bố thí, buổi chiều cũng như vậy thì một ngày bố thí chừng bao nhiêu thân? Chỉ buổi sáng cũng tính không hết! Lại không phải chỉ một ngày mà trải vô lượng trăm ngàn muôn kiếp thì bố thí chừng bao nhiêu thân? Đem thân bố thí nhiều như vậy mà nếu có người nghe kinh Kim Cang, lòng tin không nghịch thì phước của người này còn hơn phước của người đó, quí vị tin nổi không? Giả sử có ai nói: “người đem thân bố thí, ai cần mũi thì cho mũi, ai cần tai thì cho tai, cần phần nào trong thân thể đều cho hết không tiếc”, với “người nghe kinh này tin nhận, thọ trì” thì phước của người thọ trì kinh hơn phước của người bố thí, điều đó chúng ta còn chưa tin thay! Cho cái mũi đâu phải dễ, cho cái tai đâu phải dễ, vậy tại sao cái khó làm có phước ít hơn cái dễ làm? Phần nhiều nếu so sánh thì cái khó làm phải có công đức nhiều hơn cái dễ làm. Tại sao ở đây Phật bảo cái dễ công đức nhiều, cái khó công đức ít? Chỉ bố thí một thân thôi mà còn không làm nổi, huống nữa là vô lượng thân trong vô lượng kiếp, thế mà phước lại thua người trì kinh, thật là khó hiểu! Cho nên nói: Phật nếu nói đủ, người ta sẽ hoang mang, hồ nghi, không tin. Thật ra nếu chúng ta, ai ai cũng đều thấy thân này là thật thì chắc chắn không bao giờ tin nổi kinh này. Trái lại nếu chúng ta biết rõ thân này như hạt sương buổi sáng, như đám mây chiều, không có gì lâu bền thì người đem những vật tạm bợ bố thí sánh với người biết trở về Pháp thân bất sanh bất diệt, người nào hơn? Pháp thân bất sanh bất diệt mới là hơn chứ! Xả một triệu, một muôn, một ức cái thân bèo bọt này để được cái bất sanh bất diệt mới là quí chứ! Nhưng chắc là chúng ta không chịu. Vì chúng ta thấy không phải là bèo bọt. Tuy nghe Phật nói như thế song trên thực tế chúng ta còn thấy thân là thật, cho nên bảo xả nó chúng ta thấy thật là khó. Bởi thấy nó thật nên khi nghe Phật bảo xả bao nhiêu thân cũng không sánh được người trì kinh này, chúng ta không thể tin nổi. Chỉ có hàng Bồ-tát thấy thân như huyễn như hóa, khi nghe Phật nói, các ngài cười và tin ngay. Thế nên đức Phật bảo rằng “lòng tin không nghịch thì phước còn nhiều hơn người kia”, huống nữa là cố gắng biên chép ra, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói thì phước vô kể. Như vậy trong hai việc bố thí thân và trì kinh, quí vị chọn việc nào? Tại sao chúng ta chọn trì kinh? Có phải vì chúng ta biết thân này là giả nên trì kinh để trở về cái chân thật, hay vì chúng ta sợ đau không dám bố thí thân? Như vậy để thấy rằng chúng ta trì kinh với cái niệm xem thân là quí, chớ không phải vì biết thân là giả và việc trì kinh chánh đáng hơn. Tuy còn cho thân là quí nhưng biết hướng về trì kinh để ứng dụng tu thì từ từ rồi cũng thấm, thân lần lần cũng hết quí, như vậy cũng có công đức lớn.
Ở đây chúng ta thuộc về hạng Tối thượng thừa hay hạng Đại thừa? hay là hạng gì? - Hạng Nhân thừa. Vì còn thấy thân là quí, muốn bỏ thân này được thân khác tốt hơn đó là thuộc Nhân thừa, chớ không phải Đại thừa, huống nữa là Tối thượng thừa! Trong kinh này, Phật vì người Đại thừa, vì người cầu Tối thượng thừa mà nói, nên nhiều khi chúng ta thấy khó hiểu. Nếu thật chúng ta thuộc hai hạng trên thì nghe kinh này, trì tụng và ứng dụng tu hành không có gì khó, vì chuyện đó dễ tin quá. Tất cả chúng ta không biết mê lầm từ thuở nào mà hiện giờ ai cũng đều thấy thân mình là thật. Nhưng ngày nay không bảo đảm được ngày mai, lấy gì gọi là thật? Nếu thật thì có bảo đảm. Trái lại không bảo đảm được một ngày, huống nữa đến một năm! Pháp thân là cái chưa từng sanh chưa từng diệt, là bảo đảm, nghĩa là sống được với cái đó rồi thì muôn kiếp ngàn đời không hoại. Còn sống với thân này thì không bảo đảm ngày mai. Như vậy đem cái không bảo đảm đổi cái bảo đảm mà tiếc không muốn đổi. Bố thí gồm có tài thí và pháp thí. Trong tài thí có chia hai phần: ngoại tài và nội tài. Ngoại tài là của cải, nội tài là thân mạng. Trong đoạn trước Phật nói về bố thí ngoại tài, đoạn này đức Phật nói đến bố thí nội tài. Đem thân này bố thí thì ngã không còn, ngã không còn thì niềm tin đối với pháp này không lui sụt. Thế nên đức Phật bảo rằng: Nếu người nào hay thọ trì, đọc tụng kinh này, rộng vì người nói thì Như Lai ắt biết người ấy, ắt thấy người ấy đều được thành tựu công đức không thể nghĩ, không thể lường, không thể suy tính được, người ấy ắt là hay gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Như Lai. Người nào hiểu đúng kinh này, ứng dụng để sống, lại vì người giảng nói thì Phật biết chắc người đó là người gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức pháp thành Phật, người đó xứng đáng kế thừa Phật.
Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu người ưa pháp nhỏ là chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả. Ưa pháp nhỏ là pháp gì? Tỉ dụ chúng ta đem bố thí chừng năm, mười đồng bạc thì chúng ta nghĩ với số tiền bố thí này đời sau mình sẽ được giàu có. Như vậy chúng ta chỉ thích được giàu sang, sung sướng ở đời sau, mà sự giàu sang đó nhiều lắm chỉ là năm, sáu chục năm thôi, đó là tướng sanh diệt, mà mình thích cái sanh diệt thì không phải ưa pháp nhỏ là gì? Người ưa pháp nhỏ là còn nghĩ đời sau mình hưởng đó là ngã kiến, người giúp cho mình được hưởng đó là nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến đầy đủ. Vì thế đối với kinh này, người đó khó mà nghe, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói. Người chấp ngã đối với kinh Kim Cang thì khó nghe, khó nhận, khó thọ trì đọc tụng tại vì không tin. Kinh Kim Cang chỉ thẳng ngã là tướng hư dối, các pháp hiện tại là tướng hư dối, chỉ sống trở về với Trí tuệ Bát-nhã, sống trở lại với Pháp thân, cái đó mới chân thật. Vậy người biết rõ thân và cảnh giả dối, đó là hiểu kinh Kim Cang (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng) và biết ngay nơi mình có cái Trí tuệ Bát-nhã bất sanh bất diệt, đó là trì kinh Kim Cang. Biết rõ cảnh không thật, thân không thật mới nhận ra mình có cái chân thật, trong người giả có lồng cái chân thật, nhận được như thế mới tin kinh Kim Cang. Như vậy được bao nhiêu người tin? Lời Phật dạy, ai cũng tin cả. Nói thì nói thế, nhưng tin được lẽ đó là lẽ thật thì hơi khó, vì thấy mình thật mà Phật nói giả, thấy cảnh thật mà Phật nói giả thì làm sao mình chịu, còn cái Phật nói là thật thì mình lại không thấy, thế nên nói kinh này rất khó tin. Nhưng nếu tin được thì người đó không còn bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, còn người chưa tin là còn nguyên bốn tướng. Người ấy không làm sao tu pháp cao siêu giải thoát được, họ chỉ thích những pháp nhỏ, nghĩa là đời này tu đời sau hưởng, hoặc bây giờ làm mai mốt hưởng.
Kết luận Phật nói rằng kinh này ở nơi nào thì tất cả thế gian trời, người, a-tu-la đều nên cúng dường như là cúng dường tháp, đi nhiễu chung quanh, đem hương hoa dâng cúng. Đây là đức Phật chỉ pháp này cao siêu tối thượng vượt hơn tất cả pháp thế gian, ai hiểu được pháp đó đều nên cung kính cúng dường.
復次:「須菩提!善男子、善女人,受持、讀誦此經,若為人輕賤,是人先世罪業,應墮惡道。以今世人輕賤故,先世罪業,則為消滅,當得阿耨多羅三藐三菩提。須菩提!我念過去無量阿僧祇劫,於然燈佛前,得值八百四千萬億那由他諸佛,悉皆供養承事,無空過者。若復有人,於後末世,能受持、讀誦此經,所得功德,於我所供養諸佛功德,百分不及一,千萬億分,乃至算數譬喻所不能及。須菩提!若善男子、善女人,於後末世,有受持、讀誦此經,所得功德,我若具說者,或有人聞,心則狂亂,狐疑不信。須菩提!當知是經義不可思議,果報亦不可思議。
」
爾時,須菩提白佛言:「世尊,善男子、善女人,發阿耨多羅三藐三菩提心,云何應住?云何降伏其心?」佛告須菩提:「善男子、善女人,發阿耨多羅三藐三菩提心者,當生如是心:我應滅度一切眾生;滅度一切眾生已,而無有一眾生實滅度者,何以故?須菩提若菩薩有我相、人相、眾生相、壽者相,則非菩薩。所以者何?須菩提!實無有法,發阿耨多羅三藐三菩提心者。須菩提!於意云何?如來於然燈佛所,有法得阿耨多羅三藐三菩提不?」「不也。世尊!如我解佛所說義,佛於然燈佛所,無有法得阿耨多羅三藐三菩提。」佛言:「如是!如是!須菩提!實無有法,如來得阿耨多羅三藐三菩提。須菩提!若有法如來得阿耨多羅三藐三菩提者,然燈佛即不與我授記:『汝於來世當得作佛,號釋迦牟尼。』以實無有法,得阿耨多羅三藐三菩提,是故然燈佛與我授記,作是言:『汝於來世,當得作佛,號釋迦牟尼。』何以故?如來者,即諸法如義。若有人言:如來得阿耨多羅三藐三菩提,須菩提!實無有法,佛得阿耨多羅三藐三菩提。須菩提!如來所得阿耨多羅三藐三菩提,於是中無實無虛。是故如來說一切法,皆是佛法。須菩提!所言一切法者,即非一切法,是故名一切法。須菩提!譬如人身長大。」須菩提言:「世尊!如來說人身長大,則為非大身,是名大身。」「須菩提!菩薩亦如是。若作是言:『我當滅度無量眾生。』則不名菩薩。何以故?須菩提!實無有法,名為菩薩。是故佛說:『一切法,無我、無人、無眾生、無壽者。』須菩提!若菩薩作是言:『我當莊嚴佛土。』是不名菩薩。何以故?如來說莊嚴佛土者,即非莊嚴,是名莊嚴。須菩提!若菩薩通達無我法者,如來說名真是菩薩。」
「須菩提!於意云何?如來有肉眼不?」「如是,世尊!如來有肉眼。」「須菩提!於意云何?如來有天眼不?」「如是,世尊!如來有天眼。」「須菩提!於意云何?如來有慧眼不?」「如是,世尊!如來有慧眼。」「須菩提!於意云何?如來有法眼不?」「如是,世尊!如來有法眼。」「須菩提!於意云何?如來有佛眼不?」「如是,世尊!如來有佛眼。」「須菩提!於意云何?如恆河中所有沙,佛說是沙不?」「如是,世尊!如來說是沙。」「須菩提!於意云何?如一恆河中所有沙,有如是沙等恆河,是諸恆河所有沙數,佛世界如是,寧為多不?」「甚多。世尊!」佛告須菩提:「爾所國土中,所有眾生若干種心,如來悉知。何以故?如來說諸心,皆為非心,是名為心。所以者何?須菩提!過去心不可得,現在心不可得,未來心不可得。」
「須菩提!於意云何?若有人滿三千大千世界七寶,以用布施,是人以是因緣,得福多不?」「如是,世尊!此人以是因緣,得福甚多。」「須菩提!若福德有實,如來不說得福德多,以福德無故,如來說得福德多。」
DOAN 19
PHÁP GIỚI THÔNG HÓA
Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Nhược hữu nhân mãn tam thiên đại thiên thế giới thất bảo, dĩ dụng bố thí, thị nhân dĩ thị nhân duyên đắc phước đa phủ?
- Như thị Thế Tôn! Thử nhân dĩ thị nhân duyên đắc phước thậm đa.
- Tu-bồ-đề! Nhược phước đức hữu thật, Như Lai bất thuyết đắc phước đức đa, dĩ phước đức vô cố, Như Lai thuyết đắc phước đức đa.
DỊCH:
PHÁP GIỚI THÔNG SUỐT KHÔNG BỊ NGĂN TRỞ
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Nếu có người đem bảy báu đầy dẫy cả tam thiên đại thiên thế giới dùng bố thí, người ấy do nhân duyên này được phước đức nhiều chăng?
- Bạch Thế Tôn! Như thế! Người này do nhân duyên đó được phước đức rất nhiều.
- Này Tu-bồ-đề! Nếu phước đức có thật, Như Lai chẳng nói được phước đức nhiều, do phước đức không, nên Như Lai nói được phước đức nhiều.
「須菩提!於意云何?佛可以具足色身見不?」「不也,世尊!如來不應以具足色身見。何以故?如來說具足色身,即非具足色身,是名具足色身。」「須菩提!於意云何?如來可以具足諸相見不?」「不也,世尊!如來不應以具足諸相見。何以故?如來說諸相具足,即非諸相具足,是名諸相具足。
」
DOAN 20
」
DOAN 20
ÂM:
LY SẮC LY TƯỚNG
Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Phật khả dĩ cụ túc sắc thân kiến phủ?
- Phất dã Thế Tôn! Như Lai bất ưng dĩ cụ túc sắc thân kiến. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết cụ túc sắc thân tức phi cụ túc sắc thân, thị danh cụ túc sắc thân.
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai khả dĩ cụ túc chư tướng kiến phủ?
- Phất dã Thế Tôn! Như Lai bất ưng dĩ cụ túc chư tướng kiến. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tướng cụ túc tức phi cụ túc, thị danh chư tướng cụ túc.
DỊCH:
LÌA SẮC, LÌA TƯỚNG
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Phật có thể do đầy đủ sắc thân mà thấy chăng?
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Như Lai không nên do đầy đủ sắc thân mà thấy. Vì cớ sao? Như Lai nói đầy đủ sắc thân tức chẳng phải đầy đủ sắc thân ấy gọi là đầy đủ sắc thân.
- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có thể do đầy đủ các tướng mà thấy chăng?
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Như Lai không nên do đầy đủ các tướng mà thấy. Vì cớ sao? Như Lai nói các tướng đầy đủ tức chẳng phải đầy đủ, ấy gọi là các tướng đầy đủ.
「須菩提!汝勿謂如來作是念:我當有所說法。莫作是念!何以故?若人言如來有所說法,即為謗佛,不能解我所說故。須菩提!說法者,無法可說,是名說法。」爾時,慧命須菩提白佛言:「世尊!頗有眾生,於未來世,聞說是法,生信心不?」佛言:「須菩提!彼非眾生,非不眾生。何以故?須菩提!眾生,眾生者,如來說非眾生,是名眾生。」
DOAN 21
PHI THUYẾT SỞ THUYẾT
- Tu-bồ-đề! Nhữ vật vị Như lai tác thị niệm: ngã đương hữu sở thuyết pháp, mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Nhược nhân ngôn Như Lai hữu sở thuyết pháp tức vi báng Phật, bất năng giải ngã sở thuyết cố. Tu-bồ-đề! Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp.
Nhĩ thời Tuệ Mạng Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn:
- Thế Tôn! Phả hữu chúng sanh ư vị lai thế, văn thuyết thị pháp, sanh tín tâm phủ?
Phật ngôn:
- Tu-bồ-đề! Bỉ phi chúng sanh, phi bất chúng sanh. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Chúng sanh, chúng sanh giả, Như Lai thuyết phi chúng sanh, thị danh chúng sanh.
DỊCH:
KHÔNG NĂNG THUYẾT VÀ SỞ THUYẾT
- Này Tu-bồ-đề, ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế này: ta sẽ có nói pháp, chớ khởi cái nghĩ ấy. Vì cớ sao? Nếu người nói Như Lai có nói pháp tức là phỉ báng Phật, không thể hiểu nghĩa ta đã nói. Này Tu-bồ-đề, nói pháp đó không có pháp có thể nói ấy gọi là nói pháp.
Khi ấy ngài Tuệ Mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn, vả lại có chúng sanh ở đời vị lai nghe nói pháp này sanh lòng tin chăng?
Phật bảo:
- Tu-bồ-đề, kia chẳng phải chúng sanh, chẳng phải chẳng chúng sanh. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, chúng sanh, chúng sanh ấy Như Lai nói chẳng phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh.
須菩提白佛言:「世尊!佛得阿耨多羅三藐三菩提,為無所得耶?」佛言:「如是!如是!須菩提!我於阿耨多羅三藐三菩提,乃至無有少法可得,是名阿耨多羅三藐三菩提。」
DOAN 22
ÂM:
VÔ PHÁP KHẢ ĐẮC
Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn:
- Thế Tôn! Phật đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vi vô sở đắc da?
Phật ngôn:
- Như thị, như thị! Tu-bồ-đề! Ngã ư A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nãi chí vô hữu thiểu pháp khả đắc, thị danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
DỊCH:
KHÔNG PHÁP CÓ THỂ ĐƯỢC
Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn, Phật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hay là không được ư?
Phật bảo:
- Đúng như thế, như thế! Này Tu-bồ-đề, ta đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nhẫn đến không có một chút pháp có thể được, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Đoạn 22 | KINH KIM CANG Giảng giải |
VÔ PHÁP KHẢ ĐẮC | |
ÂM: VÔ PHÁP KHẢ ĐẮC Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: - Thế Tôn! Phật đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vi vô sở đắc da? Phật ngôn: - Như thị, như thị! Tu-bồ-đề! Ngã ư A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nãi chí vô hữu thiểu pháp khả đắc, thị danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. DỊCH: KHÔNG PHÁP CÓ THỂ ĐƯỢC Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: - Bạch Thế Tôn, Phật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hay là không được ư? Phật bảo: - Đúng như thế, như thế! Này Tu-bồ-đề, ta đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đến không có một chút pháp có thể được, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. GIẢNG: Quí vị thấy bệnh chấp của chúng ta, từ những cái chấp có mình thật, pháp thật, kế đến là chấp có cái này để được, cái kia để chứng… Trong đoạn này đức Phật phá đến có chứng, có đắc. Ngài Tu-bồ-đề hỏi đức Phật: Thế Tôn có được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hay là không được? Nếu không được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì đâu gọi là Phật. Tại sao ngài Tu-bồ-đề lại hỏi như thế? Hỏi có được, không được là để xác nhận lại xem có năng đắc và sở đắc hay không? Khi đó đức Phật liền trả lời:Đúng thế, đúng thế! Tu-bồ-đề! Ta đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không có một chút pháp có thể được, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như thế quí vị mới thấy bệnh của chúng ta hiện nay, hoặc là Phật tử, hoặc là Tăng Ni có tu được chút công phu khi gặp nhau liền hỏi: Lúc này anh chứng được gì rồi? Lúc này huynh được cái gì rồi, Thầy được cái gì rồi? Như thế chúng ta cứ mắc kẹt trong cái chứng cái đắc. Nếu có chứng có đắc nghĩa là có được, một là có người hay được, hai là có pháp bị được. Đoạn trước có nói, không có người nói pháp và không có pháp bị nói thì làm sao có người hay được và pháp bị được. Nếu còn thấy có cái để cho mình được thì không phải là Phật. Thế nên nếu nói có được tức là nói Phật chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đó là phỉ báng Phật. Tại sao? Nếu Ngài còn thấy có sở đắc thì Ngài còn ngã, còn pháp. Đức Phật nói: Ta đối Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho đến không có một chút pháp có thể được, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là chỗ giác ngộ cứu kính không còn thấy có một chút ngã pháp. Do không còn một chút ngã pháp nào cho nên chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Được mà không được! Chỗ này thật khó nói. Đến đây tôi nhớ ngài Hoàng Bá nói rằng: Nếu một hạt bụi chúng ta đập nát ra thành một trăm hạt bụi nhỏ, trong một trăm hạt bụi nhỏ đó, chín mươi chín hạt chúng ta thấy là không, còn một hạt nhỏ xíu, nếu thấy có thì cũng là chưa thấy đạo! Còn một chút xíu mà thấy có là chưa thấy đạo! Một chút xíu mà còn thấy được cũng chưa phải là Phật! Chúng ta hiện nay cái gì cũng muốn được hết, được cái này, được cái kia v.v… cho nên cứ mãi làm chúng sanh! Vì lúc nào chúng ta cũng ôm cái bản ngã to tướng nên thấy các pháp đều là thật, vì vậy muốn được cái này, được cái kia… Do đó khi vào đạo tu hành cũng vẫn nghĩ đến cái được mãi, nghe nói không được thì sanh chán nản vì không hợp với bản ngã. Nhưng quí vị thấy nếu còn mang bản ngã, cho bản ngã là thật làm sao giác ngộ, vì đó là tướng si mê mà! Ở đây Phật chỉ thấu đáo rằng nếu không còn thấy có một chút pháp để được, mới thật giác ngộ đến chỗ vô thượng, không còn gì hơn. Trái lại còn có một chút được là không được, là chưa giác ngộ. Như thế người nào nói tu ba tháng hay bốn tháng hay sáu tháng được cái này, cái kia v.v… thì chúng ta liền biết người đó làm to thêm cái bản ngã. Vậy mà hiện nay thiên hạ hay gạt nhau như thế, vào đạo bằng cách tô điểm cho bản ngã lớn thêm, đó chỉ là chồng chất thêm si mê chớ không phải là dạy đạo. Giác ngộ là phải thấy tận lẽ thật, mà thấy đến lẽ thật thì bao giờ còn một chút mê lầm, dù là một chút xíu thôi, về ngã về pháp cũng là chưa viên mãn giác ngộ. Như vậy chúng ta thấy tu theo đức Phật có vẻ buồn phải không? Tại sao? Bởi vì ở thế gian, sở dĩ chúng ta vui là khi nào chúng ta được nhiều người hoan nghinh, nghĩa là khi được người ta tô điểm, vuốt ve bản ngã. Trái lại lúc bị dìm bản ngã xuống, lúc đó chúng ta buồn, mà ở đây Phật phá không còn một chút nào hết thì không buồn sao được! Nhưng đó là cái buồn của kẻ si mê chớ khi giác ngộ mình sẽ thấy rõ phải mất cái giả đó mới đạt được cái thật. Thiên hạ cứ chết chìm trong cái giả thì đời nào thấy được cái thật! Thế nên đức Phật đập tan cái giả, không cho chúng ta chấp cái giả một chút nào cả để rồi Ngài chỉ chúng ta cái chân thật. Như vậy vào đạo trước hết phải buồn, vì không có những cái tô điểm bản ngã thì dường như buồn, nhưng thật ra phải biết chính đó là niềm vui. Tại sao? Vui vì mình thấy được lẽ thật, vui vì thấy mình qua được cơn si mê mà thế gian đã chôn vùi mình không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nay mình nhảy vọt qua khỏi hầm si mê thì đó là điều đáng mừng, người không biết thì buồn vì mất bản ngã. Như thế chúng ta học đạo là cốt làm sao tự mình thoát ra khỏi cái khổ chìm trong đen tối si mê, và cái vui thoát khỏi cơn si mê là cái vui lớn lao. Người nào biết hưởng cái vui đó là người gần với đạo, còn người nào nghe phá bản ngã sanh ra sợ, buồn thì người đó khó gần được đạo. Thế nên trong nhà Phật thường ví dụ người si mê như con tằm nhả tơ kết thành kén, càng nhả tơ càng kết kén nhốt mình ở trong, rốt cuộc bị bỏ vào chảo nước sôi để người ta kéo chỉ… Người thế gian cũng thế, tự mình chấp ngã, rồi muốn mọi người tô điểm bản ngã của mình, tạo điều này, điều kia đưa bản ngã mình lên… Đó là mình nhả tơ kết kén để chôn mình, cuối cùng bị chôn vùi không thể nào thoát được. Vì thế người học đạo phải là người tỉnh giác. Như tôi thường nói quí vị đến với chúng tôi là chúng ta cùng tìm lẽ thật, mà lẽ thật ngay nơi con người mới là thiết yếu và khi mình thấy được lẽ thật rồi, đó là cái vui cao cả, cái vui của trí tuệ. Người nào vui được như thế, tôi tin rằng có ngày họ sẽ thoát khỏi mê lầm, nếu không được cái vui đó chỉ là học để mà chơi chớ không đi tới đâu cả. Hiểu cho thật rõ như vậy thì khi vào đạo chúng ta phải hiểu bằng trí tuệ, chớ đừng đòi hỏi được sự nuông chiều bản ngã, đừng đòi hỏi những sở đắc, sở chứng, đó là những cái mê muội… Tuy nói như thế mà Phật có chứng hay không? Bởi vì khi đập tan được cái bản ngã hư giả này thì chừng đó mới sống với cái Thể chân thật, đó là chứng, là đắc; nhưng không phải chứng đắc trên cái giả dối tạm bợ mà lâu nay chúng ta mê lầm, chính khi sống được với cái chân thật thì gọi là Phật. Ở đây nói cho đến không có một chút pháp để được ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nghĩa là không có một chút pháp có thể được nên mới gọi là Phật. Nếu còn có được thì chưa phải là Phật. Qua lời Phật dạy ở đây, chúng ta liền nhìn ra những ai dạy đạo mà đặt nặng sự chứng đắc thì chúng ta biết đó là khó thoát sanh tử. Hiểu như thế thì giả sử có ai nói tôi đã đắc đạo, tôi thành Phật v.v… chúng ta tin được chưa? Đó là trái với đức Phật rồi. Thế nên chúng ta phải dùng kinh của Phật dạy để khỏi lầm, những người đi trong con đường lầm lại chỉ cho chúng ta lầm theo. |
復次:「須菩提!是法平等,無有高下,是名阿耨多羅三藐三菩提。以無我、無人、無眾生、無壽者,修一切善法,則得阿耨多羅三藐三菩提。須菩提!所言善法者,如來說即非善法,是名善法。」
DOAN 23
DOAN 23
TỊNH TÂM HÀNH THIỆN
Phục thứ Tu-bồ-đề! Thị pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ, thị danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Dĩ vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả tu nhất thiết thiện pháp tắc đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Sở ngôn thiện pháp giả, Như Lai thuyết tức phi thiện pháp, thị danh thiện pháp.
DỊCH:
TÂM TRONG SẠCH LÀM VIỆC THIỆN
Lại nữa Tu-bồ-đề, pháp này bình đẳng không có cao thấp, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Do không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ giả tu tất cả pháp lành tức được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề, nói rằng pháp lành đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp lành, ấy gọi là pháp lành.
GIẢNG:
Tịnh tâm là tâm trong sạch tức là không còn chấp ngã, chấp pháp, lúc đó lại làm lành nữa mới gọi là Phật. Đây đức Phật nói:Pháp này bình đẳng không có cao thấp, ấy gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bình đẳng không có cao thấp gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Hay nói ngược lại là pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là tâm bình đẳng không có cao thấp. Bình đẳng là thế nào? Quí vị thử hiểu xem. Như hiện giờ trong giảng đường có một trăm người nhưng trình độ học thức hiểu biết có bình đẳng không? Nếu đem ra đo lường trình độ thì một trăm người này có thể sai biệt nhau vô cùng, kẻ hơn cái này, người thua cái kia… luôn luôn có sai biệt. Như thế trên tâm lượng hiểu biết do học tập được thì tất cả chúng ta có bình đẳng không? Nay tất cả những kiến thức do học được và những kiến thức do kinh nghiệm trong cuộc sống, chúng ta dẹp qua một bên, lặng hết mọi vọng tưởng thì lúc đó chúng ta có nghe, có thấy, có biết, nhưng những cái đó có bình đẳng không? Thế nên pháp này bình đẳng không cao thấp là thế, nghĩa là người nào đến chỗ đó, tức là được bình đẳng, là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chúng ta học đạo muốn được đạo là chỗ đó. Vì thế đức Phật bảo: Tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật. Nhưng hiện nay sở dĩ chúng ta có thiên sai vạn biệt là do huân tập, chứa chấp không đồng. Cái thiên sai vạn biệt đó là tướng huân tập bên ngoài đem lại, là những chủng tử sanh diệt, chúng ta bám vào đó cho là mình nên bị dẫn đi trong luân hồi sanh tử. Huân tập cái gì nhiều thì sức mạnh của cái đó dẫn đi, gọi là theo nghiệp thọ sanh. Nếu những cái đó chúng ta cho lặng hết, chỉ còn cái tri giác bình đẳng, lúc đó không còn nghiệp nào dẫn chúng ta đi, là giải thoát, là Phật. Thành Phật ngay ở chỗ đó. Như thế quí vị nghĩ ở đây có người nào không có khả năng thành Phật không? Ai cũng có mà chỉ ưng hay không ưng làm thôi. Ai không ưng làm thì cứ làm chúng sanh, còn ai ưng làm thì người đó có ngày sẽ thành Phật. Thế nên đừng trách ai mà phải tự trách mình tại sao không ưng làm Phật, do không ưng làm Phật nên cứ lạy Phật hoài. Nay tất cả những gì Phật đã làm, chúng ta làm theo đúng như vậy thì chúng ta sẽ là Phật. Như thế pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đã sẵn nơi mình, không người nào thiếu. Người nào còn thấy, còn nghe, còn biết thì người đó có khả năng thành Phật. Nếu tất cả chúng ta buông hết những cái do bên ngoài huân vào thì chỉ còn cái ta chân thật, khi ấy sẽ không còn luân hồi sanh tử, đó là giác ngộ thành Phật, đó là căn bản. Như thế thì không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ giả, vì đến chỗ bình đẳng thì không còn thấy có mình, có người, không thấy ngã nhân thì không thấy chúng sanh, thọ giả. Tại sao? Vì khi quí vị buông tất cả, vọng tưởng lặng xuống chỉ còn cái chân thật hằng giác hằng tri, cái đó không có niệm dấy lên phân biệt đây là mình, kia là người, cũng không dấy niệm ta là chúng sanh… Chúng sanh là tướng duyên hợp, do các duyên hợp lại mà thành, mà sanh nên gọi là chúng sanh. Cái chân thật đó không phải là tướng duyên hợp nên không phải là chúng sanh, không có chúng sanh thì không có thọ giả tức thọ mạng, không bao giờ sanh thì làm gì có tử mà nói có thọ mạng. Quí vị thấy đến đó là mất hết bốn tướng. Nhưng không phải đến đó rồi không làm gì hết, đến đó lại phải làm tất cả pháp lành, mới là điều đặc biệt. Điều này quí vị nghe cũng khó hiểu. Tại sao đến khi không thấy bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả lại làm lành chi vậy? Tôi ví dụ như một hôm quí vị đi đường, bỗng dưng thấy một người té, người đó không phải là thân, cũng không phải là thù, quí vị liền đỡ họ. Khi quí vị hành động như vậy là do niệm thân thù hay do cái gì? Không có niệm gì hết, thấy họ khổ thì ta giúp. Đó là một ví dụ nhỏ khi mình chưa sạch bốn tướng, huống là khi tất cả chấp ngã, chấp nhân lặng rồi thì các hành động phát ra đều lành hết, cái lành đó là Vô duyên từ, nghĩa là lòng từ không có duyên cớ. Chúng ta hiện nay lòng từ sanh ra đều có duyên cớ. Tỉ dụ hôm nay có một huynh đệ thấy mình thiếu thức ăn, họ đem qua cho mình một đĩa thức ăn, ngày mai mình thấy huynh đệ đó thiếu thức ăn, nếu mình có thì mình đem cho lại, như vậy lòng từ giúp đỡ nhau đó có duyên cớ chớ đâu phải không duyên cớ. Cả khi những người tật nguyền đến xin mình, có khi mình cũng giúp với lòng không có niệm gì hết, nhưng nhiều khi giúp họ mà mình nghĩ là bố thí cho có phước. Nói có phước tức là một lối bỏ ống chớ gì, như vậy cũng là có duyên cớ. Không còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì lòng từ không có duyên cớ, thấy người khổ là giúp, vì đâu còn thấy có mình có người mà còn có duyên cớ. Chúng ta vì thấy có người có mình nên làm gì cũng qui về bản ngã, hoặc là bản ngã hưởng ngay bây giờ hoặc mai sau hưởng, nên việc làm có duyên cớ, lòng từ có duyên cớ. Đó là để thấy rõ khi tu hành đến đó rồi làm tất cả pháp lành chớ không phải tâm như như rồi không làm gì hết. Nếu không làm chi cả thì Phật đâu có đi thuyết pháp bốn mươi chín năm, Bồ-tát đạt đến đó rồi cũng đem Lục độ giáo hóa chúng sanh. Hiểu như thế mới thấy rằng khi đến đó mới có lòng từ không duyên cớ và đó mới là lòng từ chân thật. Còn chúng ta hiện nay lòng từ tuy có, nhưng cũng còn mưu toan tính toán hoặc ít hoặc nhiều. Người đời thường nói: thấy phơi lúa mới cho mượn gạo, nếu như không thấy họ phơi lúa thì không muốn cho mượn gạo… Chúng ta giúp nhau phần nhiều là thấy người kia có thể giúp lại mình việc gì mai sau, như thế đều là những việc có tính toán cả, tâm đó chưa phải bình đẳng, chưa phải là cứu kính. Phải đến chỗ không còn bốn tướng mà vẫn làm pháp lành đó mới gọi là được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Không còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, tức là những cái giả đó đã phá sạch rồi, đến chỗ như như lại còn hiện thân làm tất cả việc lợi ích cho chúng sanh, như thế mới là Phật.
Nói pháp lành nhưng e chúng ta chấp pháp lành là thật, nên Phật bảo ngài Tu-bồ-đề: Pháp lành đó Như Lai nói tức không phải pháp lành, ấy gọi là pháp lành. Ở thế gian nói thiện nói ác chẳng qua là tướng duyên thôi. Như thế thì nói pháp lành chẳng qua là cái tướng của duyên khởi, không có thật cho nên nói không phải pháp lành, nhưng giả danh tạm gọi là pháp lành. Làm đau khổ chúng sanh gọi là ác, làm an vui chúng sanh gọi là lành. Khi đạt đạo rồi, sống được bình đẳng thì thấy tất cả chúng sanh nào khổ mình giúp, giúp họ được vui tạm gọi là lành, chớ đâu phải thật có một pháp lành. Đó là tịnh tâm hành thiện, tâm hoàn toàn không còn ngã pháp mà làm lành.
「須菩提!若三千大千世界中,所有諸須彌山王,如是等七寶聚,有人持用布施。若人以此般若波羅蜜經,乃至四句偈等,受持、讀誦,為他人說,於前福德,百分不及一,百千萬億分,乃至算數譬喻所不能及。」
DOAN 24
DOAN 24
ÂM:
PHƯỚC TRÍ VÔ TỈ
Tu-bồ-đề! Nhược tam thiên đại thiên thế giới trung sở hữu chư Tu-di sơn vương, như thị đẳng thất bảo tụ, hữu nhân trì dụng bố thí. Nhược nhân dĩ thử Bát-nhã Ba-la-mật kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì độc tụng, vị tha nhân thuyết, ư tiền phước đức bách phần bất cập nhất, bách thiên vạn ức phần nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập.
DỊCH:
PHƯỚC TRÍ KHÔNG GÌ SÁNH BẰNG
Này Tu-bồ-đề, nếu trong tam thiên đại thiên thế giới có các ngọn núi Tu-di chúa, như thế dùng bảy báu nhóm họp bằng những ngọn núi Tu-di ấy có người mang ra bố thí. Hoặc có người đem kinh Bát-nhã Ba-la-mật này cho đến bốn câu kệ v.v… thọ trì đọc tụng, vì người khác nói thì phước đức của người này đối với người trước, người này trăm phần, người kia không bằng một, trăm ngàn muôn ức phần cho đến toán số thí dụ cũng không thể bằng.
GIẢNG:
Lại một lần nữa đức Phật so sánh phước đức của người trì kinh Kim Cang. Ngài bảo: Giả sử như trong tam thiên đại thiên thế giới có bao nhiêu ngọn núi lớn Tu-di, có người đem bảy báu như vàng, bạc, lưu-ly, pha lê v.v… chất bằng những quả núi Tu-di đó ra bố thí, lại có người ngay trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật này, cho đến bốn câu kệ, thọ trì, đọc tụng vì người nói thì phước của người này được một trăm phần, còn phước của người bố thí bảy báu đó không được một phần, cho đến người này được trăm ngàn muôn ức phần, người kia cũng không được một phần. Như thế để nói phước của người thọ trì đọc tụng và vì người nói kinh Kim Cang hơn phước của người kia không thể tính kể. Tại sao thế? Quí vị thấy thọ trì bốn câu kệ kinh Kim Cang có khó không? Đọc tụng rồi vì người nói thì đâu có gì cực nhọc lắm. Tôi xin hỏi: Giả sử gom hết những ngọn núi trên nước Việt Nam mình thì khối lượng đó bao lớn? Chúng ta có vàng, bạc, lưu-ly, pha lê v.v… bằng khối lượng đó đem ra bố thí thì quí vị nghĩ xem có nhiều không? Độ chừng bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp, chúng ta tích tụ được vàng bạc, của báu bằng những ngọn núi đó? Thật không biết đời kiếp nào mà kể. Giả sử như ngay ngọn núi lớn Vũng Tàu, chúng ta phải làm trong bao nhiêu đời để có vàng đầy ngọn núi này, huống nữa là vàng bạc bằng bao nhiêu ngọn Tu-di để đem ra bố thí. Thế mà phước không bằng người thọ trì đọc tụng và vì người nói kinh Kim Cang. Đối với kinh này, thọ trì đọc tụng vì người khác nói chỉ bốn câu kệ thôi, mà phước của người này một trăm phần, người kia không được một phần. Như thế quí vị chọn việc nào? Thọ trì bốn câu kinh Kim Cang ngay đời này chúng ta làm được không? Còn đem của báu bằng ngọn núi lớn, núi nhỏ Vũng Tàu ra bố thí thì bao nhiêu đời chúng ta làm được? Việc nào dễ làm? Việc thọ trì đọc tụng bốn câu kệ kinh Kim Cang xem ra không khó phải không? Thế tại sao chúng ta không ưng làm việc đó? Muốn thọ trì, đọc tụng bốn câu kệ kinh Kim Cang, quí vị nhớ xem phải làm sao?
Nếu nói kệ, trong kinh Kim Cang có hai bài, một bài nói:
Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.
Hoặc bài cuối:
Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Hai bài đó quí vị đọc trong bao lâu thì thuộc? Một lát thôi. Trì chừng bao lâu? Nhẹ thật là nhẹ phải không? Vừa nhẹ lại vừa dễ mà tại sao chúng ta không làm? Nhưng tôi xin nhắc lại: Thọ là nhận, trì là giữ, nhận giữ mãi trong lòng gọi là thọ trì, và lâu lâu đọc tụng, giảng nói cho người khác nghe… Nhưng nhận giữ như thế nào? Như tôi đã nói: Phật thấy tất cả chúng sanh không phải chúng sanh, do duyên hợp nên gọi là chúng sanh. Nếu chúng ta luôn luôn thấy như vậy, thấy mình, thấy người đều biết rõ là tướng duyên hợp không thật, do duyên hợp nên tạm gọi là ta, luôn biết như thế là trì kinh Kim Cang. Như vậy có khó không? Quí vị thấy khó ư? Lúc nào, đi đâu cũng cứ như thế mà thọ trì, luôn luôn thấy rõ như thế, không phút giây nào lầm. Thọ trì như thế, quí vị từ con người phàm dần dần thành Thánh. Vậy tại sao không chịu thọ trì? Làm Thánh thì ưng mà thọ trì như thế thì không chịu. Quí vị hiểu tại sao không? Tại vô minh cứ che hoài, mới vừa nhớ một chút, kế lại quên, thấy ta thật, người thật, cái chi cũng thật, chớ nếu hằng nhớ, hằng thấy như lời Phật dạy, thấy mình là duyên hợp hư giả, người là duyên hợp hư giả thì quí vị nghĩ còn gì mà sân si, còn gì mà tham lam! Chỉ bao nhiêu đó thôi mà đã gần bậc Thánh rồi, huống nữa là đầy đủ bốn câu! Thế nên việc đó thật ra không phải là khó, nhưng vì chúng ta mê nên quên mãi…
Có nhiều người đến hỏi chúng tôi: Quí Thầy ở đây lâu năm tu hành như thế nào? Tôi đáp: Chỉ có bài kinh Bát-nhã mà đọc hoài không thuộc, cứ quên tới, quên lui! Ở đây Phật nói ngắn hơn, chỉ bốn câu kệ thôi mà vẫn không thuộc. Nghĩa là ở đây coi như thuộc, bước ra khỏi chùa là hết thuộc, vì vừa ra khỏi là tính mai làm gì, mốt làm gì v.v… tính một hồi là quên mất câu kinh… Thế nên tất cả chúng ta đều quên, quên mãi, mà quên đó là mê. Vì thế đức Phật chỉ thật là kỹ: Dù cho chúng ta đem bao nhiêu của báu bố thí cũng không bằng trì bốn câu kinh Kim Cang. Ứng dụng thọ trì bốn câu kinh Kim Cang là phước hơn làm ra bao nhiêu của báu để bố thí. Thật ra nếu chúng ta nhận được lý đó để sống, tự nhiên chúng ta chuyển cả cuộc đời mình, chuyển từ cái thân giả dối trở lại cái chân thật. Còn bố thí của cải dù nhiều bao nhiêu đi nữa, sau này sanh ra mình hưởng, nhưng cũng vẫn ở trong sanh diệt. Thế nên khéo trì kinh Kim Cang là đã chuyển mê thành ngộ, bỏ thân luân hồi sanh diệt trở về cái vô sanh, như thế phước đức không gì sánh bằng.
「須菩提!於意云何?汝等勿謂如來作是念:『我當度眾生。』須菩提!莫作是念!何以故?實無有眾生如來度者。若有眾生如來度者,如來即有我、人、眾生、壽者。須菩提!如來說有我者,則非有我,而凡夫之人,以為有我。須菩提!凡夫者,如來說則非凡夫,是名凡夫。」
DOAN 25
DOAN 25
ÂM:
HÓA VÔ SỞ HÓA
Tu-bồ-đề! Ư ý vân hà? Nhữ đẳng vật vị Như Lai tác thị niệm: ngã đương độ chúng sanh. Tu-bồ-đề! Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Thật vô hữu chúng sanh Như Lai độ giả. Nhược hữu chúng sanh Như Lai độ giả, Như Lai tắc hữu ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Tu-bồ-đề! Như Lai thuyết hữu ngã giả tắc phi hữu ngã, nhi phàm phu chi nhân dĩ vi hữu ngã. Tu-bồ-đề! Phàm phu giả, Như Lai thuyết tắc phi phàm phu, thị danh phàm phu.
DỊCH:
GIÁO HÓA KHÔNG CÓ CHỖ GIÁO HÓA
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Các ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế này: ta sẽ độ chúng sanh. Này Tu-bồ-đề, chớ khởi nghĩ thế ấy. Vì cớ sao? Thật không có chúng sanh Như Lai độ đó. Nếu có chúng sanh Như Lai độ đó thì Như Lai ắt có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Này Tu-bồ-đề, Như Lai nói có ngã ắt không phải có ngã mà người phàm phu cho là có ngã. Này Tu-bồ-đề, người phàm phu đó Như Lai nói tức không phải phàm phu, ấy gọi là phàm phu.
GIẢNG:
Lời đức Phật dạy thật thấu đáo, Ngài chỉ đến chỗ tột cùng mà chúng ta si mê quá lắm! Tôi thường thí dụ như cái hồ bèo phủ kín trên mặt, có người lấy tay vạch bèo bày nước ra, thấy được một chút nước nhưng khi lấy tay lên, bèo phủ kín trở lại. Cái si mê của chúng ta như thế đó. Đây Phật bảo: Tu-bồ-đề, ông nghĩ sao? Các ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ ta sẽ độ chúng sanh. Đây là những bệnh đức Phật chỉ cho chúng ta biết rõ. Thường khi chúng ta được một chút đạo đức là cứ nghĩ mình độ thiên hạ, độ người này, người kia… Nhưng vừa nghĩ mình độ người là thấy mình thật, người thật, ta là người hay độ, kia là kẻ được độ. Nếu thấy mình thật, người thật thì chưa phải, chưa xứng đáng là người giác ngộ, mà không giác ngộ thì độ ai? Thế nên đức Phật bảo tiếp: Tu-bồ-đề, chớ khởi nghĩ thế ấy, vì cớ sao? Thật không có chúng sanh Như Lai độ. Nếu Như Lai còn thấy thật có chúng sanh thì còn ngã, còn nhân, còn chúng sanh… Cho nên độ tất cả chúng sanh mà không thấy có chúng sanh được diệt độ cũng là một ý nghĩ thâm sâu ở đây.
Nếu có chúng sanh Như Lai độ đó thì Như Lai ắt có ngã có nhân… Tại sao? Vì ta là người hay độ và kia là chúng sanh được độ, như thế tức là có mình, có người, có chúng sanh, có thọ giả, tức còn chấp ngã làm sao thành Như Lai? Vì thế cái nhìn của Ngài là: Như Lai nói có ngã đó ắt không phải có ngã. Có khi Phật cũng xưng “Ta” cũng như nói chuyện với quí vị tôi xưng tôi vậy. Nói ta, nói tôi như là có ngã nhưng mà không phải ngã. Vì sao? Khi Ngài nói ngã, Ngài vẫn biết ta là tướng duyên hợp hư giả chớ không phải thật, còn phàm phu nói ta là ta thật. Vì thế nên nói rằng: Như Lai nói ngã đó ắt không phải có ngã mà người phàm phu cho là có ngã. Phật cũng nói có ngã, cũng nói có chúng sanh, nhưng nói ngã, nói chúng sanh là nói theo danh từ của người thế gian. Vì muốn độ thế gian thì phải dùng danh từ thế gian, nhưng khi nói như thế Ngài vẫn thấy rõ những cái đó đều không thật, trái lại chúng ta nói cái nào là thật cái ấy… Nên người phàm phu cho rằng có ngã. Nghe Phật nói phàm phu, chúng ta lại tưởng Phật chấp phàm phu thật nên Ngài lại nói: Phàm phu đó, Như Lai nói tức chẳng phải phàm phu, ấy gọi là phàm phu. Câu này có hai nghĩa. Nói phàm phu đó tức chẳng phải phàm phu. Tại sao? Phàm phu thật ra là một giả danh, mê thì gọi là phàm phu, nếu ngộ rồi thì đâu còn gọi là phàm phu nữa, vì thế phàm phu chỉ là một giả danh chớ không phải thật nên nói “không phải phàm phu”, nhưng trong lúc còn mê thì cũng tạm gọi là phàm phu. Như thế nay nói mình là phàm phu cũng là tạm thôi, đừng nghĩ mình phải là phàm phu suốt kiếp, mai kia hết mê thì hết phàm phu. Vậy đừng mặc cảm chúng ta là phàm phu, mà phải thấy bây giờ mình là phàm phu chỉ là tạm thôi, khi hết mê thì hết phàm phu. Thế nên nhìn với con mắt Phật thì không chấp cố định, chúng ta có bệnh hay cố định Phật là Phật, phàm phu là phàm phu. Đó là tôi nói theo tinh thần kinh Bát-nhã. Nếu nói xa hơn nữa thì Phật thấy ngay kẻ phàm phu có Trí tuệ Phật, nên phàm phu cũng không phải phàm phu. Nếu nói rằng trong phàm phu có Phật tánh thì phàm phu đâu phải là phàm phu. Nghĩa thứ nhất là nghĩa của kinh vì những danh từ phàm, Thánh chẳng qua là những danh từ tạm chỉ lúc mê và lúc ngộ, lúc mê thì gọi là phàm phu, lúc ngộ gọi là Phật, là Thánh. Như thế phàm phu thật không cố định là phàm phu. Hiểu như thế, tất cả chúng ta không có mặc cảm gì cả. Ngày nay là phàm phu, nhưng một ngày nào đó mình không phải là phàm phu nữa.
「須菩提!於意云何?可以三十二相觀如來不?」須菩提言:「如是!如是!以三十二相觀如來。」佛言:「須菩提!若以三十二相觀如來者,轉輪聖王即是如來。」須菩提白佛言:「世尊!如我解佛所說義,不應以三十二相觀如來。」爾時,世尊而說偈言:「若以色見我,以音聲求我,是人行邪道,不能見如來。」
DOAN 26
DOAN 26
ÂM:
PHÁP THÂN PHI TƯỚNG
Tu-bồ-đề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Như thị, như thị! Dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai.
Phật ngôn:
- Tu-bồ-đề! Nhược dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai giả, Chuyển Luân Thánh vương tắc thị Như Lai.
Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn:
- Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai.
Nhĩ thời Thế Tôn nhi thuyết kệ ngôn:
Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.
DỊCH:
PHÁP THÂN CHẲNG PHẢI LÀ TƯỚNG
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai chăng?
Tu-bồ-đề thưa rằng:
- Như thế, như thế, do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai.
Phật bảo:
- Tu-bồ-đề, nếu do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai, thì Chuyển Luân Thánh vương tức là Như Lai.
Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn, như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, không nên do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai.
Khi ấy Thế Tôn nói bài kệ:
Nếu do sắc thấy ta,
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.
GIẢNG:
Sách Ấn Độ nói: Người có đủ ba mươi hai tướng tốt, đi tu thì thành Phật, còn ở thế gian thì làm Chuyển Luân Thánh vương. Như thế những Chuyển Luân Thánh vương là những vị vua hiền có đủ ba mươi hai tướng tốt. Thế nên nếu do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai thì Chuyển Luân Thánh vương cũng là Như Lai sao?
Trong đoạn này, đức Phật muốn chỉ Như Lai là Pháp thân bất sanh bất diệt. Pháp thân đó không riêng đức Phật mà tất cả chúng ta đều có. Nơi đức Phật thì nói ba mươi hai tướng, nơi chúng ta thì nói chừng mấy tướng? Chẳng do một tướng hoặc hai tướng tốt hoặc không tướng tốt nào mà thấy phải không? Đức Phật sợ chúng ta lầm chấp Pháp thân là tướng cho nên Ngài mới hỏi ngài Tu-bồ-đề: Có thể do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai chăng? Không biết lúc này ngài Tu-bồ-đề muốn dùng lối trả lời sai để Phật dạy cho chúng ta, hay là Ngài nhận không đúng, có lẽ Ngài nhận chưa ra là phải hơn. Tại sao tôi dám nói như thế? Bởi vì trong kinh thường nói Bồ-tát từ Sơ địa trở lên, lên mỗi địa là ngộ được một phần Pháp thân, còn Thanh văn thì chưa thấy được Pháp thân. Đây nói về Pháp thân nên ngài Tu-bồ-đề nhận lầm, Ngài nói rằng: Như thế, như thế, do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai. Phật liền quở: Nếu do ba mươi hai tướng thấy Như Lai thì Chuyển Luân Thánh vương có ba mươi hai tướng là Như Lai rồi. Câu nói sau đây của ngài Tu-bồ-đề chứng minh được lời tôi nói ở trên. Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn, như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói. Bởi vì về Pháp thân thì Ngài chưa ngộ, nên Ngài nói theo nghĩa Phật nói, chẳng nên do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai. Chúng ta thấy Ngài nói rất là dè dặt. Bấy giờ đức Phật mới kết thúc lại bằng một bài kệ:
Nếu do sắc thấy ta,
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.
Do sắc thấy ta tức do ba mươi hai tướng, do âm thanh cầu ta tức là do những thứ tiếng mà cho là Như Lai. Cả hai sắc tướng và âm thanh là tướng sanh diệt, nếu dùng cái sanh diệt mà cầu Phật, đó là đạo tà, không thể thấy được Pháp thân. Bài kệ này cốt nói về Pháp thân phi tướng.
Hiện nay có nhiều người xuyên tạc: Không do sắc thấy ta, không do âm thanh cầu ta, ta đây là chỉ cho Phật, như vậy ở chùa thờ Phật thì có sắc, gióng chuông, đánh mõ tụng kinh ra tiếng đó là âm thanh, nếu lấy cái đó tu để cầu thành Phật là đạo tà, không thể nào thấy Phật. Đó là lối xuyên tạc, thật là đại xuyên tạc. Ở đây Phật bảo: Không do sắc thấy ta, không do âm thanh cầu ta là để nói đó là hai tướng sanh diệt, dù âm thanh không tướng nhưng cũng là sanh diệt, đem cái sanh diệt để cầu Như Lai tức Pháp thân bất sanh bất diệt thì không đúng, nên nói đó là hành đạo tà, không thể thấy được Pháp thân. Như thế muốn thấy Pháp thân phải làm sao? Như Phật đã nói: Không do ba mươi hai tướng mà thấy Phật. Phải nhận ngay khi tất cả tâm vọng tưởng lặng xuống rồi, lúc đó cái chân thật hiển lộ. Cái chân thật đó không phải là cái sanh diệt nên không phải là sắc tướng, là âm thanh. Nếu chạy theo sắc tướng, âm thanh là lầm. Vậy ở chùa thờ Phật, tụng kinh gõ mõ đánh chuông có tiếng, như thế có phải đạo tà không? Dùng sắc, dùng thanh để dừng cái điên đảo vọng tưởng, để lặng những tâm niệm đang chạy theo sáu trần, như thế mượn âm thanh sắc tướng để lặng vọng tưởng rồi sẽ thấy Như Lai thì có lỗi gì? Đâu phải tà. Còn những người không theo sắc tướng, nhưng không biết làm gì để Như Lai hiện thì có tà không? Hoặc là không theo sắc tướng, nhưng ngồi tưởng xuất hồn lên trời v.v… thì có tà không? Như thế là hiểu lầm, hiểu sai.
Trong nhà Phật có nhiều lối tu, tôi nói để quí vị rõ. Sự truyền bá đạo Phật đã hơn hai ngàn năm, qua nhiều thời, nhiều vị đệ tử Phật có đủ khả năng, đủ sáng kiến, nên các ngài khéo linh động lập ra nhiều pháp tu, tuy cùng một gốc. Theo danh từ nhà Phật gọi là từ thể bất biến nhưng khéo tùy duyên, tuy tùy duyên mà thể vẫn bất biến. Nghĩa là từ chỗ chân thật Phật dạy, các ngài khéo tùy duyên, tùy thời, tùy căn cơ mà linh động, khi dùng pháp này, khi dùng pháp kia… Như người mới vào chùa không hiểu cách tu hành làm sao nhiếp tâm, cứ buông lung cho nó chạy ngược, chạy xuôi, bảo ngồi thiền thì họ chưa thông, hoặc bảo họ chăn trâu, họ không biết làm sao chăn, thì bảo: Thôi, cứ lên chùa tụng kinh, đánh chuông gõ mõ, nhìn Phật, cốt chú ý vào kinh đừng nghĩ bậy có tội! Khi lên gõ mõ tụng kinh mà không nghĩ bậy, thì đó là một giờ hoặc nửa giờ yên được một phần vọng tưởng thì đâu phải là tà. Đó là phương tiện của kẻ sơ cơ, là phương tiện trong giai đoạn động. Những người không hiểu cứ chấp phải ngồi khơi khơi để nó không ngơ như bầu trời không mới đúng, thì đó là bệnh. Thế nên người tu phải khéo có phương tiện, với người thế nào nên dùng hình sắc độ họ, với người thế nào nên dùng âm thanh độ họ v.v… tùy phương tiện để giúp họ dừng tâm điên đảo vọng tưởng, đó là tài của người giáo hóa chớ đừng cố chấp. Nhưng đa số người học hay cố chấp, nghe cái nào là chấp cái ấy, như nghe nói dùng sắc tướng âm thanh cầu ta là hành đạo tà, khi thấy cái gì có sắc tướng liền bảo đó là tà, cái gì có âm thanh liền bảo đó là tà… Đó là tự mình tà chớ không phải đạo tà. Tự mình tà nghĩa là mình chưa biết tới chỗ cứu kính.
Tóm lại trong đoạn này đức Phật cốt chỉ cho chúng ta thấy Pháp thân không phải là sắc tướng, không phải là âm thanh. Âm thanh và sắc tướng là sanh diệt mà Pháp thân là bất sanh bất diệt, nếu kẹt vào tướng và âm thanh, cho đó là thật, đó là đạo tà. Nếu biết sắc tướng âm thanh là giả thì không phải tà. Thế nên tôi thường dặn quí vị mỗi khi lễ Phật phải nhớ mãi câu chúng ta đọc: “Năng lễ sở lễ tánh không tịch.” Chúng ta là người hay lạy, đức Phật là vị để mình lạy, cả hai đều Tự tánh là không, là lặng lẽ, nhưng duyên hợp thì giả có. Chúng ta thấy rõ như vậy, chớ không phải thấy Phật ngồi trên bàn là thật và mình đây là thật. Hiểu như vậy làm sao gọi là tà được! Chỉ tại những người không hiểu, đọc là cứ đọc thôi cho nên thành tà! Như thế nếu trì bốn câu kệ này, chúng ta có thể được công đức như Phật nói ở đoạn trước không? Nghĩa là nếu cứ thọ trì mãi bốn câu này, thì chúng ta có thể tỉnh giác không? Đừng nghĩ Như Lai là Phật Thích-ca. Phải nhớ Như Lai là Pháp thân thường hằng của chúng ta. Pháp thân đó không thuộc sắc tướng thì đâu có chấp ngã, nó cũng không thuộc âm thanh thì đâu có chấp âm thanh. Tất cả âm thanh sắc tướng sanh diệt đều không chấp tức là không hành đạo tà, như thế mới thấy được Pháp thân. Nếu nhớ và sống như thế thì chúng ta giác ngộ rồi. Thế nên bài kệ này rất quan trọng.
「須菩提!汝若作是念:『如來不以具足相故,得阿耨多羅三藐三菩提。」須菩提!莫作是念:『如來不以具足相故,得阿耨多羅三藐三菩提。』須菩提!汝若作是念,發阿耨多羅三藐三菩提心者,說諸法斷滅。莫作是念!何以故?發阿耨多羅三藐三菩提心者,於法不說斷滅相。」
DOAN 27
DOAN 27
ÂM:
VÔ ĐOẠN, VÔ DIỆT
Tu-bồ-đề! Nhữ nhược tác thị niệm: Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Mạc tác thị niệm: Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Nhữ nhược tác thị niệm: phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, thuyết chư pháp đoạn diệt, mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng.
DỊCH:
KHÔNG ĐOẠN, KHÔNG DIỆT
Này Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ thế này: Như Lai chẳng do các tướng cụ túc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề, chớ khởi nghĩ thế ấy, Như Lai không do tướng cụ túc mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ thế này: người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói các pháp đoạn diệt, chớ khởi cái nghĩ này. Vì cớ sao? Vì người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với pháp không có nói tướng đoạn diệt.
GIẢNG:
Đây là đức Phật sợ khi nghe nói tất cả sắc tướng thanh âm không phải là Phật, chúng ta lại tưởng Phật là ngoài thân năm uẩn mà có. Như thế thì thân năm uẩn này không liên hệ gì với Phật cả. Thế nên đến đây đức Phật liền xác nhận: Này Tu-bồ-đề, ông chớ khởi nghĩ thế này: Như Lai chẳng do các tướng đầy đủ mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chớ khởi nghĩ như thế. Vì sao? Vì Phật thành Phật là ngay nơi thân này mà thành, chớ đâu phải ngoài thân này. Nếu chúng ta nghĩ Phật ngoài thân này thì đó là bệnh. Pháp thân lồng sẵn trong thân sắc tướng. Chữ Như Lai ở đây phải hiểu là Pháp thân, Pháp thân đó có sẵn trong sắc thân này. Đừng bao giờ nghĩ Như Lai chẳng do các tướng cụ túc mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì chính được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là ngay nơi thân sắc tướng này. Như vậy để cho chúng ta biết không phải cầu Phật ngoài thân này mà ngay thân năm uẩn đã có Pháp thân, đừng tách rời nó mà tìm Phật.
Tiếp theo, đức Phật dạy thêm: Này Tu-bồ-đề, ông nếu khởi nghĩ thế này: người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói các pháp đoạn diệt, chớ khởi nghĩ như thế. Vì cớ sao? Vì người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với pháp không nói tướng đoạn diệt. Khi nói điều này, Phật lại sợ chúng ta chấp điều kia. Đức Phật bảo: Muốn cầu thành Phật thì phải ngay nơi sắc thân này mà cầu. Nhưng lại sợ chúng ta hiểu lầm thân sắc tướng này hoại thì Phật mất sao? Tuy thân sắc tướng hoại nhưng Pháp thân không mất, thế nên Phật bảo ông đừng nghĩ người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói pháp đoạn diệt. Ngay trong thân sanh diệt có Pháp thân bất sanh bất diệt. Khi nghe nói ngay trong sắc thân này cầu Phật, chúng ta nghĩ khi sắc thân đoạn diệt thì Phật cũng đoạn diệt luôn… Đừng hiểu lầm như thế, vì người thành Phật không bao giờ nói các pháp đoạn diệt. Chính điểm này là điểm mà tất cả người tu Phật phải để ý. Bởi vì chúng ta thường có hai thứ bệnh, bệnh chấp thường và bệnh chấp đoạn. Chấp thường là nghĩ rằng trong thân mình có linh hồn, linh hồn đời đời không bao giờ mất. Chấp đoạn thì nói thân này chết rồi là hết, không còn gì nữa. Chúng ta phải thấy rõ thân này là tướng hư giả do tứ đại hợp. Đã là tướng hư giả thì khi tứ đại tan rã, thân này không còn. Tứ đại là vô tri, nhưng trong tứ đại hợp này có cái tri giác. Tri giác lại chia hai phần, tri giác hư vọng sanh diệt và tri giác không hư vọng, không sanh diệt. Khi người ta chấp toàn vật chất thì đức Phật phá tứ đại là không thật. Khi người ta xem nhẹ phần vật chất, chấp nặng phần tinh thần thì đức Phật phá ngũ uẩn. Sắc uẩn là tứ đại; thọ, tưởng, hành, thức, bốn uẩn này thuộc về tinh thần. Bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức là tướng tâm sanh diệt, bốn tướng tâm sanh diệt này không phải là ngã. Như thế là để phá chấp ngã về thân, chấp ngã về tâm. Khi thân giả và tâm giả này mất rồi thì Như Lai tức Pháp thân hiện tiền. Thế nên Pháp thân không phải là tướng đoạn diệt. Thân hư giả và tâm hư giả mất chớ không phải Pháp thân mất, như thế là thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chớ không phải tới đó là hết. Có người nói Niết-bàn là viên tịch, chỗ đó lặng lẽ, hoàn toàn không có gì cả, đó là lầm lẫn, hiểu không thấu đáo. Đúng ra khi không còn những mầm sanh diệt, đó là chân thật giải thoát, đó là Như Lai bất sanh bất diệt.
「須菩提!若菩薩以滿恆河沙等世界七寶,持用布施。若復有人,知一切法無我,得成於忍。此菩薩勝前菩薩所得功德。何以故?須菩提!以諸菩薩不受福德故。」須菩提白佛言:「世尊!云何菩薩,不受福德?」「須菩提!菩薩所作福德,不應貪著,是故說:不受福德。」
DOAN 28
DOAN 28
ÂM:
BẤT THỌ, BẤT THAM
Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát dĩ mãn Hằng hà sa đẳng thế giới thất bảo trì dụng bố thí, nhược phục hữu nhân tri nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn. Thử Bồ-tát thắng tiền Bồ-tát sở đắc công đức. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Dĩ chư Bồ-tát bất thọ phước đức cố.
Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn:
- Thế Tôn! Vân hà Bồ-tát bất thọ phước đức?
- Tu-bồ-đề! Bồ-tát sở tác phước đức bất ưng tham trước, thị cố thuyết bất thọ phước đức.
DỊCH:
KHÔNG THỌ, KHÔNG THAM TRƯỚC
Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát dùng thất bảo đầy cả thế giới bằng số cát sông Hằng để đem bố thí, nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã được thành đức nhẫn nhục, thì Bồ-tát này được công đức hơn vị Bồ-tát trước. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, do các vị Bồ-tát không thọ phước đức.
Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn, thế nào là Bồ-tát không thọ phước đức?
- Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát làm phước đức mà chẳng nên tham trước, thế nên nói chẳng thọ phước đức.
GIẢNG:
Trước hết đức Phật dùng hình ảnh người đem của báu đầy cả số thế giới bằng số cát sông Hằng ra bố thí. Quí vị thử tính xem bao nhiêu của báu? Không thể tính nổi. Của báu đầy dẫy thế giới mà mỗi thế giới là một hột cát của sông Hằng, như thế không biết bao nhiêu thế giới và cũng không biết bao nhiêu của báu. Lại có người biết tất cả pháp là vô ngã, thành được đức nhẫn nhục. Như thế là có hai đức, đức thứ nhất là trí tuệ, do trí tuệ thấy tất cả pháp không có Tự thể. Vô ngã là không có Tự thể, do thấy các pháp duyên hợp, không có Tự thể nên thực hành hạnh nhẫn nhục được viên mãn, đó là đức thứ hai. Đức Phật bảo: Vị Bồ-tát dùng trí biết tất cả pháp vô ngã, nên thực hành được hạnh nhẫn nhục, được công đức nhiều hơn vị Bồ-tát đem của báu đầy dẫy số thế giới bằng số cát sông Hằng ra bố thí. Ngài hỏi: Vì cớ sao? Rồi Ngài giải thích: Bởi do các vị Bồ-tát đó không thọ phước đức. Thế nào gọi là không thọ phước đức? Bởi vì chúng ta thấy tất cả pháp vô ngã, vô ngã thì không có chủ tể, nghĩa là không có mình, dù cho làm tất cả hạnh nhẫn nhục hay tất cả công đức gì mà không thấy có mình thật thì không có thọ. Đây là đức Phật đặt trí tuệ lên hàng đầu. Công đức của chúng ta được viên mãn là từ trí tuệ không thấy có ngã, bởi không thấy ngã nên không thọ, không thọ nên phước đức mới lớn. Thế nên ở đây chủ yếu là nói không thọ, mà không thọ gốc từ trí tuệ vô ngã. Dù bố thí của báu bao nhiêu đi nữa cũng không bằng do trí tuệ Bát-nhã dẫn đầu tu được hạnh nhẫn nhục. Người như thế được công đức vô kể, vì người đó không có ngã. Như chúng ta hiện nay tu hạnh nhẫn nhục thì hạnh nhẫn nhục của mình hữu ngã hay vô ngã? Như quí Phật tử hoặc Tăng Ni biết đạo chút ít, đều thầm nghĩ mình là người biết đạo thì không bao giờ nên sân, không bao giờ có niệm ác với kẻ khác. Nhưng giả sử có người chạm tới quyền lợi của mình, quyền lợi nhỏ thôi, lúc đó mình nghĩ: Đây là chạm đến quyền lợi mình, nhưng là Phật tử hay là người tu thì ráng nhịn. Đến quyền lợi kha khá một chút, khả dĩ còn ráng được. Nhưng khi họ chạm đến quyền lợi thật to của mình, lúc đó chắc hết nhẫn nổi. Đó là chưa nói đến khi họ làm nhục, đánh đập, lúc đó mình nhẫn nổi không?
Thế nên nhẫn nhục mà còn ngã, dù ngoại tài hay nội tài, cũng khó đến ba-la-mật. Vì thế muốn nhẫn nhục ba-la-mật trước phải có Trí tuệ Bát-nhã thấy rõ các pháp là vô ngã. Đã không có ta thật thì còn ai làm khổ ta, ai hại ta? Khi ấy mới nhịn được tất cả những điều khó nhịn. Thế nên đức Phật dạy, trước hết phải biết các pháp là vô ngã rồi mới thực hành hạnh nhẫn nhục. Đó là điều tiên quyết, vì nhẫn mà không có Trí tuệ Bát-nhã thì không bao giờ viên mãn. Hiểu như thế nên khi người nhẫn được tất cả điều khó nhẫn, đến công đức người đó cũng không thọ nhận. Tại sao? Vì nhẫn nhục mà không thấy mình nhẫn nhục nên không thọ phước đức. Còn chúng ta mỗi lần nhẫn được thì khoe khắp mọi người phải không? Thành ra vì chúng ta có ngã nên làm điều gì cũng thấy có thọ nhận cả. Trong đoạn này đức Phật đề cao công đức hay phước đức bất thọ, và phước đức bất thọ đó cũng do trí tuệ vô ngã mà ra. Thế nên khi ngài Tu-bồ-đề hỏi Phật “thế nào là không thọ phước đức” thì đức Phật bảo: Bồ-tát làm phước đức không tham trước nên gọi là không thọ phước đức. Sở dĩ chúng ta làm mà tham trước là vì có ngã, nếu vô ngã còn tham trước cái gì? Thế nên nói rằng không tham trước là phước đức lớn nhất.
「須菩提!若有人言:『如來若來、若去;若坐、若臥。』是人不解我所說義。何以故?如來者,無所從來,亦無所去,故名如來。」
DOAN 29
DOAN 29
ÂM:
UY NGHI TỊCH TĨNH
Tu-bồ-đề! Nhược hữu nhân ngôn: Như Lai nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhân bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.
DỊCH:
BỐN OAI NGHI ĐỀU TỊCH TĨNH
Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa của ta nói. Vì cớ sao? Như Lai đó không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai.
GIẢNG:
Trong kinh Kim Cang có những chỗ định nghĩa Như Lai, như đoạn trước, tôi nhắc lại để quí vị nhớ. “Như Lai giả, chư pháp Như nghĩa.” Nghĩa Như của các pháp, đó là Như Lai. Ở đây nói: Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai. Như Lai là không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai. Nói rằng: Như Lai không từ đâu đến, cũng không đi đâu, đó là đứng về phương diện nào mà nói? Đến và đi là hành động, mà hành động tức là tướng động, nếu nói Như Lai là tướng động thì không phải là Như Lai. Trong đoạn trước đã định nghĩa: Như Lai là nghĩa như của các pháp, nghĩa như tức là như như bất động. Tóm lại đoạn này nói Như Lai là để chỉ cho Pháp thân bất sanh bất diệt, không bao giờ dao động. Thấy được Pháp thân bất động mới gọi là thấy Phật, chớ không phải thấy đức Phật có ba mươi hai tướng. Tại sao? Vì nếu thấy có ba mươi hai tướng là Phật thì khi thân tứ đại rã Phật không còn sao? Như Lai không còn sao? Thế nên phải hiểu rõ Như Lai là chỉ cho Pháp thân thanh tịnh, mà Pháp thân thanh tịnh thì không đến, không đi. Vì thế trước hết đức Phật bảo: Nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, đó là không hiểu nghĩa Phật nói. Nếu thấy Như Lai đến, đi, ngồi, nằm, đó là Như Lai có hình tướng, có tác động, mà hình tướng tác động là sanh diệt. Nếu cho Như Lai là sanh diệt thì không hiểu nghĩa Phật nói. Thế nên trong đoạn này Phật chỉ rõ Như Lai là Pháp thân thanh tịnh, bất sanh bất diệt, không đến, không đi, đó là để chúng ta thấy rõ Như Lai là tịch tĩnh, lặng lẽ thường hằng.
「須菩提!若善男子、善女人,以三千大千世界碎為微塵;於意云何?是微塵眾,寧為多不?」須菩提言:「甚多。世尊!何以故?若是微塵眾實有者,佛則不說是微塵眾。所以者何?佛說微塵眾,即非微塵眾,是名微塵眾。世尊!如來所說三千大千世界,則非世界,是名世界。何以故?若世界實有者,即是一合相;如來說一合相,則非一合相,是名一合相。」「須菩提!一合相者,則是不可說,但凡夫之人,貪著其事。」
DOAN 30
NHẤT HIỆP TƯỚNG LÝ
Tu-bồ-đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân dĩ tam thiên đại thiên thế giới toái vi vi trần, ư ý vân hà? Thị vi trần chúng ninh vi đa phủ?
Tu-bồ-đề ngôn:
- Thậm đa, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Nhược thị vi trần chúng thật hữu giả, Phật tắc bất thuyết thị vi trần chúng. Sở dĩ giả hà? Phật thuyết vi trần chúng tắc phi vi trần chúng, thị danh vi trần chúng. Thế Tôn! Như Lai sở thuyết tam thiên đại thiên thế giới tắc phi thế giới, thị danh thế giới. Hà dĩ cố? Nhược thế giới thật hữu giả, tắc thị nhất hiệp tướng. Như Lai thuyết nhất hiệp tướng tắc phi nhất hiệp tướng, thị danh nhất hiệp tướng.
- Tu-bồ-đề! Nhất hiệp tướng giả tắc thị bất khả thuyết, đản phàm phu chi nhân tham trước kỳ sự.
DỊCH:
LÝ MỘT HỢP TƯỚNG
Này Tu-bồ-đề, nếu người thiện nam, thiện nữ đem thế giới tam thiên đại thiên này nghiền nát thành bụi, ý ông nghĩ sao? Số bụi này thật là nhiều chăng?
Ngài Tu-bồ-đề thưa:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Vì cớ sao? Nếu là bụi thật có đó thì Phật ắt không nói là bụi nhiều. Vì cớ sao? Phật nói các bụi đó tức không phải là bụi, ấy gọi là bụi. Bạch Thế Tôn, Như Lai nói thế giới tam thiên đại thiên tức không phải thế giới, ấy gọi là thế giới. Vì cớ sao? Nếu thế giới thật có thì ắt là một hợp tướng. Như Lai nói một hợp tướng tức không phải một hợp tướng ấy gọi là một hợp tướng.
- Này Tu-bồ-đề, một hợp tướng đó ắt không thể nói, chỉ người phàm phu tham trước việc ấy.
GIẢNG:
Trong đoạn này đầu tiên đức Phật hỏi ngài Tu-bồ-đề: Giả sử có người nam, người nữ, đem thế giới tam thiên đại thiên này nghiền nát thành bụi, số bụi đó nhiều chăng? Ngài Tu-bồ-đề trả lời là rất nhiều. Trả lời xong, Ngài không dừng nơi đó, Ngài giải thích thêm: Vì cớ sao? Vì bụi nếu thật có thì Phật không nói là bụi, Phật nói bụi tức không phải bụi, ấy gọi là bụi. Chỗ này nhắc chúng ta nhớ trong đoạn trước tôi đã nói quá rõ rồi. Nếu chúng ta lầm chấp các pháp có Thật thể tức là thế giới là thật thế giới, hạt bụi là thật hạt bụi; lớn như thế giới, nhỏ như hạt bụi, nếu tất cả lớn nhỏ đều chấp có một Thật thể thì đó là cái nhìn của phàm phu. Tại sao? Vì nếu thấy nó có Thật thể tức là không phải tướng duyên hợp. Trái lại, con mắt Trí tuệ Bát-nhã của Bồ-tát thấy các pháp do duyên hợp, mà đã duyên hợp thì không cái nào có Thật thể. Thế giới cũng là tướng duyên hợp nên không thật, chỉ theo phàm phu giả đặt tên là thế giới. Như vậy thế giới chỉ có giả danh mà không có Thật thể. To như thế giới mà chỉ có giả danh, còn nhỏ như hạt bụi thì sao? Hạt bụi tuy quá nhỏ đối với thế giới, nhưng hạt bụi cũng không phải là đơn vị cuối cùng. Nhỏ như hạt bụi cũng vẫn là một hợp thể do duyên hợp. Hạt bụi do duyên hợp nên không phải là hạt bụi, nhưng giả danh gọi là hạt bụi. Như thế để thấy rằng dù lớn, dù nhỏ đối với con mắt trí tuệ đều thấy là tướng duyên hợp, chớ không một cái gì tự có Thật thể. Thường chúng ta có hai lối nhìn, hoặc cho cái nhỏ không thật mà cái lớn lại là thật, hoặc cho cái lớn là duyên hợp mà cái nhỏ là đơn vị cuối cùng. Cũng như viên đất bằng nắm tay, đập nát thành bụi, chúng ta cho viên đất là không thật, nhưng hạt bụi là thật, đó là đơn vị thật hợp thành viên đất, thế là chúng ta thấy cái lớn là giả mà cái nhỏ là thật.
Chủ yếu Phật dạy ở đây là phải nhìn cho tường tận tất cả pháp, không một pháp nào có hình tướng mà có Thật thể. Như thế mới hiểu, mới thấy được lý duyên hợp. Từ thế giới đến hạt bụi đều không có Thật thể, nó là một hợp tướng, nhưng hợp tướng cũng là giả danh, nên nói: Hợp tướng không phải hợp tướng, ấy gọi là hợp tướng. Cuối cùng Ngài kết lại một câu: Này Tu-bồ-đề, một hợp tướng đó ắt không thể nói, chỉ người phàm phu tham trước việc ấy. Nói là một hợp tướng thì không thể nói. Tại sao? Vì nó là hư giả, không thể nói là có, là không, nhưng người phàm phu không biết, tham trước cho là thật. Trên nhân gian này, tất cả những gì có hình, có tướng, sắc, thanh, hương v.v… quí vị kiểm lại xem có cái nào không phải là tướng duyên hợp hay không? Cái nào cũng là tướng duyên hợp, thế mà phàm phu chúng ta cho nó là thật hay giả? Nếu chúng ta nói “chậu bông của tôi giả”, có người khác nói “giả thì cho tôi đi”, khi đó chúng ta nói thế nào? Tuy nói giả mà ai xin thì không cho. Nói giả sợ người ta xin, thành ra thấy cái gì cũng thật nên quí, mà quí thì tham trước. Thế nên sự liên hệ là từ chỗ thấy các pháp là thật, rồi sanh ra tưởng nó là quí và tâm tham trước theo đó mà sanh. Bởi chiếc xe tôi thật, nhà của tôi thật nên tôi quí, tôi phải cố bảo vệ, tất cả sự vật đều như thế cả. Thế nên những gì mình thấy là thật, đều quí, đều tham trước. Không phải chúng ta bi quan, tạo ra một cái tưởng tượng không đâu, mà đây đúng là chúng ta nhìn bằng trí tuệ, thấy được lẽ thật. Nói đến cái nhà thì biết nó là tướng duyên hợp, không có Thật thể. Nếu nói cái nhà thật thì thử hỏi cái gì thật là nhà? Vách tường không phải nhà, kèo cột không phải nhà… Chẳng qua là nhiều tướng nhỏ chung hợp thành một tướng lớn, tướng lớn đó tạm đặt tên là cái nhà. Vậy cái nhà là danh từ tạm đặt để chỉ một hợp tướng, mà hợp tướng là do duyên hợp thì đâu có cái gì là chủ, nên nó không có Tự thể hay không có Thật thể. Đó là một lẽ thật, chúng ta nhìn đúng lẽ thật chớ không phải bi quan. Nhìn đúng lẽ thật nên không có tâm tham trước, do không tham trước nên không mắc kẹt ở thế gian. Trái lại vì nhìn không đúng lẽ thật nên khởi tâm tham trước, do đó mất một cái gì là lòng quặn đau, đến khi cái ngã mất thì đau vô ngần, vì thế nên cứ quanh quẩn trong thế gian không có ngày ra.
Phật bảo một hợp tướng không thể nói là có, không thể nói là không. Quí vị phải hiểu tinh thần Đại thừa cốt chỉ thẳng lý duyên hợp, cho nên không quyết định nơi hai cái có và không. Ai thấy các pháp thế gian thật có, thật không là bệnh. Thế mà lâu nay đại đa số người học kinh Bát-nhã đều nói học Bát-nhã là chấp không. Chấp không là bệnh tối kỵ với tinh thần Bát-nhã. Thấy có, thấy không là thấy hai bên, trái với lý Bát-nhã. Bát-nhã nói các pháp duyên hợp nên không thật, vì duyên hợp nên không phải có, vì duyên hợp nên không phải không. Nói duyên hợp là giả tướng nên không phải có mà cũng không phải không. Thế gian chỉ một mặt nói có hoặc nói không, nhưng ta thấy rõ các tướng duyên hợp không phải có, không phải không nên không thể nói được, không thể nói cho họ hiểu được. Vì thế mà đức Phật bảo một hợp tướng ắt không thể nói, chỉ vì người phàm phu tham trước việc ấy.
Quí vị đã thấy rõ ý nghĩa sâu xa của kinh Đại thừa là không cho chúng ta kẹt một bên nào, hoặc có, hoặc không. Kim Cang và Bát-nhã nói các pháp do duyên hợp không có tánh thật, chớ không phải không ngơ. Như cái bàn, đối với con mắt Trí tuệ Bát-nhã nó có hay không? Con mắt Trí tuệ Bát-nhã thấy cái bàn không có Tự thể, do duyên hợp nên chỉ có giả danh. Giả danh là tên tạm, tạm gọi là bàn, không phải không ngơ, nhưng tìm Thật thể thì không có, chớ nói cái bàn không như hư không này thì đó là dốt. Nhiều người không hiểu nghe câu "thị chư pháp không tướng bất sanh bất diệt v.v…” liền cho rằng Bát-nhã nói cái gì cũng không. Không đây là không có tướng thật, vì nó là duyên hợp. Cũng như tôi nói không có một nắm tay thật mà do năm ngón co lại, nhưng khi co lại thì có nắm tay không? Nói đúng theo Trí tuệ Bát-nhã là nắm tay không có Thật thể, chỉ giả danh tạm gọi là nắm tay, đủ duyên hợp lại tạm gọi là nắm tay. Như thế khi duyên hợp không thể nói không, khi duyên tan đâu thể nói có. Chính người không hiểu Bát-nhã mới chấp không, nói cái này có là chấp thật có, nói cái kia không là chấp thật không. Trí tuệ Bát-nhã nhìn tường tận các pháp nên không cố định một pháp nào là Thật thể, vì đó là tướng duyên hợp, đã là duyên hợp thì không phải là không hẳn. Thế nên mới dùng những chữ “như huyễn, như hóa” nghĩa là duyên hợp thì có, duyên ly tán thì không, chớ không phải không ngơ. Hiểu như thế mới không lầm ý nghĩa của lời Phật dạy trong kinh Kim Cang và Bát-nhã.
「須菩提!若人言:『佛說我見、人見、眾生見、壽者見。』須菩提!於意云何?是人解我所說義不?」「不也,世尊!是人不解如來所說義。何以故?世尊說我見、人見、眾生見、壽者見,即非我見、人見、眾生見、壽者見,是名我見、人見、眾生見、壽者見。」「須菩提!發阿耨多羅三藐三菩提心者,於一切法,應如是知、如是見、如是信解,不生法相。須菩提!所言法相者,如來說即非法相,是名法相。」
DOAN 31
DOAN 31
TRI KIẾN BẤT SANH
Tu-bồ-đề! Nhược nhân ngôn: Phật thuyết ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Thị nhân giải ngã sở thuyết nghĩa phủ?
- Phất dã Thế Tôn! Thị nhân bất giải Như Lai sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Thế Tôn thuyết ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến tức phi ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến thị danh ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến.
- Tu-bồ-đề! Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, ư nhất thiết pháp ưng như thị tri, như thị kiến, như thị tín giải, bất sanh pháp tướng. Tu-bồ-đề! Sở ngôn pháp tướng giả, Như Lai thuyết tức phi pháp tướng, thị danh pháp tướng.
DỊCH:
TRI KIẾN CHẲNG SANH
Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói: Phật nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy hiểu nghĩa của ta nói chăng?
- Bạch Thế Tôn, không hiểu vậy. Người ấy không hiểu nghĩa của Như Lai nói. Vì cớ sao? Thế Tôn nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức chẳng phải ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, ấy gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến.
- Này Tu-bồ-đề, người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với tất cả pháp nên như thế mà biết, như thế mà thấy, như thế mà tin hiểu, không sanh pháp tướng. Này Tu-bồ-đề, nói là pháp tướng đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp tướng, ấy gọi là pháp tướng.
GIẢNG:
Trong phần này, trước tiên đức Phật phá ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Nhiều người đọc tụng trong kinh, thấy đức Phật thường nói ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, do đó họ tưởng nói ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả là thật, và có cái hiểu về ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thật v.v… Thế nên đức Phật bảo: Nếu cho ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến là thật, là không hiểu nghĩa Phật nói. Tại sao? Bởi vì Phật nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức không phải ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, ấy gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Như thế, tất cả bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, dù trong kinh có nói, nhưng đức Phật nói không phải như phàm phu nói. Phàm phu nói ngã là ngã thật, nhân là nhân thật, chúng sanh là chúng sanh thật, thọ giả là thọ giả thật, tóm lại nói cái nào là thật cái ấy. Trái lại, đức Phật có khi nói ta nói, nhưng chữ ta là ngã đó không giống như phàm phu. Ngài thấy rõ ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả chỉ là tướng duyên hợp hư giả, nên ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến không phải ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Thấy bốn tướng đó, nhưng bốn tướng đó không phải thật, vì đó là tướng duyên hợp, vì trên giả danh người ta nói ngã, nói nhân, nói chúng sanh, thọ giả thì Phật cũng phải nói như thế cho họ hiểu. Vì thế phải thấy rõ chỗ Phật nói bốn tướng là hư giả không thật, chỉ có giả danh thôi.
Đến đây đức Phật muốn tóm kết lại cho những người tu cầu thành Phật hiểu biết đúng nghĩa Phật dạy nên Phật bảo: Người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với tất cả pháp nên biết như thế, thấy như thế và tin hiểu như thế. Như thế nghĩa là thế nào? Thế giới không phải thế giới, ấy gọi là thế giới, chúng sanh không phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh, ngã kiến không phải ngã kiến, ấy gọi là ngã kiến… Phải thấy như vậy, biết như vậy và tin hiểu như vậy thì mới có thể tiến tới quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Trái lại nếu thấy có cái gì là thật, cố định thì không thể tiến đến đó, vì Phật là giác ngộ, nếu còn thấy các pháp thật là si mê thì làm sao giác ngộ được? Thế nên phải thấy đúng như vậy thì mới giác ngộ. Như thế là chẳng sanh pháp tướng tức là không khởi chấp, không thấy có một pháp tướng nào thật. Vừa nói pháp tướng, Ngài lại sợ người ta cho pháp tướng là thật, nên liền bác:Này Tu-bồ-đề, nói pháp tướng đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp tướng, ấy gọi là pháp tướng.
Tóm lại tất cả danh ngôn mà đức Phật lập ra, Ngài đều bắt chúng ta phải thấy nó không có Thật thể, chỉ có giả danh thôi, thấy rõ như thế mới đúng Trí tuệ Bát-nhã. Nếu còn một cái gì chúng ta cho là thật, là chưa thấy đúng với tinh thần Bát-nhã. Như vậy chúng ta thấy Phật cố định là thật hay không? Thấy thế nào cho đúng với tinh thần Phật dạy? Nếu nói chúng sanh không phải chúng sanh ấy gọi là chúng sanh, thì Phật cũng phải nói: Phật không phải Phật, ấy gọi là Phật, chớ nếu nói Phật thật thì cũng là không hiểu Phật. Hiểu như thế mới thấy khi thì Phật bác danh từ chúng sanh, khi thì Phật bác ngay cả danh từ A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Phật cũng nói không có sở đắc, sở chứng… Tóm lại, Phật chỉ cho chúng ta thấy tất cả danh ngôn Phật lập ra đều là không có Thật thể, chỉ là giả danh, phải thấy hoàn toàn như thế mới là đúng Trí tuệ Bát-nhã. Nhiều khi chúng ta có cái bệnh là những danh từ thế gian thì cho là giả, nhưng danh từ Phật, Bồ-đề, Giác ngộ, Như Lai… thì cho là thật. Vì thế chúng ta phải thấy thấu đáo cả hai bên xuất thế gian và thế gian có lập ra cũng đều là giả danh.
「須菩提!若有人以滿無量阿僧祇世界七寶,持用布施。若有善男子、善女人,發菩提心者,持於此經,乃至四句偈等,受持、讀誦,為人演說,其福勝彼。云何為人演說?不取於相,如如不動。何以故?一切有為法,如夢、幻、泡、影;如露,亦如電,應作如是觀。」佛說是經已,長老須菩提,及諸比丘、比丘尼、優婆塞、優婆夷,一切世間天、人、阿修羅,聞佛所說,皆大歡喜,信受奉行。
DOAN 32
Nhất thiết hữu vi pháp Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
DOAN 32
ỨNG HÓA PHI CHÂN
Tu-bồ-đề! Nhược hữu nhân dĩ mãn vô lượng a-tăng-kỳ thế giới thất bảo, trì dụng bố thí; nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát Bồ-đề tâm giả, trì ư thử kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì độc tụng, vị nhân diễn thuyết, kỳ phước thắng bỉ. Vân hà vị nhân diễn thuyết? Bất thủ ư tướng, như như bất động. Hà dĩ cố?
Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Phật thuyết thị kinh dĩ, trưởng lão Tu-bồ-đề cập chư Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, nhất thiết thế gian thiên, nhân, a-tu-la văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỉ tín thọ phụng hành.
DỊCH:
ỨNG HÓA KHÔNG PHẢI THẬT
Này Tu-bồ-đề, nếu có người đem bảy báu bằng thế giới trải qua số kiếp vô lượng a-tăng-kỳ để bố thí. Nếu có người thiện nam, người thiện nữ phát tâm Bồ-đề đem kinh này cho đến bốn câu kệ v.v… thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói thì phước của người này còn hơn phước của người kia. Thế nào là vì người diễn nói? Chẳng thủ nơi tướng, như như bất động. Vì cớ sao?
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương cũng như điện,
Nên khởi quán như thế.
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương cũng như điện,
Nên khởi quán như thế.
Phật nói kinh này rồi, trưởng lão Tu-bồ-đề và chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tất cả thế gian trời, người, a-tu-la nghe Phật nói đều rất vui mừng, tin thọ và vâng làm.
GIẢNG:
Trong đoạn trước, đức Phật bảo: Giả sử có người đem của báu đầy cả số thế giới bằng số cát sông Hằng ra bố thí, công đức không bằng người dùng trí biết tất cả các pháp là vô ngã và ứng dụng để tu hạnh nhẫn nhục. Ở đây đức Phật lại bảo: Đem bảy báu đầy cả thế giới trải qua thời gian vô số vô biên kiếp ra bố thí. Đoạn trước là đứng về mặt không gian mà nói (thế giới nhiều bằng cát sông Hằng), còn đoạn này là đứng về mặt thời gian là vô lượng a-tăng-kỳ. A-tăng-kỳ là vô số, nghĩa là trải qua thời gian vô lượng vô số, mà mỗi thời gian đều đem bảy báu đầy cả thế giới ra bố thí. Lại một người khác, hoặc nam, hoặc nữ phát tâm Bồ-đề đem kinh này cho đến chỉ bốn câu kệ v.v… thọ trì, đọc tụng vì người diễn nói thì phước của người này hơn phước của người kia. Nghe như thế ai mà không thích. Nhưng tiếp theo đức Phật liền đặt câu hỏi: Thế nào là vì người diễn nói? Đoạn này nêu rõ ba trường hợp: thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói, nhưng đức Phật chỉ hỏi trường hợp thứ ba thôi, tuy trường hợp thứ ba nhưng gồm cả hai trường hợp trước rồi. Ngài dạy tiếp: Chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, thì thọ trì cũng chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, đọc tụng cũng chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, vì người diễn nói cũng chẳng thủ nơi tướng, như như bất động, đó là công đức hơn người bố thí bảy báu trải qua số kiếp vô lượng vô biên. Như thế đâu phải là đơn giản. Người nay cứ nghe nói thọ trì, đọc tụng bèn đem ra đọc mãi, cho đó là tôi thọ trì kinh Kim Cang rồi tính được một phẩm hai phẩm… (một phẩm là sáu mươi quyển), một đời tôi thọ trì được ba phẩm kinh Kim Cang và cho đó là hay. Như thế người này đã căn cứ trên chữ nghĩa để thọ trì, lại thêm tính phẩm, tính số lượng nữa thì đối với tướng là thủ tướng. Hiểu như thế mới thấy rõ lời Phật dạy chớ nhiều khi chúng ta bị lầm, chỉ nhớ mấy chữ thọ trì đọc tụng chớ không nhớ phần sau, mà chủ yếu là phần sau. Chúng ta thấy Phật thật là khéo, nếu là chúng ta, đến khi hỏi, thế nào cũng hỏi luôn cho đủ ba phần, còn Phật chỉ hỏi có phần sau, chỉ hỏi thế nào là vì người diễn nói và dạy rằng: “chẳng thủ tướng, như như bất động” và bỏ lửng phần thọ trì đọc tụng. Như thế để thấy rằng Ngài biết đi đến chỗ “chẳng thủ tướng, như như bất động” rất khó, chúng sanh ít ai làm nổi. Nếu giải nghĩa trùm luôn e thấy khó không ai làm, nên Ngài chỉ nói vì người diễn nói là chẳng thủ tướng, như như bất động, mà không đề cập đến hai phần trên, nhưng văn thể là như thế. Người không hiểu cho rằng thọ trì đọc tụng là thường, còn vì người diễn nói mới là chẳng thủ tướng, như như bất động, thôi ráng thọ trì đọc tụng để được phước. Thế nên nhiều khi chúng ta học kinh mà không nắm vững ý kinh, cứ chấp từng đoạn và lấy đó làm sở đắc, đó là điều nguy hiểm. Hiểu như thế chúng ta mới hiểu rõ tại sao đức Phật bảo công đức trì kinh Kim Cang là vô lượng vô biên, hơn tất cả công đức. Vì dùng Trí tuệ Bát-nhã thấy tất cả Pháp tướng không thật, do đó không chấp vào một tướng nào nên mới không thủ tướng. Không chấp tướng mà hằng sống với tâm đưa tất cả chúng sanh vào Vô dư Niết-bàn, đó là như như bất động. Như thế chỗ như như bất động là cái không sanh, không diệt. Chúng ta sống được với nó, vì người diễn nói, thử hỏi công đức không hơn công đức của người đem bảy báu đầy khắp cả không gian hoặc là suốt cả thời gian mà bố thí sao? Của báu là cái hữu tướng, là vô thường, còn như như bất động là không có tướng, không vô thường nên không sanh diệt. Sống được với cái không sanh diệt, và đem cái không sanh diệt chỉ cho người nhận, thì phước đức không lớn là gì?
Đến đây đức Phật dạy thêm:
Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Những gì có hình tướng, có động tác bị vô thường sanh diệt đều gọi là pháp hữu vi. Có nhiều người nói: Ở chùa thờ tượng Phật, đánh chuông, đánh trống, đó là tướng hữu vi, chúng tôi không như vậy, chúng tôi chỉ thờ một tấm vải, hay chúng tôi chỉ thắp một cây hương trên bàn không, hay chúng tôi dùng tấm vải vẽ chữ Phật thôi, đó là vô vi. Tuy nhiên còn có cây hương, có tấm vải, có cái bàn cũng là hữu vi mất rồi. Thế mà người ta cứ lầm, không hiểu được ý nghĩa chánh của đạo Phật. Hữu vi nghĩa là tất cả những gì có tướng mạo, có tướng mạo đều bị vô thường, sanh diệt. Như tượng Phật bằng gỗ, bằng xi măng có tướng mạo thì vô thường, tấm vải có tướng mạo thì cũng vô thường, cây nhang có tướng mạo thì cũng vô thường. Cả đến những niệm tưởng cũng là tác động sanh diệt thì cũng là hữu vi. Tất cả pháp hữu vi đều như giấc mộng, đều huyễn hóa, đều như bong bóng khi hạt mưa rơi, đều như bóng của người, của cây, của vật không thật, cũng như sương mù, điện chớp, chúng ta phải khởi quán như thế mới không thủ tướng, mới như như bất động. Nếu thấy có cái thật, tức là thủ tướng mà thủ tướng thì tâm động. Tôi nói một ví dụ gần nhất như chúng ta mặc chiếc áo thật sạch, bất thần có người tay dính đầy lọ chụp vào vai chúng ta thì thế nào? Mình động không? Vì mình chấp cái tướng sạch nên thấy chiếc áo dơ là nổi sân liền. Thế nên thủ tướng thì động, trái lại nếu không chấp tướng thì như như bất động, rõ ràng như vậy, đó là tôi nói những việc hết sức nhỏ. Đến những việc lớn hơn như thân mạng thì động liên miên… Giả sử có người nào nghe nói ngày mai bị tử hình thì đêm nay người đó ngồi thiền yên lặng được không? Quí vị tưởng tượng xem đêm đó ngồi thiền yên lặng hay là trằn trọc suốt đêm hay khóc thôi là khóc? Như thế để thấy còn chấp tướng là không bao giờ an ổn được.
Đến đây tôi kể cho quí vị câu chuyện như sau: Vua nước Kế-tân nghe lời sàm thần nói Tổ Sư Tử truyền bá tà pháp làm nhiễu loạn lòng dân. Vua tay cầm kiếm đi đến chỗ Tổ, hỏi: “Nghe nói Ngài thấy năm uẩn đều không phải chăng?” Tổ bảo: “Phải.” Vua nói: “Nếu thấy năm uẩn đều không, Ngài cho tôi cái đầu được không?” Tổ bảo: “Năm uẩn đã không, sá gì cái đầu.” Vua liền chặt đầu Tổ(1).
Qua câu chuyện này, vua Trần Thái Tông có lời niêm:
Tương đầu lâm bạch nhẫn
Du như trảm xuân phong.
Du như trảm xuân phong.
Dịch:
Đem đầu kề gươm bén
Dường như chém gió xuân.
Dường như chém gió xuân.
Chúng ta thấy người xưa đạt đạo đến như thế, đó là người tự tại khi sanh tử. Còn chúng ta vì thấy tất cả đều thật nên nghe động đến tứ đại này thì tâm rối loạn, không bao giờ an ổn được. Vì thế nếu không dùng trí hằng quán, hằng thấy như lời Phật dạy thì không thể nào không chấp tướng, không thể nào như như bất động được. Quí vị thấy Phật dạy có hệ thống rõ ràng, muốn được như như thì trước phải đừng chấp tướng, còn chấp tướng thì đừng nói như như. Bài kệ trên dạy ta phải dùng trí hằng thấy, hằng quán tất cả pháp hữu vi, từ thân đến cảnh, những gì có hình tướng, có tác động, đều là vô thường sanh diệt nên như huyễn, như hóa, như bào, như ảnh…
Phật nói kinh này rồi trưởng lão Tu-bồ-đề và các Tỳ-kheo v.v… đều hoan hỉ, tín thọ phụng hành. Vậy quí vị có hoan hỉ, tín thọ phụng hành không? Hoan hỉ thì có thể có, còn tín thọ phụng hành thì xem ra có vẻ khó phải không?
TOM TAT/ THICH THANH TU
Tôi tóm tắt lại xem bộ kinh Kim Cang dạy chúng ta những gì? Toàn bộ kinh Kim Cang chia làm ba mươi hai phần, trong ba mươi hai phần này, chủ yếu có hai điểm chánh, điểm thứ nhất là ngài Tu-bồ-đề hỏi làm sao hàng phục tâm, điểm thứ hai là hỏi làm sao an trụ tâm. Khi ngài Tu-bồ-đề hỏi hàng phục tâm, an trụ tâm là hỏi cho ai? - Cho người cầu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Có người thiện nam, thiện nữ phát tâm tu hành, cầu giác ngộ làm sao hàng phục tâm, làm sao an trụ tâm? Hàng phục tâm, an trụ tâm là hai điểm chủ yếu của bộ kinh. Đức Phật dạy như thế nào? Lý đáng thì câu hỏi đầu là an trụ tâm, câu hỏi kế là hàng phục tâm, nhưng khi trả lời, Phật dạy hàng phục tâm trước rồi an trụ tâm sau. Đức Phật dạy: Muốn hàng phục tâm thì phải phát tâm độ tất cả chúng sanh, thai sanh, thấp sanh v.v… vào Vô dư y Niết-bàn mà thật không có chúng sanh được diệt độ. Nói tóm lại muốn hàng phục được tâm thì phải độ tất cả những niệm tưởng về có sắc, niệm tưởng về không sắc, về có tưởng, về không tưởng v.v… vào chỗ vô sanh, đưa chúng vào chỗ vô sanh không còn tăm dạng. Muốn an trụ tâm phải làm sao? Đức Phật dạy: Muốn tâm an trụ thì đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tức là đối với sáu trần Bồ-tát bố thí không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, tức là không để cho tâm kẹt vào sáu trần. Tâm không dính với sáu trần thì đó là trụ tâm. Như thế sáu trần là cái cớ để tâm mình động, nghĩa là mắt thấy sắc, tâm chạy theo sắc, là tâm động. Trái lại mắt thấy sắc mà tâm không chạy theo sắc, là tâm trụ, tai nghe tiếng mà tâm không chạy theo tiếng, là tâm trụ, trụ mà không trụ, trụ chỗ không trụ. Còn thấy sắc mà chạy theo sắc là không phải trụ, trụ nơi sắc tức là kẹt nơi sắc thì tâm mình động chớ không phải trụ, không trụ nơi sắc thì tâm mới thật an trụ.
Như thế muốn trụ tâm, thì đừng dính với sáu trần, muốn hàng phục tâm thì buông xả mọi vọng tưởng. Vọng tưởng hết, đó là hàng phục được tâm, không theo sáu trần, đó là an trụ tâm. Tuy nói hai mà dường như không phải hai, vì an trụ tức là hàng phục, hàng phục tức là an trụ, nhưng tại sao lại nói thành hai? Hàng phục với an trụ, quí vị thấy cái nào sâu hơn? Nếu chữ hàng phục có công năng là phải dùng sức để đàn áp thì chữ trụ là chỉ buông xả rồi thôi. Thế nên hàng phục là giai đoạn đầu, giai đoạn sơ cơ, khi tâm còn chạy theo cảnh, theo người tức là theo sáu trần một cách mạnh mẽ. Nếu mình không có phương tiện, không khéo dùng sức mạnh để trị nó thì dừng không được. Vì thế mỗi một niệm tưởng nào dấy lên thì trong giai đoạn đầu mình phải nhìn, phải phá nó bằng mọi phương tiện, hoặc biết nó là vọng rầy la nó, hoặc thấy nó giả dối buông bỏ nó, đó gọi là hàng phục. Vì lúc đó tâm còn hung hăng, cho nên phải tận dụng khả năng đập đánh nó, nó mới dừng. Còn nói đến an trụ là đối với sáu trần không dính mắc, thấy sắc mà không theo sắc, đó là lúc tâm hơi thuần rồi, nghe tiếng mà không theo tiếng, đó là thuần rồi. Thế nên giai đoạn an trụ là giai đoạn thứ hai khi nó thuần thục. Vì thế Phật trả lời từ hàng phục đến an trụ, vì giai đoạn hàng phục là giai đoạn dụng công nhiều, còn giai đoạn an trụ là thấy nghe đều buông nên nhẹ nhàng hơn. Tỉ dụ như chúng ta vừa thấy cảnh, tâm liền duyên theo cảnh tức thì mình phải nói đây là vọng, là giả dối, theo cái vọng này là sai, dụng công la rầy, quở phạt nó, đó là hàng phục, còn an trụ thì chỉ là buông xả. Thế là hai giai đoạn khác nhau rõ ràng, từ hàng phục chúng ta đi đến chỗ an trụ, một bên dụng công mạnh, một bên dụng công nhẹ, nhẹ là vì nó hơi thuần rồi. Cả hai phần này đều nhắm vào nội tâm.
Tuy nhiên nếu chỉ có hai phần trên thì quyển kinh Kim Cang chưa ứng dụng được, cần phải có phần thứ ba, tức là phải dùng Trí tuệ Bát-nhã thấy tất cả pháp là tướng duyên hợp không có Tự tánh, chỉ có giả danh. Bởi chỉ có giả danh nên không một pháp nào thật, do đó không chấp vào pháp và không chấp pháp thì mới có thể hàng phục, an trụ được tâm. Thế nên điều thứ ba là phải dùng trí tuệ thấy tất cả pháp không thật, chỉ có giả danh. Thế giới không phải thế giới, ấy gọi là thế giới, chúng sanh không phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh… Phật lặp đi lặp lại ý nghĩa đó để chúng ta hằng dùng Trí tuệ Bát-nhã quán chiếu tất cả pháp là hư giả, rồi sau đó mới hàng phục được tâm, mới an trụ được tâm. Như thế phần thứ ba dường như là sau mà lại ở trước. Bài kệ cuối cùng đức Phật dạy:
Nhất thiết hữu vi pháp Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Phật bảo phải thấy, phải khởi quán như vậy thì mới hàng phục, mới an trụ được tâm, còn nếu không thấy như thế thì không thể nào làm được hai việc trên. Vì vậy phần này ở sau mà thành ra trước, bởi vì đức Phật phải trả lời hai câu hỏi của ngài Tu-bồ-đề trước, rồi Ngài mới chỉ cách tu dùng lối quán chiếu để việc hàng phục được dễ, việc an trụ thực hiện được. Nếu thiếu phần quán chiếu không thể nào hàng phục tâm và cũng không thể nào an trụ tâm. Vì thế học Bát-nhã chúng ta phải dùng trí tuệ quán chiếu các pháp do duyên hợp, không có Thật thể, chỉ có giả danh. Đó là triết lý “Tánh không duy danh”, Thể tánh các pháp là không thật, chỉ có giả danh, vì giả danh nên nó không phải thật có, cũng không phải thật không; không kẹt hai bên, đó là tinh thần Trung đạo của đạo Phật. Trái lại nếu kẹt một bên nào hoặc có, hoặc không đều là chưa giải thoát. Như vậy Kim Cang là Trung đạo, chớ không phải chấp không. Hiểu lý Kim Cang là hiểu lý Trung đạo, không kẹt vào có và không. Thế nên đúng ra chúng ta tu thì trước phải dùng trí tuệ thấy các pháp Tự tánh là không, duyên hợp giả có, kế đó mới hàng phục tâm rồi sau mới an trụ tâm. Thứ tự là như thế, nếu chúng ta không ứng dụng thì không thế nào có kết quả. Nhiều khi học một bộ kinh rồi muốn ứng dụng tu, ta không biết ứng dụng thế nào, không biết chỗ nào là then chốt của sự tu hành. Nay chúng ta phải thấy rõ đầu tiên là ta dùng bốn câu kệ cuối: Quán tất cả pháp hữu vi như mộng, huyễn, bào, ảnh, như lộ, như điện, hằng quán như thế là chúng ta đã có Trí tuệ Bát-nhã rồi mới không chấp tướng. Không chấp tướng rồi mới hàng phục tâm, hàng phục tâm rồi mới an trụ tâm, như thế mới như như bất động và như như bất động là thọ trì kinh Kim Cang, là đọc tụng kinh Kim Cang, là diễn nói kinh Kim Cang. Được như vậy thì phước đức như thế nào? Ở đây tôi nói phước đức sau cùng phải không?
Tôi nhắc lại đứng về không gian, người đem của báu bằng tam thiên đại thiên thế giới bố thí cũng không bằng trì bốn câu kinh Kim Cang. Đứng về thời gian, dù đem của báu bằng quả địa cầu bố thí trong muôn ngàn kiếp cũng không bằng trì bốn câu kinh Kim Cang. Ngay nơi thân mạng, giả sử buổi sáng đem số thân bằng số cát sông Hằng, buổi trưa đem số thân bằng số cát sông Hằng, buổi chiều đem số thân bằng số cát sông Hằng bố thí cũng không bằng trì bốn câu kinh Kim Cang. Nói tóm lại là bố thí nội tài, ngoại tài, dù bao nhiêu đi nữa cũng không bằng ứng dụng trì kinh Kim Cang. Như thế là đức Phật so sánh tất cả pháp hữu vi không bì được với pháp vô vi bất sanh bất diệt. Không thủ tướng như như bất động, đó là vô vi, còn chấp tướng là hữu vi. Do đó, quí vị thấy từ giai đoạn thứ nhất là hàng phục tâm đến giai đoạn thứ hai là an trụ tâm, giai đoạn thứ ba là quán các pháp huyễn hóa, giai đoạn thứ tư là so sánh công đức trì kinh. Giờ đây chúng ta đổi lại, đầu tiên là phải quán tất cả pháp hữu vi là hư giả huyễn hóa, kế đến mới hàng phục tâm, kế là an trụ tâm và sau hết mới nói đến công đức vô lượng vô biên, sánh với tất cả công đức hữu vi không công đức nào bì kịp. Đó là trọn vẹn tinh thần quyển kinh Kim Cang. Bốn điều này nếu quí vị nhớ ứng dụng tu được mới biết khả năng, diệu dụng, kết quả sau khi mình tu như thế nào.
Tóm lại người ứng dụng thọ trì bốn câu kinh Kim Cang là chẳng chấp tướng, như như bất động, hay vì người diễn nói cũng đều là chẳng chấp tướng, như như bất động. Đó là chỗ then chốt. Như như bất động là gì? Tức là Như Lai. Thế nên nói chư pháp như nghĩa hay Như Lai giả vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ. Như như bất động nên mới không từ đâu đến và không đi đâu, chư pháp như nghĩa, đó là như. Quí vị thấy có hệ thống rõ ràng, chúng ta tu bắt đầu từ quán chiếu các tướng duyên hợp hư huyễn chỉ có giả danh rồi dần dần hàng phục tâm, rồi an trụ được tâm, kết quả là Như Lai, không còn nghi ngờ gì cả. Như Lai tức là Phật. Bao nhiêu đó đủ tu thành Phật chớ không còn gì khác, thủy chung rõ ràng như vậy. Nếu hiểu như thế thì việc ứng dụng tu có đầu đuôi, gốc ngọn; nếu biết ứng dụng để tu thì đó là xứng đáng học kinh Kim Cang, tu theo kinh Kim Cang và gọi là thọ trì đọc tụng kinh Kim Cang, chớ đừng có nhớ bốn câu kệ rồi nói bốn câu kệ dễ thuộc quá. Đi đâu cũng lẩm nhẩm nhất thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán và nói tôi trì kinh Kim Cang, hoặc đi đâu cũng đọc nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai, hoặc đọc câu phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai, rồi nói đó là tôi trì kinh Kim Cang. Nếu cứ đọc như thế mãi, đó là động chớ chưa phải “Như”, mà động thì chưa phải là chỗ “Như như bất động” như Phật nói ở đây. Đã thế còn tính phẩm nữa thì là thủ tướng, mà thủ tướng cũng không phải như như. Như vậy quí vị đã hiểu rõ trì kinh Kim Cang là như thế nào rồi phải không?
very usefull
Trả lờiXóa