Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

2 phap: Nhin ro la 1, 2 la lam cho an tinh.

2014


 

(XXXIX) (Duk. II, 2) (It. 33)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Có hai loại thuyết pháp của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh-Ðẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia. Thế nào là hai? "Hãy thấy ác là ác", đây là thuyết pháp thứ nhất. Sau khi thấy ác là ác, ở đây, "Hãy nhàm chán, hãy từ bỏ, hãy thoát ly", đây là thuyết pháp thứ hai. Này các Tỷ-kheo, có hai loại thuyết pháp này của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Với Như Lai, Phật Ðà,
Từ mẫn mọi chúng sanh,
Hãy thấy lời thuyết giảng,
Tuần tự pháp theo pháp,
Hai pháp được trình bày,
Một là hãy nhìn rõ,
Pháp ác là pháp ác
Và chính tại ở đây,
Từ bỏ, không tham đắm.
Từ đây, không tham đắm,
Hãy làm cho an tịnh,
Mọi khổ đau phiền não.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

--
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo1/tb14-ptnv1.htm#chuong2

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Kinh Hạt Muối

 
 
Ruong muoi Cam Ranh

Kinh Hạt Muối

ví như có người bỏ nắm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén ấy vì nắm muối trở thành mặn và không uống được. Nhưng có người bỏ nắm muối vào nước sông Hằng, khối nước ấy rất lớn không vì nắm muối này mà trở thành mặn và không uống được.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỷ kheo:
Ở đây, này các Tỷ kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, nhỏ nhen. Người như vậy, làm nghiệp ác nhỏ mọn và nghiệp ác ấy đưa họ vào địa ngục.
Ở đây, này các Tỷ kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, rộng lượng. Người như vậy, có làm việc ác nhỏ mọn tương tợ, nghiệp ác ấy đưa họ đến cảm thọ ngay trong hiện tại cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
Này các Tỷ kheo, vì như có người bỏ nắm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén ấy vì nắm muối trở thành mặn và không uống được. Nhưng có người bỏ nắm muối vào nước sông Hằng, khối nước ấy rất lớn không vì nắm muối này mà trở thành mặn và không uống được.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩn Hạt muối, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.451)