(II) (192) Trường Hợp
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn trường hợp này, cần phải được hiểu
với bốn trường hợp. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết,
như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có
không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.
Này các Tỷ-kheo, với cùng một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần
phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể
khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không
phải với liệt tuệ.
Này các Tỷ-kheo, trong những hoạn nạn, sức kiên trì cần phải được
hiểu biết, như vậy trong một thời gian dài ... với liệt tuệ.
Này các Tỷ-kheo, với đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu
biết, như vậy, trong một thời gian dài ... với liệt tuệ.
2. Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu
biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý,
không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ,
như vậy được nói đến ... Do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người do cộng trú với một người khác
biết được như sau: "Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này làm
giới bị bể vụn, làm giới bị cắt xén, làm giới bị vết nhơ, làm giới
bị chấm, đen, làm việc không có liên tục, hạnh kiểm không có liên
tục trong các giới. Ác giới là Tôn giả này, Tôn giả này không giữ giới".
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, người này do cộng trú với người kia,
biết như sau: "Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này không làm giới
bị bể vụn, không làm giới bị cắt xén, không làm giới bị vết nhơ,
không làm giới bị chấm, đen, làm việc có liên tục, hạnh kiểm có
liên tục trong các giới. Giữ giới là Tôn giả này, Tôn giả này không phải
ác giới".
Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết,
như vậy, trong một thời gian dài, không có tác ý vấn đề khác, không
có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ. Như
vậy được nói đến, do duyên này được nói đến như vậy.
3. Này các Tỷ-kheo, với cùng chung làm một nghề, thanh tịnh liêm
khiết cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian ...
với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói
đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người do cùng làm một nghề với
một người khác, biết được như sau: "Khác thay, vị Tôn giả này khi
làm việc với một người; khác thay, với hai người; khác thay, với ba
người; khác thay, với nhiều người, làm trái ngược là vị Tôn giả này,
các sở hành trước khác với sở hành sau. Không thanh tịnh là sở hành của vị
Tôn giả này. Vị Tôn giả này có sở hành không thanh tịnh. Nhưng ở đây, này
các Tỷ-kheo, một người do cùng làm một nghề với một người khác,
biết được như sau: "Như thế nào, Tôn giả này khi làm việc
với một người, như thế ấy với hai người, như thế ấy với ba người,
như thế ấy với nhiều người, không làm trái ngược là vị Tôn giả
này, các sở hành trước giống với sở hành sau. Thanh tịnh là sở hành của vị
Tôn giả này."
Này các Tỷ-kheo, với cùng chung làm một nghề, thanh tịnh liêm
khiết cần phải được hiểu biết, như vậy trong một thời gian dài
... với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói
đến như vậy.
4. Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức kiên trì cần phải được
hiểu biết. Như vậy trong một thời gian ... với liệt tuệ, như
vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn,
cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ
như sau: "Bản chất như vậy là sự an trú thế giới này; Bản chất như
vậy là bản tánh tự ngã có được này; Bản chất như vậy là sự an trú
thế giới. Bản chất như vậy là có được bản tánh tự ngã. Tám thế
giới pháp này vận chuyển thế giới, và thế giới vận chuyển tám
pháp, tức là, lợi và thất lợi, không danh tiếng và danh tiếng, chê và
khen, lạc và khổ". Người ấy, cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ
tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, sầu muộn, than van,
khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh.
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người cảm thọ bà con bị ách
nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy
nghĩ như sau: "Bản chất như vậy là sự an trú thế giới ... lạc và
khổ". Người ấy cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị
ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, không sầu muộn, không than van,
không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh.
Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức mạnh kiên trì cần phải được
hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài ... với liệt tuệ,
như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.
5. Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được
hiểu biết. Như vậy trong một thời gian ... với liệt tuệ, như
vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, do đàm luận với một người khác, biết
như vầy: "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải
đáp câu hỏi là như vậy, thời liệt tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không có
trí tuệ. Vì sao? Vì Tôn giả này không nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù
thắng, vượt ngoài lý luận suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về
pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy không có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng
rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích,
phát lộ. Liệt tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không có trí tuệ". Ví
như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một
con cá nhỏ nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau: "Như vậy, con cá này nổi lên;
như vậy, làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. Nhỏ bé là con cá này,
con cá này không lớn".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người do đàm luận với một người khác, biết
như vầy: "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải
đáp câu hỏi là như vậy, thời có trí tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không
phải là liệt tuệ. Vì sao? Vì Tôn giả này nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh,
thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ.
Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị này có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc
rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân
tích, phát lộ. Có trí tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không phải là
liệt tuệ". Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ
nước, thấy một con cá lớn nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau: "Như vậy, con
cá này nổi lên; như vậy, con cá này làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh
của nó. To lớn là con cá này, con cá này không nhỏ".
Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu
biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác
ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt
tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như
vậy.
Có bốn trường hợp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu với
bốn trường hợp này.
--
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-1921.htm
Chanh y dang xem lai Kinh Tăng chi
65.- Các Vị Ở Kesaputta
1-17
1.- Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang
đi du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi
đến Kesaputta, thị trấn của các người Kàlàmà.
Các người Kàlàmà ở Kesaputta được nghe:
"Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích ca đã
đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp như sau được truyền đi
về Sa-môn Gotama: Ngài là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng A-la-hán, Chánh
Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng
Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Sau khi
tự thực chứng, Ngài đã giảng dạy chư thiên và loài người, hàng
tu sĩ và cư sĩ, vua chúa cùng thường dân, Ngài đã giảng Pháp cao
diệu từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối; Ngài đã
giảng đời sống phạm hạnh chi tiết và rõ ràng, toàn hảo, hoàn
toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng tôi được yết kiến một
vị Ứng cúng như vậy".
2.- Rồi các người Kàlàmà ở Kesaputta đi đến
Thế Tôn. Sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi
xuống một bên; có người nói lên với Thế Tôn những lời chào
đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân
hữu rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế
Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ
rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống
một bên.
Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà
ở Kesaputta bạch Thế Tôn:
- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn,
đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của
mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê
bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác
cũng đi đến Kesaputta, họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm
của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt,
chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có
những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói
sự thật, ai nói láo?"
3. - Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có
những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những
phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương
nhiên khởi lên phân vân.
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo,
chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền
thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin
vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có
tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù
hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy
quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình
biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là
đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp
này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau",
thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!
4. Các Ông nghĩ thế nào, này Kàlàmà! Lòng
tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa
lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
- Người này có tham, này các Kàlàmà, bị
tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của
không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng
làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ
lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
5. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng
sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là
đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
- Người này có sân, này các Kàlàmà, bị sân
chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không
cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm
như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu
dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn..
6. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng
si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là
đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
- Người này có si, này các Kàlàmà, bị si
chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không
cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm
như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu
dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
7. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các
pháp này là thiện hay bất thiện?
- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.
- Đáng chê hay không đáng chê?
- Có tội, bạch Thế Tôn.
- Bị người có trí quở trách hay không bị
người có trí quở trách?
- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.
- Nếu được thực hiện, được chấp
nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Hay ở đây, là như
thế nào?
- Ðược thực hiện, được chấp nhận,
bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối
với chúng con là vậy.
8. - Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói
với các Ông: "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe
truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì
được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn;
chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá
hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định
kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì
vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.".
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình
biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là
đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp
này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau",
thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như
vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.
9. Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo,
chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền
thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin
vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có
tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù
hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy
quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình
biết như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không
đáng chê; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các
pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an
lạc", thời này Kàlàmà, hãy tự đạt đến và an trú!
10. Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không
tham, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy, là
đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
- Người này không tham, này các Kàlàmà, không
bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh
vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói
láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho
người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
11. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không
sân, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là
đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
- Người này không sân, này các Kàlàmà, không
bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh
vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói
láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem
lại đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho người ấy hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
12. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không
si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là
đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
- Người này không si, này các Kàlàmà, không
bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh
vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói
láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem
lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
13. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các
pháp này là thiện hay bất thiện?
- Là thiện, bạch Thế Tôn.
- Các pháp này là đáng chê hay không đáng
chê?
- Không đáng chê, bạch Thế Tôn.
- Bị người có trí quở trách hay được người
có trí tán thán?
- Ðược người trí tán thán, bạch Thế Tôn.
- Nếu được thực hiện, được chấp
nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như
thế nào?
- Ðược thực hiện, được chấp nhận,
bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối
với chúng con là vậy.
14. - Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo,
chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền
thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin
vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường;
chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì
phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy
quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình
biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không
có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này
nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc
an lạc", thời này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú! Ðiều
đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.
15. - Này các Kàlàmà, vị Thánh đệ tử nào ly
tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu
hữu với Từ biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng
vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới,
bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
an trú biến mãn với tâm câu hữu với Từ, quảng đại, đại hành,
vô biên, không hận, không sân.
Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si
như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Bi biến mãn
một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng
vậy phương thứ tư.
Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới,
bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
an trú biến mãn với tâm câu hữu với Bi, quảng đại, đại hành,
vô biên, không hận, không sân.
Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si
như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Hỷ biến
mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ
ba; cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới,
bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
an trú biến mãn với tâm câu hữu với Hỷ, quảng đại, đại hành,
vô biên, không hận, không sân.
Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si
như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Xả biến
mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ
ba; cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới,
bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy
an trú biến mãn với tâm câu hữu với Xả, quảng đại, đại hành,
vô biên, không hận, không sân.
16. Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm
không oán như vậy, không sân như vậy, không uế nhiễm như vậy,
thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt được
bốn sự an ổn:
i) "Nếu có đời sau, nếu có kết quả
dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta
sẽ sanh lên cõi thiện, cõi trời, cõi đời này"; đây là an
ổn thứ nhất vị ấy có được.
ii) "Nếu không có đời sau, nếu không có
kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, trong hiện
tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não,
được an lạc"; đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.
iii) "Nếu việc ác có làm, nhưng ta không
có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta
có thể cảm thọ khổ đau được"; đây là an ổn thứ ba vị
ấy có được.
iv) "Nếu việc ác không có làm, như
vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy
ta hoàn toàn thanh tịnh"; đây là an ổn thứ tư vị ấy có
được.
Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm
không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không
uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện
tại, vị có được bốn an ổn này.
17. - Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn! Sự
việc là như vậy, bạch Thiện Thệ! Thánh đệ tử ấy, bạch
Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như
vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như
vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn:
"Nếu có đời sau, nếu có kết quả
dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta
sẽ được sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này"; đây
là an ổn thứ nhất vị ấy có được.
"Nếu không có đời sau, nếu không có
kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, trong hiện
tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não,
được an lạc"; đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.
"Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có
tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có
thể cảm thọ khổ đau được"; đây là an ổn thứ ba vị
ấy có được.
"Nếu việc ác không có làm, như vậy,
cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn
toàn thanh tịnh"; đây là an ổn thứ tư vị ấy có được.
Vị Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với
tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không
uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện
tại, vị có được bốn an ổn này.
Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật
vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng
những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín,
hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào
bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng
vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương
tiện thuyết giảng.
Chúng con nay
xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn
nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng
con xin trọn đời quy ngưỡng.
--
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0507.htm
Thi ra la vay:
Noi ve phap thiet thuc hien tai, chinh la noi ve tham san si va doan tru chung
:)
CY
Dang xem lai Kinh Tang chi
53.- Vị Bà-La-Môn
Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh
lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi
ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn
ấy bạch Thế Tôn:
- Pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói
đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là
thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có
khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?
- Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm
chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy
nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn
trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không
nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này
Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến
để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác
hiểu.
Bị sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm
chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy
nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Sân được
đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không
nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ
tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không
có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được
người trí tự mình giác hiểu.
Bị si làm cho mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm,
nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy
nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Si được đoạn trừ,
thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ
đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này
Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến
để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác
hiểu.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!
Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị
che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng
tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh
pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết
giảng. Con nay xin quy y Tôn giả
Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư
sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.