WAS ICH NICHT WEISS, MACHT MICH NICHT HEISS
KINH BÁNH MẬT
Bài kinh nêu rõ mục đích hòa bình của đạo Phật là Kinh Bánh Mật (Xác định rõ thái độ không tranh chấp với một ai ở đời). Hơn thế nữa, kinh này lại giới thiệu phương pháp giải quyết các tranh chấp, chấp trượng, chấp kiếm, đưa đến tiêu diệt các bất thiện pháp, không còn dư tàn.
Kinh này có thể xem là gồm có ba lời tuyên bố: Hai lời đầu là hai lời tuyên bố của Thế Tôn, nói lên quan điểm không tranh chấp của đức Phật và phương pháp diệt tận các tranh chấp. Lời tuyên bố thứ ba là của Tôn giả Mahà Kaccàna, giải thích rộng hơn và rõ hơn lời tuyên bố thứ hai của Thế Tôn, và trình bày rõ tiến trình đoạn tận các tranh chấp, các ác, bất thiện pháp.
1/ Câu trả lời thứ nhất: Khi được một ngoại đạo tên là Dandapàni (gậy cầm tay) hỏi Sa môn Gotama có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì. Thế Tôn trả lời một cách rõ ràng dứt khoát: "Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa môn, Bà-la-môn, chư môn và loài người, không có tranh luận với ai ở đời". Đây là một câu trả lời dứt khoát, lời dạy của Ngài không gây một tranh chấp nào, cạnh tranh, đấu tranh nào. Rồi Ngài giải thích thêm hạng người nào có thể thoát ly khỏi sự tranh chấp: Chính là những vị không bị các tưởng chi phối, sống không bị các dục triền phược, với mọi nghi ngờ, hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Chính do các tưởng chi phối, các dục triền phược, các nghi ngờ do dự triển khai, các tà kiến hữu và phi hữu ám ảnh, nên con người rơi vào các tranh chấp, đấu tranh, cạnh tranh.
2/ Câu trả lời thứ hai: Thế Tôn dạy: "Do bất cứ nhân duyên gì, một số lý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở nơi đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên, sự đoạn tận của chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ, chính ở nơi đây những ác bất thiện pháp này được tiêu diệt không có dư tàn". Lời khuyên của đức Phật rất rõ ràng: Chớ có hoan hỷ, chớ có đón mừng, chớ có chấp thủ, các hý luận vọng tưởng ấy, thời thái độ như vậy sẽ giúp đoạn tận bảy tùy miên, giúp đoạn tận mọi cạnh tranh, mọi chấp kiếm, chấp trượng, ly gián ngữ, các bất thiện pháp không còn dư tàn. Tốt nhất là đừng cho khởi lên các hý luận vọng tưởng; và nếu chúng có khởi lên thời đừng hoan hỷ, đón mừng, chấp thủ chúng. Có vậy mới đoạn trừ mọi tranh chấp, chấp trượng, chấp kiếm, ly gián ngữ, vọng ngữ, và mọi bất thiện pháp đều được đoạn trừ không có dư tàn.
3/ Lời tuyên bố thứ ba: Câu trả lời thứ hai của Thế Tôn không có giải thích rõ ràng, khiến một số Tỷ-kheo không hiểu rõ ý nghĩa, nên đồng thanh mời Tôn giả Kaccàna giải thích thêm cho rõ. Ban đầu, Tôn giả Kaccàna từ chối; trước sự cầu thỉnh nhiệt tình, Tôn giả Kaccàna mới chấp thuận và giải thích như sau: "Do nhân sáu căn xúc chạm với sáu trần, sáu thức, khởi lên, sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Dó duyên xúc nên cảm thọ, những gì có thọ thời có tưởng. Những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận này làm nhân, một số hý luận vọng tưởng hiện hành khởi lên cho một người, đối với sáu trần, do sáu căn nhận thức, quá khứ, tương lai, hiện tại... Sự kiện này không xảy ra, khi nào không có sáu căn, khi nào không có sáu trần, khi nào không có sáu thức thời không có sự thi thiết của xúc. Khi nào không có sự thi thiết của xúc, thời sự thi thiết của thọ không được hiển lộ. Khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm không được hiển lộ. Khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết hiện hành một số hý luận vọng tưởng không được hiển lộ. Như vậy toàn bộ các pháp hý luận không được xuất hiện, không thể làm cho khởi lên đấu tranh, luận tranh, chấp trượng, chấp kiếm, cuối cùng đoạn trừ tất cả bất thiện pháp, không có dư tàn. Pháp môn này không những loại bỏ các tranh chấp, hý luận, lại còn loại trừ 7 tùy miên, đoạn tận các ác, bất thiện pháp, giúp người hành giả được giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết một cách hoàn toàn.
Sau khi nghe Tôn giả Mahà Kaccàna thuyết giảng, các vị Tỷ-kheo liền đi đến yết kiến Thế Tôn và trình bày lời giải thích của Tôn giả Mahà Kaccàna. Thế Tôn tán thán Tôn giả Mahà Kaccàna là bậc Đại tuệ, là bậc Hiền trí. Ngài nói, nếu các Tỷ-kheo có hỏi Ngài, thời Ngài cũng trả lời như Tôn giả Mahà Kaccàna đã trả lời.
Tôn giả Ananda có mặt trong buổi họp này, dùng ví dụ một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật và cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất. Cũng vậy, vị Tỷ-kheo có tri thức biệt tài, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa của pháp môn này với trí tuệ, cứ mỗi phần vị ấy được thưởng thức sự hoan hỷ, được thưởng thức sự thoải mái tâm trí. Tôn giả Ananda hỏi Thế Tôn nên đặt tên kinh này là gì, Thế Tôn đáp nên đặt tên kinh này là bánh mật (mật hoàn) và hãy như vậy mà thọ trì.
Nếu bánh mật làm dịu được sự khao khát của con người, thời những lời dạy của đức Bổn Sư làm dịu đi khát vọng của con người, giải thoát con người khỏi các tùy miên, loại trừ các đấu tranh, kháng tranh, đem lại sự hòa đồng, thông cảm cho tất cả mọi người .
Madhupindika Sutta (M.18)
Dandapāni trifft Buddha im Mahāvana (2) in der Nähe von Kapilavatthu und befragt ihn über seine Grundsätze. Buddha erklärt ihm seine Grundsätze:
- durch nichts außer Fassung geraten,
- ohne Wünschen zu verweilen,
- keine Fragen mehr zu stellen,
- jeden Unmut vertilgen,
- weder Dasein noch Nichtsein begehren,
- an Wahrnehmungen nicht zu haften.
Dandapāni schüttelt seinen Kopf und geht ohne Kommentar fort.
Später am Abend besuchte Buddha das Nigrodhārāma Kloster und erzählt den Mönchen kurz wie man sich von allen Zwängen befreit, so dass alle bösen und falschen Vorstellungen bezwungen und völlig vernichtet werden.
Nachdem Buddha sich zur Nachtruhe zurückzog suchten die Mönche Mahā Kaccāna auf und baten ihn ausführlich zu erklären was Buddha in kürze angedeutet hatte.
Kaccāna erklärt ihnen:
- wo ein Auge ist und sichtbare Form, steigt Sehbewusstsein auf
- die Zusammenkunft dieser drei gibt Berührung
- die Berührung führt zu Gefühl
- was man fühlt nimmt man wahr
- was man wahr nimmt unterscheidet man
- und dies führt zu (falschen) Vorstellungen
Ebenso mit den anderen fünf Sinneswahrnehmungen. Die Mönche teilen diese Erklärung Buddha mit, der dies befürwortet und Kaccāna lobt.
Ananda erfreut über die Rede vergleicht sie mit einem Honigkucken (Madhupindika) und Buddha schlägt vor die Sutta so zu benennen (M.18).
Nāgita war anwesend als die Sutte gesprochen wurde und wurde dadurch animiert in den Orden einzutreten und erreichte nach nicht allzu langer Zeit die Heiligkeit. ThagA.i.183.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét