Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

NHUNG LOI CONG DAO TREN NET





1. GIOI THIEU:

MOI CAC BAN DOC DE THUONG THUC SINH HOAT TREN MANG 
NGUON: GHI LAI NGAY 27.102012 TREN MOT FORUM TREN NET

2. NOI DUNG:

 (01:59 AM‪) quynh_long _nu: vi ly do gi ma phai  hoi dai chung

 (01:59 AM‪) Trung tam CAI NGHIEN palt: Hôm qua mình mute loa, nhưng thấy Bat Gioi chát rất phá. Thật ra nếu mình có ops lúc đó mình cũng mute anh ta


 (02:00 AM‪) quynh_long _nu: ho chat bay thi phai mute chu
 (02:02 AM‪) Tinh Ca QueHuong: neu co ai y' kien thao op chu' HH >> sg ko ddong` y'
(02:02 AM‪) NhatDiemHong07: h.hh mo them mot room thu 2 nua di , minh qua vao ung ho h.hh

 (02:04 AM‪) Tinh Ca QueHuong: sg thay' nhieu ops chat mat tu* cach sao ko thao' ma` ddoi` thao @ chu HH
 (02:05 AM‪) Tinh Ca QueHuong: thay` ko thao ddau chu' HH ... thay` lam viec gi cung lay' y thi chung va thay co' nhan xet ma`

 (02:05 AM‪) Trung tam CAI NGHIEN palt: Hỏi thử, một người làm ops mà lấy nick khác, rồi chát phá thì có đáng mute ko
 
 (02:05 AM‪) Online NghePhap: rat nhieu OP trong nay dau biet noi Phap chi biet mute 
(02:07 AM‪) gone-with-the-wind_1: TOI THAY ANH DA DANH THOI DANH VA TAM SUC VAO ROOM RAT NHIEU


 (02:08 AM‪) Anh_lycaphe: gap tui , thi tui bo ops


 (02:10 AM‪) Tinh Ca QueHuong: chu' HH bay gio con` op hay bi thao roi
 (02:10 AM‪) Trung tam CAI NGHIEN palt: tháo rồi
 (02:10 AM‪) Tinh Ca QueHuong: troiiii
 (02:10 AM‪) Trung tam CAI NGHIEN palt: chưa nghe
 (02:10 AM‪) Tinh Ca QueHuong: co chuyen nay ha

 (02:12 AM‪) Online NghePhap: dang le HH phai duoc promote len Op cao hon vi cong trang noi Phap 

(02:20 AM‪) Online NghePhap: room nay la room PPNM, nen deo OP cho nhung ai biet noi phap, co`n ca hat thi 0 nen 

 (02:12 AM‪) TrucXinh:  nuoc giua dong khi trong khi duc.
 (02:13 AM‪) TrucXinh: song tren doi luc' nhuc luc  vinh

 (02:21 AM‪) Trung tam CAI NGHIEN palt: dù HH nói vậy, nhưng sự tổn thương trong lòng thì không ai có thể đo được

 (02:23 AM‪) Online NghePhap: khong the nao dung y dai chung vi mot dong nik ma khong co ` nguoi 

Hien Huu: Thiet ha gia nick vo khung bo hh>> Thay NKK binh Thiet ha, thao ops hh 2 tuan

 (02:24 AM‪) ChanThienMy:    chang qua la ganh ty thoi

 (02:26 AM‪) Online NghePhap: 0 nen mang Op lai huynh HH oi, chu room phai thay cong tra.ng cua h voi room nay , 
(02:27 AM‪) Trung tam CAI NGHIEN palt: Hôm qua BatGioi chát sai rành rành, nói HienHuu mang tào lao vào room dạy để làm phách

 (02:27 AM‪) ChanThienMy: dung vay
 (02:27 AM‪) ChanThienMy: gia nick vao khung bo ko the tha thu duoc.
 (02:29 AM‪) Online NghePhap: chang co loi lac gi o may Op ca hat , ba` 888, chi co loi lac do may nguoi noi phap , vay sao ca si~ duoc super Op

(03:02 AM‪) Hoa_Sen _Xanh: Vi thang nhai ranh nay lam ta mat 1 vien DAI TUONG

 (03:03 AM‪) Online NghePhap: truyen Ta`u do h HH, muon che'm ddau 1 tuo'n g co' co^ng phai tao hie^.n tuong gia?

 (03:07 AM‪) Online NghePhap: noi roi ma`, y nu*~ bat y phap

 (03:08 AM‪) Online NghePhap: h HH mo room khac, thi tho tai nang hay hon, o day khong co`n duyen

 (03:08 AM‪) Trung tam CAI NGHIEN palt: làm gì có chuyện phản đồ, ko học Kinh Khu rừngsao, nếu một đạo tràng nào ko mang đến lợi lạc ta đi chỗ khác,

 (03:13 AM‪) Online NghePhap: 0 nen sinh hoat o day nua h HH oi

 (03:30 AM‪) Tri_Dat:  cai nay la Bo DE .....gai .... 

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

LICH SU PHAT GIAO VIET NAM/ THONG BAO





THONG BAO MOI

SINH HOAT TIM HIEU PHAT PHAP

DE  TAI:

TIM HIEU LICH SU PHAT GIAO VIET NAM

SE DUOC TO CHUC HANG DEM, GIO AU CHAU 21:00 DEN 23:00/ TUC LA VAO BUOI SANG VIETNAM TAI :
ROOM TEN LA:

TUY DUYEN 

BAT DAU TU 27.10.2012

TRAN TRONG KINH MOI QUY BAN THAM DU

HIEN HUU

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

DAU CHAN DIA DANG










Dấu Chân Địa Đàng

Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo
Mùa xanh lá, loài sâu ngủ quên trong tâm chiều
Cuộc đời đó lửa đem tiếng ca lên như than phiền
bàng hoàng lạc gió mây miền
Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm
ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần
nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
Vùng u tối, loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
một đời bỏ ngõ đêm hồng, ngoài trời còn dâng nước lên mắt e
Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
Từ mưa gió từ vào trong đá xưa đến bây giờ
Mắt đã mù tóc xanh đen vần trán thơ
Dòng sông đó loài rong yên ngủ sâu
Mới hôm nào bão trên đầu, lời ca đau trên cao
Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ
Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa
Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
để người về hát đêm hồng
địa đàng còn in dấu bước chân quên


--
Kinh moi doc bai viet cua Luong dinh Khoa:

Tạm quên đi những ưu phiền, em nương theo khúc nhạc của Trịnh ru mình bình yên theo những tiếng ca phiêu bồng, thanh thoát, chập chờn mộng mị thực hư…


  
Cuộc đời là những tiếng hát mà mỗi người sẽ tự hát lên theo cách riêng của mình: Có tiếng trong veo,  vút cao, có lời khàn đục, trầm lắng; có khúc hân hoan, có lời than thở…

Ý nghĩ ấy, cách gọi ấy xuất hiện trong em ngay lần đầu tiên nghe “Dấu chân địa đàng” của Trịnh Công Sơn – hay nói đúng hơn  người nhạc sỹ họ Trịnh tài hoa đã hát lên những cung bậc, chiêm nghiệm khác nhau về cuộc đời bằng một giai điệu trữ tình với những ca từ lấp lánh ảo huyền, vừa cụ thể, gần gũi lại vừa trừu tượng, siêu thoát…

 Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo
Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền
Bàng hoàng lạc gió mây miền
Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm

Là một chiều cuối tuần chênh vênh giữa những mệt mỏi, cô đơn, Trịnh đã dắt em vào thế giới riêng của ông với một không gian ru lòng dịu lại – đủ tĩnh tại để biết gió đã đưa mây “về ngang bên lưng đèo”, đủ tinh tế để biết những loài sâu ăn lá trong chiều ngủ quên cho sắc xanh tràn lên biêng biếc trong mắt mùa. Và đâu đó cuộc đời bắt đầu cất tiếng êm ca thiết tha đượm một khối tình sầu nhớ tơ vương, “bàng hoàng lạc gió mây miền” khiến vó ngựa lữ khách chùng chân ngập ngừng đồng cảm:

Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần
Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
Vùng u tối loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
Một đời bỏ ngỏ đêm hồng
Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em…

Nhắm mắt lại và để những tiếng ca cuộc đời dẫn lối phiêu du. Lời ca đã trôi qua những âm sắc ưu phiền của thực tại, đón em bằng một “đêm hồng” nồng nàn ước vọng. Trong từng “vùng u tối”, khúc ca của những loài sâu cũng dần lịm lại, tan về hư vô – chỉ còn thoảng bay trong gió “lời ca dạ lan” thơm nồng tin yêu…


Trong những khoảng đêm hồng bỏ ngỏ vu vơ, có điều gì ngọt ngào mà luyến nhớ, rưng rưng trong mắt em? Có điều gì nông nổi em rất muốn quên mà từng đêm vẫn chập chờn theo giấc mơ tìm về nhắc nhớ?

Em mang tuổi hai mươi của mình đi qua cánh cửa mùa son trẻ có những vòng tay bao bọc chở che để đến gần hơn với mưa nắng cuộc đời, với vị mặn mòi của những giọt mồ hôi rơi trên đồng ruộng, với những giọt nước mắt của lần đầu tiên hụt hẫng trước niềm tin để rồi học cách đứng lên khi Trịnh nói với em rằng từ  trong khô cằn – đất vẫn chiu chắt nở hoa cho tiếng ca hiền hòa khởi phát:


Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
Từ mưa gió
Từ vào trong đá xưa
Đến bây giờ mắt đã mù
Tóc xanh đen vầng trán thơ
Dòng sông đó
Loài rong yên ngủ sâu
Mới hôm nào bão trên đầu
Lời ca đau trên cao

Em mở lòng mình đón nhận và lắng nghe dồn dập những tiếng ca cuộc đời vọng đến – hát từ những người đang sống quanh em. Có gió có mưa, có tiếng thở dài nhói đau sau những bão giông đổ  xuống trên đầu để rồi sau những bồi lấp của thời gian có những muộn phiền, đau thương sẽ nằm lại, ngủ yên trong một ngăn ký ức, như “loài rong rêu” trầm lặng lắng mình nơi mỗi dòng sông.

 

Cuộc đời là sự song hành của một chuỗi những buồn – vui, được – mất mà mỗi người sẽ tự hát lên từ khi bản thân bắt đầu nhận thức được về thế giới xung quanh cho đến khi thấy mình nhẹ tênh như một chiếc lá lìa cành tìm về đất mẹ. Và bên cạnh ngàn vạn tiếng ca với những âm sắc bộn bề vui buồn, được mất khác nhau ấy, ai cũng có một khoảng bình yên ru hồn nương náu – nơi “địa đàng còn in dấu chân bước quên”:

 Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ
Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa
Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
Để người về hát đêm hồng
Địa đàng còn in dấu chân bước quên

Tạm quên đi những ưu phiền, em nương theo khúc nhạc của Trịnh ru mình bình yên theo những tiếng ca phiêu bồng, thanh thoát, chập chờn mộng mị thực hư…

Là Trịnh – Trịnh đang hát cho em nơi giữa “đêm hồng”, kể cho em nghe về một cõi siêu thực mang tên “địa đàng” mà sau một hành trình dài dằng dặc với chiếc balô chất đầy vui buồn nhân thế trên lưng, con người ta đều muốn bước đến và khao khát để lại dẫu chỉ là một bước chân bé nhỏ mong manh trước khi khép nhẹ đôi mi ngủ quên giữa cuộc đời…
 21h39, 10.12.2010
LƯƠNG ĐÌNH KHOA

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

DUC PHAT CUA CHUNG TA/ HT THICH MINH CHAU


Bai ca khong ten so 8

Y tuong:

Y tuong nao da dua den su chuyen huong cua Duc Phat, di tu tu tap kho hanh chuyen qua tu tap thien dinh?


Tiếp đến là nếp sống khổ hạnh, Ðức Phật của chúng ta tự mình hành trì luôn trong sáu năm trên kinh nghiệm bản thân của Ngài, như đức Phật đã diễn tả: "Này Sariputta, Ta đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh Ta khổ hạnh đệ nhứt; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất" (Trung Bộ I, trang 76b).

Ðoạn văn sau đây diễn tả hạnh ăn ít của Ðức Phật chúng ta, chính những hạnh này khiến Thế Tôn gầy mòn chỉ còn da bọc xương, như đã được diễn tả trong các bức tượng Tuyết Sơn, khắc ghi lại sự khổ hạnh đặc biệt của Thế Tôn (trong kinh Sư Tử Hống, Trung Bộ I, trang 80).

"Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành những cộng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, hàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, cái xương sống phô bày của Ta giống như một chuối banh. Vì Ta ăn quá ít, cái xương sườn gầy mòn của Ta giống nư rui cột một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, nên con người của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẩm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí đắng màu trắng, cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn".

"Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", chính xương sông bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống; chính da bụng bị Ta nắm lấy vì ta ăn quá ít ". Này Sariputa, nếu Ta muốn xoa dịu thân ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thời này Sariputta trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụg khỏi thân Ta, vì ta ăn quá ít". Ðức Phật của chúng ta đã tự mìn hành tri khổ hạnh, và sau sáu năm hành trì không có kết quả, Ngài cương quyết từ bỏ khổ hạnh và bắt đầu hướng đến hành thiền như đoạn kinh sau này nêu rõ:

"Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Thưở xưa có những Sa môn, Bà la môn, và tương lai có những Sa môn, Bà la môn; và hiện tại có những Sa môn, Bà la môn thình lình cảm thọ những cảm thọ, những cảm giác chói đau, khổ đau, khốc liệt. Những sự đau khổ này là tối thượng, không thể có gì hơn nữa, vẫn không chứng được pháp thượng nhân, trí kiến thù thắng, xưng đáng bậc Thánh. Hay có đạo lộ nào khác hơn đưa đến giác ngộ?".

"Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: Ta biết trong khi phụ thân Ta thuộc giòng Sakka đang cày, và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây Diêm phù đề. Ta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Ðạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng? Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta. Ðây là đạo lộ đưa đến Giác ngộ" (Trung bộ I, trang 240b). Từ nơi kinh nghiệm bản thân này, Ðức Phật của chúng ta từ bỏ khổ hạnh, hành trì thiền định, chứng được sơ thiền, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, chứng được túc mạng minh, thiên nhãn minh và "với tâm định tỉnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, như nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta hướng Tâm đến lâu tận trí. Ta biết như thật: "Ðây là khổ", Ta biết như thật: "Ðây là khổ tập". Ta biết như thật: "Ðây là khổ diệt". Ta biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Ta biết như thật: "Ðây là các lậu hoặc", Ta biết như thật: "Ðây là lâu hoặc tập khởi". Ta biết như thật: "Ðây là lâu hoặc diệt". Ta biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến lâu hoặc diệt". Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự tâm đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát". Ta đã biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa" (Trung bộ I, 248a-248).

Như vậy, cùng với kinh nghiệm bản thân, từ bỏ khổ hạnh, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, bậc Ðạo sư của chúng ta thành tựu chánh đẳng chánh giác và trở thành đức Phật.

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

TRUNG BO KINH




Tập I (Kinh số 1-50)
(1) Kinh Pháp môn căn bản (a)
(2) Kinh Tất cả lậu hoặc (a)
(3) Kinh Thừa tự Pháp
(4) Kinh Sợ hãi và khiếp đảm (a)
(5) Kinh Không uế nhiễm
(6) Kinh Ước nguyện
(7) Kinh Ví dụ tấm vải (a)
(8) Kinh Ðoạn giảm (a)
(9) Kinh Chánh tri kiến (a)
(10) Kinh Niệm xứ (a)
(11) Tiểu kinh Sư tử hống (a)
(12) Ðại kinh Sư tử hống (a)
(13) Ðại kinh Khổ uẩn (a)
(14) Tiểu kinh Khổ uẩn
(15) Kinh Tư lượng
(16) Kinh Tâm hoang vu
(17) Kinh Khu rừng
(18) Kinh Mật hoàn (a)
(19) Kinh Song tầm (a)
(20) Kinh An trú tầm (a)
(21) Kinh Ví dụ cái cưa (a)
(22) Kinh Ví dụ con rắn (a)
(23) Kinh Gò mối
(24) Kinh Trạm xe (a)
(25) Kinh Bẫy mồi 

(26) Kinh Thánh cầu
(27) Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
(28) Ðại kinh Ví dụ dấu chân voi
(29) Ðại kinh Ví dụ lõi cây
(30) Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
(31) Tiểu kinh Khu rừng sừng bò
(32) Ðại kinh Khu rừng sừng bò
(33) Ðại kinh Người chăn bò
(34) Tiểu kinh Người chăn bò
(35) Tiểu kinh Saccaka
(36) Ðại kinh Saccaka (a)
(37) Tiểu kinh Ðoạn tận ái >> Ai
(38) Ðại kinh Ðoạn tận ái>>> Ai duc

(39) Ðại kinh Xóm ngựa
(40) Tiểu kinh Xóm ngựa
(41) Kinh Saleyyaka (a)>>> Cu si
(42) Kinh Veranjaka>>> Cu si
(43) Ðại kinh Phương quảng
(44) Tiểu kinh Phương quảng (a)
(45) Tiểu kinh Pháp hành (a)>> Tho
(46) Ðại kinh Pháp hành>>> tho
(47) Kinh Tư sát
(48) Kinh Kosampiya>>> Luc hoa
(49) Kinh Phạm thiên cầu thỉnh
(50) Kinh Hàng ma


[Tập I (1-50)] [Tập II (51-100)] [Tập III (101-152)]

Tập II (Kinh số 51-100)
(51) Kinh Kandaraka
(52) Kinh Bát thành
(53) Kinh Hữu học
(54) Kinh Potaliya
(55) Kinh Jivaka
(56) Kinh Ưu-ba-ly
(57) Kinh Hạnh con chó (a)
(58) Kinh Vương tử Vô-úy (a)>>> Bien luan
(59) Kinh Nhiều cảm thọ>>> Cam tho
(60) Kinh Không gì chuyển hướng>>> cu si
(61) Kinh Giáo giới La-hầu-la ở Am-bà-la (a)
(62) Ðại kinh Giáo giới La-hầu-la
(63) Tiểu kinh Malunkyaputta (a)
(64) Ðại kinh Malunkyaputta>>> 5 ha tang kiet su
(65) Kinh Bhaddali
(66) Kinh Ví dụ con chim cáy
(67) Kinh Catuma
(68) Kinh Nalakapana
(69) Kinh Gulissani
(70) Kinh Kitagiri
(71) Kinh Vacchagotta về tam minh>>> 3 minh
(72) Kinh Vacchagotta về lửa (a)
(73) Ðại kinh Vacchagotta
(74) Kinh Trường Trảo>>> cam tho
(75) Kinh Magandiya (a) (76) Kinh Sandaka>> 5 duc
(77) Ðại kinh Sakuludayi
(78) Kinh Samanamandika
(79) Tiểu kinh Sakuludayi
(80) Kinh Vekhanassa
(81) Kinh Ghatikara
(82) Kinh Ratthapala (a)
(83) Kinh Makhadeva
(84) Kinh Madhura
(85) Kinh Vương tử Bồ-đề
(86) Kinh Angulimala
(87) Kinh Ái sanh (a)>>> Ai
(88) Kinh Bahitika
(89) Kinh Pháp trang nghiêm
(90) Kinh Kannakatthala
(91) Kinh Brahmayu
(92) Kinh Sela
(93) Kinh Assalayana
(94) Kinh Ghotamukha
(95) Kinh Canki
(96) Kinh Esukari
(97) Kinh Dhananjani >>> Phat quo ngai Xaloiphat
(98) Kinh Vasettha
(99) Kinh Subha
(100) Kinh Sangarava


[Tập I (1-50)] [Tập II (51-100)] [Tập III (101-152)]

Tập III (Kinh số 101-152)
(101) Kinh Devadaha
(102) Kinh Năm và Ba
(103) Kinh Nghĩ như thế nào?
(104) Kinh Làng Sama
(105) Kinh Thiện tinh (a)
(106) Kinh Bất động lợi ích>>> Thien
(107) Kinh Ganaka Moggalana (a)
(108) Kinh Gopaka Moggalana (a)
(109) Ðại kinh Mãn nguyệt
(110) Tiểu kinh Mãn nguyệt
(111) Kinh Bất đoạn
(112) Kinh Sáu thanh tịnh
(113) Kinh Chân nhân
(114) Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
(115) Kinh Ða giới
(116) Kinh Thôn tiên>>> Phat doc giac
(117) Ðại kinh Bốn mươi (a)>>> Bat chanh dao
(118) Kinh Nhập tức Xuất tức niệm (a)
(119) Kinh Thân hành niệm (a)

(120) Kinh Hành sanh
(121) Kinh Tiểu không (a)
(122) Kinh Ðại không

(123) Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
(124) Kinh Bạc-câu-la
(125) Kinh Ðiều ngự địa (a)
(126) Kinh Phù-di (a)>>> Bat chanh dao

(a) Việt-Anh (127) Kinh A-na-luật
(128) Kinh Tùy phiền não
(129) Kinh Hiền ngu
(130) Kinh Thiên sứ
(131) Kinh Nhất dạ hiền giả (a)
(132) Kinh A-nan nhất dạ hiền giả
(133) Kinh Ðại Ca-chiên-diên nhất dạ hiền giả
(134) Kinh Lomasakangiya nhất dạ hiền giả
(135) Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (a)
(136) Ðại kinh Nghiệp phân biệt (a)
(137) Kinh Phân biệt sáu xứ >> 6 xu
(138) Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết >> trao cu
(139) Kinh Vô tránh phân biệt
(140) Kinh Giới phân biệt (a)
(141) Kinh Phân biệt về sự thật
(142) Kinh Phân biệt cúng dường
(143) Kinh Giáo giới Cấp Cô Ðộc
(144) Kinh Giáo giới Channa
(145) Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
(146) Kinh Giáo giới Nandaka
(147) Tiểu kinh giáo giới La-hầu-la
(148) Kinh Sáu sáu (a)
(149) Ðại kinh Sáu xứ (a)

(150) Kinh Nói cho dân chúng Nagaravinda
(151) Kinh Khất thực thanh tịnh
(152) Kinh Căn tu tập (a)

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

CHAM DUT TRANH CAI/ TANG CHI CHUONG 6 PHAP







(IV) (46) Mahàcunda
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi06-0405.htm

1. Như vậy tôi nghe:
Một thời, Tôn giả Mahàcunda trú ở Cetì, tại Sahajàti. Tại đấy, Tôn giả Mahàcunda gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Hiền giả Tỷ-kheo!
- Thưa Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàcunda. Tôn giả Mahàcunda nói như sau:
2. - Ở đây, này chư Hiền, một số Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không ưa thích các Tỷ-kheo tu Thiền, nói như sau: "Các người này nói: 'Chúng tôi tu Thiền, chúng tôi tu Thiền'. Họ tu Thiền, họ hành Thiền. Những người này Thiền cái gì? Những người này Thiền có lợi ích gì? Những người này Thiền như thế nào? '". Ở đây, các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không hoan hỷ, và các Tỷ-kheo tu Thiền cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
3. Ở đây, này chư hiền, một số Tỷ-kheo tu thiền không ưa thích các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, nói như sau: "Các người này nói: 'Chúng tôi chuyên tâm về Pháp, chúng tôi chuyên tâm về Pháp". Họ tháo động, kiêu căng, dao động, lắm mồm, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Những người này chuyên tâm về Pháp cái gì? Những người này chuyên tâm về Pháp có lợi ích gì? Những người này chuyên tâm về Pháp như thế nào? '". Ở đây, này các Tỷ-kheo tu Thiền không có hoan hỷ, và các Tỷ-kheo, chuyên tu về Pháp cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
4. Nhưng ở đây, này chư Hiền, có những Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, chỉ tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, không tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền. Và ở đây, các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không được hoan hỷ; các Tỷ-kheo tu Thiền không được hoan hỷ. Hành đông như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
5. Nhưng ở đây, này chư Hiền, có những Tỷ-kheo tu Thiền chỉ tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền, không tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp. Và ở đây, các Tỷ-kheo tu Thiền không được hoan hỷ; các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không được hoan hỷ. Sở hành như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều nguời, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người.
6. Do vậy, này chư Hiền, cần phải học tập như sau:
"Chúng ta là những người chuyên tâm về Pháp, chúng ta sẽ tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền ". Này chư Hiền, chư Hiền cần phải học tập như vậy. Vì cớ sao? Thật vậy, này chư Hiền, các người vi diệu ấy khó tìm được ở đời, những người cảm giác bất tử giới với thân và an trú.
7. Do vậy, này chư Hiền, cần phải học tập như sau:
"Chúng ta là những người tu thiền, chúng ta sẽ tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp". Này chư Hiền, chư Hiền cần phải học tập như vậy. Vì cớ sao? Thật vậy, này chư Hiền, các người vi diệu ấy khó tìm được ở đời, những người với trí tuệ thể nhập và thấy con đường thâm sâu hướng dẫn đến đích.

PHAP HOC/ TANG CHI CHUONG 3 PHAP



90. Pankadhà
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0810.htm

1. Một thời Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến một thị trấn của dân chúng Kosala, tên là Pankadhà. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Pankadhà. Pankadhà là một thị trấn của dân chúng Kosala.
Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo tên là Kassapogotta trú ở Pankadhà. Tại đấy, Thế Tôn với một pháp thoại liên hệ đến học giới, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỉ. Rồi Tỷ-kheo Kassapogotta, trong khi Thế Tôn với một pháp thoại liên hệ đến học pháp, giảng cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng: "Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ!".
2. Thế Tôn, sau khi trú ở Pankadhà cho đến khi thỏa mãn, rồi ra đi, du hành hướng đến Ràjagaha, tiếp tục du hành và đến tại Ràjagaha. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, núi Gitjjhakùta.
Rồi Tỷ-kheo Kassapogotta, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, cảm thấy hối hận, ăn năn, nghĩ rằng: "Thật không lợi ích cho ta, thật lợi ích không được tốt cho ta, thật không khéo lợi ích cho ta, khi Thế Tôn với pháp thoại liên hệ đến học pháp, giảng cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, ta lại lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng: "Sa-môn này quá tăn măn, tỉ mỉ! ". Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, trước mặt Thế Tôn, hãy tỏ lộ có phạm tội là có phạm tội".
3. Rồi Tôn giả Kassapogotta, sau khi dọn dẹp lại chỗ nằm, cầm y bát, rồi ra đi đến hướng Ràjagaha, tiếp tục đi đến Ràjagaha, núi Gijjhakùta, đến Thế Tôn, sau khi đến. Ðảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo Kassapogotta bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, một thời Thế Tôn trú ở Pankadhà, Pankadhà là một thị trấn các dân tộc Kosala. Tại đấy, Thế Tôn với một pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, trong khi Thế Tôn, với một pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, con lấy làm bất nhẫn, con cảm thấy bất mãn, nghĩ rằng: "Vị Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ". Rồi Thế Tôn sau khi trú ở Pankadhà cho đến khi thỏa mãn, liền ra đi, du hành đến Ràjagaha. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, con cảm thấy hối hận, ăn năn: "Thật không lợi ích cho ta, thật lợi ích không được tốt cho ta, thật không khéo lợi ích cho ta, khi Thế Tôn với pháp thoại liên hệ đến học pháp, giảng cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, lại lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng: "Sa-môn này quá tăn măn, tỉ mỉ!". Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, trước mặt Thế Tôn, hãy tỏ lộ có phạm tội là có phạm tội!". Phạm tội đã chinh phục con, bạch Thế Tôn, ngu si như con, đần độn như con, bất thiện như con. Vì rằng trong khi Thế Tôn, với pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, con lấy làm bất nhẫn, con cảm thấy bất mãn, nghĩ rằng: "Vị Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ". Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận con có phạm tội là có phạm tội, để con ngăn chận trong tương lai.
4. - Thật vậy, này Kassapogotta, phạm tội đã chinh phục Thầy, ngu si đần độn như Thầy, bất thiện như Thầy! Vì rằng trong khi ta với pháp thoại liên hệ đến pháp học, giảng dạy cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, Thầy lại lấy làm bất nhẫn, lấy làm bất mãn, nghĩ rằng: "Vị Sa-môn này quá tăn măn tỉ mỉ". Và này Kassapogotta, khi Thầy thấy có phạm tội là có phạm tội, và như pháp phát lộ, thời Ta chấp nhận cho Thầy. Ðây là sự tăng trưởng giới luật của bậc Thánh này, khi ai thấy có phạm tội là có phạm tội, và như pháp phát lộ, để ngăn chặn trong tương lai.
5. Nếu một trưởng lão Tỷ-kheo, này Kassapa, không ưa thích học tập, không tán thán chấp hành học tập, và đối với các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này không khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này không tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo trưởng lão như vậy, này Kassapa, Ta không có tán thán. Vì cớ sao? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với trưởng lão ấy, nghĩ rằng: "Bậc Ðạo sư tán thán vị ấy". Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta không tán thán Tỷ-kheo trưởng lão ấy.
6. Nếu một trung niên Tỷ-kheo, này Kassapa, ... nếu một tân học Tỷ-kheo, này Kassapa, không ưa thích học tập, không tán thán chấp hành học tập, và có các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này không khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này không tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo tân học như vậy, này Kassapa, Ta không có tán thán. Vì cớ sao? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với Tỷ kheo tân học ấy, nghĩ rằng: "Bậc Ðạo sư tán thán vị ấy". Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta không tán thán Tỷ-kheo tân học ấy.
7. Nếu một trưởng lão Tỷ-kheo, này Kassapa, ưa thích học tập, tán thán chấp hành học tập, và có các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo trưởng lão như vậy, này Kassapa, Ta tán thán. Vì cớ sao? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với Tỷ kheo trưởng lão ấy, nghĩ rằng: "Bậc Ðạo sư tán thán vị ấy". Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, như vậy sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta tán thán Tỷ-kheo trưởng lão ấy.
8. Nếu một Tỷ-kheo trung niên, này Kassapa, ... nếu một Tỷ-kheo tân học, này Kassapa, ưa thích học tập, tán thán chấp hành học tập, và có các Tỷ-kheo không ưa thích học tập, vị này khích lệ họ học tập. Còn đối với các Tỷ-kheo ưa thích học tập, vị này tán thán họ chơn thực và đúng thời. Tỷ-kheo tân học như vậy, này Kassapa, Ta tán thán. Vì cớ sao? Vì các Tỷ-kheo khác có thể thân cận với Tỷ kheo tân học ấy, nghĩ rằng: "Bậc Ðạo sư tán thán vị ấy". Và những ai thân cận với vị ấy, họ có thể chấp nhận tri kiến của vị ấy. Và những ai chấp nhận tri kiến của vị ấy, sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho họ. Do vậy, này Kassapa, Ta tán thán Tỷ-kheo tân học ấy.