Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

THAM SAN SI




2. - Hãy đến, này các Sàlhà Nandaka, chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: "Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị người trí quở trách; các pháp này nếu được thực hành và chấp nhận, đưa lại bất hạnh và đau khổ", thời này các Sàlhà, các thầy cần phải từ bỏ chúng.

Này các Sàlhà, các thầy nghĩ thế nào, có tham hay không?

- Thưa có, bạch Tôn giả.

- Tham, này các Sàlhà, ta nói nghĩa này là vậy. Này các Sàlhà, người có tham này bị tham chinh phục, giết các sinh loại, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Tôn giả.

4. - Này các Sàlhà, các thầy nghĩ thế nào, có sân hay không?

- Thưa có, bạch Tôn giả.

- Sân, này các Sàlhà, ta nói nghĩa này là vậy. Này các Sàlhà, người có sân này bị sân chinh phục, giết các sinh loại, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy, như vậy có làm người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Tôn giả.

5. - Này các Sàlhà, các thầy nghĩ thế nào, có si hay không?

- Thưa có, bạch Tôn giả.

- Si, này các Sàlhà, ta nói nghĩa này là vậy. Này các Sàlhà, người có si này bị si chinh phục, giết các sinh loại, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy, như vậy có làm người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Tôn giả.

6. - Các thầy nghĩ thế nào, này các Sàlhà. Các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Là bất thiện, thưa Tôn giả.

- Có tội hay không có tội?

- Có tội, thưa Tôn giả.

- Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán?

- Bị người có trí quở trách, thưa Tôn giả.

- Ðược thực hiện, được chấp thuận, có đưa lại bất hạnh hay đau khổ không? Hay ở đây là thế nào?

- Ðược thực hiện, được chấp thuận, thưa Tôn giả, chúng đưa lại bất hạnh đau khổ. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.

7.-Như vậy, này các Sàlhà, điều ta vừa nói với các thầy, "Chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận; chớ có tin vì nhân định lý; chớ có tin, sau khi thẩm lự hay chấp nhận một vài lý thuyết; chớ có tin vì thấy là thích hợp; chớ có tin, sau khi thẩm lự hay chấp nhận một vài lý thuyết, chớ có tin vì thấy là thích hợp; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình". Này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: "Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị người có trí quở trách; các pháp này nếu được thực hành và chấp nhận, đưa lại bất hạnh và đau khổ", thời này các Sàlhà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều này đã được nói lên như vậy, chính là do duyên như vậy được nói lên.

Như vậy, này các Sàlhà, chớ có tin vì nghe theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Sàlhà, khi nào tự mình biết như sau: "Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này không bị người có trí quở trách; các pháp này nếu được thực hành và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này các Sàlhà, hãy đạt đến và an trú!
--
http://www.budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0507.htm

SO HAI



5.-Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con. Thế nào là ba?

Sợ hãi về già, sợ hãi về bệnh, sợ hãi về chết.

Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị già: "Ta nay bị già, mong rằng con Ta không bị già!". Hay người con không muốn mẹ mình bị già: "Ta nay bị già, mong rằng mẹ Ta không bị già!".

Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị bệnh: "Ta nay bị bệnh, mong rằng con Ta không bị bệnh!". Hay con không muốn mẹ mình bị bệnh: "Ta nay bị bệnh, mong rằng mẹ Ta không bị bệnh!".

Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị chết: "Ta nay bị chết, mong rằng con Ta không bị chết!". Hay người con không muốn mẹ mình bị chết: "Ta nay bị chết, mong rằng mẹ Ta không bị chết!". Ðây là ba sợ hãi, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con.

6.- Có con đường, này các Tỷ-kheo, có đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi làm chia rẽ mẹ con này. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường, thế nào là đạo lộ đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi làm chia rẽ mẹ con này?

Ðây là con đường Thánh Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là con đường, này các Tỷ-kheo, đây là đạo lộ là đưa đến từ bỏ, vượt qua ba sợ hãi không làm chia rẽ mẹ con này, và ba sợ hãi làm chia rẽ mẹ con này.
--
http://www.budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0507.htm

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Ngủ Gục



(VIII) (58) Ngủ Gục

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, tại vườn Nai. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahàmoggallàna đang ngồi ngủ gục, trong làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy Tôn giả Mahàmoggallàna đang ngồi ngủ gục, trong làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thấy vậy, như nhà lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra; cũng vậy, Thế Tôn biến mất giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, ở vườn Nai, rồi hiện ra trước mặt Tôn giả Mahàmoggallàna, tại làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahàmoggallàna:

- Này Moggallàna, có phải Thầy ngủ gục? Này Moggallàna, có phải Thầy ngủ gục?

- Thưa phải, bạch Thế Tôn.

2. - Do vậy, này Moggallàna, khi nào Thầy trú có tưởng và thụy miên xâm nhập Thầy, chớ có tác ý đến nó, chớ có tưởng nhiều đến nó. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

3. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna, với tâm của Thầy, hãy tùy tâm, tùy tứ, với ý hãy tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

4. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy đọc tụng pháp một cách rộng rãi, như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

5. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy kéo hai lỗ tai của Thầy, và lấy tay xoa bóp tay chân. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

6. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy từ chỗ ngồi, đứng dậy lấy nước chùi mắt, nhìn về phía chân trời và nhìn lên các sao lấp lánh. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

7. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy tác ý đến quang tưởng và an trú vào tưởng ban ngày. Như ban ngày, ban đêm cũng vậy. Như ban đêm, ban ngày cũng vậy. Như vậy, với tâm rộng mở, không có hạn chế. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

8. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy trú tâm trên chỗ kinh hành, với tưởng trước mặt và sau lưng, với căn hướng nội, với ý không hướng ngoại. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

9. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy nằm như dáng nằm con sư tử, về phía hông bên phải, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý với tưởng thức dậy. Và khi thức dậy, này Moggallàna, Thầy hãy thức dậy thật mau, nghĩ rằng: "Ta sẽ trú, không có chú tâm đến lạc nằm ngủ, lạc nằm xuống một bên, lạc thụy miên". Như vậy, này Moggallàna, Thầy cần phải học tập.

10. Do vậy, này Moggallàna, hãy học tập như sau: "Không say sưa trong cao mạn, ta sẽ đi đến thăm các gia đình". Này Moggallàna, như vậy các Thầy sẽ học tập. Này Moggallàna, nếu Tỷ-kheo say sưa trong cao mạn đi đến thăm các gia đình. Trong các gia đình, này Moggallàna, người ta có nhiều công việc phải làm. Do vậy, người ta không có tác ý đến Tỷ-kheo đã đi đến. Ở đây, Tỷ-kheo ấy có thể suy nghĩ: "Nay, ai đã chia rẽ ta với gia đình này. Các người này không ưa thích gì ta". Như vậy, do không được gì, vị ấy nản chí, vị ấy giao động; do giao động, vị ấy không phòng hộ, do không phòng hộ, tâm rời xa Thiền định. Do vậy, này Moggallàna, hãy học tập như sau: "Ta sẽ không nói lời khiêu khích". Như vậy, này Moggallàna, Thầy cần phải học tập. Khi nào có lời khiêu khích, này Moggallàna, thời chờ đợi là nhiều lời qua tiếng lại, khi nào có nhiều lời qua tiếng lại, thời có dao động. Với người có dao động, thời không có phòng hộ. Với người không có phòng hộ, tâm rời xa Thiền định. Này Moggallàna, Ta không tán thán tất cả sự liên hệ, nhưng không phải Ta không tán thán tất cả sự liên hệ. Thật vậy, này Moggallàna, Ta không tán thán các vị xuất gia có sự liên hệ, với các gia chủ. Nhưng với các trú xứ ít tiếng ồn, ít tiếng động, thoát khỏi hơi thở của nhiều người, những chỗ ở cô độc xa vắng loài Người, thích hợp cho đời sống Thiền tịnh, Ta tán thán sự liên hệ với những trú xứ như vậy.

11. Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả Mahàmoggallàna bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào, tóm tắt lại, một Tỷ-kheo được giải thoát nhờ sự đoạn diệt khát ái, đạt đến cứu cánh mục đích, đạt đến cứu cánh an ổn khỏi ách nạn, đạt đến cứu cánh Phạm hạnh, đạt đến cứu cánh của cứu cánh, trở thành tối thượng giữa chư Thiên và loài Người?

- Này Moggallàna, ở đây, Tỷ-kheo được nghe như sau: "Không nên thiên chấp tất cả pháp". Này Moggallàna, và Tỷ-kheo được nghe như sau: "Không nên thiên chấp tất cả pháp". Vị ấy thắng tri tất cả pháp; do thắng tri tất cả pháp, vị ấy liễu tri tất cả pháp. Do liễu tri tất cả pháp, phàm có cảm thọ gì được cảm giác, lạc, khổ hay không khổ, không lạc, vị ấy trú tùy quán vô thường đối với các cảm thọ ấy. Vị ấy trú tùy quán ly tham. Vị ấy trú tùy quán đoạn diệt. Vị ấy trú tùy quán từ bỏ. Do vị ấy trú tùy quán vô thường trong các cảm thọ, do vị ấy trú tùy quán ly tham, do vị ấy tùy quán đoạn diệt. Vị ấy trú tùy quán từ bỏ, nên không chấp thủ một cái gì ở đời; do không chấp thủ nên không lo âu; do không tham đắm nên tự mình nhập Niết-bàn. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trong trạng thái này nữa". Này Moggallàna, cho đến như vậy, tóm tắt lại, một Tỷ-kheo được giải thoát nhờ sự đoạn diệt khát ái, đạt đến mục đích cứu cánh, đạt đến cứu cánh an ổn khỏi các ách nạn, đạt đến cứu cánh Phạm hạnh, đạt đến cứu cánh của cứu cánh, trở thành tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.

Này các Tỷ-kheo, chớ có sợ hãi các công đức. Này các Tỷ-kheo, đồng nghĩa với an lạc chính là các công đức . Ta thắng tri rằng, này các Tỷ-kheo, các công đức được làm lâu ngày có quả dị thục, có sự hình thành khả ái, khả hỷ, khả ý lâu ngày. Trong bảy năm Ta tu tập từ tâm, sau khi tu tập từ tâm bảy năm, trong bảy thành kiếp hoại kiếp, Ta không trở lui lại thế giới này. Khi thế giới ở trong thành kiếp, này các Tỷ-kheo, Ta đi đến thế giới Quang âm thiên. Khi thế giới ở trong kiếp đấy, này các Tỷ-kheo, Ta là Phạm thiên, là Ðại phạm thiên, vị Chiến thắng, vị Vô năng thắng, vị Biến tri, vị Tự tại. Ba mươi sáu lần, này các Tỷ-kheo, Ta là Thiên chủ Sakka. Nhiều lần bảy lần, Ta là vị Chuyển luân vương theo Chánh pháp, là vị Pháp vương, bậc Chiến thắng bốn phương, đạt được sự thanh bình cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Này các Tỷ-kheo, Ta có bảy loại châu báu này, như là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, gia chủ báu và cư sĩ báu là thứ bảy. Ta có hơn một ngàn người con trai, này các Tỷ-kheo, là những bậc anh hùng, dõng mãnh, đánh tan địch quân. Và khi Ta chiến thắng quả đất này, xa cho đến bờ biển, Ta trị vì quả đất này không dùng trượng, không dùng đao, đúng với Chánh pháp.


Hãy xem quả dị thục,
Của các việc công đức,
Của các việc hiền thiện,
Với kẻ tìm an lạc.
Này Tỷ-kheo, Ta tu,
Từ tâm trong bảy năm,
Trong bảy thành hoại kiếp,
Không trở lại thành kiếp,
Ta đạt Quang âm thiên,
Khi thế giới hoại kiếp
Sanh Phạm cung trống rỗng.
Bảy lần, Ta đóng vai,
Ðại Phạm thiên, Tự tại,
Trong ba mươi sáu lần,
Làm Thiên chủ Thiên giới.
Ta làm vua Chuyển luân,
Chủ tể cõi Diêm-phù.
Bậc Sát-ly quán đảnh,
Bậc chủ tể loài Người,
Ta chiến thắng đất này,
Không với trượng, với kiếm,
Không bạo lực, đúng pháp,
Ðối mọi người bình đẳng,
Ta trị vì đúng pháp,
Trên cõi đất tròn này.
Ta khiến các gia đình,
Giàu lớn, tài sản lớn,
Họ hưởng mọi dục lạc,
Ta đầy đủ bảy báu,
Chư Phật thương tưởng đời,
Khéo dạy điều như vậy.
Ðấy là nhân đại sự,
Ðược gọi là Ðịa vương.
Ta là vua, huy hoàng,
Bảo vệ nhiều tài sản,
Có thần lực, danh xưng,
Vương chủ rừng Diêm-phù,
Ai nghe, không tịnh tín?
Trừ các loại ác sanh,
Do vậy muốn lợi ích,
Cầu vọng sự lớn mạnh,
Hãy kính trọng diệu pháp,
Hãy nhớ lời Phật dạy.


http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi07-0406.htm

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

HANH PHUC LUA DOI


(V) (55) Xứng Ðôi (1)
1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, ở vườn Nai. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ gia chủ cha Nakulà, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ cha Nakulà và nữ gia chủ mẹ Nakulà đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ cha Nakulà bạch Thế Tôn:
2. - Từ khi nữ gia chủ mẹ Nakulà được đem về đây cho con khi con còn trẻ tuổi, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến vợ con, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.
Nữ gia chủ mẹ Nakulà bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, từ khi con được đem về đây cho gia chủ cha Nakulà, khi con còn trẻ tuổi, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến gia chủ cha Nakulà, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau, trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.
- Vậy này các Gia chủ, khi cả hai vợ và chồng muốn thấy mặt nhau trong đời này, và cũng muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa, và cả hai người là đồng tín, đồng giới, đồng thí đồng trí tuệ, thời trong đời hiện tại, các người được thấy mặt nhau, và trong đời sau, các người cũng được thấy mặt nhau.
Cả hai, tín, bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng,
Cả hai vợ chồng ấy,
Nói lời thân ái nhau,
Ðời sống nhiều hạnh phúc,
Chờ đợi hai người ấy.
Kẻ thù không thích ý,
Cả hai giới hạnh lành,
Ở đây sống theo Pháp,
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Cả hai giới hạnh lành,
Sống hoan hỷ Thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn,
Ðúng với điều sở cầu
.

http://www.budsas.110mb.com/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0406.htm

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Tu



(V) (16) Từ

1. Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích. Thế nào là mười một?

2. Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được loài người ái mộ, được phi nhân ái mộ, chư Thiên bảo hộ, không bị lửa, thuốc độc, kiếm xúc chạm, tâm được định mau chóng, sắc mặt trong sáng, mệnh chung không hôn ám; nếu chưa thể nhập thượng pháp (A-la-hán quả); được sanh lên Phạm thiên giới.

Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

THAN KIEN LA GI/



Một Cư sĩ hỏi Phật:
- Bạch Thế Tôn, tại sao ngoại đạo có sáu mươi hai kiến chấp? Như họ chấp: thế giới thường còn, thế giới vô thường, thế giới hữu biên, thế giới vô biên, thân này thật có, thân này không thật có, Niết bàn còn có, Niết bàn không còn có v.v...
Phật đáp:
- Do có thân kiến (chấp thân) nên có cái kiến chấp như thế. Vậy ông có biết thân kiến là gì không?

Cư sĩ thưa:

- Do chấp sắc uẩn là ta, là của ta, thọ uẩn là ta, là của ta, tưởng uẩn là ta, là của ta, hành uẩn là ta là của ta, thức uẩn là ta là của ta, đó là thân kiến.

Phật khen:

- Đúng thế!

BÌNH:

Do chấp ngã (ngũ uẩn làm ta) nên có tranh tụng, từ đó sanh ra sáu mươi hai kiến chấp. Nếu thấy được thân ngũ uẩn giả hợp này như điện chớp, như bọt nước, như sương mai, thì các kiến chấp cũng theo đó mà dứt.
--
http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=192:nguyen-nhan-co-kin-chp&catid=29:nht-la-b-&Itemid=358

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

TBK 22

Kay Zumwinkel dịch:


22. "Ihr Bhikkhus, ihr mögt wohl jenen Besitz erwerben, der unvergänglich, dauerhaft, ewig, nicht der Veränderung unterworfen ist, und der so lange wie die Ewigkeit überdauern könnte. Aber seht ihr irgendeinen solchen Besitz, ihr Bhikkhus?" - "Nein, ehrwürdiger Herr." - "Gut, ihr Bhikkhus. Auch ich sehe keinerlei Besitz, der unvergänglich, dauerhaft, ewig, nicht der Veränderung unterworfen ist, und der so lange wie die Ewigkeit überdauern könnte."

CY dịch:
"Này các Thày, các Thày có lẽ muốn có được một sỡ hữu gì, mà cái đó thì thường hằng, vững bền, vĩnh viễn, không bị biến hoại và có thể kéo dài vĩnh viễn chăng? Các Thày có thấy một thứ sở hữu như vậy không? Chư Tì kheo?"- "Không, bạch Thế tôn." -"Tốt lắm, ta cũng không thấy một sỡ hữu nào như vậy, ...


Bodhi dịch:

22. 'Bhikkhus, you may well acquire that possession that is permanent, everlasting, eternal, not subject to change, and that might endure as long as eternity.(14) But do you see any such possession, bhikkhus?'

'No, venerable sir.'

'Good, bhikkhus. I too do not see any possession that is permanent, everlasting, not subject to change, and that might endure as long as eternity.