GIOI THIEU BAI VIET CUA SU BODHI:
Xin duoc phep trich dang 1 phan bai viet cua Su Bodhi/Bhikkhu Bodhi ve de tai:
Sự Phục Hồi Của Hội chúng Tỳ Khưu Ni Trong Truyền Thống Nguyên Thủy
Người dịch: Tỳ khưu ni Pháp Hỷ-Dhammanandā
(PhD, Buddhology)
Sự Phục Hồi Của Hội chúng Tỳ Khưu Ni Trong Truyền Thống Nguyên Thủy
Lễ thọ giới Tỳ khưu ni được công nhận một cách hợp pháp đã biến mất trong truyền thống Nguyên thủy (NT = Nam Tông = Theravāda) những thế kỷ trước. Chứng tích cuối cùng về sự tồn tại của Hội chúng ni Nguyên thủy trong một đất nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda được ghi nhận ở Sri Lanka là vào thế kỷ thứ 11. Đầu những năm 1990, tuy nhiên, sự phục hồi của lễ thọ giới Tỳ khưu ni được vận động và tiến triển trong thế giới Nguyên thủy, mà mũi dẫn đầu là chư Tăng – Ni người Tích Lan (SL). Với sự ủng hộ của một số vị Tăng có học vấn cao[i], phụ nữ SL đã tìm cách tái tạo lại một truyền thống tốt đẹp đã mất lâu đời, đó là Hội chúng Tỳ khưu ni, không chỉ như một di sản quốc gia, mà là đời sống tôn giáo không thể thiếu của Đạo phật Nguyên thủy quốc tế.
Lễ thọ giới đầu tiên để phục hồi Hội chúng ni trong thời gian này được tổ chức ở Sanath, Ấn độ, vào tháng 12 năm 1996, khi đó 10 phụ nữ Sri Lanka được (chọn lựa từ các nữ tu Phật theo 10 giới thịnh hành tại SL trong Thế kỷ 20) thọ giới Cụ Túc (Upasampadā hay Vuṭṭhappana) do các Tỳ khưu của hội Mahabodhi với sự trợ giúp của các Tỳ khưu ni Đại hàn. Sự kiện này được tiếp nối bởi một lễ Đại giới đàn mang tính quốc tế tại Bodhgaya, vào Tháng 2 năm 1998, truyền giới cho nhiều phụ nữ từ nhiều quốc gia khác nhau. Nó được tổ chức dưới sự đỡ đầu của tổ chức Phật Quang Sơn có trụ sở tại Cao Hùng, Đài loan, với sự tham dự, chứng minh của các Tăng – Ni từ nhiều quốc gia Nguyên thủy cũng như Đại thừa (Mahāyana). Từ năm 1998 trở đi, lễ truyền giới Tỳ khưu ni được tổ chức hằng năm tại Dambulla, Sri Lanka, và hiện tại có hơn 500 Tỳ khưu ni sống và tu ở Sri Lanka. Nhưng trong lúc nhiều người, cả tăng lẫn tục, ủng hộ và tán thán sự phục hồi của Hội chúng Tỳ khưu ni, cho đến nay, sự kiện này vẫn chưa được công nhận chính thức bởi nhà nước Sri lanka, hay các bậc Đại trưởng lão, những người được chỉ định là lãnh đạo tối cao của Tăng đoàn. Trong một số quốc gia Nguyên thủy khác như Myanmar và Thái Lan, sự chống đối việc thành lập Hội chúng Tỳ Khưu ni vẫn còn mạnh mẽ. Trong các quốc gia đó, các vị trưởng lão cho rằng việc phục hồi Hội chúng ni là trái với Vinaya (Luật) và thậm chí cho rằng đó là một yếu tố khiến cho sự tồn tại lâu dài của Đạo Phật bị đe dọa.
Trong bài viết này tôi (Bhikkhu Bodhi) có ý định tập trung vào các vấn đề hợp pháp và đạo đức liên hệ đến sự phục hồi Tỳ khưu ni Nguyên thủy. Bài viết này được chia ra làm ba phần. Trong phần thứ nhất, tôi sẽ trình bày lại những tranh cãi của các vị bảo thủ trong truyền thống Nguyên thủy, những người xem rằng đây là một hành động không thể nào hợp pháp. Trong phần hai, tôi sẽ dẫn chứng Kinh điển và những suy xét có tính đạo đức mà chúng hỗ trợ sự công nhận rằng việc phục hồi Tỳ khưu ni là đáng làm và cần làm. Và cuối cùng, trong phần ba, tôi sẽ trả lời thích đáng những tranh cãi đưa ra bởi những người theo truyền thống (bảo thủ) và tôi cũng tóm tắt suy xét làm sao để sự phục hồi này có thể theo đúng luật (và phù hợp với điều kiện hiện tại).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét