Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

TRUNG TRUNG DUYEN KHOI NGHIA LA GI?







XIN VUI LONG THAM GIA Y KIEN O DAY, QUY VI NAO MUON THAM GIA, XIN GOI KOMMENTAR NHE! (PHAN NHAN XET)


cy
12.4.2011



CAC CAU TRA LOI DUOC TRICH TU NHIEU NGUON:


1. 
đời Đường, có thầy Pháp Tạng, được mời vào cung giảng kinh cho hoàng hậu. Để giúp bà hoàng hậu tiếp xúc được với thế giới hoa tạng, thầy đã cho xây một cái tháp hình bát giác bằng kính.


Xây xong, thầy đưa bà vào đứng ở giữa tháp, mời bà thắp lên một cây nến. Bấy giờ, thầy chỉ cho bà thấy trong mỗi tấm kính đều có lớp lớp hình ảnh của trăm ngàn cây nến, trăm ngàn tấm kính khác. Đó gọi là duyên khởi lớp lớp (trùng trùng duyên khởi).


Một tấm kính chứa đựng tất cả hình ảnh của các tấm kính khác, và tất cả các tấm kính khác chứa đựng hình ảnh của tấm kính này và những tấm kính khác. Đó gọi hình ảnh của pháp giới trùng trùng duyên khởi.


2.
4. Duyên khởi, trong thực tại, là một hiện tượng trùng trùng. Một sự vật có mặt có nghĩa là tất cả nhơn duyên trùng trùng ấy có mặt, tất cả pháp giới có mặt. Nói khác đi, không thể có một ngã tướng nào có mặt ngoại trừ pháp giới Duyên khởi.


Một pháp tập khởi chính là pháp giới tập khởi. Ðây là ý nghĩa của "Một là tất cả, tất cả là một." Một ở đây, chính là tất cả, chính là pháp giới.


Tất cả chính là một và chính là pháp giới. Một là tất cả ấy đồng nghĩa với Duyên sinh và Vô ngã.


Vì duyên sinh, vô ngã, vốn không sinh, không diệt, nên tự nó không có ý nghĩa thường hay vô thường, có hay không có, khứ hay lai, v.v... nó thoát ly mọi tướng trạng.


http://cusi.free.fr/coban/pht0061.htm


3.
Duyên khởi trong thực tại là một hiện tượng trùng trùng, khi một hiện tượng này có mặt là tất cả các nhân duyên trùng trùng ấy có mặt. Cho đến sự hiện hữu của cả pháp giới cũng không ngoài pháp giới duyên khởi. Một pháp tập khởi chính là pháp giới tập khởi; đây là ý nghĩa “một là tất cả, tất cả là một”. Tất cả pháp giới chính là một chính là pháp giới. Một là tất cả, đó là nguyên lý duyên sanh vô ngã.
Vì tự tính duyên sanh vô ngã vốn không sanh không diệt, nên tự nó có ý nghĩa thường hay vô thường, có hay không, khứ hay lai v.v… nó thoát ly mọi tướng trạng. Do đó, cái gọi là duy tâm, duy vật, duy thức, duy linh, v.v… không có ỷ lai khác biệt nào cả, nếu chúng ta biết nhìn chúng là duyên sanh, là vô ngã. Cho nên nói:
“Bất sanh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất nhị
Bất khứ diệc bất lai
Năng thuyết nhất thiết duyên
Thiện diệt chư hý luận”.[6]
Bài kệ cho chúng ta thấy, thực tại là duyên khởi vô ngã. Đây chính là thật pháp, như pháp, là thật tánh bất hư vọng tác, là “pháp giới trùng trùng duyên khởi, không có một sự cao thấp nào được đức Thế Tôn chứng ngộ trình bày dưới 12 chi phần nhân duyên”[7].
“Hết thảy các pháp là vô ngã”[8], có nghĩa là hữu vi và vô vi đều vô ngã, hay hữu vi cũng chính là vô vi ở mặt tự thể, hay ở mặt chân nghĩa của duyên khởi. Đây cũng là ý nghĩa của kinh Kim Cang: “Nhứt thiết pháp giai thị Phật pháp”, Hoa Nghiêm cũng dạy: “Nhứt thiết pháp vô phi Phật pháp”. Và các tư tưởng Bắc tạng thường nói “phiền não tức bồ-đề”, sanh tử tức là Niết-bàn, hoặc chúng ta hãy thiết lập nhân gian Tịnh độ.
Qua đó, chúng ta có thể tạm thời kết luận rằng: Duyên khởi là giáo lý nền tảng nhất của Phật giáo, dù duyên khởi được nhìn dưới quan điểm bộ phái nào cũng đều được trình bày dưới định thức tổng quát: “cái này có cái kia có”, hay dưới mười hai chi phần nhân duyên nó vẫn chuyên chở đầy đủ ý nghĩa thậm thâm nhất. Nếu chúng ta nhìn nhận duyên khởi là giáo lý thuộc duyên giác thừa thì đó chỉ là một thiên chấp hay ngộ nhận mà thôi.
http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/phat-hoc-can-ban/3495-duyen-khoi.html


4.
I. Định nghĩa:
Giáo lý Duyên khởi làđịnh lý nói lên tính điều kiện giữa nhân vàquả, giữa nhân vàduyên của vạn pháp, hay làđịnh lý pháp giới Trùng Trùng Duyên khởi. Định lý của lý Duyên khởi được đức Phật dạy là: 
Nguyên bản Pàli:
Paticca - Samupàda:
Imasmịm sati, idạm hoti;
Imass' uppàdà, idạm uppajjti.
Imassmịm asati, idạm na hoti;
Imassa nirodha, idạm nirujjhati;
Dịch:
Cái này có, cái kia có,
Cái này không, cái kia không .
Cái này sinh, cái kia sinh,
Cái này diệt, cái kia diệt. 
Định lý Duyên khởi này được định nghĩa như vậy đối với vạn sự, vạn vật. Nhưng đối với hữu tình chúng sanh thì có nhiều nơi Phật dạy giáo lý thập nhị nhân duyên, tức 12 duyên bao gồm cả nhân quả Duyên khởi.
http://www.annhuy.com/lieuquanviet/phathoc/phkhailuoc/duyenkhoi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét