Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

TAM TU LA CAN CU DIA




I. Phẩm Từ
(I) (1) Từ
1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavanna, khu vườn Ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". "Thưa vâng, bạch Thế Tôn".
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. - Với từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, được sử dụng, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như căn cứ địa, được tùy trú, được tích tập, được khéo tác thành, thời chờ đợi là có tám lợi ích. Thế nào là tám?
3. Ngủ được an lạc, dậy được an lạc, không thấy ác mộng, được người ái mộ, được phi nhân ái mộ, được chư Thiên hộ trì, lửa hay thuốc độc hay kiếm không gia hại, nếu không thông đạt thượng vị, đạt được Phạm Thiên giới. Với từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, được sử dụng, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như căn cứ địa, được tùy trú, được tích tập, được khéo tác thành, thời chờ đợi là có tám lợi ích này.
Ai tu tập từ tâm
Vô lượng thường ức niệm
Các kiết sử yếu dần
Thấy được sanh y diệt
Với tâm không ác độc
Từ mẫn mọi chúng sanh
Do vậy, vị ấy thành
Bậc thuần nhất chí thiện
Với tâm ý từ mẫn
Ðối với mọi chúng sanh
Bậc Thánh khéo thực hiện
Nhiều công đức tốt lành
Sau khi đã chinh phục
Rất đông đảo loài người
Các ẩn sĩ vua chúa
Theo nghi lễ tế tự
Lễ tế ngựa tế người
Lễ uống nước thắng trận
Lễ ném cầu may rủi
Lễ rút lui khóa cửa
Không được phần mười sáu
Bậc khéo tu từ tâm
Như ánh sáng mặt trăng
Ðối với các quần sao
Không giết, không bảo giết
Không thắng, không bảo thắng
Từ tâm mọi chúng sanh
Không hận thù với ai.

--
 http://www.blogger.com/post-create.g?blogID=7452760694368355583

BAI KINH HAT MUOI/ KINH TANG CHI/ CHUONG 3 PHAP





Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương III - Ba Pháp




99.- Hạt Muối.
1. - Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
2. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, nước trong chén ấy có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
- Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Nước trong chén nhỏ này là ít, do nắm muối này, nước trở thành mặn, không uống được.
- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào sông Hằng. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, sông Hằng có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Lớn là cả khối nước sông Hằng. Khối nước ấy không vì nắm muối này, nước trở thành mặn và không uống được.
- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
4. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, nói gì là nhiều.
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nghèo khổ, ít sở hữu, ít tài sản. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người giàu có, có tiền của lớn, có tài sản lớn. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
6. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
7. Ví dụ một người đồ tể hay người giết dê, này các Tỷ-kheo, đối với một số người đánh cắp dê, có thể giết hay trói, hay tịch thu tài sản, hay làm như ý muốn. Ðối với một số người cũng đánh cắp dê, không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý muốn.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, người đồ tể hay người giết dê, đối với một số người đánh cắp dê, có thể giết, có thể trói, có thể tịch thu tài sản, hay có thể làm như ý người ấy muốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nghèo khổ, ít sở hữu tài sản. Kẻ đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy có thể giết, hay trói, hay có thể tịch thu tài sản, hay có thể làm như ý người ấy muốn.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, người đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý muốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người giàu có, có sở hữu lớn, có tài sản lớn, hay nhà vua, hay đại thần của nhà vua. Người đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý người ấy muốn. Không có gì phải làm khác hơn là chắp tay và cầu xin như sau: "Thưa ngài, hãy cho con lại con dê hay giá tiền con dê".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, đối với một số người có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một số người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
8. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy sẽ cảm thọ (quả) như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, có ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy sẽ cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.


--
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0810.htm

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

BAT NHI


KINH DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT 
Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: TUỆ SỸ
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

Chương 9 
PHÁP MÔN BẤT NHỊ
 [1]
Bấy giờ, Duy-ma-cật nói với các Bồ tát hiện diện: «Thưa các nhân giả, thế nào là Bồ tát vào Pháp môn bất nhị? Mong các vị hãy tùy chỗ sở thích của mình mà trình bày.»
 
 1. Trong hội có Bồ tát Pháp Tự Tại[2] nói: « Thưa chư nhân giả, sanh và diệt là hai. Pháp trước vốn không sanh, nay tất không diệt. Lãnh hội pháp nhẫn vô sanh này là vào Pháp môn bất nhị.»

2. Bồ tát Đức Thủ[3] nói: «Ngã và ngã sở là hai. Nhân bởi có ngã nên có ngã sở. Nếu không có ngã thì không có ngã sở. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
 3. Bồ tát Bất Huyến[4] nói: «Thọ và bất thọ[5] là hai. Nếu không thọ các pháp thì không khả đắc.[6] Vì không khả đắc cho nên không thủ, không xả, không tác, không hành. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
4. Bồ tát Đức Đỉnh[7] nói: «Cáu bẩn và thanh tịnh là hai. Thấy được tánh của cáu bẩn thì không còn tướng tịnh, thuận theo tướng tịch diệt. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
5. Thiện Tú[8] Bồ tát nói: «Động và niệm[9] là hai. Không động thì không niệm. Không niệm thì không phân biệt. Đạt đến chỗ này là vào Pháp môn bất nhị.»
6. Bồ tát Thiện Nhãn[10] nói: «Nhất tướng với vô tướng là hai. Hiểu được nhất tướng rốt ráo là vô tướng, không chấp vào vô tướng để thành tựu bình đẳng, đó là vào Pháp môn bất nhị.»
7. Bồ tát Diệu Tý[11] nói: «Tâm Bồ tát với tâm Thanh-văn là hai. Quán tướng của tâm vốn rỗng không, hư ảo, thì chẳng có tâm nào là tâm Bồ tát hay tâm Thanh-văn. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
8. Bồ tát Phất-sa[12] nói: «Thiện và bất thiện là hai. Nếu không khởi thiện hay bất thiện là nhận chân thật tế của vô tướng. Thông suốt như vậy là vào Pháp môn bất nhị.»
9. Bồ tát Sư Tử nói: «Tội, phước[13] là. Hiểu được tánh của tội chẳng khác tánh của phước. Lấy trí tuệ kim cang mà quyết rõ tướng này, không ràng buộc, chẳng giải mở; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
10. Bồ tát Sư Tử Ý[14] nói: «Hữu lậu và vô lậu là hai. Nếu chứng các pháp là bình đẳng thì chẳng khởi tưởng hữu lậu hay vô lậu, không vướng vào tướng, không trụ vô tướng; đó là vào Pháp môn bất nhị.”
11. Bồ tát Tịnh Giải[15] nói: «Hữu vi, vô vi là hai. Nhưng nếu lìa các số[16] thì tâm như hư không,[17] trí tuệ thanh thịnh, chẳng còn chỗ trở ngại; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
12. Bồ tát Na-la-diên[18] nói: «Thế gian và xuất thế gian là hai nhưng tánh của thế gian là không thì cũng là xuất thế gian. Ở trong đó không vào, không ra, không đầy,[19] không tan; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
13. Bồ tát Thiện Ý[20] nói: «Sinh tử và Niết bàn là hai. Nếu thấy được tánh của sinh tử thì chẳng còn sinh tử, không trói buộc, không cởi mở, không bùng cháy, không dập tắt.[21] Hiểu được vậy là vào Pháp môn bất nhị.»
14. Bồ tát Hiện Kiến[22] nói: «Tận và bất tận là hai. Trong cứu cánh, pháp tận cũng như bất tận đều chính là tướng vô tận.[23] Tướng vô tận tức là không.[24] Không thì không có tướng tận hay bất tận. Vào chỗ đó là vào Pháp môn bất nhị.»
15. Bồ tát Phổ Thủ[25] nói: «Ngã và vô ngã là hai. Ngã còn không thể nắm bắt được, phi ngã làm sao nắm bắt? Nhìn ra thật tánh này của ngã thì không khởi nhị nguyên nữa; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
16. Bồ tát Điện Thiên[26] nói: «Minh, vô minh là hai. Nhưng thật tánh của vô minh chính là minh. Minh cũng không thể thủ, lìa hết thảy số.[27] Ở trong đó mà bình đẳng không hai; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
17. Bồ tát Hỷ Kiến[28] nói: «Sắc và Sắc Không là hai. Sắc chính là Không, không phải do sắc diệt mà không, nhưng tính của Sắc tự nó là Không. Thọ, Tưởng, Hành và Thức cũng vậy. Thức và Không là hai. Thức cũng chính là Không, không phải do Thức diệt mà không, vì tánh của Thức chính là Không vậy. Thông đạt chỗ này là vào Pháp môn bất nhị.»
18. Bồ tát Minh Tướng[29] nói: «Bốn đại chủng và không đại chủng[30] là hai. Tánh của bốn đại chủng chính là không đại chủng. Cũng như tiền tế[31] và hậu tế đều là không, cho nên trung tế cũng là không. Thấu suốt tánh này của bốn đại chủng là vào Pháp môn bất nhị.»
19. Bồ tát Diệu Ý[32] nói: «Con mắt, và sắc là hai. Nếu biết tánh của con mắt ở nơi sắc chẳng khởi tham, sân, si, đó là tịch diệt. Cũng vậy, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với cảm xúc, ý với các pháp là hai. Nếu biết thật tánh của ý ở nơi pháp chẳng khởi tham, sân, si, đó là tịch diệt. An trụ trong đây là vào Pháp môn bất nhị.»
20. Bồ tát Vô Tận Ý[33] nói: «Bố thí và hồi hướng đến nhất thiết trí là hai. Nhưng tánh của bố thí chính là sự hồi hướng đến nhất thiết trí. Cũng vậy, trì giới , nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ với hồi hướng nhất thiết trí là hai. Nhưng tánh của trí tuệ là tánh của hồi hướng nhất thiết trí. Ở trong đây mà thâm nhập nhất tướng, là vào Pháp môn bất nhị.»
21. Bồ tát Thâm Huệ[34] nói: «Đây là không, đây là vô tướng, đây là vô tác, là hai.[35] Nhưng không tức là vô tướng. Vô tướng tức là vô tác. Không, vô tướng, vô tác tức không tâm, không ý, cũng không thức.[36] Ở trong một giải thoát môn cũng chính trong cả ba giải thoát môn. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
22. Bồ tát Tịch Căn[37] nói: “Phật, Pháp, Chúng là hai. Phật tức là Pháp. Pháp tức là Chúng. Tam bảo này tướng vô vi, bình đẳng với hư không, hết thảy các pháp cũng vậy. Thấu suốt Pháp này là vào Pháp môn bất nhị.”
23. Bồ tát Tâm Vô Ngại[38] nói: «Thân với thân diệt[39] là hai. Thân cũng chính là thân diệt. Vì sao? Vì thấu rõ thật tánh của thân thì không còn khởi ý niệm về thân hay thân diệt, vì cả hai rốt ráo là bất nhị, không khác. Ở trong đó mà không kinh, không sợ, là vào Pháp môn bất nhị.»
24. Bồ tát Thượng Thiện[40] nói: «Thân, khẩu, ý thiện[41] là hai. Tướng của ba nghiệp này là vô tác. Tướng vô tác của thân tức là tướng vô tác của miệng. Tướng vô tác của miệng tức là tướng vô tác của ý. Tướng vô tác của ba nghiệp này tức là tướng vô tác của hết thảy pháp. Nếu có thể tùy theo trí tuệ vô tác như vậy là vào Pháp môn bất nhị.»
25. Bồ tát Bồ tát Phước Điền[42] nói: «Phước hành, tội hành và bất động hành[43] là hai. Thật tánh của ba hành là không. Không bố thí, không phước hành, không tội hành, không bất động hành. Không khởi ba hành này là vào Pháp môn bất nhị.»
26. Bồ tát Hoa Nghiêm[44] nói: «Từ ngã mà khởi nhị nguyên, đó là hai. Thấy thật tướng của ngã, nhị nguyên này sẽ không khởi. Nếu không trụ nơi pháp nhị nguyên thì không có thức. Không có gì được nhận thức, đó là vào Pháp môn bất nhị.»
27. Bồ tát Bồ tát Đức Tạng[45] nói: «Sự có sở đắc là phân hai. Nếu không sở đắc thì không thủ cũng không xả. Không thủ, không xả là vào Pháp môn bất nhị.»
28. Bồ tát Nguyệt Thượng[46] nói: «Tối, sáng là hai. Không tối, không sáng thì không hai. Vì sao? Như nhập diệt tận định thì chẳng còn tối hay sáng. Tướng của hết thảy các pháp cũng như vậy. Ở trong đó bình đẳng mà vào. đó là vào Pháp môn bất nhị.»
29. Bồ tát Bảo Ấn Thủ[47] nói: «Vui thích Niết bàn, không vui thích thế gian là sự hai. Nếu không vui thích Niết bàn, không chán ghét thế gian, thế thì không có hai. Vì sao? Nếu có buộc mới có cởi. Nhưng nếu chẳng có buộc ràng thì ai mong cầu cởi trói? Không ràng buộc, không cởi mở, tức không thích cũng không chán; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
30. Bồ tát Châu Đỉnh Vương[48] nói: «Chính đạo và tà đạo là hai. Người trụ ở chính đạo tất không phân biệt chính, tà.[49] Lìa hai thái cực này là vào Pháp môn bất nhị.»
31. Bồ tát Lạc Thật[50] nói: «Thật, bất thật là hai. Người thấy sự thật còn không cho đó là thật, huống gì là cái bất thật. Vì sao? Đó là cái mà mắt thịt không thể thấy, chỉ có con mắt huệ mới nhìn ra. Nhưng con mắt huệ thì không có sự thấy, cũng không có sự không thấy. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
Chư Bồ tát đã lần lượt từng vị trình bày xong, liền hỏi Văn-thù-sư-lợi: 
«Thế nào là Bồ tát vào Pháp môn bất nhị?»
Văn-thù-sư-lợi nói: 
«Theo ý tôi, đối với hết thảy pháp không nói, không thuyết, không chỉ thị, không nhận thức;[51] vượt ngoài vấn đáp. Đó là vào bất nhị pháp môn.»
Đoạn Văn-thù hỏi Duy-ma-cật: 
«Chúng tôi mỗi người đã nói rồi, xin nhân giả cho biết thế nào là Bồ tát vào Pháp môn bất nhị?»
Bấy giờ, Duy-ma-cật lặng im không nói.
Văn-thù-sư-lợi tán thán: 
«Tuyệt, tuyệt thay; cho đến không còn văn tự và ngôn thuyết, ấy mới thật là vào Pháp môn bất nhị.»
 
Khi thuyết phẩm Pháp môn bất nhị này, năm ngàn Bồ tát trong hội đều vào Pháp môn bất nhị, đắc vô sanh pháp nhẫn. 


[1] Chi Khiêm: Bất nhị nhập 不二入品第九.
[2] Pháp Tự Tại  法自在.
[3] Đức Thủ  德守. VCX. Thắng Mật 勝密. Skt. Śrīgupta . Chi Khiêm: Thủ Bế 首閉.
[4] Bất Huyến  不眴. VCX. Vô Thuấn  無瞬. 
[5] Thọ bất thọ  受不受. VCX. hữu thủ vô thủ  有取無取. La thập: «Thọ và bất thọ, tức chấp thủ tướng và không chấp thủ tướng.»
[6] VCX: «Không chấp thủ thì không có gì là sở đắc. Không sở đắc nên không tăng không giảm.»
[7] Đức Đỉnh  德頂; VCX: Thắng Phong  勝峰. Skt. Śrīkūṭa.
[8] Thiện Túc  善宿; VCX: Diệu Tinh  妙星. Sunakṣatra.
[9] VCX: tán động và tư duy 散動思惟. 
[10] Thiện Nhãn  善眼; VCX: Diệu Nhãn  妙眼. Skt. Sunetra.
[11] Diệu Tý  妙臂. Skt. Subāhu. Chi Khiêm: Thiện Đa 善多.
[12] Phất-sa  弗沙; La-thập nói: «Đây là sao Quỷ trong 28 tinh tú. Tức Skt. Puṣya(nakṣatra). VCX: Dục Dưỡng 育養 . Theo đây thì Skt. là Poṣa (nuôi lớn)., sự thịnh vượng, phát đạt. Chi Khiêm: Phụng Dưỡng 奉養.
[13] VCX: «Có tội và không tội.»
[14] Sư Tử Ý  師子意; VCX: Sư Tử Tuệ  師子慧. Skt. Siṃhamati. Chi Khiêm: Dũng Ý 勇意.
[15] Tịnh Giải  淨解; VCX: Tịnh Thắng Giải  淨勝解. Śuddhādhimukta.
[16] Ly nhất thiết số 離一切數 . VCX: viễn ly các hành 遠離諸行 . Trong bản La-thập, Skt. đọc là abhisaṃkhyā, con số, sự tính đếm. Trong bản VCX, Skt. abhisaṃskāra, hành, tác hành. Khuy Cơ (T38n1782_p1092a12): «Viễn ly hết thảy các hành hữu vi.»
[17] VCX: giác tuệ như không  覺慧如空. VCS (T38n1782_p1092a11): «Khởi giác tuệ, tức trí quán vô vi như không.»
[18] Na-la-diên  那羅延. Skt. Nārāyaṇa, con người nguyên thuỷ, Kim cang lực sĩ. Chi Khiêm: Nhân Thừa 人乘 (Skt. Narayāna).
[19] Bất dật  不溢. La-thập: “Bản Phạn nói là lưu  流 .” VCX: vô lưu  無流. VCS (T38n1782, p1092a16): «Cựu dịch là dật, có nghĩa là lưu dật  流溢 (chảy tràn).» 
[20] Thiện Ý  善意. VCX: Điều Thuận Tuệ  調順慧. Skt. Suvinitamati.
[21] VCX: «Liễu tri sinh tử tự tính vốn không; không lưu chuyển, cũng không tịch diệt.»
[22] Hiện kiến  現見. Chi Khiêm: Mục Kiến 目見.
[23] La-thập: «Pháp bị huỷ diệt mà không hoàn toàn diệt tận, nên nói là bất tận.» VCX (T38n1782, p1092b02): «Cựu dịch...không còn cái gì để có thể tận cùng hơn nữa, cho nên cái hữu tận chính là cái vô tận.»
[24] Nhảy một đoạn trong bản của La-thập. VCX: «Lại nữa, hữu tận, là trong từng sát na, từng sát na, không có cái hữu tận thì đó là vô tận. Không có cái hữu tận, nên cái vô tận cũng không. Thấu hiểu tự tính của hữu tận và vô tận vốn không, đó là nhập bất nhị pháp môn.»
[25] Phổ Thủ  普守. VCX: Phổ Mật  普密. Skt. Samantagupta. Chi Khiêm: Phổ Bế 普閉.
[26] Điện Thiên 電天. Chi Khiêm: Minh Thiên 明天.
[27] VCX: «Minh và vô minh đều bất khả đắc. Không thể tính toán; siêu việt con đường tính toán.»
[28] Hỷ Kiến 喜見. Chiêm Khiêm: Ái Cẩn 愛覲.
[29] Minh Tướng 明相 . VCX: Quang Tràng  光幢 (Skt. Prabhādvaja). Chi Khiêm: Quang Tạo 光造 (Skt. Prabhākara).
[30] Tứ chủng 四種 . La-thập, đây chỉ tứ đại tức bốn đại chủng (mahābhūtāni). VCX: «Bốn giới (dhātu) và không giới (ākāśa-dhātu) là hai.» Xem Câu-xá i.12: đại chủng vị tứ giới 大種謂四界 .
[31] Tiền tế 前際  (Skt. pūrva-koṭi), biên tế tối sơ của thời gian. 
[32] Diệu Ý  妙意. VCX: Diệu Huệ  妙慧. Skt. Sumati.
[33] Vô Tận Ý  無盡意. VCX: Vô Tận Tuệ  無盡慧. Skt. Akṣayamati.
[34] Thâm Tuệ  深慧. VCX: Thậm Thâm Giác  甚深覺. Chi Khiêm: Thâm Diệu 深妙.
[35] VCX: không, vô tướng, vô nguyện.
[36] VCX: «(...) trong vô nguyện nay không có tâm, không có ý, không có thức để có thể được vận chuyển.»
[37] Tịch Căn  寂根. VCX: Tịch tĩnh căn  寂靜根. Skt. Śāntendiya (Cf. Gaṇḍ., Rāstr., Śikṣ.)
[38] Tâm Vô Ngại  心無閡. VCX: Vô Ngại Nhãn  無礙眼. Chi Khiêm: Bất Huỷ Căn 不毀根.
[39] La-thập: «Thân là năm thủ uẩn. Thân diệt là Niết bàn.» VCX: tát-ca-da  薩迦耶 và tát-ca-da diệt  薩迦耶滅 . Skt. satkāya, satkāya-nirodha.
[40] Thượng Thiện  上善. VCX: Thiện Điều Thuận  善調順. Chi Khiêm: Thiện Đoạn 善斷.
[41] VCX: ba luật nghi (Skt. saṃvara, sự phòng hộ).
[42] Phước Điền 福田. Chi Khiêm: Phước Độ (Phúc Thổ) 福土.
[43] Tội hành  罪行, chỉ các nghiệp bất thiện. Phước hành  福行: nghiệp thiện Dục giới. Bất động hành 不動行: nghiệp thuộc Sắc và Vô sắc giới.
[44] Hoa Nghiêm 華嚴. 
[45] Đức Tạng  德藏. VCX: Thắng Tạng  勝藏. Skt. Śrīgarbha (Cf. Saddh., Mvyut.). Chi Khiêm: Thủ Hoài 首懷.
[46] Nguyệt Thượng 月上. Chi Khiêm: Nguyệt Thạnh 月盛.
[47] Bảo Ấn Thủ 寶印手. Skt. Ratnamudrahasta; Mvyut.
[48] Châu Đỉnh Vương 珠頂王. VCX: Châu Kế Vương  珠髻王. Skt. Maṇicūḍarāja, cf. Mvyut.. Lal.v. Chi Khiêm: Tâm Châu Lập 心珠立.
[49] VCX: «Người an trụ Cánh đạo thì cứu cánh không hành tà đạo. Vì không hành (không đi) cho nên không có hai tương tà đạo và chính đạo.»
[50] Lạc Thật  樂實. VCX: Đế Thật 諦實 . Chi Khiêm: Thành Lạc Ngưỡng 誠樂仰.
[51] La-thập: vô ngôn  無言, vô thuyết  無說, vô thị  無示, vô thức  無識. VCX: vô ngôn, vô thuyết, vô biểu, vô thị 無表無示.

TU NGA



(VII) Kinh Kẻ Bần Tiện (Vasalasuttam) (Sn 21)


Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvathi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Lúc bấy giờ, tại trú xứ của Bà-la-môn Aggikabhàradvàja, lửa tế lễ được đốt cháy, đồ cúng dường được dâng cao. Rồi Thế Tôn, trong khi thứ lớp khất thực ở Sàvatthi, đi đến trú xứ của Bà-la-môn Aggibhàradvàja. Bà-la-môn Aggibhàradvàja thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy bèn nói với Thế Tôn:
- Ở đây kẻ trọc đầu, ở đây kẻ Sa-môn ti tiện, ở đây kẻ bần tiện, hãy đứng lại.
Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Aggibhàradvàja:
- Này Bà-la-môn, Người có biết người bần tiện hay những pháp tạo ra kẻ bần tiện không?
- Này Tôn giả Gotama, tôi không biết kẻ bần tiện hay những pháp tạo ra kẻ bần tiện. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp như thế nào cho tôi, để tôi được biết về kẻ bần tiện hay các pháp tạo thành kẻ bần tiện.
- Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, Tôn giả!
Bà-la-môn Aggibhàradvàja vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
116. Người phẫn nộ, hiềm hận, Ác nhân, gièm pha người, Ác tà kiến, man trá, Ðược biết là bần tiện.
117. Ai ở đây hại vật, Một sanh, hoặc hai sanh, Không thương xót hữu tình, Ðược biết là bần tiện.
118. Ai làm hại vây hãm, Các làng, các thị trấn, Kẻ cướp đoạt có tiếng, Ðược biết là kẻ bần tiện.
119. Tại làng hay tại rừng, Vật sở hữu của người, Lấy trộm của không cho, Ðược biết là kẻ bần tiện.
120. Ai vay nợ của người, Bị đòi liền trốn tránh, Ta đâu mắc nợ ngươi, Ðược biết là kẻ bần tiện.
121. Ai vì ham vật mọn, Kẻ đang đi trên đường, Giết hại cướp vật mọn, Ðược biết là kẻ bần tiện.
122. Ai vì mình, vì người, Hay vì nhân tài sản, Làm nhân họ nói láo, Ðược biết là kẻ bần tiện.
123. Ai được thấy giữa vợ Của bà con, bạn thân, Ép buộc hay ưng thuận, Ðược biết là kẻ bần tiện.
124. Ai với mẹ hay cha, Già yếu, tuổi trẻ qua, Tuy giàu không giúp đỡ, Ðược biết là kẻ bần tiện.
125. Ai với mẹ hay cha, Với anh chị, nhạc mẫu, Làm hại, dùng lời mắng, Ðược biết là kẻ bần tiện.
126. Ai được hỏi mục đích, Lại khuyên lời trái đích, Khuyên bảo nên che đậy, Ðược biết là kẻ bần tiện.
127. Ai làm các nghiệp ác, Muốn không biết mình làm, Ai làm hạnh che đậy, Ðược biết là kẻ bần tiện.
128. Ai đến nhà người khác, Ăn món ăn ngon lành, Lại không đáp lễ lại, Ðược biết là bần tiện.
129. Ai nói dối lường gạt, Sa-môn, Bà-la-môn, Hay các người nghèo khác, Ðược biết là bần tiện.
130. Dùng lời mắng, không cho, Sa-môn, Bà-la-môn, Khi thời ăn uống đến, Ðược biết là bần tiện.
131. Ở đời nói không thật, Bị si mê che đậy, Tham cầu chút lợi nhỏ, Ðược biết là bần tiện.
132. Ai đề cao tự ngã, Khi miệt giá trị người, Hạ mình với tự cao, Ðược biết là bần tiện.
133. Ai gây hấn, hà tiện, Ác dục và xan tham, Xảo quyệt, không tàm quí, Ðược biết là bần tiện.
134. Ai phỉ báng đức Phật, Hay đệ tử của Ngài, Hàng xuất gia, tại gia, Ðược biết là bần tiện.
135. Ai không phải La-hán, Tự nhận là La-hán, Kẻ trộm Phạm thiên giới, Chính tối hạ bần tiện. Những hàng bần tiện này, Ta nói rõ cho Ông.
136. Bần tiện không vì sanh, Phạm chí không vì sanh, Do hành, thành bần tiện, Do hành, thành Phạm chí.
137. Do đây, nên hiểu biết, Như Ta trình bày rõ, Màtanga được danh, Bần tiện, ăn thịt chó.
138. Danh tối thượng khó đạt, Màtanga đạt được, Nhiều Sát-ly, Phạm chí, Ðến hầu hạ vị ấy. 139. Vị ấy leo thiên xa, Trên đường lớn không bụi, Từ bỏ mọi dục tham, Ðạt được Phạm thiên giới, Thọ sanh không ngăn chận, Vị ấy sanh Phạm thiên.
140. Có những Bà-la-môn, Sanh gia đình Ðạo sư, Hay sanh những gia đình Quyến thuộc với bùa chú, Họ vẫn thường được thấy, Làm các điều ác nghiệp,
141. Hiện tại bị khinh miệt, Ðời sau sanh ác thú, Thọ sanh không ngăn chận, Sanh ác thú đáng khinh.
142. Bần tiện không vì sanh, Phạm chí không vì sanh, Do hành thành bần tiện, Do hành thành Phạm chí.
Khi được nói vậy, Bà-la-môn Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, ví như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, mở toang ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Con nay qui y Tôn giả Gotama, qui y Pháp và qui y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời qui ngưỡng.
--

DANH CHU VIET TREN PAL






Cách đánh tiếng việt trên Pal


Cách 1:


1. Tải chương trình Unitalker về, cài đặt.
www.asktechguy.com/software/unitalker/Setup.exe


2. Dùng bộ gõ VPSkeys hay Unikeys để đành máy.
http://vpskeys.software.informer.com/


Cách 2:


Ngoai ra, co 1 cach khac:


- Chi dung unikeysvista 2.0 (cho he dieu hanh XP hay vista) de danh thang len Room


Lay xuong o day:
http://www.mediafire.com/?yqvnzhjdlrx


Cach set:
UTF 8 literal


- Neu may cua Ban dung he dieu hanh win 7 thi dung UNIKEYS VERSION 4.08


Cach set :
Bảng mã: Unicode.


--


Chánh Ý
Thu bay 30.07.2011

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

BAT NHI



Có ai biết "bất nhị " là gì không?



Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn

Tư tưởng bất nhị được nhấn mạnh trong kinh Duy Ma Cật. Bất nhị tức là không hai, không hai chứ không phải một. Mới nghe như là chơi chữ nhưng đó là cách diễn đạt con đường buông xả đầy diệu dụng. Thông thường, thế giới được nhận thức qua lăng kính nhị nguyên, nghĩa là luôn có chủ thể và đối tượng, thế giới luôn được phân hai: thiện ác, tốt xấu, được mất, hơn thua, cao thấp, trên dưới, trong ngoài, ta người…Không có hai thì thế giới không tồn tại. Tư tưởng kinh Duy Ma cho rằng cái hai ấy không phải là hai, vì chúng là song lập, cùng tồn tại bất khả phân ly, nói cách khác chúng tồn tại trong thế duyên khởi. Do vậy không thể nhìn riêng bất cứ pháp nào mà nhìn với cái nhìn toàn diện của một pháp. Kinh Duy Ma được xây dựng trên nền tư tưởng Bát Nhã và Hoa Nghiêm: các pháp không có tự tánh, không sinh không diệt, vô tướng, bất khả thuyết… Bất nhị là đúc kết lý thuyết chân không diệu hữu mà Bát Nhã và Hoa Nghiêm đã triển khai. Duy Ma dạy: “ Sắc và không là hai nhưng sắc là không, không phải sắc diệt mới không mà là sắc tánh tự không; cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức…”. Rõ ràng tư tưởng Bất nhị có sắc thái Nhất nguyên luận. Tuy nhiên Duy Ma không ngừng lại ở triết lý siêu việt mà đưa tư tưởng Bất nhị vào đời sống thực nghiệm tâm linh hiện thực rằng: "Nhãn và sắc là hai nhưng nếu biết nhãn đối với sắc không tham, sân, si thì đó là tịch diệt… cho đến ý với pháp là hai, nhưng ý đối với pháp không tham, sân, si thì đó là tịch diệt, sống trong ấy là nhập vào pháp môn Bất nhị”. Như vậy tư tưởng Bất nhị cũng đã triển khai dựa vào cơ sở tư tưởng Nguyên thủy về tu tập tịch diệt ở nơi các pháp qua 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, ngay cả quan niệm Bất nhị qua sự im lặng của Duy Ma hay sự siêu việt vấn đáp của Văn Thù cũng chỉ là vô hý luận mà tư tưởng Nguyên thủy đã trình bày.

(Các) nguồn

--
http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20070722211029AAZk2Jd


2.
BẤT NHỊ PHÁP MÔN
fficeffice" />
Pháp Bất Nhị ( còn gọi là pháp Không Hai) là một pháp môn trong đạo Phật, dành cho các hành giả ở cõi Ta Bà để đi khỏi lạc đường. 
Cốt yếu của pháp môn này là để chứng minh rằng “Những sự vật, sự việc ở cõi Ta-Bà này là không có thật ”, cốt để đưa chúng sinh thoát khỏi chấp trước, trở về với Chân Như, Phật tánh. 
Có nhiều kinh sách, luận giải nói đến pháp môn này. Thí dụ như 
- Lý Vô Thường: xác định rằng mọi việc, mọi vật đều là vô thường, không thật, chỉ tạm có trong một khoảng thời gian. Không bền vững.
- Lý Duyên Khởi : nói rằng mọi việc, mọi vật đều do nhân duyên tạo ra, nó không có chủ thể nên tự nó đã không thật.
- Luận Trung Quán cũng chứng minh rằng mọi sự, vật : chẳng phải cái nọ, cũng chẳng phải cái kia.Thí dụ:

Phẩm thứ hai mươi mốt
Quán Thành,Hoại

Pháp nếu lìa nơi thành
Làm sao mà có hoại
Pháp nếu lìa nơi hoại
Thì làm sao có thành
Thành, hoại cùng một thời
Làm sao có thành, hoại?

Nghĩa thành, hoại cũng như nghĩa sinh, tử. Nếu sanh, tử là hai pháp riêng biệt thì không sanh cũng có tử, và nếu sanh rồi thì không có chết. Chuyện vô lý. Vì vậy nó không có thật. 

- Triệu Luận, trong chương “ Vật bất thiên “ cũng cho rằng mọi sự vật : vừa là thế nọ, vừa là thế kia. Thí dụ :

Gió bão bay núi mà thường tịnh
Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi
BụI trần lăng xăng mà chẳng động
Trăng qua bầu trờI mà chẳng đi.


- Tâm Kinh nói “ Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc “
- Kinh Kim Cang nói “ Thấy các tướng không phải là tướng tức thấy Như Lai ” hay câu “ Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai “.
v v…..còn vô số các kinh điển Đại Thừa cũng nói đến điều này. Tất nhiên mọi pháp đều dẫn người tu đến giải thoát, đến Chân Như. 
Tuy nhiên khi đã vào cõi Phật rồi thì không còn bỉ, thử. Ngoài các sự thấy nghe, hay biết của con người. Lúc đó tướng đâu mà thấy ? âm đâu mà nghe ? Pháp môn này cũng không còn thích hợp. Nếu ta còn ôm giữ nó thì cũng không thể bước vào đất Như Lai. Do đó đức Phật nói “ Pháp còn phải bỏ huống gì phi pháp”. 
Đó là “Pháp môn Bất Nhị”


http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/showthread.php?13034-B%E1%BA%A5t-nh%E1%BB%8B-ph%C3%A1p-m%C3%B4n&p=54874

KINH CHANH TRI KIEN/ TRUNG BO KINH SO 9



Trung Bộ KinhMajjhima Nikaya

9. Kinh Chánh tri kiến
(Sammàditthi sutta)


Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".--"Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
-- Chư Hiền, chánh tri kiến, chánh tri kiến, được gọi là như vậy. Chư Hiền, cho đến như thế nào, một Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chúng tôi từ xa đến để được hiểu ý nghĩa lời nói ấy từ Tôn giả Sariputta. Thật lành thay, nếu Tôn giả Sariputta giảng cho ý nghĩa lời nói ấy. Sau khi nghe Tôn giả Sariputta, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
-- Chư Hiền, vậy hãy nghe, hãy khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Hiền giả! - Các Tỷ-kheo vâng đáp Tôn giả Sariputta.
Tôn giả Sariputta nói như sau:
(Thiện và bất thiện)
-- Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện? Chư Hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện.
Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.
Và này chư Hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là thiện.
Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy, tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy, tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
(Thức ăn)
-- Lành thay, Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta và hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
- Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thức ăn, thế nào là tập khởi của thức ăn, thế nào là đoạn diệt của thức ăn, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn? Chư Hiền, có bốn loại thức ăn này, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu tình sẽ sanh được hỗ trợ cho sanh. Thế nào là bốn? Ðoàn thực, loại thô hay loại tế, xúc thực là thứ hai, tư niệm thực là thứ ba, thức thực là thứ tư. Từ tập khởi của ái có tập khởi của thức ăn, từ đoạn diệt của ái có đoạn diệt của thức ăn. Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn như vậy, tuệ tri tập khởi của thức ăn như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
(Tứ diệu đế)
-- Lành thay, Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta liền hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
-- Này Hiền giả, có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là Khổ, thế nào là Tập khởi của khổ, thế nào là Ðoạn diệt của khổ, thế nào là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ? Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Chư Hiền, như vậy gọi là Khổ.
Chư Hiền, thế nào là Tập khởi của khổ? Chính là ái đưa đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham hướng đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Chư Hiền, như vậy gọi là Tập khởi của khổ.
Chư Hiền, thế nào là Ðoạn diệt của khổ? Ðó là sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn, sự quăng bỏ, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp khát ái ấy.
Chư Hiền, thế nào là Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ? Chính là Thánh Ðạo Tám Ngành đưa đến khổ diệt, tức là Chánh tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ như vậy, tuệ tri Tập khởi của khổ như vậy, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ như vậy, tuệ tri con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ như vậy, khi ấy vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
(Già và chết)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử... (như trên)... thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri già chết, tuệ tri tập khởi của già chết, tuệ tri đoạn diệt của già chết, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của già chết, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là già chết, thế nào là tập khởi của già chết, thế nào là đoạn diệt của già chết, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình, sự già cả, suy lão, rụng răng, tóc bạc da nhăn, tuổi thọ ngày một hao mòn, bại hoại các căn; chư Hiền, như vậy gọi là già. Chư Hiền thế nào là chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết. Già như vậy và chết như vậy, chư Hiền, như vậy gọi là già chết. Từ sự tập khởi của sanh, có sự tập khởi của già chết, từ sự đoạn diệt của sanh, có sự đoạn diệt của già chết. Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết, tức là: Chánh Tri kiến... (như trên)... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri già chết như vậy, tuệ tri tập khởi của già chết như vậy, tuệ tri đoạn diệt của già chết như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của già chết như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên... (như trên)..., và thành tựu diệu pháp này.
(Sanh)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri sanh, tuệ tri tập khởi của sanh, tuệ tri đoạn diệt của sanh, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sanh, chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là sanh, thế nào là tập khởi của sanh, thế nào là đoạn diệt của sanh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự sanh, hiện khởi, xuất hiện, hiện diện, hiện hành các uẩn, tụ đắc các xứ; Chư Hiền, như vậy gọi là sanh. Từ sự tập khởi của hữu có sự tập khởi của sanh, từ sự đoạn diệt của hữu, có sự đoạn diệt của sanh, và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri được sanh như vậy, tuệ tri được tập khởi của sanh như vậy, tuệ tri được đoạn diệt của sanh như vậy, tuệ tri được con đường đưa đến đoạn diệt của sanh như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... (như trên)... như vậy... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
(Hữu)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hữu, tuệ tri tập khởi của hữu, tuệ tri đoạn diệt của hữu, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu, chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là hữu, thế nào là tập khởi của hữu, thế nào là đoạn diệt của hữu, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu? Chư Hiền, có ba hữu này: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Từ tập khởi của thủ, có tập khởi của hữu; từ đoạn diệt của thủ có đoạn diệt của hữu và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hữu như vậy, tuệ tri tập khởi của hữu như vậy, tuệ tri đoạn diệt của hữu như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Thủ)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri tập khởi của thủ, tuệ tri đoạn diệt của thủ, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thủ, thế nào là tập khởi của thủ, thế nào là đoạn diệt của thủ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thủ? Chư Hiền, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Từ tập khởi của ái, có tập khởi của thủ; từ đoạn diệt của ái, có đoạn diệt của thủ; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thủ, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thủ như vậy, tuệ tri tập khởi của thủ như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thủ như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên và thành tựu diệu pháp này.
(Ái)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền khi nào Thánh đệ tử tuệ tri ái, tuệ tri tập khởi của ái, tuệ tri đoạn diệt của ái, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là ái, thế nào là tập khởi của ái, thế nào là đoạn diệt của ái, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của ái? Chư Hiền, có sáu loại ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Từ tập khởi của thọ, có tập của ái, từ đoạn diệt của thọ, có đoạn diệt của ái, và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của ái, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri ái như vậy, tuệ tri tập khởi của ái như vậy, tuệ tri đoạn diệt của ái như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái như vậy, khi ấy, vị ấy, đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp.
(Thọ)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thọ, tuệ tri tập khởi của thọ, tuệ tri đoạn diệt của thọ, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thọ, thế nào là tập khởi của thọ, thế nào là đoạn diệt của thọ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thọ? Chư Hiền, có sáu loại thọ này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Từ tập khởi của xúc, có tập khởi của thọ; từ đoạn diệt của xúc, có đoạn diệt của thọ; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thọ, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thọ như vậy, tuệ tri tập khởi của thọ như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thọ như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Xúc)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc, tuệ tri tập khởi của xúc, tuệ tri đoạn diệt của xúc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là xúc, thế nào là tập khởi của xúc, thế nào là đoạn diệt của xúc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc? Chư Hiền, có sau loại xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Từ tập khởi của sáu nhập, có tập khởi từ xúc; từ đoạn diệt của sáu nhập, có đoạn diệt của xúc, và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc như vậy, tuệ tri tập khởi của xúc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của xúc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Nhập)
-- Lành thay, Hiền giả...câu hỏi như sau: Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri sáu nhập, tuệ tri tập khởi của sáu nhập, tuệ tri đoạn diệt của sáu nhập, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là sáu nhập, thế nào là tập khởi của sáu nhập, thế nào là đoạn diệt của sáu nhập, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập? Chư Hiền, có sáu nhập này: nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập. Từ tập khởi của danh sắc có tập khởi của sáu nhập; từ đoạn diệt của danh sắc có đoạn diệt của sáu nhập; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào vị Thánh đệ tử tuệ tri sáu nhập như vậy, tuệ tri tập khởi của sáu nhập như vậy, tuệ tri đoạn diệt của sáu nhập như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu hạnh pháp này.
(Danh sắc)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri danh sắc, tuệ tri tập khởi của danh sắc, tuệ tri đoạn diệt của danh sắc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là danh sắc, thế nào là tập khởi của danh sắc, thế nào là đoạn diệt của danh sắc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý, chư Hiền, như vậy gọi là danh; bốn đại và sắc do bốn đại tạo thành, chư Hiền, như vậy gọi là sắc; như vậy đây là danh và đây là sắc, Chư Hiền, như vậy gọi là danh sắc. Từ tập khởi của thức, có tập khởi của danh sắc; từ đoạn diệt của thức, có đoạn diệt của danh sắc; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri danh sắc như vậy, tuệ tri tập khởi của danh sắc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của danh sắc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc như vậy, khi ấy, vị ấy, đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Thức)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức, tuệ tri tập khởi của thức, tuệ tri đoạn diệt của thức, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thức, thế nào là tập khởi của thức, thế nào là đoạn diệt của thức, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức? Chư Hiền, có sáu loại thức này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Từ tập khởi của hành, có tập khởi của thức; từ đoạn diệt của hành có đoạn diệt của thức; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức như vậy, tuệ tri tập khởi của thức như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thức như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Hành)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hành, tuệ tri tập khởi của hành, tuệ tri đoạn diệt của hành, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là hành, thế nào là tập khởi của hành, thế nào là đoạn diệt của hành, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hành? Chư Hiền, có ba loại hành này: thân hành, ngữ hành, tâm hành. Từ tập khởi của vô minh, có tập khởi của hành; từ đoạn diệt của vô minh, có đoạn diệt của hành; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của hành, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hành như vậy, tuệ tri tập khởi của hành như vậy, tuệ tri đoạn diệt của hành như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Vô minh)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh, tuệ tri tập khởi của vô minh, tuệ tri đoạn diệt của vô minh, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, khi ấy, Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là vô minh, thế nào là tập khởi của vô minh, thế nào là đoạn diệt của vô minh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh? Sự không tuệ tri về khổ, không tuệ tri về khổ tập, không tuệ tri về khổ diệt, không tuệ tri về con đường đưa đến khổ diệt, Chư Hiền, như vậy gọi là vô minh. Từ tập khởi của lậu hoặc, có tập khởi của vô minh; từ đoạn diệt của lậu hoặc, có đoạn diệt của vô minh; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh như vậy, tuệ tri tập khởi của vô minh như vậy, tuệ tri đoạn diệt của vô minh như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Lậu hoặc)
-- Lành thay, Hiền giả!
Các vị Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta, liền hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
-- Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là lậu hoặc, thế nào là tập khởi của lậu hoặc, thế nào là đoạn diệt của lậu hoặc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc? Chư Hiền, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Từ tập khởi của vô minh có tập khởi của lậu hoặc; từ đoạn diệt của vô minh có đoạn diệt của lậu hoặc và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc như vậy, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chân thành cám ơn anh HDC và nhóm Phật tử VH đã có thiện tâm gửi tặng ấn bản điện tử.
(Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản Anh ngữ "The Middle Length Discourses of the Buddha", Tỳ kheo Nanamoli và Tỳ kheo Bodhi dịch, 1995).
Hiệu đính: 10-06-2004


Majjhima Nikaya 9

Sammaditthi Sutta
The Discourse on Right View

Translated from the Pali by Ñanamoli Thera
edited and revised by Bhikkhu Bodhi

For free distribution only,
by arrangement with the Buddhist Publication Society

1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living at Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's Park. There the Venerable Sariputta addressed the bhikkhus thus: "Friends, bhikkhus." -- "Friend," they replied. The Venerable Sariputta said this:
2. "'One of right view, one of right view' is said, friends. In what way is a noble disciple one of right view, whose view is straight, who has perfect confidence in the Dhamma, and has arrived at this true Dhamma?"
"Indeed, friend, we would come from far away to learn from the Venerable Sariputta the meaning of this statement. It would be good if the Venerable Sariputta would explain the meaning of this statement. Having heard it from him, the bhikkhus will remember it."
"Then, friends, listen and attend closely to what I shall say."
"Yes, friend," the bhikkhus replied. The Venerable Sariputta said this:

(The Wholesome and the Unwholesome)

3. "When, friends, a noble disciple understands the unwholesome, the root of the unwholesome, the wholesome, and the root of the wholesome, in that way he is one of right view, whose view is straight, who has perfect confidence in the Dhamma, and has arrived at this true Dhamma.
4. "And what, friends, is the unwholesome, what is the root of the unwholesome, what is the wholesome, what is the root of the wholesome? Killing living beings is unwholesome; taking what is not given is unwholesome; misconduct in sensual pleasures is unwholesome; false speech is unwholesome; malicious speech is unwholesome; harsh speech is unwholesome; gossip is unwholesome; covetousness is unwholesome; ill will is unwholesome; wrong view is unwholesome. This is called the unwholesome.
5. "And what is the root of the unwholesome? Greed is a root of the unwholesome; hate is a root of the unwholesome; delusion is a root of the unwholesome. This is called the root of the unwholesome.
6. "And what is the wholesome? Abstention from killing living beings is wholesome; abstention from taking what is not given is wholesome; abstention from misconduct in sensual pleasures is wholesome; abstention from false speech is wholesome; abstention from malicious speech is wholesome; abstention from harsh speech is wholesome; abstention from gossip is wholesome; non-covetousness is wholesome; non-ill will is wholesome; right view is wholesome. This is called the wholesome.
7. "And what is the root of the wholesome? Non-greed is a root of the wholesome; non-hate is a root of the wholesome; non-delusion is a root of the wholesome. This is called the root of the wholesome.
8. "When a noble disciple has thus understood the unwholesome, the root of the unwholesome, the wholesome, and the root of the wholesome, he entirely abandons the underlying tendency to lust, he abolishes the underlying tendency to aversion, he extirpates the underlying tendency to the view and conceit 'I am,' and by abandoning ignorance and arousing true knowledge he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view, whose view is straight, who has perfect confidence in the Dhamma and has arrived at this true Dhamma."

(Nutriment)

9. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
10. "When, friends, a noble disciple understands nutriment, the origin of nutriment, the cessation of nutriment, and the way leading to the cessation of nutriment, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
11. "And what is nutriment, what is the origin of nutriment, what is the cessation of nutriment, what is the way leading to the cessation of nutriment? There are these four kinds of nutriment for the maintenance of beings that already have come to be and for the support of those seeking a new existence. What four? They are physical food as nutriment, gross or subtle; contact as the second; mental volition as the third; and consciousness as the fourth. With the arising of craving there is the arising of nutriment. With the cessation of craving there is the cessation of nutriment. The way leading to the cessation of nutriment is just this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness and right concentration.
12. "When a noble disciple has thus understood nutriment, the origin of nutriment, the cessation of nutriment, and the way leading to the cessation of nutriment, he entirely abandons the underlying tendency to greed, he abolishes the underlying tendency to aversion, he extirpates the underlying tendency to the view and conceit 'I am,' and by abandoning ignorance and arousing true knowledge he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view, whose view is straight, who has perfect confidence in the Dhamma and has arrived at this true Dhamma."

(The Four Noble Truths)

13. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
14. "When, friends, a noble disciple understands suffering, the origin of suffering, the cessation of suffering, and the way leading to the cessation of suffering, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
15. "And what is suffering, what is the origin of suffering, what is the cessation of suffering, what is the way leading to the cessation of suffering? Birth is suffering; aging is suffering; sickness is suffering; death is suffering; sorrow, lamentation, pain, grief and despair are suffering; not to obtain what one wants is suffering; in short, the five aggregates affected by clinging are suffering. This is called suffering.
16. "And what is the origin of suffering? It is craving, which brings renewal of being, is accompanied by delight and lust, and delights in this and that; that is, craving for sensual pleasures, craving for being and craving for non-being. This is called the origin of suffering.
17. "And what is the cessation of suffering? It is the remainderless fading away and ceasing, the giving up, relinquishing, letting go and rejecting of that same craving. This is called the cessation of suffering.
18. "And what is the way leading to the cessation of suffering? It is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration. This is called the way leading to the cessation of suffering.
19. "When a noble disciple has thus understood suffering, the origin of suffering, the cessation of suffering, and the way leading to the cessation of suffering...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Aging and Death)

20. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
21. "When, friends, a noble disciple understands aging and death, the origin of aging and death, the cessation of aging and death, and the way leading to the cessation of aging and death, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
22. "And what is aging and death, what is the origin of aging and death, what is the cessation of aging and death, what is the way leading to the cessation of aging and death? The aging of beings in the various orders of beings, their old age, brokenness of teeth, grayness of hair, wrinkling of skin, decline of life, weakness of faculties -- this is called aging. The passing of beings out of the various orders of beings, their passing away, dissolution, disappearance, dying, completion of time, dissolution of the aggregates, laying down of the body -- this is called death. So this aging and this death are what is called aging and death. With the arising of birth there is the arising of aging and death. With the cessation of birth there is the cessation of aging and death. The way leading to the cessation of aging and death is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
23. "When a noble disciple has thus understood aging and death, the origin of aging and death, the cessation of aging and death, and the way leading to the cessation of aging and death...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Birth)

24. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
25. "When, friends, a noble disciple understands birth, the origin of birth, the cessation of birth, and the way leading to the cessation of birth, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
26. "And what is birth, what is the origin of birth, what is the cessation of birth, what is the way leading to the cessation of birth? The birth of beings into the various orders of beings, their coming to birth, precipitation [in a womb], generation, manifestation of the aggregates, obtaining the bases for contact -- this is called birth. With the arising of being there is the arising of birth. With the cessation of being there is the cessation of birth. The way leading to the cessation of birth is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
27. "When a noble disciple has thus understood birth, the origin of birth, the cessation of birth, and the way leading to the cessation of birth...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Being)

28. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
29. "When, friends, a noble disciple understands being, the origin of being, the cessation of being, and the way leading to the cessation of being, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
30. "And what is being, what is the origin of being, what is the cessation of being, what is the way leading to the cessation of being? There are these three kinds of being: sense-sphere being, fine-material being and immaterial being. With the arising of clinging there is the arising of being. With the cessation of clinging there is the cessation of being. The way leading to the cessation of being is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
31. "When a noble disciple has thus understood being, the origin of being, the cessation of being, and the way leading to the cessation of being...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Clinging)

32. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
33. "When, friends, a noble disciple understands clinging, the origin of clinging, the cessation of clinging, and the way leading to the cessation of clinging, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
34. "And what is clinging, what is the origin of clinging, what is the cessation of clinging, what is the way leading to the cessation of clinging? There are these four kinds of clinging: clinging to sensual pleasures, clinging to views, clinging to rituals and observances, and clinging to a doctrine of self. With the arising of craving there is the arising of clinging. With the cessation of craving there is the cessation of clinging. The way leading to the cessation of clinging is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
35. "When a noble disciple has thus understood clinging, the origin of clinging, the cessation of clinging, and the way leading to the cessation of clinging...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Craving)

36. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
37. "When, friends, a noble disciple understands craving, the origin of craving, the cessation of craving, and the way leading to the cessation of craving, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
38. "And what is craving, what is the origin of craving, what is the cessation of craving, what is the way leading to the cessation of craving? There are these six classes of craving: craving for forms, craving for sounds, craving for odors, craving for flavors, craving for tangibles, craving for mind-objects. With the arising of feeling there is the arising of craving. With the cessation of feeling there is the cessation of craving. The way leading to the cessation of craving is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
39. "When a noble disciple has thus understood craving, the origin of craving, the cessation of craving, and the way leading to the cessation of craving...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Feeling)

40. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
41. "When, friends, a noble disciple understands feeling, the origin of feeling, the cessation of feeling, and the way leading to the cessation of feeling, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
42. "And what is feeling, what is the origin of feeling, what is the cessation of feeling, what is the way leading to the cessation of feeling? There are these six classes of feeling: feeling born of eye-contact, feeling born of ear-contact, feeling born of nose-contact, feeling born of tongue-contact, feeling born of body-contact, feeling born of mind-contact. With the arising of contact there is the arising of feeling. With the cessation of contact there is the cessation of feeling. The way leading to the cessation of feeling is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
43. "When a noble disciple has thus understood feeling, the origin of feeling, the cessation of feeling, and the way leading to the cessation of feeling...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Contact)

44. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
45. "When, friends, a noble disciple understands contact, the origin of contact, the cessation of contact, and the way leading to the cessation of contact, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
46. "And what is contact, what is the origin of contact, what is the cessation of contact, what is the way leading to the cessation of contact? There are these six classes of contact: eye-contact, ear-contact, nose-contact, tongue-contact, body-contact, mind-contact. With the arising of the sixfold base there is the arising of contact. With the cessation of the sixfold base there is the cessation of contact. The way leading to the cessation of contact is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
47. "When a noble disciple has thus understood contact, the origin of contact, the cessation of contact, and the way leading to the cessation of contact...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(The Sixfold Base)

48. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
49. "When, friends, a noble disciple understands the sixfold base, the origin of the sixfold base, the cessation of the sixfold base, and the way leading to the cessation of the sixfold base, he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
50. "And what is the sixfold base, what is the origin of the sixfold base, what is the cessation of the sixfold base, what is the way leading to the cessation of the sixfold base? There are these six bases: the eye-base, the ear-base, the nose-base, the tongue-base, the body-base, the mind-base. With the arising of mentality-materiality there is the arising of the sixfold base. With the cessation of mentality-materiality there is the cessation of the sixfold base. The way leading to the cessation of the sixfold base is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
51. "When a noble disciple has thus understood the sixfold base, the origin of the sixfold base, the cessation of the sixfold base, and the way leading to the cessation of the sixfold base...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Mentality-Materiality)

52. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
53. "When, friends, a noble disciple understands mentality-materiality, the origin of mentality-materiality, the cessation of mentality-materiality, and the way leading to the cessation of mentality-materiality, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
54. "And what is mentality-materiality, what is the origin of mentality-materiality, what is the cessation of mentality-materiality, what is the way leading to the cessation of mentality-materiality? Feeling, perception, volition, contact and attention -- these are called mentality. The four great elements and the material form derived from the four great elements -- these are called materiality. So this mentality and this materiality are what is called mentality-materiality. With the arising of consciousness there is the arising of mentality-materiality. With the cessation of consciousness there is the cessation of mentality-materiality. The way leading to the cessation of mentality-materiality is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
55. "When a noble disciple has thus understood mentality-materiality, the origin of mentality-materiality, the cessation of mentality-materiality, and the way leading to the cessation of mentality-materiality...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Consciousness)

56. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question:
"But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
57. "When, friends, a noble disciple understands consciousness, the origin of consciousness, the cessation of consciousness, and the way leading to the cessation of consciousness, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
58. "And what is consciousness, what is the origin of consciousness, what is the cessation of consciousness, what is the way leading to the cessation of consciousness? There are these six classes of consciousness: eye-consciousness, ear-consciousness, nose-consciousness, tongue-consciousness, body-consciousness, mind-consciousness. With the arising of formations there is the arising of consciousness. With the cessation of formations there is the cessation of consciousness. The way leading to the cessation of consciousness is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
59. "When a noble disciple has thus understood consciousness, the origin of consciousness, the cessation of consciousness, and the way leading to the cessation of consciousness...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Formations)

60. Saying, "Good friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
61. "When, friends, a noble disciple understands formations, the origin of formations, the cessation of formations, and the way leading to the cessation of formations, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
62. "And what are formations, what is the origin of formations, what is the cessation of formations, what is the way leading to the cessation of formations? There are these three kinds of formations: the bodily formation, the verbal formation, the mental formation. With the arising of ignorance there is the arising of formations. With the cessation of ignorance there is the cessation of formations. The way leading to the cessation of formations is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
63. "When a noble disciple has thus understood formations, the origin of formations, the cessation of formations, and the way leading to the cessation of formations...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Ignorance)

64. Saying, "Good friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
65. "When, friends, a noble disciple understands ignorance, the origin of ignorance, the cessation of ignorance, and the way leading to the cessation of ignorance, in that way he is one of right view...and has arrived at this true Dhamma.
66. "And what is ignorance, what is the origin of ignorance, what is the cessation of ignorance, what is the way leading to the cessation of ignorance? Not knowing about suffering, not knowing about the origin of suffering, not knowing about the cessation of suffering, not knowing about the way leading to the cessation of suffering -- this is called ignorance. With the arising of the taints there is the arising of ignorance. With the cessation of the taints there is the cessation of ignorance. The way leading to the cessation of ignorance is just this Noble Eightfold Path; that is, right view...right concentration.
67. "When a noble disciple has thus understood ignorance, the origin of ignorance, the cessation of ignorance, and the way leading to the cessation of ignorance...he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view...and has arrived at this true Dhamma."

(Taints)

68. Saying, "Good, friend," the bhikkhus delighted and rejoiced in the Venerable Sariputta's words. Then they asked him a further question: "But, friend, might there be another way in which a noble disciple is one of right view, whose view is straight, who has perfect confidence in the Dhamma and has arrived at this true Dhamma?" -- "There might be, friends.
69. "When, friends, a noble disciple understands the taints, the origin of the taints, the cessation of the taints, and the way leading to the cessation of the taints, in that way he is one of right view, whose view is straight, who has perfect confidence in the Dhamma and has arrived at this true Dhamma.
70. "And what are the taints, what is the origin of the taints, what is the cessation of the taints, what is the way leading to the cessation of the taints? There are three taints: the taint of sensual desire, the taint of being and the taint of ignorance. With the arising of ignorance there is the arising of the taints. With the cessation of ignorance there is the cessation of the taints. The way leading to the cessation of the taints is just this Noble Eightfold Path; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness and right concentration.
71. "When a noble disciple has thus understood the taints, the origin of the taints, the cessation of the taints, and the way leading to the cessation of the taints, he entirely abandons the underlying tendency to lust, he abolishes the underlying tendency to aversion, he extirpates the underlying tendency to the view and conceit 'I am,' and by abandoning ignorance and arousing true knowledge he here and now makes an end of suffering. In that way too a noble disciple is one of right view, whose view is straight, who has perfect confidence in the Dhamma and has arrived at this true Dhamma."
That is what the Venerable Sariputta said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Venerable Sariputta's words.

Revised: 9 November 1998 ; http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn9.html

[Mục lục kinh Trung Bộ][Trở về trang Thư Mục]

--
 http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung09.htm