Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

BAT NHI



Có ai biết "bất nhị " là gì không?



Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn

Tư tưởng bất nhị được nhấn mạnh trong kinh Duy Ma Cật. Bất nhị tức là không hai, không hai chứ không phải một. Mới nghe như là chơi chữ nhưng đó là cách diễn đạt con đường buông xả đầy diệu dụng. Thông thường, thế giới được nhận thức qua lăng kính nhị nguyên, nghĩa là luôn có chủ thể và đối tượng, thế giới luôn được phân hai: thiện ác, tốt xấu, được mất, hơn thua, cao thấp, trên dưới, trong ngoài, ta người…Không có hai thì thế giới không tồn tại. Tư tưởng kinh Duy Ma cho rằng cái hai ấy không phải là hai, vì chúng là song lập, cùng tồn tại bất khả phân ly, nói cách khác chúng tồn tại trong thế duyên khởi. Do vậy không thể nhìn riêng bất cứ pháp nào mà nhìn với cái nhìn toàn diện của một pháp. Kinh Duy Ma được xây dựng trên nền tư tưởng Bát Nhã và Hoa Nghiêm: các pháp không có tự tánh, không sinh không diệt, vô tướng, bất khả thuyết… Bất nhị là đúc kết lý thuyết chân không diệu hữu mà Bát Nhã và Hoa Nghiêm đã triển khai. Duy Ma dạy: “ Sắc và không là hai nhưng sắc là không, không phải sắc diệt mới không mà là sắc tánh tự không; cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức…”. Rõ ràng tư tưởng Bất nhị có sắc thái Nhất nguyên luận. Tuy nhiên Duy Ma không ngừng lại ở triết lý siêu việt mà đưa tư tưởng Bất nhị vào đời sống thực nghiệm tâm linh hiện thực rằng: "Nhãn và sắc là hai nhưng nếu biết nhãn đối với sắc không tham, sân, si thì đó là tịch diệt… cho đến ý với pháp là hai, nhưng ý đối với pháp không tham, sân, si thì đó là tịch diệt, sống trong ấy là nhập vào pháp môn Bất nhị”. Như vậy tư tưởng Bất nhị cũng đã triển khai dựa vào cơ sở tư tưởng Nguyên thủy về tu tập tịch diệt ở nơi các pháp qua 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, ngay cả quan niệm Bất nhị qua sự im lặng của Duy Ma hay sự siêu việt vấn đáp của Văn Thù cũng chỉ là vô hý luận mà tư tưởng Nguyên thủy đã trình bày.

(Các) nguồn

--
http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20070722211029AAZk2Jd


2.
BẤT NHỊ PHÁP MÔN
fficeffice" />
Pháp Bất Nhị ( còn gọi là pháp Không Hai) là một pháp môn trong đạo Phật, dành cho các hành giả ở cõi Ta Bà để đi khỏi lạc đường. 
Cốt yếu của pháp môn này là để chứng minh rằng “Những sự vật, sự việc ở cõi Ta-Bà này là không có thật ”, cốt để đưa chúng sinh thoát khỏi chấp trước, trở về với Chân Như, Phật tánh. 
Có nhiều kinh sách, luận giải nói đến pháp môn này. Thí dụ như 
- Lý Vô Thường: xác định rằng mọi việc, mọi vật đều là vô thường, không thật, chỉ tạm có trong một khoảng thời gian. Không bền vững.
- Lý Duyên Khởi : nói rằng mọi việc, mọi vật đều do nhân duyên tạo ra, nó không có chủ thể nên tự nó đã không thật.
- Luận Trung Quán cũng chứng minh rằng mọi sự, vật : chẳng phải cái nọ, cũng chẳng phải cái kia.Thí dụ:

Phẩm thứ hai mươi mốt
Quán Thành,Hoại

Pháp nếu lìa nơi thành
Làm sao mà có hoại
Pháp nếu lìa nơi hoại
Thì làm sao có thành
Thành, hoại cùng một thời
Làm sao có thành, hoại?

Nghĩa thành, hoại cũng như nghĩa sinh, tử. Nếu sanh, tử là hai pháp riêng biệt thì không sanh cũng có tử, và nếu sanh rồi thì không có chết. Chuyện vô lý. Vì vậy nó không có thật. 

- Triệu Luận, trong chương “ Vật bất thiên “ cũng cho rằng mọi sự vật : vừa là thế nọ, vừa là thế kia. Thí dụ :

Gió bão bay núi mà thường tịnh
Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi
BụI trần lăng xăng mà chẳng động
Trăng qua bầu trờI mà chẳng đi.


- Tâm Kinh nói “ Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc “
- Kinh Kim Cang nói “ Thấy các tướng không phải là tướng tức thấy Như Lai ” hay câu “ Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai “.
v v…..còn vô số các kinh điển Đại Thừa cũng nói đến điều này. Tất nhiên mọi pháp đều dẫn người tu đến giải thoát, đến Chân Như. 
Tuy nhiên khi đã vào cõi Phật rồi thì không còn bỉ, thử. Ngoài các sự thấy nghe, hay biết của con người. Lúc đó tướng đâu mà thấy ? âm đâu mà nghe ? Pháp môn này cũng không còn thích hợp. Nếu ta còn ôm giữ nó thì cũng không thể bước vào đất Như Lai. Do đó đức Phật nói “ Pháp còn phải bỏ huống gì phi pháp”. 
Đó là “Pháp môn Bất Nhị”


http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/showthread.php?13034-B%E1%BA%A5t-nh%E1%BB%8B-ph%C3%A1p-m%C3%B4n&p=54874

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét