Trích Lục Phật Học
Cao Hữu Đính--- o0o ---
Phần 4 |
(Của giáo nghĩa Duy Thức)
Tứ trí là thuật ngữ của giáo nghĩa Duy Thức. Theo giáo nghĩa của trường phái này, thì việc thành tựu viên mãn phép quán Duy Thức Tánh nói trong Duy Thức Hành, hành giả chuyễn hóa tám thức (vọnh) thành bốn trí (chân).
1/ Thành sở tác trí:
Năm thức đầu (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) chuyễn thành Thành sở tác trí. Tức cái trí được tạo tác bởi sự thành tựu viên mãn của A Lại Da.
Năm thức ấy trước kia phân biệt một cách hư vọng: Giờ đây, chúng có công năng huyền diệu ly phân biệt, cho nên gọi là Thành sở tác.
2/ Diệu quan sát trí:
Ðệ lục thức chuyễn thành Diệu quan sát trí vì thức này công vi thủ, tội vi khôi.
Trước kia trong vọng, nó quan sát lầm lạc hư dối, nay cũng chính nó, nhưng đã được thanh lọc rồi thì nó quan sát một cách huyền diệu. Trí ấy gọi là Diệu quan sát trí.
3/ Bình đẳng tánh trí:
Ý thức được thanh lọc, an tỉnh, mở đường cho Mạt Na thức, không còn chấp bỉ, thử, nhân, ngã nữa. Thức Mạt Na chuyễn thành bình đẳng tánh trí.
4/ Ðại viên cảnh trí:
Tiếp theo thức A Lại Da ra khỏi sự che lấp của vô minh, chiếu sáng trọn vẹn, phản chiếu mọi sự mọi vật trong thế gian như một tấm kiếng tròn đầy, cho nên gọi là Ðại viên cảnh trí (Cảnh: tấm gương).
* 30 bài tụng nói gì? (Tụng: kệ)
A. Duy Thức Tướng: 19 tụng chia ra như sau:
1. Năng biến 1: 4 tụng (1, 2, 3, 4)
2. Năng biến 2: 3 tụng (5, 6, 7)
3. Năng biến 3: 2 tụng (8, 9)
Tương ứng với chúng có những tâm sở nào? Tâm sở là tác dụng tâm lý phụ. Còn ba năng biến là ba trung tâm của tác dụng tâm lý chính.
4. Liệt kê sáu loại tâm sở và nghĩa của mỗi chủng loại: 5 tụng (10,11, 12, 13 ,14).
5. Sự hiện khởi của 6 thức đầu (trong Năng biến 3): 2 tụng (15, 16).
6. Sự biến hóa mầu nhiệm của ba loại thức năng biến, trước sau nối tiếp nhau mà tạo ra vọng sinh tử luân hồi. Do đó, nên có chủ thuyết Duy Thức để thuyết minh: 3 tụng (17, 18, 19).
B. Duy Thức Tánh: 6 tụng chia ra như sau:
1/ Ba tự tánh: 3 tụng (20, 21, 22).
2/ Ba vô tánh: 3 tụng (23, 24, 25).
C. Duy Thức Hành: 4 tụng (26, 27, 28, 29)
Nói về bốn giai đọan hành trì phép quán Duy Thức Tánh.
D. Duy Thức Quả: một tụng (30) nói về kết quả của phép quán Duy Thức Tánh: chứng Pháp thân (thành Phật).
Giáo nghĩa Duy Thức gồm bốn mục: tướng, tánh, hành, quả (Tướng,
Tánh gồm chung gọi là Duy Thức cảnh)
Tánh gồm chung gọi là Duy Thức cảnh)
Trong bốn mục nói trên, với một vài canh cải như khái niệm về ba năng biến mà nhờ đó chuyễn nghĩa từ Tâm Lý Học Tiểu thừa sang Ðại thừa. Có ba lớp năng biến, diễn tiến từ mội tâm ra ngoại cảnh. Ba năng biến là ba trung tâm phát khởi sự biến hóa của Thức.
Về sự biến hóa đó, nên nhớ: Phật ví Thức như Huyễn sư làm trò ảo thuật.
Về ba lớp biến hóa nên nhớ: ba khu tâm, ý, thức do Phật xác định từ nguyên thủy.
Như vậy, trong mục Tướng này, tư tưởng đặc sắc của Thế Thân chỉ ở ba lớp năng biến, tăng sáu thức lên tám thức. Nhưng về năng biến hai (nói về Mạt Na tức Ý) thì chưa thấm đâu so với giáo nghĩa Khởi Tín về sau.
* Mục nói về Tánh rất xuất sắc. Tất cả thiên tài của Thế Thân hiện ra trong mục này.
* Mục nói về Hành là nhằm thuyết minh pháp tu quán Duy Thức qua bốn giai đoạn. Nhưng Thái Hư khi giải thích bốn giai đoạn này lại đem bốn giai đoạn tu của Tiểu thừa mà ghép vào. Thật là tùy tiện như “đem râu ông nọ cắm cằm bà kia” vậy.
* Mục nói về Quả, cho đó là Pháp thân Ðại tịch tịnh là rất hợp lý. Chỉ tiếc rằng trong đoạn đầu (kệ 4) Thế Thân mới xả bỏ thức A Lại Da khi chứng qủa A La Hán, là không hợp lý chút nào hết. Ðáng lẽ phải nói: xả bỏ A Lại Da khi chứng pháp thân mới đúng.
Trong thân năm uẩn, A Tỳ đàm và Duy Thức bắt đầu từ uẩn thức mà len dần vào nội tâm. Về sau Khởi tín bắt đầu từ hành mà tỏa ra năm thức (tức đi ngược chiều lại) và chú trọng khai triển tác dụng của Mạt Na (Ý), cho nên so với Duy Thức, Khởi Tín đào tâm lý con người xuống tận đáy.
(Gồm trong ba tụng 17, 18, 19)
Tụng 17:
Thức có sức năng động nội tại khiến nó biến chuyễn không ngừng (tịnh tâm, Thức động). Từ sức triển chuyễn biến hóa của nó, giả hiện ra hai phần: Năng phân biệt và sở phân biệt. Bởi cả hai mặt đều không thật, cho nên quy kết lại thì chỉ có một cái thức duy nhất mà thôi. Thức duy nhất ấy, tụng 18 sẽ nói cho biết đó là: Thức nhất thiết chủng (nhân tướng của năng biến một)
Tụng 18: Ý nói:
Tất cả các chủng từ trong thức nhất thiết chủng là đầu mối sinh ra sức năng động triển chuyễn và biến hóa của nó. Sức triển chuyễn ấy vô cùng kỳ diệu, tâm tư không suy lường nổi, ngôn ngữ không diễn đạt được. Cho nên lớp lớp phân biệt, dáng nọ kiểu kia, lố nhố, lúc nhúc, lít nhít, lăng nhăng mới giả hiện ra như tướng có thật.
Tụng 19: Ý nói:
Tập khí của ba nghiệp thân, khẩu, ý cộng với tập khí của hai thứ tạo thành một tổng hợp gọi là quả dị thục. Quả này không phải là một cái cố định. Nó luôn luôn biến dạng, vì hể còn tiếp tục tạo nghiệp và còn chấp thủ, thì các tập khí của chúng tiếp tục tăng bổ thêm nguyên liệu của nó, không phát sinh dị thục mới. Vì vậy mà khi dị thục trước hết tác dụng thì dị thục sau nối tiếp.
Bình giải:
Ba tụng trên 17, 18, 19 nhằm mục đích thuyết minh các then máy biến hóa kỳ diệu của Thức. Có thuyết minh được cái then máy ấy thì giáo nghĩa Duy Thức mới có lý do thành lập và đứng vững. Vì vậy ba tụng ấy là nòng cốt căn bản của Duy Thức Tam Thập Tụng.
Trước hết, phải nên biết rằng: Từ thời nguyên thủy trong kinh A Hàm, Phật ví uẩn thức với huyễn thuật (magie). Huyễn thuật tức là trò ảo hóa, do huyễn sư (magicien) ngụy tạo và hóa hiện.
Giáo nghĩa Duy Thức triển khai tư lương này bảo Thức là huyễn sư. Các pháp thế gian là trò ảo hóa do Thức giả dối phân biệt mà hiện ra in tuồng có thật. Then máy hóa hiện được giáo nghĩa Duy Thức trình bày đại khái như sau:
Thức là cái năng biến (động) có ba lớp: Lớp năng biến một là đầu mối sinh khởi hai lớp năng biến sau. Trong năng biến một vai trò ách yếu là vai trò Thức nhất thiết chủng (nhân tướng). Các chủng tử trong thức này thường hằng ở trong tư thế biến động. Chúng nhồi nắn nhau, chuyển hóa nhau, biến đổi không ngừng, biến hóa kỳ diệu, khó có thể nghĩ lường và cũng không có ngôn ngữ nào để mô tả nó. Hai chữ “như vậy, như vậy” lập đi lập lại, là cốt để nói lên cái năng lực triển chuyển và biến hóakỳ diệu của nó.
Do năng lực triển chuyển biến hóa mà tất cả các chủng tử do mọi hiện tượng giao thoa đủ mọi cách, tạo thành tương quan đối đãi Năng và Sở. Năng là Thức mà Sở cũng là Thức mà thôi. Cho nên nói: chỉ có Thức (Duy Thức) giả dối.
Tương quan Năng sở đối đãi ấy ảnh hưởng qua lại với nhau trùng trùng điệp điệp, lít nhít, lăng nhăng như một tấm lưới mênh mông. Lớp nọ chồng lên lớp kia, vô cùng tận. Ðây là lý do sâu xa khiến nảy sinh hàng hàng lớp lớp phân biệt, loại nọ loại kia đằng này đằng khác khó thể suy lường. Cho nên mới nói: như vậy, như vậy.
Ba nghiệp thân, khẩu, ý cộng thêm hai thủ (Thủ kiến và Thủ tướng) gieo vào A Lại Da những ấn tượng ngàn đời khó quên phai.
Gọi các ấn tượng ấy là chủng tử, đó là đứng về mặt tướng mà nói. Gọi chúng là tập khí cũng không sai, vì đây là đứng về mặt tác dụng mà nói. Hay nói nôm na: dấu vết, thói quen. Từ ngữ nào cũng tạm đúng được cả. Chủng tử hoặc tập khí là nguyên nhân luôn luôn được tăng bổ và đổi mới. Bởi sự tạo nghiệp vẫn tếp tục thì quả dị thục tục tồn vô cùng tận và luôn luôn biến dạng. Hễ còn tạo nghiệp thì quả dị thục trước dứt, quả dị thục sau tiếp tục hiện ra. Ðó là luân hồi. Có tác nghiệp, không có tác nhân.
Tâm giải: hiểu biết bằng trực giác, tâm linh.
Học giải: hiểu biết bằng hình thức suy luận.
1. Nó là cái gì? Cái A Lại Da: tức cái kho chứa mọi chủng tử từ bên ngoài gieo vào qua ngõ cửa của sáu thức đầu.
2. Chức năng : nhào nặn và thành thục tất cả các chủng tử của mọi loài, mọi thời, tạo thành một tổng thể mới quả dị thục.
3. Khả năng nhận thức: gọi nó là thức vì nó có đối tượng sở duyên, nhưng nó hoàn toàn mù tịt trước tất cả các đối tượng của nó.
4. Nhưng tâm sở nào cũng khởi với nó khi nó đối diện với đối tượng: năm tâm sở biến hành: xúc, tác, ý, thọ, tưởng, tư và xả thọ.
5. Tánh nó đối với trước chân lý: vô phú: không có ngăn che chân lý.
6. Tánh nó về mặt đạo đức: vô ký: không thiện, không ác.
7. Tánh năm biến hành tương ưng với nó: cũng vô phú, vô ký.
8. Tướng trạng nó giống như một giòng thác chảy xiết, không ngừng chuyển biến từ sát na trước qua sát na sau.
9. Tu đến quả vị nào mới đoạn trừ được nó? A La Hán.
*
* *
a) Cái A Lại Da này, từ đâu ra, Duy Thức không nói, khác với Khởi Tín. Theo Khởi Tín, Tâm động Vô minh, Tổng thể: động + tịnh là A Lại Da. (Như Lai tạng động).
Trong phần động, từ Vô minh và do Vô minh mới có sinh khởi ra Thức A Lại Da chứa các chủng tử của bên ngoài gieo vào.
b) Ngoài cái A Lại Da và tư trang của nó (bộc lưu) là khám phá mới của Duy Thức Casdado, còn nọi chi tiết khác, nhất là cách trình bầy na ná như trong Pháp tướng ATỳ Ðàm của Tiểu thừa.
c) Với quả vị tối cao là A La Hán nói đây, thì trường phái Duy Thức thoát thai từ A Tỳ Ðàm Tiểu thừa, cố gắng vươn kên Ðại thừa nhưng chỉ mới đi được nửa đường.
*
* *
A Lại Da: hàm chứa và làm phát hiện các pháp (năng nhiếp tất nhất thiết pháp, sinh nhất thiết pháp)
Mạt Na: cứ điểm của ý niệm nhân ngã và tư duy.
A Lại Da không có ý thức phân biệt chủ thể, đối tượng, ngã, phi ngã như Ý thức và Mạt Na Thức.
Quả dị thục có ba loại: dị thời (khác thời), dị loại (khác loại) và biến dị thục (biến thành khác)
Hai thủ:
1. Thủ tướng (ôm chặt tướng giả dối của các pháp)
2. Thủ kiến (ôm chặt kiến giải sai lầm)
Tập khí hôi hám tích tập, tạo thành thói quen ngàn đời khó xóa, như chủng tử.
1. Thức căn bản:
Theo giáo nghĩa Duy Thức, tất cả 7 thức đầu (lục thức và Mạt Na thức) đều nương vào A Lại Da thức mà có sinh khởi, không riêng gì Mạt Na thức. Cho nên A Lại Da thức được mệnh danh là Thức căn bản.
2. Tùy duyên:
Nếu đứng riêng về mặt hiện khởi mà nói, thì năm thức đầu lại còn phải tùy duyên, cho nên có khi khởi, khi không khởi. Khi chung, khi không chung. Hiện tượng giống như sóng mới, tuy nương vào nước nhưng phải tùy duyên của gió... mới dấy lên được.
3. Ý THỨC
Sự sinh khởi của ý thức lại khác hẳn. Nó hằng hiện khởi, ngoại trừ năm trường hợp sau đây:
1.- Sinh lên cõi trời vô tưởng.
2.- Nhập định vô tưởng (sáu thức không khởi) – định vô tâm.
3.- Nhập định diệt tâm (sáu thức không khởi) – định vô tâm.
4.- Ngủ say không chiêm bao.
5.- Chết giấc.
I. Duy Thức Tướng hay là:
Then máy triển chuyển biến hóa của thức.
Duy Thức Tam Thập Tụng, trang mở đầu, nói rằng, Ngã và Pháp (tức mọi hiện tượng nói chung) chỉ là giả lập. Chúng chỉ có trên ngôn thuyết, nhưng không thực có trên thực thể. Tất cả chỉ là trò ảo hóa của thức (Huyễn thức do huyễn sư Thức tạo tác biến hóa)
Vậy, cái trò ảo hóa diễn tiến ra sao? Các thức do triển chuyển biến hóa tạo ra hai phần Năng phân biệt và Sở phân biệt (Nên nhớ: Thức là phân biệt). cả hai đều là không, cho nên nói: duy chỉ có thức mà thôi.
Thức nói đây là chỉ vào Nhân tướng của Năng biến một, tức Thức nhất thiết chủng (không nói tư tưỏng A Lại Da và quả tướng dị thục). Thức nhất thiết chủng ấy (chủng tử hay tập khí) luôn luôn ở trong tư thế hiếu động và hằng thường biến đổi. Biến đổi không ngừng và biến đổi kỳ diệu, biến đổi khó lường. Sát na trước khác với sát na sau, giống như sự biến đổi của bộc lưu (thác chảy) cho nên, tác giả lập đi lập lại hai chữ “như vậy, như vậy” là cốt để mô tả cái năng lực triển chuyển biến hóa kỳ diệu và khó lường đó. Ðây là đầu mối của mọi sự phân biệt khởi sinh.
Phân biệt là gì? – Là hiện tượng giao thoa triển chuyển của tất cả các chủng tử (hay tập khí) trong A Lại Da, tác động qua lại với nhau, mà tạo thành tương quan đối đãi giữa Năng và Sở, giữa chủ và khách. Ảnh hưởng qua lại với nhau kiểu này kiểu khác, dáng nọ dáng kia, khó thể suy lường được, cho nên nói “như vậy, như vậy”.
Sự triển chuyển huyễn hoặc, kỳ diệu ấy bắt nguồn từ các chủng tử của Nghiệp và chủng tử của hai thủ (thủ kiến và thủ tướng) tất cả các loại chủng tử (tập khí) tạo thành hai quả dị thục thường hằng đổi khác. Rồi vì sự tạo nghiệp mới tăng bổ thêm cho nền khi dị thục trước chấm dứt, lại có dị thục kế tiếp phát sinh. Ðó là hiên tượng luân hồi. Trên đây là Duy Thức tướng trong Tam Thập Tụng (từ trang 1 – 24)
II. Duy Thức Tánh:
A. Ba Tánh của Thức:
1/ Biến kế sở chấp:
Biến kế sở chấp cùng khắp và sở chấp lung tung. Tướng Ngã và tướng Pháp sở dĩ hiện ra là vì chúng bị chấp bởi tánh sở chấp này. Thức ngã và thức pháp thì không thực có, chỉ vì sở chấp này mà có cho nên gọi tánh ấy là Biến kế sở chấp.
2/ Y tha khởi:
Nương vào cái “tha” mà có sinh khởi cái “tự”. Cái tướng riêng “tự” bị sinh khởi do duyên của “tha”, chứ thật chất của tướng riêng không có. Tánh sinh khởi hư huyễn đó gọi là y tha khởi.
3/ Viên thành thật:
Ngộ được tánh y tha khởi của các pháp v.v... (xem xét), chính do tánh viên thành thật thì liền biết tánh của các pháp chỉ do “y tha khởi” mà “tự khởi”. “Tự” không rời “tha” mà đứng riêng được.
Do ngộ “y tha” mà chứng “viên thành thật” cho nên có thể nói viên thành thật và y tha chẳng phải khác nhau, cũng chẳng phải chẳng khác nhau. Cho nên từng nói “phi bất kiến thử bỉ”: không phải không thấy cái này mà thấy được cái kia.
Ba tánh gắn liền với Thức, cho nên nói chung là ba tự tánh của thức.
B. Ba vô tánh của Thức:
III. Duy Thức Hành (xem tiếp ở phần sau)
IV. Duy Thức Quả (xem tiếp ở phần sau)
* Tâm vương hay Tâm pháp (nhận thức)
* Tâm sở (hiện tượng tâm lý)
Tâm sở: Tâm sở hữu pháp (Pháp sở hữu của Tâm vương. Tâm vương: thức):propriete mentale của Tâm vương. Có sáu loại Tâm sở (gồm 51 món).
1.- Tâm sở biến hành:
Loại tâm sở có tác dụng len lỏi cùng khắp mới thôi (quá, hiện, vị), mọi chốn (ba cõi), mọi tánh (thiện, ác, vô ký), mọi thức (8 thức). Khi tâm vương duyên cảnh, thì dù có liễu biệt cảnh hay không đều phải trải qua quá trình bắt buộc là: xúc. Tác ý, thọ, tưởng, tư cho nên gọi là biến hành.
- Xúc: sensation: tiếp xúc và hòa hợp giữa căn, cảnh.
- Tác ý: Excitation mentale, attention: móng tâm muốn biết cảnh.
- Thọ: Impression produite par la sensation: nhận lãnh cảnh (cảnh có thể thuận, nghịch hay không với Tâm vương).
- Tưởng: Imagination: ấn tượng gợi ra trong Tâm vương cái bóng dáng của cảnh.
- Tư: Volition: suy tư cái bóng dáng ấy, đầu mối của tạo nghiệp.
2. Tâm sở biệt cảnh:
Là loại tâm sở chỉ có tác dụng riêng biệt, đối trước cảnh sở duyên cùng riêng biệt.
- Dục: desir: ham muốn dấy khởi trước cảnh ưa thích.
- Thắng giải: resolution, determination: quyết tâm tìm hiểu lựa chọn
- Niệm: souvenir memoire: nhớ lại cảnh đã qua, ít nữa cũng đã trải qua một lần rồi.
- Ðịnh: concentration: dấy khởi trong lúc tập trung cao độ.
- Huệ: comprehénion intelligence: dấy khởi trong cảnh định nhuần nhuyễn và thâm hậu.
3. Tâm sở thiện:
Loại tâm sở có tác dụng tâm lý tốt về mặt đạo đức. Tín, Tâm...
4. Tâm sở phiền não căn bản:
Loại tâm sở có tác dụng tâm lý chuyên gây phiền não và khổ đau Tham, sân, si, mạn...
5. Tâm sở tùy phiền não:
Tâm sở tùy thuộc phiền não căn bản. Từ phiền não căn bản phát sinh, tác dụng giới hạn, có khi cục bộ, phần, hạn.
6. Tâm sở bất định:
Loại tâm sở không thể quyết định được tốt, xấu, lành hay dữ. Tốt, xấu, lành, dữ phải xét tùy theo trường hợp. Có hai cặp:
- Tốt, xấu là Hối và Miên.
- Lành, dữ là Tầm và Tư.
*
* *
* Các loại tâm sở trên, Pháp tướng A Tỳ Ðàm của Tiểu thừa đã thuyết minh khá đầy đủ. Ở đây, Thế Thân chỉ chuyển toàn bộ qua Ðại thừa. với một ít bổ túc nhỏ nhặt.
* Thuyết Duy Thức của Thế Thân có bốn mục: Tướng, Tánh, Hạnh, Quả.
1. Tướng Duy Thức: sáng tạo ra “Tam năng biến”
Tướng liễu biệt cảnh: tức tiền lục thức (sáu thức đầu), A Tỳ Ðàm đã thuyết minh rồi. Ông chỉ thêm một ít chi tiết cho phù hợp với năng lực biến hiện của các thức, ròi xếp 51 Tâm sở vào loại này.
2. Tánh Duy Thức: ba tánh, ba vô tánh.
3. Hành Duy Thức: đề ra bốn giai đoạn từ hành theo pháp quán Duy Thức.
4. Quả Duy Thức: thuyết minh quả vị Phật trong tụng chót.
Như vậy, ngoại trừ phần nói về tướng năng biến ba, tất cả các phần khác đều là sáng tạo của riêng ông. Thế mà xưa nay, giải nghĩa thuyết Duy Thức, người ta lấy bốn giai đoạn tu hành của Tiểu thừa vào mục Duy Thức Hành là điều sai lầm (Noãn, Ðảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất).
* Tuy không sâu xa bằng giáo nghĩa Khởi Tín, nhưng với thuyết “tam năng biến” rõ ràng là ông muốn đề cập đến mặt đáy (Inconscient) qua hai năng biến đầu. Tướng năng biến thứ ba hoàn toàn thuyết minh tâm lý hiện thực (pschologie du monde conscient) qua tác dụng của 51 món tâm sở.
* Sự sai khác giữa triết thuyết Khởi Tín và Duy Thức đã rõ. Ðiều mà không ai chối cãi được là Duy Thức chỉ Ðại thừa hóa quan điểm của Tiểu thừa, trong lúc Khởi Tín hoàn toàn trụ trên lập trừờng Ðại thừa.
Bốn giai đoạn tu hành.
1. Tư lương: chuẩn bị hành trang lên đường.
Mục đích hành giả là “cầu trú Duy Thức Tánh”, nhưng trong giai đoạn đầu này, còn bị hai thủ thùy miên làm chủ, không nhúc nhích được. Vì vậy, phải giữ giới, để dần dẹp thế lực của chúng, rồi lần lần trừ chúng. Hai thủ là: thủ tướng và thủ kiến. Hai thủ này theo nhân duyên mà nằm nép như ngũ yên một góc xó nào đó chờ tư lương (của cái lương thức) nói đây là đánh dẹp hai thủ.
Thủ kiến: sở tri chướng
Thủ tướng: Phiền não chướng.
2. Giả hành: bắt đầu hạ thủ công phu.
Việc này chỉ tiến hành được là sau khi chiết phục được phần nào sức khuấy phá của hai thủ.
Dựng lên một biểu tượng đặt trước mắt (vòng tròn hay chấm trắng chẳng hạn). Gọi biểu tượng đó là duy thức tánh. Quán biểu tượng cho đến mức nhuần nhuyễn. Nhưng dù cho nhuần nhuyễn đến tột độ, đó chưa phải là Duy Thức Tánh, vì nó là cái sở đắc chưa thật trụ trong Duy Thức Tánh. Ðây chỉ mới là cái tựa mà thôi.
3. Thông đạt: thông suốt, không còn bất cứ gì chướng ngại.
Quán cho đến khi biểu tượng tan biến, cảnh sở duyên không còn nữa. Trí ấy hoàn toàn không có sở đắc. Trí ấy xa lìa tướng hai thủ. Bấy giờ mới là: thật trụ Duy Thức Tánh.
4. Tu tập: trí vừa chứng đắc là trí xuất thế gian không thể nghĩ bàn nhờ đó mà xã bỏ hai chướng thô trọng là phiền não chướng và sở trí chướng, hai chướng này chuyển thành:
Phiền não – Niết bàn (giải thoát)
Sở tri – Bồ đề (giác ngộ)
Hai quả này từ nhiễm chuyển thành tịnh, cho nên gọi là hai quả chuyển.
Chứng đắc hai quả chuyển ấy, tức thành tựu Pháp thân. Pháp thân là cái thân giải thoát, an vui, trong lành, thường hằng, không hề nghĩ bàn của cõi vô lậu, mệnh danh là Pháp thân đại tịch tịnh.
a) Ba tánh:
Biến kế:sở tịnh cùng khắp.
1. Biến kế sở chấp: bị chấp bởi biến kế. Hay do biến kế sở chấp mà có hiện ra tướng giả dối của các pháp.
Tướng hiện ra đó, gọi là: tướng biến kế sở chấp.
Tánh của nó cũng gọi là tánh biến kế sở chấp.
3. Y tha khởi nương nơi các “tha” duyên kia mà có sự sinh khởi của cái tướng “tự” này (lý duyên khởi). Sự sinh khởi ấy là giả dối, không phải thật sự có sinh khởi.
Tánh của nó gọi là: tánh y tha khởi.
3. Viên thành thật: viên mãn thành thật. Ngộ được cái y tha trong sự sinh khởi của các pháp thì mới thấu rõ cái tánh viên mãn thành thật của hiện tượng sinh khởi.
Tánh ấy gọi là tánh viên thành thật.
Biến kế sở chấp, y tha khởi, viên thành thật là ba tánh gắn lên với thức, cho nên gọi là: ba tự tánh của thức.
b) Ba vô tánh:
Lột xác ba tự tánh, lật ngược chúng lại, thì thành ba vô tánh.
1. Tướng so sở chấp cùng khắp mà có hiện ra, là tướng giả dối: tướng vô tánh (vô tánh của tướng)
2. Sinh khởi các “tự” do “tha” duyên tựu thành, thì đó không phải thật có duyên khởi: Sinh vô tánh (vô tánh của sinh).
3. Lìa bỏ y tha, ngộ được tánh viên thành thật, thấy được thực chất như như bất biến ấy chẳng có tánh gì hết. Nó là cái vô tánh (vô tánh tuyệt đối). Cái vô tánh tuyệt đối này là cái như như thường hằng bất biến của các pháp, mệnh danh là chân như.
Triết học Duy Thức gọi đó là: Tánh Duy Thức. Hóa cho nên: ngộ nhập Duy Thức Tánh, đồng nghĩa với ngộ nhập chân như.
a) Theo Duy Thức:
Phiền não chướng: chướng ngại của phiền não khổ đau, ngăn chặn cái vui giải thoát của Niết bàn.
Sở tri chướng: chướng ngại của tri kiến sai lầm, ngăn chặn cái biết chân thật của Bồ đề.
* Tiêu diệt xong hai chướng ngại thì hai quả chuyển y tự hiện ra.
Gọi là quả chuyển y, làvì: đoạn trừ được phiền não thì phiền não chướng chuyển thành Niết bàn, đoạn trừ sở tri thì Niết bàn là tâm giải thoát, Bồ đề là tuệ giải thoát.
b) Theo Khởi Tín:
Phiền não ngại: chướng ngại của phiền não khổ đau, ngăn chặn cái trí Như Lý. Trí như lý là trí soi suốt chân như, đúng như lý thể của nó (Lý: thể, tánh)
* Trí ngại: chướng ngại của tri kiến sai lầm, ngăn che cái trí như lượng. Trí như lượng là trí soi suốt mọi vật trong thế gian, cũng như dung lượng của chúng.
(lượng: đo lường, dung lượng bị đo lường)
Như vậy:
Phiền não ngại: chướng ngại sự thật của bản thể.
Trí ngại: chướng ngại sự thật của hiện tượng.
Giáo nghĩa Khởi Tín phản ảnh trung thành đường hướng căn bản của Ðại thừa, luôn luôn ôm sát hai đầu trục: bản thể (chân như) và hiện tượng (sinh diệt) mà thuyết minh.
Trong khi đó thì:
Giáo nghĩa Duy Thức, vốn phát xuất từ căn bản Tiểu thừa mà tiến lên Ðại thừa, cho nên chưa thoát ly được hai quan niệm cố hữu của các trường phái Tiểu thừa là: Tâm giải thoát (Niết bàn) và Tuệ giải thoát (Bồ đề) mà triển khai.
Lưu ý: xưa nay người ta thường gọi trường phái Duy Thức là trường phái Bán Ðại thừa, lý do là vì đó.
Muốn biết Phật giáo Ðại thừa là gì, người học cần nhớ rằng phong trào Ðại thừa bắt đầu xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ I trước Tây lịch, tức gần năm thế kỷ sau Niết bàn. Trong suốt năm thế kỷ hậu Niết bàn ấy: Thánh điển nguyên thủy (đại diện là hai hệ thống kinh văn Agama và Nikaya) đã tập kết khoảng đầu thế kỷ (sau Niết bàn) thứ III trước TL. Như vậy là Thánh điển nguyên thủy truyền khẩu chừng một thế kỷ. Nòng cốt của các Tạng Luận của trường phái Tiểu thừa cũng bắt đầu hình thành trong giai đọan này (tức trước kinh văn Ðại thừa chừng hai thế kỷ)
Nguyên nhân nào khiến phong trào Ðại thừa xuất hiện?
Các tổ Thiền Ðại thừa cho rằng những gì mà các tạng Luận của Tiểu thừa khai triển đều chưa sâu sắc và đầy đủ, không phản ảnh được nội dung thâm áo của lời Phật dạy trong Thánh điển Nguyên thủy. Do đó họ mới vận động để cho ra phong trào Ðại thừa (cỗ xe lớn) và gọi đối phương của họ là Tiểu thừa (cổ xe nhỏ). Viện dẫn các giáo chứng và lý chứng trích từ kinh văn Nguyên thủy ra, họ tập kết kinh điển mới, mệnh danh là kinh văn Vaipulia (phiên âm: Tỳ Phật Lược; dịch nghĩa: Phương đẳng hay phương quảng). Phương quảng chính là kinh văn Ðại thừa vậy. Kinh Phương quảng đầu tiên ra đời chính là Tiểu Phẩm Bát nhã, xuất hiện trên lá bối vào khoảng giữa thế kỷ thứ I trước Tây Lịch (tức là sau Niết bàn chừng năm thế kỷ). Qua thế kỷ thứ I sau TL, nội dung của Tiểu Phẩm Bát Nhã được khai triển rộng và sâu thêm mà thành Ðại Phẩm Bát Nhã. Tất cả kinh văn Ðại thừa về sau đều bắt nguồn từ Bát Nhã, cho nên nói: Bát Nhã vi Ðại thừa chư kinh chi mẫu thai: Bát Nhã là cái mẫu thai từ đó sinh ra các kinh Ðại thừa.
Tiến trình phát triển của kinh văn Ðại thừa:
Có hai giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: từ thế kỷ I trước TL đến thế kỷ thứ II sau TL, với sự xuất hiện của các kinh: Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Duy Ma, Pháp Hoa nhằm xiển dương cái Phật tánh mà Phật đã nói trong một kinh Nguyên thủy (trong kinh ấy Phật ví chúng sinh như hoa sen mọc trong bùn, có khác nhau về cấp độ nhưng không khác nhau về tánh chất, và cuối cùng đều nở hoa và đều thơm ngát như nhau như nhau. Ðóa hoa (Liên Hoa) thơm ngát đó, chính là cái Phật tánh mà tất cả chúng sinh đều có ngang nhau, ở nơi kẻ đại ngu cũng như ở người đại trí. Cái Phật tánh ấy bắt đầu được triển khai trong kinh văn Bát Nhã, rồi cuối cùng được chung kết trong Pháp Hoa. Bằng một khẳng định dứt khóat: Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh.
Với Phật giáo Ðại thừa, giá trị con người như thế là được phát huy lên đến tột đỉnh vinh quang của nó, cho đến ngày nay vốn tự hào là văn minh.
Ðến đây thì Long Thọ và Ðề Bà xuất hiện (giữa thế kỷ thứ II sau TL). Bằng lý luận Bát Bất Long Thọ thuyết minh triết học, mà hoàn thành giáo nghĩa Ðại thừa trên cả hai mặt về đạo học và triết học, chiếm địa vị độc tôn trong các giới tư tưởng Ấn Ðộ, át cả Tiểu thừa và ngoại đạo buổi bấy giờ. Do đó Long Thọ được suy tôn là Ðệ Nhị Thích Ca.
2. Giai đọan 2: Từ thế kỷ sau TL đế thế kỷ thứ V sau TL với sự xuất hiện của các kinh văn trong hệ thống Bách Bộ Ðại thừa như Bất Tăng Bất Giảm, Thắng Man, Niết bàn, Lăng Già, Giải Thâm Mật v.v...
Sau Long Thọ không lâu, một thắc mắc xuất hiện. Vì sao chúng sinh có Phật tánh mà còn bị trôi lăn dài dài? Trải qua ba thế kỷ thao thức, các tổ Ðại thừa theo dõi Phật tánh trong trôi lăn và tìm ra quá trình trôi lăn của Phật tánh, mà hoàn thành giáo nghĩa Như Lai Tạng. Như Lai tạng nghĩa la:ø cái kho chứa Như Lai, mà thuật ngữ của Khởi Tín gọi là: Pháp giới đại tổng tướng. Cái đại tổng tường đó nhiếp thâu tất cả các pháp của toàn bộ pháp giới, bao gồm của hai mặt: Tịnh và Nhiễm. Nó chính ngay cái Tâm Chúng Sinh chứ không chi khác. Tịnh là chân như, Nhiễm là vô minh. Chân như và Vô minh kết thành một khối bất tương ly trong tâm chúng sinh. Cả hai đều nhiếp thâu tất cả các pháp trong pháp giới ngang nhau và đều có lực dụng như nhau. Nếu xuôi theo vô minh thì nhiễm bọc kín tịnh lại và giam hãm Như Lai trong vòng sinh tử: Như Lai triền. Ngược lại như thuận dòng chân như mà tu tập, được sức huân tập của chân như bên trong làm nhân và của giáo pháp bên ngoài làm duyên, thì Tịnh dần dần có sức mạnh và Nhiễm dần dần bị yếu sức và mất tiêu luôn. Tịnh bọc lấy nhiễm và chuyển lực dụng của Nhiễm thành Nghiệp dụng thanh tịnh bất khả tư nghì: Như Lai xuất triền. Giáo nghĩa Ðại thừa đến luận Khởi Tín là chung điểm. Cho nên xưa nay, về mặt phần giáo, Khởi Tín được xác định là Ðại thừa chung giáo.
Sau Khởi Tín, Ấn Giáo (Bà La Môn giáo canh tân) xâm nhập Phật giáo Ðại thừa chụp lấy giáo nghĩa Như Lai Tạng của Ðại thừa mà khai triển ròng rã, rồi phối hợp với phép tu riêng (dựa trên bùa chú) mà thành lập Mật giáo. Mật giáo không thuộc chính hệ của Phật giáo như Ðại thừa, mà chỉ được coi như bàng hệ. Vì vậy, nói Mật giáo là Phật giáo thì không đúng, nhưng nói Mật giáo không phải là Phật giáo cũng sai. Có điều ta ghi nhận rằng: càng về sau Mật giáo càng xâm nhập sâu vào các tông như Tịnh độ chẳng hạn. Do đó mà thần chú lan tràn cùng khắp trong Phật giáo như nước vỡ bờ.
Phật giáo Ðại thừa chia toàn bộ giáo pháp Phật thành ba thừa:
- Hai thừa cấp thấp là Thanh văn thừa và Duyên Giác Thừa. nói chung là nhị thừa (danh từ thông xưng là Tiểu thừa)
- Thừa cấp cao hơn là Ðại thừa.
Gọi chung cả ba thừa là Tam Thừa.
- Vượt lên trên Tam Thừa và gồm thâu cả ba lại: Phật thừa hay nhất thừa.
- Duyên Giác thừa chỉ có một quả: Duyên giác.
- Thanh Văn thừa có bốn quả: Từ Ðà Hòan, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán. Ba quả đầu gọi là Tam Hiền, quả chót là quả Thánh.
- Bồ tát thừa được chia ra năm cấp: 1/ Thập tín, 2/ Thập trụ, 3/ Thập hạnh, 4/ Thập hướng, 5/ Thập Ðịa. Mỗi cấp có 10 bậc cộng thành 50 bậc. Vượt trên thập địa gọi là Ðẳng giác (giác ngộ ngang bằng Phật)
- Chúng sinh theo tiếng Phạn là tát đỏa (satva). Tát đỏa chưa hướng đến đạo giác ngộ là: Ngoại phạm. Bắt đầu hướng đến đạo giác ngộ (bodhi:Bồ đề) là Nội phạm. Nội phạm là cấp đầu của Bồ tát nghĩa là Bồ tát Thập Tín.
- Ðã an trú trong đạo giác ngộ là Thập Trụ.
- Ðang thực hành trong đạo giác ngộ là Thập Hạnh.
- Công hạnh đang trải qua rồi và đương hướng tới thánh vị là Thập Hướng.
Bắt đầu lên đến thánh vị gọi là Bồ tát đăng địa. Từ Ðăng địa lên đến địa vị thứ 10, gọi là Bồ tát Thập Ðịa. Vượt khỏi Thập địa gọi là Bồ tát Ðẳng giác.
- Ba cấp (Trụ, Hạnh, Hướng) gọi là Tam Hiền.
- Mười bậc của cấp Thập địa gọi là Thập Thánh
- Trước khi lên Thập Ðịa (10 bậc của Hướng) gọi là Bồ tát địa tiền.
- Bên Sơ địa gọi là: Bồ tát Ðăng Ðịa hay Bồ tát địa thượng. Từ bậc thứ 7 trở lên (thất địa, tức Viễn Hành địa) thì mới không bị thối chuyển (lui về hàng phàm phu)
Chú ý:
- Tam Hiền trong Thanh văn thừa là: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm.
- Tam hiền trong Bồ tát thừa là: ba cấp Trụ, Hạnh, Hướng.
Lại nữa, theo Ðại thừa thì quả thánh của Thanh văn thừa (A La Hán) chỉ mới tương đương với cấp Tam hiền trong Ðại thừa mà thôi.
Bốn quả Thanh Văn: Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A na Hàm, A La Hán. Trên con đường đi đến bốn quả gọi là bốn hướng. Gọi chung là tứ hướng tứ quả (cũng gọi là bốn cấp tám bậc – Tứ song bát bội)
Tu Ðà Hoàn hướng – Tu Ðà Hoàn: 1 cấp
Tư Ðà Hàm hướng – Tư Ðà Hàm: 2 cấp
A Na Hàm hướng – A Na Hàm: 3 cấp
A La Hán hướng – A La Hán: 4 cấp
Tu Ðà Hoàn: Bằt đầu dự vào dòng Thánh. Còn tái sinh bảy lần nữa (Thất Lai).
Tư Ðà Hàm: Còn tái sinh một lần nữa (Nhất Lai)
A Na Hàm: Hết tái sinh (Bất Hoàn)
A La Hán có hai nghĩa:
- Sát tặc: tiêu diệt hết giặc phiền não.
- Ứng cúng: Xứng danh được trời và người cúng dường.
Chú ý:
Hệ thống Pháp tướng của trừơng phái Duy Thức đặt căn bản trên tám thức (từ nhãn, nhĩ cho đến Alaya thức) chia chẻ trong các mục: Tướng, Tánh, hạnh, quả. Mục tướng thuyết minh về Tam năng biến. Mục tánh nói về Tam tánh và Tam vô tánh. Ðó là các mục đặc sắc nhất trong Duy Thức.
Pháp tướng Khởi Tín bắt đầu từ trạng thái sơ động của Tâm (vô minh) mà lập thuyết. Trái lại, Pháp tướng của Duy Thức lập cước trên sáu thức (nhãn, nhĩ...) triển khai từ pháp tướng A Tỳ Ðàm của Tiểu thừa, phối hợp với tư tưởng Không của Ðại thừa rồi tăng bổ thêm hai thức Mạc Na và A Lại Da để chung cục đưa ra cái gọi là Duy Thức tánh (tánh của Duy Thức).
Ðứng trên lập trường căn bản là Duy Thức tánh, trường phái Duy Thức cho rằng tất cả các pháp đều do thức biến hiện, kể luôn cả sơn hà đại địa.
Bài kệ mở đầu của Duy Thức Tam Thập Tụng:
Do giả thuyết ngã pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ ư thức sở biến
Thử năng biến duy tâm.
Nghĩa: Ngã và Pháp chỉ là hai cái giả lập. Thật ra bên trong có vô vàn tướng này, tướng khác chuyển biến mà hiện ra. Các tướng ấy là phần sở biến của Thức mà nương thức mà có phát sinh. Phần năng biến gồm có ba lớp:
Các bài kế tiếp nói về ba lớp năng biến: A Lại Da, Mạt Na, sáu thức.
Lớp sâu kín (vừa là đầu mối) là thức A Lại Da, gọi là Ðệ nhất năng biến. Thức A Lại Da chứa các chủng tử (hột giống) từ trần cảnh đưa vào, các chủng tử ấy nhào nặn với nhau cho đến khi thuần thục, rồi hiện ra trở lại mà tạo nên trần cảnh và nhận diện trần cảnh. Ðây là cái được gọi là: Hiện hành huân chủng tử, chủng tử huân hiện hành. Sự huân tập này diễn biến không bao giờ ngừng. Do đó mà có sự sinh khởi bất tận của vạn sự vạn vật trong thế gian.
Từ lớp năng sở biến này. dấy lên lớp đệ nhị năng biến là thức Mạt Na. Mạt Na sau khi sinh khởi, chụp lấycái A Lại Da mà cho là Ngã. Vì vậy, thức Mạt Na (Mana) ghọi là thức chấp ngã. Mạt Na vẫn được hiểu theo nghĩa tư lương. Nhưng đây chỉ cái tư lương của A Lại Da mà thôi (hoàn toàn không đồng nghĩa với cái tư lương trong Khở Tín)
Hết lớp năng biến thứ hai (Mana), tiếp theo là lớp năng biến thứ ba nằm ở ngoài vào. Ðó là sáu thức nhãn, nhĩ... ý thức. Năm htức đầu chỉ phần biệt phần thô của trần cảnh. Muốn phân biệt rõ ràng (liễu biệt), phải có sự cộng tác của thức thứ sáu (ý thức).
Ý thức có hai lọai: Ngũ câu cộng tác với năm thức trước.
Ðộc câu có tác dụng phân biệt độc lập và riêng rẽ.
Theo Duy Thức, tiến trình của sự nhận thức diễn trên hai chiều, từ ngoài vào trong và từ trong ra. Từ ngoài vào thì đem hình ảnh các pháp gieo vào ý thức, rồi Mạt Na thức và lưu trú trong A Lại Da Thức thành chủng tử. Ðây là tiến trình hiện huân chủng. Từ trong ra là: các chủng tử trong A Lại Da hiện ra trở lại, xuyên qua Mạt Na thức rối ý thức và năm Thức đầu, để chúng nhận diện sự vật. Ðây là tiến trình chủng huân hành.
Qua các nét chính yếu được trình bày trong giáo nghĩa Duy Thức thì rõ ràng học thuyết Duy Thức chỉ thuyết minh tác dụng nhận thức của cái tâm. Duy Thức chưa hề nói đến bản thể của tâm và tương quan giữa tâm và thức như Khởi Tín.
http://www.quangduc.com/phapso/01trichluc4.html#TỨ TRÍ--- o0o ------ o0o --- | Tủ sách Phật học |--
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét