Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

War der Bodhisatta jemals grausam gesinnt?

4.1.10. Iddhibaladassanapañho/ MILINDA VAN DAO




MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Milindapañha, Teil 4

Mil. 4.1.17. Die Macht der Magie - 4.1.10. Iddhibaladassanapañho

ĐỘNG LỰC SAI BIỆT HẠNH NGHIỆP SAI BIỆT

00. TU VUNG:





I SU* INDACANDA DICH:

IV. PHẨM VỀ TRÍ TOÀN TRI

5. CÂU HỎI VỀ LOMASAKASSAPA

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh.’ Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Trong khi là vị ẩn sĩ tên Lomasakassapa đã giết chết hàng trăm mạng sống và đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya.’[25]
Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Đại lễ tế thần Vājapeyya đã được ẩn sĩ Lomasakassapa hiến cúng sau khi đã giết chết hàng trăm mạng sống’ là sai trái. Nếu đại lễ tế thần Vājapeyya đã được ẩn sĩ Lomasakassapa hiến cúng sau khi đã giết chết hàng trăm mạng sống, như thế thì lời nói rằng: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh.’ Và đại lễ tế thầnVājapeyya đã được ẩn sĩ Lomasakassapa hiến cúng sau khi đã giết chết hàng trăm mạng sống. Tuy nhiên, việc ấy là do tác động của ái luyến, không có sự suy nghĩ, không có sự cố ý.”
 “Thưa ngài Nāgasena, tám hạng người này giết hại mạng sống. Tám hạng nào? Hạng luyến ái giết hại mạng sống do tác động của luyến ái, hạng xấu xa giết hại mạng sống do tác động của sân, hạng mê mờ giết hại mạng sống do tác động của si, hạng ngã mạn giết hại mạng sống do tác động của ngã mạn, hạng tham lam giết hại mạng sống do tác động của tham, hạng không có gì giết hại mạng sống vì mục đích nuôi mạng, hạng ngu dốt giết hại mạng sống do tác động của sự đùa giỡn, đức vua giết hại mạng sống do tác động của kỷ cương. Thưa ngài Nāgasena, đây là tám hạng người giết hại mạng sống. Thưa ngài Nāgasena, có phải việc đã làm bởi đức Bồ Tát có tính chất tự nhiên?”  
“Tâu đại vương, việc đã làm bởi đức Bồ Tát không phải có tính chất tự nhiên. Tâu đại vương, nếu đức Bồ Tát hạ thấp (phẩm cách) để hiến cúng đại lễ tế thần vì bản tánh tự nhiên thì không nói lên lời kệ này:
‘Ta không mong muốn vùng đất có sự bao quanh của biển cả, có biển là vòng đai, cùng với lời phỉ báng. Này Sayha, ngươi hãy nhận biết như vậy.’[26]
3. Tâu đại vương, với lời nói như vậy đức Bồ Tát do việc nhìn thấy nàng Candavatī, con gái của đức vua, đã không còn có sự suy nghĩ, tâm bị tán loạn, bị luyến ái, có trạng thái không suy nghĩ, vô cùng bối rối, vô cùng vội vã. Với tâm đã bị tán loạn, đã bị lay động, đã bị khuấy động ấy, vị ấy đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya với sự tích lũy to lớn khổng lồ về lượng máu từ cần cổ của những con thú bị giết.
Tâu đại vương, giống như kẻ bị điên, có tâm bị tán loạn, bước lên ngọn lửa đã được đốt cháy, nắm bắt con rắn độc đã bị lên cơn giận, cưỡi lên con voi đã bị nổi điên, lao vào biển cả không nhìn thấy bến bờ, giẫm đạp vào vũng nước luôn cả hố phân, leo lên hàng rào gai, lao vào vực thẳm, ăn vật dơ, thậm chí lõa lồ đi ở đường phố, (hoặc) làm nhiều công việc không xứng đáng khác nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Bồ Tát do việc nhìn thấy nàng Candavatī, con gái của đức vua, đã không còn có sự suy nghĩ, tâm bị tán loạn, bị luyến ái, có trạng thái không suy nghĩ, vô cùng bối rối, vô cùng vội vã. Với tâm đã bị tán loạn, đã bị lay động, đã bị khuấy động ấy, vị ấy đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya với sự tích lũy to lớn khổng lồ về lượng máu từ cần cổ của những con thú bị giết.
Tâu đại vương, việc xấu xa đã được làm bởi kẻ có tâm bị tán loạn trong thời hiện tại không phải là có tội lỗi nghiêm trọng, và tương tợ y như thế cũng không có quả thành tựu ở thời vị lai. Tâu đại vương, ở đây một kẻ điên khùng nào đó phạm vào tội đáng chết thì ngài sẽ giáng xuống kẻ đó hình phạt gì?”
4. “Thưa ngài Nāgasena, sẽ là hình phạt gì đối với kẻ điên khùng? Chúng tôi cho người đánh đập rồi bảo đuổi kẻ ấy đi; chính điều ấy là hình phạt đối với kẻ ấy.”
“Tâu đại vương, như thế cũng không có hình phạt trong việc phạm tội của kẻ điên khùng. Vì thế, trong việc đã làm của kẻ điên khùng thì không có sự sai trái, có thể tha thứ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị ẩn sĩ Lomasakassapa do việc nhìn thấy nàng Candavatī, con gái của đức vua, đã không còn có sự suy nghĩ, tâm bị tán loạn, bị luyến ái, có trạng thái không suy nghĩ, đã đi ra ngoài sự kiềm chế, vô cùng bối rối, vô cùng vội vã. Với tâm đã bị tán loạn, đã bị lay động, đã bị khuấy động ấy, vị ấy đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya với sự tích lũy to lớn khổng lồ về lượng máu từ cần cổ của những con thú bị giết. Hơn nữa, đến khi đã có tâm trở lại bình thường, có trí nhớ đã được hồi phục, khi ấy (Lomasakassapa) sau khi xuất gia trở lại lần nữa, đã làm sanh khởi năm thắng trí, và đã đi đến cõi Phạm Thiên.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về Lomasakassapa là thứ năm.

II. PALI


III. TIENG DUC

Mil. 4.5.5. War der Bodhisatta jemals grausam gesinnt? - 4.5.5. Buddhaaviheṭhakapañho


"Der Erhabene, ehrwürdiger Nāgasena, hat gesagt: <Schon früher, als Mensch, hegte ich friedfertige Gesinnung gegen die Wesen.> Andererseits aber sagte er: <Als ich Lomasa-Kassapa war, der Einsiedler, da ließ ich viele hunderte von Tieren hinschlachten und brachte das "Krafttrankopfer" (Vgl. Jātaka 433. Das erwähnte Opfer ist eines der sieben großen vedischen Soma-Opfer) dar.> Wenn also, ehrwürdiger Nāgasena, der Erhabene gesagt hat, daß er früher als Mensch friedfertige Gesinnung gegen die Wesen hegte, so ist eben die Aussage, daß er früher viele hunderte von Tieren hätte hinschlachten lassen, falsch. Hat er dies aber dennoch getan, so muß die Behauptung, daß er friedfertige Gesinnung gegen die Wesen hegte, eben falsch sein. Auch dies ist wiederum ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle und das du mir nun zu lösen hast."
"Beide Aussagen, o König, haben ihre Richtigkeit. Daß der Bodhisatta die vielen hunderte von Tieren hat schlachten lassen, geschah aus Begehren und als er von Sinnen war, nicht bei klarem Geiste."
"Acht Arten von Menschen sind es, ehrwürdiger Nāgasena, die lebende Wesen umbringen. Welche acht? 
  • Der Gierige tötet aus Gier, 
  • der Gehässige aus Haß, 
  • der Verblendete aus Verblendung, 
  • der Dünkelhafte aus Dünkel, 
  • der Habsüchtige aus Habsucht, 
  • der Mittellose des Lebensunterhaltes wegen, 
  • das Kind aus Torheit (oder: "der Tor zu seinem Vergnügen", bālo-hassavasena) und 
  • der König der Disziplin wegen. 
Nach seiner natürlichen Veranlagung, ehrwürdiger Nāgasena, hat also der Bodhisatta gehandelt."
"Nein, o König, nicht hat der Bodhisatta nach seiner natürlichen Veranlagung gehandelt; denn hätte er in seiner natürlichen Veranlagung die Neigung gehabt, das große Opfer darzubringen, so hätte er nicht den Vers gesprochen:

    Nicht möcht' ich selbst die weite Welt,
    Vom Meer umgrenzt, vom Meer umringt,
    Besitzen, wenn mir's Schande bringt:
    Das wahrlich, Sayho, merke dir!

Trotz dieser Worte, o König, war der Bodhisatta schon beim bloßen Anblick der Königstochter Candavatī von Sinnen, im Geiste verwirrt, außer Fassung gebracht, durch und durch verworren und erregt. Und in diesem verwirrten, unsteten, aufgewühlten Geisteszustand brachte er das von dem dahinfließenden Blut der Tiermorde begleitete außerordentlich große Krafttrankopfer dar (Jātaka 310).
Ein Geistesgestörter, o König, mag in seiner verwirrten Geistesverfassung selbst in ein brennendes Feuer hineinlaufen, oder eine gereizte Giftschlange anfassen, oder auf einen wilden Elefanten losstürzen, oder sich ins Meer hinauswagen, ohne auf das Ufer zu achten, oder vielerlei andere verkehrte Handlungen verüben. Genau so, o König, stand es mit dem Bodhisatta.
Das in verwirrtem Geisteszustand verübte Böse, aber, o König, ist weder für dieses Leben ein großes Übel, noch auch hinsichtlich seiner Wirkung in einem zukünftigen Leben. Wenn da ein Geistesgestörter einen Mord verübt, mit welcher Strafe würdest du diesen wohl belegen?"
"Was sollte wohl ein Wahnsinniger für eine Strafe erhalten? Wir würden einem solchen Prügel zuerteilen und ihn dann wieder laufen lassen. Das würde seine ganze Strafe sein."
"Für das Vergehen eines Geistesgestörten, o König, gibt es also keine Strafe. Darum ist die von einem Geistesgestörten verübte Handlung kein Verbrechen und ist verzeihlich. So auch, o König, war der Einsiedler Somasa-Kassapa schon beim bloßen Anblick der Königstochter Candavatī von Sinnen, im Geiste verwirrt, außer Fassung gebracht, durch und durch verworren und erregt. Und in diesem verwirrten, unsteten, aufgewühlten Geisteszustand brachte er das von dem dahinfließenden Blut der Tiermorde begleitete außerordentlich große Krafttrankopfer dar. Als er aber wieder in seinen natürlichen Zustand zurückgekehrt war, da zog er wieder in die Hauslosigkeit hinaus. Und nachdem er die fünf höheren Geisteskräfte (Die sechste Geisteskraft des Wissens von der Triebversiegung, āsava-kkhaya-ñāna, erreicht nur der Heilige, arahat) sich erwirkt hatte, gelangte er in der Brahmawelt wieder zum Dasein."
"Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgasena! So ist es, und so nehme ich es an."

--


IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

143. Tại sao bồ tát Loma Kassapa giết hại chúng sanh để tế lễ?- Thưa đại đức Na-tiên! Có lần Đức Thế Tôn thuyết rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Vào thời quá khứ, Như Lai hành trì ba-la-mật không mệt mỏi, luôn luôn tinh cần, nỗ lực để bổ khuyết ba-la-mật cho chính mình. Một kiếp nọ, dù năng lực ba-la-mật của Như Lai còn non yếu, còn khiếm khuyết, đấy là kiếp làm người có tên là Avihe Dhaka - nhưng Như Lai cũng đã không lấn hiếp, đe dọa hoặc cướp đoạt mạng sống của bất cứ chúng sanh nào." Lời tuyên bố ấy của Đức Đạo Sư có đúng chăng, đại đức?
- Đại vương có trí nhớ rất tốt.
- Không dám. Bồ tát kiếp làm người có tên là Avihe Dhaka, tuy ba-la-mật còn non yếu, lại không hề giết một sanh mạng nào; nhưng sau đó, nhiều kiếp về sau, dĩ nhiên là ba-la-mật sung mãn hơn, lại đang tâm giết rất nhiều sanh mạng để cúng dường đại tế, là nghĩa làm sao, thưa đại đức?
- Xin đại vương nói cho rõ hơn.
- Vâng, đấy là kiếp bồ tát làm vị đạo sĩ tên là Loma Kassapa. Đạo sĩ vì nghe lời nàng Cinda Vatì đã giết hại rất nhiều chúng hữu tình dùng cho việc tế lễ. Điều này chứng tỏ gì? Chứng tỏ rằng, lời Đức Thế Tôn không như một. Đã không như một lại phơi bày sự thật hiển nhiên, rằng là, ba-la-mật ít lại không sát sanh, ba-la-mật nhiều lại sát sanh? Sự mâu thuẫn không thể lý giải này làm cho người học Phật đời sau như rơi vào mê lộ tối tăm, chẳng tìm đâu ra ánh sáng nữa. Mong đại đức chỉ giáo cho.
Đại đức Na tiên chợt mỉm cười:
- Câu hỏi của đại vương như một cái thòng lọng, nhúc nhích một cái là bị siết chặt vào cổ ngay! Hay lắm, chúng ta sẽ cố gỡ xem sao.
- Tất cả chỉ nhờ vào trí tuệ của đại đức.
- Không dám, bần tăng sẽ cố gắng cùng với đại vương xem thử lý do nó nằm ở đâu. Chắc đại vương biết rõ là bồ tát Loma Kassapa thuở ấy chưa đắc quả Thánh chứ?
- Dĩ nhiên là chưa đắc.
- Thế có nghĩa là vẫn còn dục ái chứ?
- Vâng.
- Và dục ái thì cho chí bậc thánh Tu-đà-huờn, Tu-đà-hàm vẫn còn bị chi phối, đến bậc thánh A-na-hàm dục ái mới hoàn toàn yên lặng.
- Vâng.
- Thế thì bồ tát Loma Kassapa bị dục ái chi phối mà sát sanh thì cũng là chuyện không lạ lùng lắm. Năng lực của dục ái, luyến ái đến độ cường liệt thì nó che mờ tất cả mọi thiện pháp, làm nguội tắt tất cả năng lực ba-la-mật! Vì yêu nàng Cinda Vatì, vì luyến ái, mê đắm nàng Cinda Vatì mà bồ tát Loma Kassapa đã phạm tội sát sanh, tâu đại vương!
- Trẫm nghe rằng, sát sanh có tám lý do:
Sát sanh do năng lực dâm dục;
Sát sanh do sân hận;
Sát sanh do si mê;
Sát sanh do ngã chấp;
Sát sanh do tham lam;
Sát sanh do nuôi mạng;
Sát sanh do ngu si, không có trí tuệ, không thấy tội, phước, lợi, hại v.v...;
Sát sanh do các quy luật tự nhiên.
Vậy thì bồ tát Loma Kassapa sát sanh là do một trong tám lý do thông thường ấy chăng?
- Nó là một trong tám lý do ấy nhưng cũng ở ngoài tám lý do ấy!
- Tại sao?
- Tâu, cũng là luyến ái nhưng luyến ái ấy quá cường liệt, quá mạnh mẽ đã che mờ hết tâm trí; hành động do năng lực luyến ái ấy chẳng khác gì hành động của người điên, tâu đại vương!
- Xin đại đức giải thích cho trẫm nghe.
- Vâng. Một người điên thì có dẫm chân lên một đống than đỏ rực cũng không sợ hãi, bắt rắn độc bỏ lên tay cũng không ngán, dù gặp voi sổ mạch (voi động dục) hung dữ hắn ta cũng có thể liều mạng bắt cỡi được. Biển cả sâu và lớn rộng không thấy mé bờ, người mất trí ấy cũng có thể nhảy ùm xuống và lội qua. Đối với các loại thú dữ như cọp, beo, tê giác, trâu rừng v.v..., y cũng có thể đến gần đùa chơi mà không sợ nguy hiểm. Cả một rừng cây gai chằng chịt hắn cũng có thể ung dung đi vào! Nói tóm lại, người điên chẳng sợ núi cao, vực sâu; chẳng hề thấy vật đáng nhờm gớm; chẳng hề biết mắc cở, hổ thẹn khi trần truồng trước mắt mọi người. Việc gì y cũng có thể làm được. Trong đầu người điên không có chuyện thiện ác, phải trái, an nguy, lạnh nóng, khôn dại, đúng sai, xấu đẹp, được mất, hơn thua, khen chê v.v...
Đạo sĩ Loma Kassapa của chúng ta khi thấy sắc thân nàng Cinda Vatì, tâm luyến ái phát sanh, lửa dục thiêu đốt; nên hành động của vị ấy chẳng khác gì hành động của người điên, tâu đại vương! Vậy đối với người điên hư hỏng tâm tính, đánh mất nhân cách; nếu có hành động nào sái quấy xâm phạm đến pháp luật quốc gia, đại vương sẽ xử tội như thế nào?
- Thưa đại đức, người điên nếu phạm tội tử hình, luật pháp của trẫm cũng không thể giết được. Dẫu phạm tội nặng thế nào, vì an nguy cho mọi người xung quanh, trẫm cũng chỉ bắt trói hoặc nhốt y lại là cùng.
- Đại vương không ghép vào tội tử hình, chỉ bắt trói hoặc nhốt lại thôi! Nhưng sau đó? Giả dụ người điên kia tỉnh lại thì đại vương làm sao nhỉ?
- Thì phải thả người ta ra.
- Thế đại vương có xét lại những tội lỗi mà y đã làm từ trước?
- Thưa, không thể xét lại được, hoàn toàn tha bổng.
Đại đức Na-tiên chậm rãi nói:
- Trường hợp đạo sĩ Loma Kassapa cũng y như thế đó, tâu đại vương! Khi lửa dục thiêu đốt, đạo sĩ làm những điều sai lầm, càn quấy giết hại loài hữu tình do năng lực nàng Cinda Vatì xúi giục. Đại vương không bắt tội người điên như thế nào thì cũng không nên luận tội đạo sĩ Loma Kassapa theo lý giải thường tình. Người điên sau khi hết điên, đại vương tha bổng, cho người ấy trở lại đời sống bình thường. Tương tự thế, đạo sĩ Loma Kassapa sau khi " hết điên", có "trí nhớ" trở lại, "tỉnh táo" trở lại; đã trở về với sinh hoạt tâm linh bình thương, đã tiến tu, đã đắc thiền và đắc ngũ thông, hết tuổi thọ được sanh vào cõi Phạm thiên.
- Ồ! hy hữu vậy thay!
- Người điên khôngthể luận phải trái, thiện ác, đúng sai... như thế nào, thì đạo sĩ Loma Kassapa khi bị lửa dục thiêu đốt, cũng không thể luận ba-la-mật non hay già, tâm từ ít hay nhiều, sát hay không sát...; chỉ coi là sự đột khởi điên loạn nhất thời, chẳng thể xác định phẩm hạnh hoặc tư cách trọn vẹn của một con người được.
- Vâng, vâng!
- Hãy dùng tuệ giác mà ngắm nhìn vấn đề, đại vương! Dùng đạo đức, luân lý của thế gian hay tôn giáo mà nhìn ngắm vấn đề sẽ đưa đến cục bộ, giới hạn. Dùng tuệ giác mà soi chiếu, đại vương sẽ tỏ tường, thông suốt, xuyên thấu vấn đề hơn, tâu đại vương!
- Thật là tri ân đại đức!




V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


8. Purity of the Buddha


“If the Tathàgata destroyed all unwholesomeness in himself
when he gained omniscience why did he get hurt by a
splinter of rock that was thrown by Devadatta? If he did
get hurt then he cannot have been free from all evil, for
there is no feeling without kamma. All feeling has its root
in kamma and it is only on account of kamma that feeling
arises.”
“No, great king, not all feeling has its root in kamma.
There are eight causes of the arising of feelings. Excess of
wind, of bile and of phlegm, the mixture of the three bodily
fluids, variations in temperature, stress of circumstances,
external agency and kamma. Whoever says, ‘It is only kamma
that oppresses beings’, thereby excludes the other seven
reasons and that statement of theirs is wrong.
“When one’s wind is disturbed it happens in one of
ten ways; by cold, by heat, by hunger, by thirst, by overeating,
by standing too long, by over exertion, by running,
by medical treatment, or as a result of kamma. When the bile
is disturbed it is in one of three ways; by cold, by heat or by
unsuitable food. When the phlegm is disturbed it is in one
of three ways; by cold, by heat or by eating and drinking.
When these three disturbed fluids are mixed it brings about
its own distinctive pain. Then there are pains arising from
variations in temperature, stress of circumstances and by
external agencies. There is also that pain which has kamma
as its cause. So the pain that is due to kamma is much less
than that due to other causes. The ignorant go too far when
they say that everything that is experienced is produced as
the fruit of kamma. Without a Buddha’s insight no one can
ascertain the extent of the action of kamma.
When the Blessed One’s foot was grazed by the splinter
of rock the pain was produced only by external agency.
Although the Blessed One never suffered pain that was the
result of his own kamma, or brought about by the stress of
circumstances, he suffered pain from each of the other six
causes.84

It was said, O king, by the Blessed One, ‘There are certain
pains, Sãvaka, which arise from bilious humours and
you ought to know what they are for, it is a matter of com-
mon knowledge. Those ascetics and Brahmans who are of
the opinion and proclaim the view that all feelings that men
experience are due to a previous act, go beyond certainty
and knowledge and therein I say that they are wrong’.”85

--
83. Sãla, samàdhi, pa¤¤à (Virtue, concentration and wisdom).
84. This is a controversial point. There are several references to the Buddha experiencing
the result of previous kamma collected at Ap. i. 299ff.
85. S. iv. 230f, Moliya Sãvaka Sutta.
VI. Thao luan

Câu 1: co fai than thong co kha nang thay doi dieu nay dieu no o cuoc doi nay? Nhu binh hoan, ngu dot, neu co than luc, nhu ban on, ban phuoc?
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét