Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

PHAT AM PALI



Gioi thieu:
Duoc su chi dan cua mot nguoi ban, chung toi tim duoc giao trinh Cach phat am Pali ngan gon nhu sau, xin gioi thieu den ban doc:


Phụ lục 1 - Cách phát âm Phạn ngữ Pāli
Ngôn ngữ Pāli còn được gọi là Māgadhī là ngôn ngữ của xứ Magadha (Ma Kiệt Ðà). Ðó là một trong những trung tâm Phật Giáo quan trọng bao gồm các địa danh nổi tiếng Vương Xá thành (Rājagaha), Linh Thứu Sơn (Gijjhakūta), Nalanda. Cũng chính tại vương quốc nầy, vua Ajātasattu đã tổ chức Ðại Hội Kết Tập Tam Tạng đầu tiên cách ba tháng sau ngày Phật viên tịch.
Pāli được gọi là Nam Phạn để phân biệt với tiếng Sanskrit là Bắc Phạn. Vào thời Phật trụ thế tiếng Sanskrit là tiếng của giới quí tộc và hàng giáo sĩ Bà la môn mang tính kinh viện và dùng cho nghi lễ theo kinh Veda. Ðức Phật dùng nhiều ngôn ngữ khác nhau và Ngài khuyến khích dùng ngôn ngữ địa phương để diễn đạt chánh pháp. Có lẽ vì tính cách đại chúng và địa dư nên Nam Phạn Pāli được chọn trong lần kết tập kinh điển lần đầu. Thật ra Pāli có nghĩa là điển ngữ hay ngôn ngữ để chép kinh điển.
Ngày nay Nam Phạn Pāli đã trở thành cổ ngữ. Tuy vậy tất cả các quốc gia Phật giáo nguyên thủy đều dùng tiếng Nam Phạn làm tiêu chuẩn cho kinh điển và nghi lễ. Các học giả Tây Phương đầu thế kỷ nầy đã dùng Nam Phạn làm biểu chuẩn cho việc nghiên cứu và giới thiệu Phật học. Hiện đang có những nỗ lực để quốc tế hoá thuật ngữ Phật học từ các ngôn ngữ Sanscrit, Nhật ngữ, Hoa ngữ và tiếng Tây Tạng.
Tiếng Pāli tương đối dễ đọc. Có tất cả 41 mẫu tự gồm 8 nguyên âm và 33 phụ âm.
8 nguyên âm:

a - ā - i - ī - u - ū - e - o33 phụ âm chia thành 6 nhóm:k - kh - g - gh - ṅ
c - ch - j - jh - ñ
ṭ - ṭh - ḍ - ḍh - ṇ
t - th - d - dh - n
p - ph - b - bh - m
y - r - l - v - s - h - ḷ - ṃ
Cách đọc nguyên âm



ađọc làănhư hátd: anīka(á ni ká)
āđọc làanhư chatd: bālā(ba la)
iđọc làínhư títd: isi(í sí)
īđọc làinhư nghitd: īhā(i ha)
uđọc làúnhư tútd: udara(ú đá rá)
ūđọc làunhư dutd: ūkā(u ka)
eđọc làênhư đêtd: eka(ê ká)
ođọc làônhư tôtd: okāra(ô ka rá)
Các nguyên âm: ā, ī, ū, e, o phát âm dài Các nguyên âm có phụ âm đi sau phát âm dài; thí dụ: sattha (sát-thá) âm "sát" đọc dài, tunha (tun-há) âm "tun" đọc dài.
Cách đọc phụ âm lưu ý: những phiên âm có gạch nối là những "âm láy" khi phát âm đọc nhanh như "bờ" trong "bờ-há" .
1. Nhóm âm họng .



kđọc lànhư ka kitd: kata(ká tá)
khđọc làkờ-hánhư khátd: khaya(khá dá)
gđọc lànhư gỗtd: gati(gá tí)
ghđọc làgờ-hátd: ghaṭī(gờ-há ti)
đọc làngánhư ungtd: saṅkā(săng ka)
2. Nhóm nóc giọng


cđọc làchánhư cháutd: canda(chanh đá)
chđọc làchờ-hátd: chando(chờ-hanh đô)
jđọc làdzánhư dzutd: jāni(dza ní)
jhđọc làdzờ-hátd: jhāna(dzờ-ha ná)
ñđọc lànhánhư nhàtd: ñāṇa(nha ná)
3. Nhóm âm não (không có âm Việt tương đương) Khi phát âm giống như nhóm âm răng nhưng cong lưỡi lại,dồn hơi lên óc.


td: ṭaṅka(tăng ká)
ṭhtd: ṭhāna(tha ná)
td: ḍāka(đa ká)
ḍhtd: oḍḍha(ốt đơ-há)
td: iṇa(í ná)
4. Nhóm âm răng


tđọc lànhư tútd: taṭa(tá tá)
thđọc làtờ-hánhư thứtd: thala(thá lá)
dđọc làđánhư đongtd: dati(đá tí)
dhđọc làđờ-hátd: dhana(đờ-há ná)
nđọc lànhư nontd: naga(ná gá)
5. Nhóm âm môi


pđọc lànhư pa-patd:pajā(pá dza)
phđọc làpờ-hánhư phảitd:phala(phá lá)
bđọc lànhư báotd: bāhā(ba ha)
bhđọc làbờ-hátd: bhaya(bờ-há dá)
mđọc lànhư mơtd: mana(má ná)
6. Các phụ âm không thuộc nhóm


yđọc lànhư dutd: yoni(dô ní)
rđọc lànhư rõtd: rajani(rá dzá ní]
lđọc lànhư lotd: laya(lá yá)
đọc làtd: ḷīyati(li dá tí)
vđọc làquánhư quitd: vati(quá tí)
sđọc lànhư sửtd: sati(sá tí)
hđọc lànhư hổtd: hati(há tí)
đọc làăngnhư băngtd: taṃ(tăng)
Cách đọc vần ngược Pāli
k, g trong vần ngược đọc như "c" trong "nam bắc" td: agga (ắc gá), sakka (sắc cá).
ṅ, ṇ, ṃ trong vần ngược đọc như "ng" trong "ngang dọc" td: saṅgha (săng gờ-há), taṇḍa (tăng đá), dhammaṃ (đờ-ham măng).
c, j, ṭ, ḍ, t, d trong vần ngược đọc như "t" trong chữ chén bát (giọng bắc) td: satta (sát tá)
ñ trong vần ngược đọc như "nh" trong "nhanh chóng" td: añña (anh nhá).
n trong vần ngược đọc như "n" trong "than đá" (giọng bắc).
p, b trong vần ngược đọc như "p" trong "áp đảo" thí dụ uppannaṃ (úp pan năng).
l, ḷ trong vần ngược đọc "l" trong all của Anh ngữ. td: virūḷha (quí run há).
s trong vần ngược đọc "s" trong Texas (không có âm Việt tương đương)
y trong ey đọc như "ây" trong "đông tây" td: āhuneyyo (a hú nây dô)
ṅ, ṃ chỉ đi với nguyên âm trong vần ngược, tương đương với NG. thí dụ: taṃ [đọc là tăng]
Một chữ thường thấy xuất xứ từ Bắc phạn là Brahma (phạm chí) đọc là "bờ-ram má". Người học cần nhớ cách phiên âm để tự học chỉ là tương đối, nên học với thầy dạy là tốt nhất. Dưới đây là một bản thí dụ về cách phát âm Phạn ngữ Pāli với phiên âm bài kinh "Dâng Hoa"

Pūjemi buddhaṃ kusumenanenaPu jê mí bút d-hăng kú sú mê nánê ná
Puññena me tena ca hotu mokkhaṃPun nhê námê tê nácháhô tú mốc khăng
Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ mePúp phăng mí la da tí dátha í đăm mê
Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ.Ka dô tátha da tí quí na sápha quăng

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-nghithuc-tung/nthuc60.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét