Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

KINH MAT HOAN


TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 18
Mật hoàn
I. TOÁT YẾU
Madhupinkika Sutta - the honey ball.
The Buddha utters a deep but enigmatic statement about "the source through which perceptions and notions tinged by mental proliferation beset a man." This statement is elucidated by the venerable Mahakaccàna, whose explanation is praised by the Buddha.
Viên mật.
Phật thốt lên một lời phát biểu sâu sắc nhưng khó hiểu về "cái nguồn gốc từ đấy các nhận thức và quan niệm đầy thiên kiến ám ảnh một con người." Lời phát biểu ấy được tôn giả Đại Ca chiên diên làm sáng tỏ, và sự giải thích của tôn giả được Phật khen ngợi.
II. TÓM TẮT
Gậy cầm tay, một người dòng Sakka, đến hỏi Phật có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì. Phật dạy, Ngài giảng cái thuyết "không tranh luận với bất cứ ai, vì các tưởng (nhận thức) không còn ám ảnh vị bà la môn sống không có tham dục, hoài nghi, trạo hối, không có tham ái đối với hữu hay phi hữu."
Khi nghe vậy, người kia không hiểu, tỏ vẻ bất mãn bỏ về. Các tỳ kheo xin Phật giải thích, Ngài dạy thêm: "Nếu một người không có thái độ hoan hỷ, đón mừng, chấp trước đối với những hý luận vọng tưởng, thì đấy là đoạn tận các tùy miên tham, sân, nghi, kiến, mạn, hữu tham, đoạn tận đấu tranh bằng lời, bằng gươm giáo; đoạn tận ly gián ngữ, vọng ngữ. Các bất thiện ấy được tiêu diệt không có dư tàn".
Tôn giả Ca chiên diên triển khai lời dạy vắn tắt của Phật như sau:
Do xúc - sự gặp gỡ giữa căn, trần, thức - có thọ; do thọ có tưởng; do tưởng có suy tầm; do suy tầm có hý luận khởi lên. Nhân hý luận ấy, một số vọng tưởng ám ảnh con người. Nếu không có xúc thì không có thọ; không có thọ thì không tưởng; không tưởng thì không suy tầm; không suy tầm thì không hý luận vọng tưởng. Không hý luận vọng tưởng thì không có đấu tranh, và các ác bất thiện pháp [tham, sân, si, mạn, nghi, kiến, hữu tham] được tiêu diệt không dư tàn.
III. CHÚ GIẢIGậy cầm tay Dandapàni, có tên như vậy vì ông ta thường cầm gậy bịt vàng đi khắp nơi với vẻ tự cao. Ông theo cánh của Đề bà đạt đa, người phá tăng. Câu hỏi của ông có vẻ khiêu khích, câu trả lời của Phật phần đầu là để đối lại thái độ khiêu khích ấy.
Bà la môn nói trong câu này chỉ A la hán, hoặc chính bản thân Phật.
Hý luận vọng tưởng, papanca - sannà - sankhàđược dịch là "mental proliferation", thiên kiến. Luận giải nguồn gốc của hý luận vọng tưởng là tham (đối với sắc pháp), mạn ("tôi là") và kiến (chấp thường), qua đó tâm thức "trau chuốt" kinh nghiệm bằng cách giảng giải nó theo tiêu chuẩn "tôi" và "của tôi".
Tóm lại, Kinh này cốt hiển thị vòng sinh tử là 12 xứ - sáu căn tiếp xúc sáu trần. Nếu căn trần đừng ráp lại, thì hết sinh tử.
IV. PHÁP SỐNăm pháp: Nguồn gốc hý luận vọng tưởng là Xúc (căn trần thức gặp gỡ), thọ, tưởng, tầm, hý luận.
Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
Bảy tùy miên: tham, sân, kiến, nghi, mạn, hữu tham, vô minh.
Mười hai xứ: sáu căn và sáu trần.
Mười tám giới: 6 căn, 6 trần, 6 thức.
V. KỆ TỤNGA. Đoạn trừ tham, sân, nghi, trạo hối 
Giáo lý của Phật dạy
Là không tranh với ai
Vị thánh đệ tử sống
Các tưởng không ám ảnh
Không bị dục trói buộc
Không nghi ngờ do dự
Mọi hối quá đoạn diệt
Không tham hữu, phi hữu.
B. Không chấp trước 
Với hý luận vọng tưởng
Không đón mừng, hoan hỷ
Đoạn được các t
ùy miên
Tham, sân, kiến, nghi, mạn
Đoạn tham ưa các cõi
Và vô minh tùy miên
Cùng các bất thiện khác
Tiêu diệt không dư tàn.

C. Tôn giả Ca chiên diên khai diễn 
Căn trần thức gặp gỡ
Sự gặp gỡ l
à xúc
Do xúc nên có thọ
Có thọ nên có tưởng
Tưởng đưa đến suy tầm
Suy tầm sinh "hý luận"
Hý luận sinh vọng tưởng
Ám ảnh tâm con người.
[Sinh tử vẫn d
ài dài
Vì căn trần xúc đối
Hai thứ đừng xáp lại
Sẽ chấm dứt luân hồi.]





--
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-02.htm





Trung Bộ KinhMajjhima Nikaya

18. Kinh Mật hoàn
(Madhupindika sutta)


Tôi nghe như vầy:
Một thời, Thế Tôn sống giữa các vị dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở vườn Nigrodharama.
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, khi ăn xong, trên đường khất thực trở về, Thế Tôn đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ngài ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika.
Có vị Gậy cầm tay (Dandapani) Sakka (Thích-ca), kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Ðại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy, đứng một bên. Gậy cầm tay Sakka nói với Thế Tôn: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?"
--"Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời; các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy".
Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.
Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến vườn Nigrodha, khi đến xong, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Chư Tỷ-kheo, ở đây, Ta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường khất thực trở về, Ta đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ta ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika. Có vị Gậy cầm tay Sakka kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Ðại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Ta ở, khi đến xong, nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy. Ðứng một bên, Gậy cầm tay Sakka nói với Ta như sau: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?" Chư Tỷ-kheo, được nói vậy, Ta trả lời Gậy cầm tay Sakka: "Này Hiền giả, theo lời Ta dạy trong thế giới với chư Thiên, Mara, và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời. Các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy". Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.
Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Nhưng bạch Thế Tôn, lời dạy ấy là gì mà Thế Tôn, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời? Các tưởng sẽ không ám ảnh Thế Tôn, vị đã sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu?
-- Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy bước vào tịnh xá.
Sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này cho chúng ta, không giải thích rộng rãi ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa". Rồi những Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Nay có Tôn giả Mahakaccana (Ðại Ca-chiên-diên) là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này".
Rồi những Tỷ-kheo ấy đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao với Tôn giả Mahakaccana rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahakaccana:
-- "Này Hiền giả, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này và không giải thích rõ ràng ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn".
Này Hiền giả Mahakaccana, khi Thế Tôn đi chưa bao lâu, chúng tôi suy nghĩ: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy vắn tắt này cho chúng ta... đã đi vào tịnh xá:" Do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy mà Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt... không giải thích rõ ràng ý nghĩa?" Này Hiền giả Mahakaccana, rồi chúng tôi suy nghĩ: "Nay Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, chúng ta hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này. Tôn giả Mahakaccana sẽ giải thích cho".
-- Chư Hiền, cũng như một người ưa thích lõi cây, tìm tòi lõi cây, đi khắp mọi nơi tìm lõi cây, đến một cây to lớn, đứng thẳng và có lõi cây. Người này bỏ qua rễ, bỏ qua thân cây, nghĩ rằng phải tìm lõi cây ở nơi cành lá. Cũng vậy là hành động của chư Tôn giả, đứng trước mặt Thế Tôn, quý vị bỏ qua Thế Tôn, nghĩ rằng phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Quý vị phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho quý vị, quý vị hãy như vậy thọ trì.
-- Hiền giả Mahakaccana, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Chúng tôi phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho chúng tôi, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Mong Tôn giả Mahakaccana hãy giải thích không có sự gì bất kính.
-- Vậy chư Hiền hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahakaccana. Tôn giả Mahakaccana giảng như sau:
-- Chư Hiền, Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt lời dạy này... và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo bất cứ vì nhân duyên gì... không còn dư tàn". Chư Hiền, với lời dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Tôi hiểu ý nghĩa một cách đầy đủ như sau:
Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.
Chư Hiền, do nhơn lỗ tai và các tiếng, nhĩ thức khởi lên, do nhơn lỗ mũi và các hương, tỷ thức khởi lên, do nhơn lưỡi và các vị, thiệt thức khởi lên, do nhơn thân và xúc, thân thức khởi lên; do nhơn ý và các pháp, ý thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm thời có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các pháp do ý thức nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.
Chư Hiền, sự kiện này xảy ra: khi nào có mắt, khi nào có sắc pháp, khi nào có nhãn thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của xúc thời sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có thi thiết của thọ thời sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của tưởng, thời sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.
Sự kiện này xảy ra: khi nào có tai, khi nào có các tiếng, khi nào có nhĩ thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có lỗ mũi, khi nào có các hương, khi nào có tỷ thức... Sự kiện này xảy ra, khi nào có lưỡi, khi nào có các vị, khi nào có thiệt thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có thân, khi nào có các xúc, khi nào có thân thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có ý, khi nào có các pháp, khi nào có ý thức thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ.
Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của xúc, sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.
Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có tai, khi nào không có các tiếng... khi nào không có mũi, khi nào không có các hương... khi nào không có lưỡi, khi nào không có các vị... khi nào không có thân, khi nào không có các xúc ... Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có ý, khi nào không có các pháp, khi nào không có ý thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ...
Chư Hiền, Thế Tôn, sau khi nói lên lời dạy một cách vắn tắt... đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không dư tàn". Chư Hiền, đối với lời dạy Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, và nghĩa lý không được giải thích một cách rộng rãi, tôi đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nếu quý vị muốn, hãy đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, hãy hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải đáp như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
Rồi những Tỷ-kheo ấy, hoan hỷ, tùy hỷ lời Tôn giả Mahakaccana nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn nói lên lời dạy này một cách vắn tắt cho chúng con... đã vào tịnh xá. "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói cho chúng ta lời dạy tóm tắt này, không giải thích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn". Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa?" Bạch Thế Tôn, và chúng con suy nghĩ: "Nay có Tôn giả Mahakaccana là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến sẽ hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Mahakaccana đã giải thích ý nghĩa ấy cho chúng con với những phương pháp này, với những văn cú này, với những văn tự này.
-- Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahakaccana là bậc Hiền trí. Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahakaccana là bậc Ðại tuệ. Chư Tỷ-kheo, nếu các Người hỏi Ta ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như Mahakaccana đã trả lời. Như vậy là chính nghĩa lời dạy ấy, hãy như vậy thọ trì.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, như một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật, cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, cứ mỗi miếng vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất. Bạch Thế Tôn, cũng vậy, Tỷ-kheo có tri thức biệt tài, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa pháp môn này với trí tuệ, cứ mỗi phần vị ấy được thưởng thức sự hoan hỷ, được thưởng thức sự thoải mái tâm trí. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?
-- Do vậy, này Ananda, pháp môn này được gọi là pháp môn bánh mật (Mật hoàn). Hãy như vậy thọ trì!
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chân thành cám ơn anh HDC và nhóm Phật tử VH đã có thiện tâm gửi tặng ấn bản điện tử.
(Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản Anh ngữ "The Middle Length Discourses of the Buddha", Tỳ kheo Nanamoli và Tỳ kheo Bodhi dịch, 1995).

Hiệu đính: 11-06-2004

Majjhima Nikaya 18

Madhupindika Sutta
The Ball of Honey

Translation by Bhikkhu Thanissaro
For free distribution only, as a gift of Dhamma

Translator's Introduction
This discourse plays a central role in the early Buddhist analysis of conflict. As might be expected, the blame for conflict lies within, in the unskillful habits of the mind, rather than without. The culprit in this case is a habit called papañca. Unfortunately, none of the early texts give a clear definition of what the word papañca means, so it's hard to find a precise English equivalent for the term. However, they do give a clear analysis of how papañca arises, how it leads to conflict, and how it can be ended. In the final analysis, these are the questions that matter -- more than the precise definition of terms -- so we will deal with them first before proposing a few possible translation equivalents for the word.
Three passages in the discourses -- DN 21, MN 18, and Sn IV.11 -- map the causal processes that give rise to papañca and lead frompapañca to conflict. Because the Buddhist analysis of causality is generally non-linear, with plenty of room for feedback loops, the maps vary in some of their details. In DN 21, the map reads like this:
the perceptions and categories of papañca > thinking > desire > dear-and-not-dear > envy and stinginess > rivalry and hostility
In Sn IV.11, the map is less linear and can be diagramed like this:
perception > the categories of papañca
perception > name and form > contact > appealing and unappealing > desire > dear-and-not-dear > stinginess/divisiveness/quarrels/disputes
In MN 18, the map is this:
contact > feeling > perception > thinking > the perceptions and categories of papañca
In this last case, however, the bare outline misses some of the important implications of the way this process is phrased. In the full passage, the analysis starts out in an impersonal tone:
Dependent on eye and forms, eye-consciousness arises [similarly with the rest of the six sense]. The meeting of the three is contact. With contact as a requisite condition, there is feeling.
Starting with feeling, the notion of an "agent" -- in this case, the feeler -- acting on "objects," is introduced:
What one feels, one perceives (labels in the mind). What one perceives, one thinks about. What one thinks about, one "papañcizes".
Through the process of papañca, the agent then becomes a victim of his/her own patterns of thinking:
Based on what a person papañcizes, the perceptions and categories of papañca assail him/her with regard to past, present, and future forms cognizable via the eye [as with the remaining senses].
What are these perceptions and categories that assail the person who papañcizes? Sn IV.14 states that the root of the categories ofpapañca is the perception, "I am the thinker." From this self-reflexive thought -- in which one conceives a "self," a thing corresponding to the concept of "I" -- a number of categories can be derived: being/not-being, me/not-me, mine/not-mine, doer/done-to, signifier/signified. Once one's self becomes a thing under the rubric of these categories, it's impossible not to be assailed by the perceptions and categories derived from these basic distinctions. When there's the sense of identification with something that experiences, then based on the feelings arising from sensory contact, some feelings will seem appealing -- worth getting for the self -- and others will seem unappealing -- worth pushing away. From this there grows desire, which comes into conflict with the desires of others who are also engaging in papañca. This is how inner complications breed external contention.
How can this process be ended? Through a shift in perception, caused by the way one attends to feelings, using the categories of appropriate attention [see MN 2]. As the Buddha states in DN 21, rather than viewing a feeling as an appealing or unappealing thing, one should look at it as part of a causal process: when a particular feeling is pursued, do skillful or unskillful qualities increase in the mind? If skillful qualities increase, the feeling may be pursued. If unskillful qualities increase, it shouldn't. When comparing feelings that lead to skillful qualities, notice which are more refined: those free of thinking (directed thought) and evaluation, as in the higher stages of mental absorption, or jhana. When seeing this, there is a tendency to opt for the more refined feelings, and this cuts through the act of thinking that, according to MN 18, provides the basis for papañca.
In following this program, the notion of agent and victim is avoided, as is self-reflexive thinking in general. There is simply the analysis of cause-effect processes. One is still making use of dualities -- distinguishing between unskillful and skillful (and affliction/lack of affliction, the results of unskillful and skillful qualities) -- but the distinction is between processes, not things. Thus one's analysis avoids the type of thinking that, according to DN 21, depends on the perceptions and categories of papañca, and in this way the vicious cycle by which thinking and papañca keep feeding each other is cut.
Ultimately, by following this program to greater and greater levels of refinement through the higher levels of mental absorption, one finds less and less to relish and enjoy in the six senses and the mental processes based on them. With this sense of disenchantment, the processes of feeling and thought are stilled, and there is a breakthrough to the cessation of the six sense spheres. When these spheres cease, is there anything else left? Ven. Sariputta, in AN IV.173, warns us not to ask, for to ask if there is, isn't, both-is-and-isn't, neither-is-nor-isn't anything left in that sphere is to papañcize what is free from papañca. However, this sphere is not a total annihilation of experience. It's a type of experience that DN 11 calls consciousness without feature, luminous all around, where water, earth, fire, and wind have no footing, where long/short, coarse/fine, fair/foul, name/form are all brought to an end. This is the fruit of the path of arahantship -- a path that makes use of dualities but leads to a fruit beyond them.
It may come as cold comfort to realize that conflict can be totally overcome only with the realization of arahantship, but it's important to note that by following the path recommended in DN 21 -- learning to avoid references to any notion of "self" and learning to view feelings not as things but as parts of a causal process affecting the qualities in the mind -- the basis for papañca is gradually undercut, and there are fewer and fewer occasions for conflict. In following this path, one reaps its increasing benefits all along the way.
Translating papañca: As one writer has noted, the word papañca has had a wide variety of meanings in Indian thought, with only one constant: in Buddhist philosophical discourse it carries negative connotations, usually of falsification and distortion. The word itself is derived from a root that means diffuseness, spreading, proliferating. The Pali Commentaries define papañca as covering three types of thought: craving, conceit, and views. They also note that it functions to slow the mind down in its escape from samsara. And, as our analysis has shown, it functions to create baneful distinctions and unnecessary issues. For these reasons, I have chosen to render the word as "complication," although some of the following alternatives might be acceptable as well: self-reflexive thinking, reification, proliferation, exaggeration, elaboration, distortion.


I have heard that on one occasion the Blessed One was living among the Sakyans near Kapilavatthu in the Banyan Park. Then in the early morning, having put on his robes and carrying his bowl and outer robe, he went into Kapilavatthu for alms. Having gone for alms in Kapilavatthu, after the meal, returning from his alms round, he went to the Great Wood for the day's abiding. Plunging into the Great Wood, he sat down at the root of a bilva sapling for the day's abiding.
Dandapani ("Stick-in-hand") the Sakyan, out roaming and rambling for exercise, also went to the Great Wood. Plunging into the Great Wood, he went to where the Blessed One was under the bilva sapling. On arrival, he exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings and courtesies, he stood to one side. As he was standing there, he said to the Blessed One, "What is the contemplative's doctrine? What does he proclaim?"
"The sort of doctrine, friend, where one does not keep quarreling with anyone in the cosmos with its deities, Maras, and Brahmas, with its contemplatives and priests, its royalty and commonfolk; the sort [of doctrine] where perceptions no longer lie latent in the brahmin who remains dissociated from sensual pleasures, free from perplexity, his uncertainty cut away, devoid of craving for becoming and non-. Such is my doctrine, such is what I proclaim."
When this was said, Dandapani the Sakyan -- shaking his head, wagging his tongue, raising his eyebrows so that his forehead was wrinkled in three furrows -- left, leaning on his stick.
Then, when it was evening, the Blessed One rose from his seclusion and went to the Banyan Park. On arrival, he sat down on a seat made ready. As he was sitting there, he [told the monks what had happened]. When this was said, a certain monk said to the Blessed One, "Lord, what sort of doctrine is it where one does not keep quarreling with anyone in the cosmos with its deities, Maras, and Brahmas, with its contemplatives and priests, its royalty and commonfolk; where perceptions no longer lie latent in the brahmin who remains dissociated from sensual pleasures, free from perplexity, his uncertainty cut away, devoid of craving for becoming and non-?"
"If, monk, with regard to the cause whereby the perceptions and categories of complication assail a person, there is nothing there to relish, welcome, or remain fastened to, then that is the end of the underlying tendencies to passion, to irritation, to views, to uncertainty, to conceit, to passion for becoming, and to ignorance. That is the end of taking up rods and bladed weapons, of arguments, quarrels, disputes, accusations, divisive tale-bearing, and false speech. That is where these evil, unskillful things cease without remainder." That is what the Blessed One said. Having said it, the One Well-gone got up from his seat and went into his dwelling.
Then, not long after the Blessed One had left, this thought occurred to the monks: "This brief statement the Blessed One made, after which he went into his dwelling without analyzing the detailed meaning -- i.e., 'If, with regard to the cause whereby the perceptions and categories of complication assail a person, there is nothing to relish ... that is where these evil, unskillful things cease without remainder': now who might analyze the unanalyzed detailed meaning of this brief statement?" Then the thought occurred to them, "Ven. Maha Kaccayana is praised by the Teacher and esteemed by his knowledgeable companions in the holy life. He is capable of analyzing the unanalyzed detailed meaning of this brief statement. Suppose we were to go to him and, on arrival, question him about this matter."
So the monks went to Ven. Maha Kaccayana and, on arrival exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings and courtesies, they sat to one side. As they were sitting there, they [told him what had happened, and added,] "Analyze the meaning, Ven. Maha Kaccayana!"
[He replied:] "Friends, it's as if a man needing heartwood, looking for heartwood, wandering in search of heartwood -- passing over the root and trunk of a standing tree possessing heartwood -- were to imagine that heartwood should be sought among its branches and leaves. So it is with you, who -- having bypassed the Blessed One when you were face to face with him, the Teacher -- imagine that I should be asked about this matter. For knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees. He is the Eye, he is Knowledge, he is Dhamma, he is Brahma. He is the speaker, the proclaimer, the elucidator of meaning, the giver of the Deathless, the lord of the Dhamma, the Tathagata. That was the time when you should have questioned him about this matter. However he answered, that was how you should have remembered it."
"Yes, friend Kaccayana: knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees. He is the Eye, he is Knowledge, he is Dhamma, he is Brahma. He is the speaker, the proclaimer, the elucidator of meaning, the giver of the Deathless, the lord of the Dhamma, the Tathagata. That was the time when we should have questioned him about this matter. However he answered, that was how we should have remembered it. But you are praised by the Teacher and esteemed by your knowledgeable companions in the holy life. You are capable of analyzing the unanalyzed detailed meaning of this brief statement. Analyze the meaning, Ven. Maha Kaccayana!"
"In that case, my friends, listen and pay close attention. I will speak."
"As you say, friend," the monks responded.
Ven. Maha Kaccayana said this: "Concerning the brief statement the Blessed One made, after which he went into his dwelling without analyzing the detailed meaning -- i.e., 'If, with regard to the cause whereby the perceptions and categories of complication assail a person, there is nothing there to relish, welcome, or remain fastened to, then that is the end of the underlying tendencies to passion, to irritation, to views, to uncertainty, to conceit, to passion for becoming, and to ignorance. That is the end of taking up rods and bladed weapons, of arguments, quarrels, disputes, accusations, divisive tale-bearing, and false speech. That is where these evil, unskillful things cease without remainder' -- I understand the detailed meaning to be this:
"Dependent on eye and forms, eye-consciousness arises. The meeting of the three is contact. With contact as a requisite condition, there is feeling. What one feels, one perceives (labels in the mind). What one perceives, one thinks about. What one thinks about, one complicates. Based on what a person complicates, the perceptions and categories of complication assail him/her with regard to past, present, and future forms cognizable via the eye.
"Dependent on ear and sounds, ear-consciousness arises ....
"Dependent on nose and aromas, nose-consciousness arises ....
"Dependent on tongue and flavors, tongue-consciousness arises ....
"Dependent on body and tactile sensations, body-consciousness arises ....
"Dependent on intellect and ideas, intellect-consciousness arises. The meeting of the three is contact. With contact as a requisite condition, there is feeling. What one feels, one perceives (labels in the mind). What one perceives, one thinks about. What one thinks about, one complicates. Based on what a person complicates, the perceptions and categories of complication assail him/her with regard to past, present, and future ideas cognizable via the intellect.
"Now, when there is the eye, when there are forms, when there is eye-consciousness, it is possible that one will delineate a delineation of contact.[1] When there is a delineation of contact, it is possible that one will delineate a delineation of feeling. When there is a delineation of feeling, it is possible that one will delineate a delineation of perception. When there is a delineation of perception, it is possible that one will delineate a delineation of thinking. When there is a delineation of thinking, it is possible that one will delineate a delineation of being assailed by the perceptions and categories of complication.
"When there is the ear ....
"When there is the nose ....
"When there is the tongue ....
"When there is the body ....
"When there is the intellect, when there are ideas, when there is intellect-consciousness, it is possible that one will delineate a delineation of contact. When there is a delineation of contact, it is possible that one will delineate a delineation of feeling. When there is a delineation of feeling, it is possible that one will delineate a delineation of perception. When there is a delineation of perception, it is possible that one will delineate a delineation of thinking. When there is a delineation of thinking, it is possible that one will delineate a delineation of being assailed by the perceptions and categories of complication.
"Now, when there is no eye, when there are no forms, when there is no eye-consciousness, it is impossible that one will delineate a delineation of contact. When there is no delineation of contact, it is impossible that one will delineate a delineation of feeling. When there is no delineation of feeling, it is impossible that one will delineate a delineation of perception. When there is no delineation of perception, it is impossible that one will delineate a delineation of thinking. When there is no delineation of thinking, it is impossible that one will delineate a delineation of being assailed by the perceptions and categories of complication.
"When there is no ear ....
"When there is no nose ....
"When there is no tongue ....
"When there is no body ....
"When there is no intellect, when there are no ideas, when there is no intellect-consciousness, it is impossible that one will delineate a delineation of contact. When there is no delineation of contact, it is impossible that one will delineate a delineation of feeling. When there is no delineation of feeling, it is impossible that one will delineate a delineation of perception. When there is no delineation of perception, it is impossible that one will delineate a delineation of thinking. When there is no delineation of thinking, it is impossible that one will delineate a delineation of being assailed by the perceptions and categories of complication.
"So, concerning the brief statement the Blessed One made, after which he entered his dwelling without analyzing the detailed meaning -- i.e., 'If, with regard to the cause whereby the perceptions and categories of complication assail a person, there is nothing there to relish, welcome, or remain fastened to, then that is the end of the underlying tendencies to passion, to irritation, to views, to uncertainty, to conceit, to passion for becoming, and to ignorance. That is the end of taking up rods and bladed weapons, of arguments, quarrels, disputes, accusations, divisive tale-bearing, and false speech. That is where these evil, unskillful things cease without remainder' -- this is how I understand the detailed meaning. Now, if you wish, having gone to the Blessed One, question him about this matter. However he answers is how you should remember it."
Then the monks, delighting and approving of Ven. Maha Kaccayana's words, rose from their seats and went to the Blessed One. On arrival, having bowed down to him, they sat to one side. As they were sitting there, they [told him what had happened after he had gone into his dwelling, and ended by saying,] "Then Ven. Maha Kaccayana analyzed the meaning using these words, statements, and phrases."
"Maha Kaccayana is wise, monks. He is a person of great discernment. If you had asked me about this matter, I too would have answered in the same way he did. That is the meaning of this statement. That is how you should remember it."
When this was said, Ven. Ananda said to the Blessed One, "Lord, it's as if a man -- overcome with hunger, weakness, and thirst -- were to come across a ball of honey. Wherever he were to taste it, he would experience a sweet, delectable flavor. In the same way, wherever a monk of capable awareness might investigate the meaning of this Dhamma discourse with his discernment, he would experience gratification, he would experience confidence. What is the name of this Dhamma discourse?"
"Then, Ananda, you can remember this Dhamma discourse as the 'Ball of Honey Discourse.'"
That is what the Blessed One said. Gratified, Ven. Ananda delighted in the Blessed One's words.

Note

1. The artificiality of this phrase -- "delineate a delineation" -- seems intentional. It underlines the artifice implicit in the process by which the mind, in singling out events, turns them into discrete things. [Go back]

Source: Access-to-Insighthttp://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn18.html
--

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét