Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

KINH LUA CHAY/ TUONG UNG BO KINH


Tương Ưng Bộ Kinh - Kinh 35.28

Kinh Lửa Cháy
Aditta-pariyaya Sutta

HT Thích Minh Châu dịch


Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1,000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn. Sau khi nghe bài giảng nầy, toàn thể thính chúng đắc quả A la hán.
-oOo-
1) Một thời Thế Tôn trú ở Gàya, tại Gàyasìsa cùng với một ngàn Tỷ-kheo.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
--Tất cả, này các Tỷ-kheo, đều bị bốc cháy. Và này các Tỷ-kheo, tất cả cái gì đều bị bốc cháy?
3) Mắt, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. Các sắc bị bốc cháy. Nhãn thức bị bốc cháy. Nhãn xúc bị bốc cháy. Do duyên nhãn xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
4) Tai, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. Các thinh bị bốc cháy. Nhĩ thức bị bốc cháy. Nhĩ xúc bị bốc cháy. Do duyên nhĩ xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
5) Mũi, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. Các hương bị bốc cháy. Tỹ thức bị bốc cháy. Tỹ xúc bị bốc cháy. Do duyên tỹ xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
6) Lưỡi bị bốc cháy. Các vị bị bốc cháy. Thiệt thức bị bốc cháy. Thiệt xúc bị bốc cháy. Do duyên thiệt xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
7) Thân bị bốc cháy. Các xúc bị bốc cháy. Thân thức bị bốc cháy. Thân xúc bị bốc cháy. Do duyên thân xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
8) Ý bị bốc cháy. Các pháp bị bốc cháy. Ý thức bị bốc cháy. Ý xúc bị bốc cháy. Do duyên thân xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với các thinh, nhàm chán đối với nhĩ thức, nhàm chán đối với nhĩ xúc. Do duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với các hương, nhàm chán đối với tỹ thức, nhàm chán đối với tỹ xúc. Do duyên tỹ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với các vị, nhàm chán đối với thiệt thức, nhàm chán đối với thiệt xúc. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với các xúc, nhàm chán đối với thân thức, nhàm chán đối với thân xúc. Do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa".
10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
11) Và trong khi lời giải đáp này được nói lên, tâm của một ngàn Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
HT Thích Minh Châu dịch
"Bị Bốc Cháy", Tương Ưng Bộ, Tập IV (35.28), Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Sài gòn, 1993

English version:
Samyutta Nikaya, 35.28

The Fire Sermon
Aditta-pariyaya Sutta

Translated by Bhikkhu Bodhi


Several months after his Awakening, the Buddha delivers this sermon to an audience of 1,000 fire-worshipping ascetics. In his characteristically brilliant teaching style, the Buddha uses a metaphor that quickly penetrates to the heart of the audience -- in this case, the metaphor of fire. Upon hearing this sermon, the entire audience attains full Awakening (arahatta).
-oOo-
On one occasion the Blessed One was dwelling at Gaya, at Gaya’s Head, together with a thousand bhikkhus. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
-- Bhikkhus, all is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The eye is burning, forms are burning, eye-consciousness is burning, eye-contact is burning, and whatever feeling arises with eye-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
The ear is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The ear is burning, sounds are burning, ear-consciousness is burning, ear-contact is burning, and whatever feeling arises with ear-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
The nose is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The nose is burning, odours are burning, nose-consciousness is burning, nose-contact is burning, and whatever feeling arises with nose-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
The tongue is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The tongue is burning, tastes are burning, tongue-consciousness is burning, tongue-contact is burning, and whatever feeling arises with tongue-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
The body is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The body is burning, tactile objects are burning, body-consciousness is burning, body-contact is burning, and whatever feeling arises with body-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
The mind is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The mind is burning, mental phenomena are burning, mind-consciousness is burning, mind-contact is burning, and whatever feeling arises with mind-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with the eye, with forms, with eye-consciousness, with eye-contact, with whatever feeling arises with eye-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
He becomes disenchanted with the ear, with sounds, with ear-consciousness, with ear-contact, with whatever feeling arises with ear-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
He becomes disenchanted with the nose, with odours, with nose-consciousness, with nose-contact, with whatever feeling arises with nose-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
He becomes disenchanted with the tongue, with tastes, with tongue-consciousness, with tongue-contact, with whatever feeling arises with tongue-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
He becomes disenchanted with the body, with tactile objects, with tongue-consciousness, with tongue-contact, with whatever feeling arises with tongue-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
He becomes disenchanted with the mind, with mental phenomena, with mind-consciousness, with mind-contact, with whatever feeling arises with mind-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion (his mind) is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: "It’s liberated." He understands: "Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world."
This is what the Blessed One said. Being pleased, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement. And while this discourse was being spoken, the minds of the thousand bhikkhus were liberated from the taints by non-clinging.

 http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin057.htm


S.35.28 Alles brennt

Zu einer Zeit weilte der Erhabene bei Gayā auf der Höhe von Gayā mit 1.000 Mönchen. Dort nun wandte sich der Erhabene an die Mönche:

"Alles, ihr Mönche, ist in Brand. Was alles aber, ihr Mönche, ist in Brand? Das Auge, ihr Mönche, und die Formen, das Ohr und die Töne, die Nase und die Düfte, die Zunge und die Säfte, der Körper und die Gegenstände, der Geist und die Dinge sind in Brand. Das sechsfache Bewußtsein, die sechsfache Berührung und was durch die Berührung bedingt an Fühlbarem aufsteigt, sei es Wohl oder Wehe oder Weder-wehe-nach-wohl, auch das ist in Brand. Und wodurch brennt es? Durch Feuer der Reize, Feuer der Abwehr, Feuer der Verblendung ist es in Brand. Durch Geburt, Alter und Sterben, durch Kummer, Jammer, Schmerz, Trübsinn und Verzweiflung brennt es, sag ich.

So sehend, ihr Mönche, findet der erfahrene edle Jünger nichts daran. Nichts daran findend, wird er entreizt. Durch die Entreizung wird er erlöst: 'Im Erlösten ist die Erlösung' erkennt er: 'Versiegt ist die Geburt, vollendet der Brahma-wandel, gewirkt das Werk, nichts Höheres gibt es über dieses hier' versteht er da".

So sprach der Erhabene. Zufrieden freuten sich jene Mönche über das Wort des Erhabenen. Während aber diese Lehrdarlegung stattgefunden hatte, wurden die Herzen der 1.000 Mönche ohne Hangen von den Trieben erlöst.


6. Ādittasuttaṃ
28. Ekaṃ samayaṃ bhagavā gayāyaṃ viharati gayāsīse saddhiṃ bhikkhusahassena. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘sabbaṃ, bhikkhave, ādittaṃ. Kiñca, bhikkhave, sabbaṃ ādittaṃ? Cakkhu [cakkhuṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)], bhikkhave, ādittaṃ, rūpā ādittā, cakkhuviññāṇaṃ ādittaṃ, cakkhusamphasso āditto. Yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ādittaṃ. Kena ādittaṃ? ‘Rāgagginā, dosagginā, mohagginā ādittaṃ, jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi āditta’nti vadāmi…pe… jivhā ādittā, rasā ādittā, jivhāviññāṇaṃ ādittaṃ, jivhāsamphasso āditto . Yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ādittaṃ. Kena ādittaṃ? ‘Rāgagginā, dosagginā, mohagginā ādittaṃ, jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi āditta’nti vadāmi…pe… mano āditto, dhammā ādittā, manoviññāṇaṃ ādittaṃ, manosamphasso āditto. Yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ādittaṃ. Kena ādittaṃ? ‘Rāgagginā, dosagginā, mohagginā ādittaṃ, jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi āditta’nti vadāmi. Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati, rūpesupi nibbindati, cakkhuviññāṇepi nibbindati, cakkhusamphassepi nibbindati, yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjativedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi nibbindati …pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti. Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne tassa bhikkhusahassassa anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti. Chaṭṭhaṃ.


Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

KINH THICH HOP/ TUONG UNG 6 XU




30.VIII Thích Hợp (1) (Sàruppa) (S.iv,21)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường (sabbamannità). Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
4-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tư lường con mắt, không tư lường trên con mắt, không tư lường từ con mắt, không tư lường: "Con mắt là của ta". Vị ấy không tư lường các sắc, không tư lường trên các sắc, không tư lường từ các sắc, không tư lường: "Các sắc là của ta". Vị ấy không tư lường nhãn thức, không tư lường trên nhãn thức, không tư lường từ nhãn thức, không tư lường: "Nhãn thức là của ta". Vị ấy không tư lường nhãn xúc, không tư lường trên nhãn xúc, không tư lường từ nhãn xúc, không tư lường: "Nhãn xúc là của ta". Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy của ta".... Tai... Mũi...
7-8) ... Vị ấy không tư lường lưỡi, không tư lường trên lưỡi, không tư lường từ lưỡi, không tư lường: "Lưỡi là của ta". Vị ấy không tư lường các vị, không tư lường trên các vị, không tư lường từ các vị, không tư lường: "Các vị là của ta". Vị ấy không tư lường thiệt thức, không tư lường trên thiệt thức, không tư lường từ thiệt thức, không tư lường: "Thiệt thức là của ta". Vị ấy không tư lường thiệt xúc, không tư lường trên thiệt xúc, không tư lường từ thiệt xúc, không tư lường: "Thiệt xúc là của ta". Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta".
9) ... Vị ấy không tư lường ý, không tư lường trên ý, không tư lường từ ý, không tư lường: "Ý là của ta". Vị ấy không tư lường các pháp, không tư lường trên các pháp, không tư lường từ các pháp, không tư lường: "Các pháp là của ta". Vị ấy không tư lường ý thức, không tư lường trên ý thức, không tư lường từ ý thức, không tư lường: "Ý thức là của ta". Vị ấy không tư lường ý xúc, không tư lường trên ý xúc, không tư lường từ ý xúc, không tư lường: "Ý xúc là của ta". Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, từ đấy cái ấy bị đổi khác. Ý tựa trên đổi khác, bám víu vào tái sanh, thế giới ưa thích tái sanh.
10) Cho đến các uẩn, giới, xứ, này các Tỷ-kheo, vị ấy không tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: "Pháp ấy là của ta". Vị ấy không tư lường như vậy nên không chấp thủ một vật gì ở đời. Do không chấp thủ nên không ái luyến. Do không ái luyến nên tự mình được hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
31.IX. Thích Hợp (2) (S.iv,23)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
4-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tư lường con mắt, không tư lường trên con mắt, không tư lường từ con mắt, không tư lường: "Con mắt là của ta". Vị ấy không tư lường các sắc... không tư lường nhãn thức... không tư lường nhãn xúc... Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu (bhavasatto), vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu...
7-8) ... Vị ấy không tư lường lưỡi, không tư lường trên lưỡi, không tư lường từ lưỡi, không tư lường: "Lưỡi là của ta". Vị ấy không tư lường các vị, không tư lường thiệt thức, không tư lường thiệt xúc. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu, vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu.
9) ... Vị ấy không tư lường ý, không tư lường trên ý, không tư lường từ ý, không tư lường: "Ý là của ta". Vị ấy không tư lường các pháp, không tư lường ý thức, không tư lường ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu, vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu.
10) Này các Tỷ-kheo, xa cho đến uẩn, giới, xứ, vị ấy không có tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: "Pháp ấy là của ta". Vị ấy không có tư lường như vậy nên không có chấp thủ một sự vật gì trong đời. Do không chấp thủ, nên không dao động (paritassati), do không dao động, vị ấy tự mình được tịch tịnh (parinibbàyati). Vị ấy tuệ tri (pajànati): "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Này các Tỷ-kheo, đây là đạo lộ thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
32.X. Thích Hợp (3) (S,iv,24)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
4-6) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Các sắc... Nhãn thức... Nhãn xúc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
--... Tai... Các tiếng... Nhĩ thức... Nhĩ xúc...
... Mũi... Các hương... Tỷ thức... Tỷ xúc...
7-8) ... Thiệt... Các vị... Thiệt thức... Thiệt xúc...
... Thân... Các xúc... Thân thức... Thân xúc...
9) Ý là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10) -- Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy... đối với tai... đối với mũi... đối với với lưỡi... đối với thân... nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, nay không còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.





30.VIII Thích Hợp (1) (Sàruppa) (S.iv,21)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường (sabbamannità). Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
4-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tư lường con mắt, không tư lường trên con mắt, không tư lường từ con mắt, không tư lường: "Con mắt là của ta". Vị ấy không tư lường các sắc, không tư lường trên các sắc, không tư lường từ các sắc, không tư lường: "Các sắc là của ta". Vị ấy không tư lường nhãn thức, không tư lường trên nhãn thức, không tư lường từ nhãn thức, không tư lường: "Nhãn thức là của ta". Vị ấy không tư lường nhãn xúc, không tư lường trên nhãn xúc, không tư lường từ nhãn xúc, không tư lường: "Nhãn xúc là của ta". Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy của ta".... Tai... Mũi...
7-8) ... Vị ấy không tư lường lưỡi, không tư lường trên lưỡi, không tư lường từ lưỡi, không tư lường: "Lưỡi là của ta". Vị ấy không tư lường các vị, không tư lường trên các vị, không tư lường từ các vị, không tư lường: "Các vị là của ta". Vị ấy không tư lường thiệt thức, không tư lường trên thiệt thức, không tư lường từ thiệt thức, không tư lường: "Thiệt thức là của ta". Vị ấy không tư lường thiệt xúc, không tư lường trên thiệt xúc, không tư lường từ thiệt xúc, không tư lường: "Thiệt xúc là của ta". Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta".
9) ... Vị ấy không tư lường ý, không tư lường trên ý, không tư lường từ ý, không tư lường: "Ý là của ta". Vị ấy không tư lường các pháp, không tư lường trên các pháp, không tư lường từ các pháp, không tư lường: "Các pháp là của ta". Vị ấy không tư lường ý thức, không tư lường trên ý thức, không tư lường từ ý thức, không tư lường: "Ý thức là của ta". Vị ấy không tư lường ý xúc, không tư lường trên ý xúc, không tư lường từ ý xúc, không tư lường: "Ý xúc là của ta". Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, từ đấy cái ấy bị đổi khác. Ý tựa trên đổi khác, bám víu vào tái sanh, thế giới ưa thích tái sanh.
10) Cho đến các uẩn, giới, xứ, này các Tỷ-kheo, vị ấy không tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: "Pháp ấy là của ta". Vị ấy không tư lường như vậy nên không chấp thủ một vật gì ở đời. Do không chấp thủ nên không ái luyến. Do không ái luyến nên tự mình được hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
31.IX. Thích Hợp (2) (S.iv,23)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
4-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tư lường con mắt, không tư lường trên con mắt, không tư lường từ con mắt, không tư lường: "Con mắt là của ta". Vị ấy không tư lường các sắc... không tư lường nhãn thức... không tư lường nhãn xúc... Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu (bhavasatto), vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu...
7-8) ... Vị ấy không tư lường lưỡi, không tư lường trên lưỡi, không tư lường từ lưỡi, không tư lường: "Lưỡi là của ta". Vị ấy không tư lường các vị, không tư lường thiệt thức, không tư lường thiệt xúc. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu, vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu.
9) ... Vị ấy không tư lường ý, không tư lường trên ý, không tư lường từ ý, không tư lường: "Ý là của ta". Vị ấy không tư lường các pháp, không tư lường ý thức, không tư lường ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất lạc bất khổ; vị ấy không tư lường cảm thọ ấy, không tư lường trên cảm thọ ấy, không tư lường từ cảm thọ ấy, không tư lường: "Cảm thọ ấy là của ta". Này các Tỷ-kheo, phàm tư lường cái gì, tư lường trên cái gì, tư lường từ cái gì, tư lường cái gì là của ta, do vậy cái ấy đổi khác. Thế giới thích thú hiện hữu, vì thế giới dựa trên hiện hữu, vì rằng thế giới tham đắm hiện hữu.
10) Này các Tỷ-kheo, xa cho đến uẩn, giới, xứ, vị ấy không có tư lường pháp ấy, không tư lường trên pháp ấy, không tư lường từ pháp ấy, không tư lường: "Pháp ấy là của ta". Vị ấy không có tư lường như vậy nên không có chấp thủ một sự vật gì trong đời. Do không chấp thủ, nên không dao động (paritassati), do không dao động, vị ấy tự mình được tịch tịnh (parinibbàyati). Vị ấy tuệ tri (pajànati): "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Này các Tỷ-kheo, đây là đạo lộ thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
32.X. Thích Hợp (3) (S,iv,24)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
4-6) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Các sắc... Nhãn thức... Nhãn xúc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
--... Tai... Các tiếng... Nhĩ thức... Nhĩ xúc...
... Mũi... Các hương... Tỷ thức... Tỷ xúc...
7-8) ... Thiệt... Các vị... Thiệt thức... Thiệt xúc...
... Thân... Các xúc... Thân thức... Thân xúc...
9) Ý là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10) -- Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy... đối với tai... đối với mũi... đối với với lưỡi... đối với thân... nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, nay không còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.


VO MINH/ TUONG UNG 6 XU





Nhân duyên ở Sàtthi.
53.I. Vô Minh (S.iv,30)
1) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Do biết như thế nào, bạch Thế Tôn, do thấy như thế nào, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi?
4) -- Này Tỷ-kheo, do biết, do thấy mắt là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi. Do biết, do thấy các sắc là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi... nhãn thức... nhãn xúc... Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc ; do biết, do thấy cảm thọ ấy là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.
5-8) Tai... Mũi... Lưỡi... Thân...
9) Do biết, do thấy ý là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi... Các pháp... Ý thức... Ý xúc... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc ; do biết, do thấy cảm thọ ấy là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.
10) Do biết như vậy, này các Tỷ-kheo, do thấy như vậy, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

KINH MIGAJALA/ TUONG UNG 6 XU




63.I. Bởi Migajàla (S.iv,35)


1) Nhân duyên ở Sàvatthi...
2) Tôn giả Migajàla đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Migajàla bạch Thế Tôn:
-- "Sống một mình! Sống một mình!", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là sống một mình? Và cho đến như thế nào là sống có người thứ hai?
4) -- Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến sắc ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến sắc ấy nên hỷ (nandi) khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham (sàràgo) có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người sống có người thứ hai.
5-8) ... có những tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân nhận thức...
9) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến pháp ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến pháp ấy nên hỷ khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người sống có người thứ hai.
10) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu cho đến ở các trú xứ xa vắng, các khóm rừng, các khu rừng, ít tiếng động, ít ồn ào, khỏi hơi thở quần chúng (vijanavàtàni), vắng người, thích hợp với tịnh; dầu vậy, vẫn được gọi là sống với người thứ hai.
11) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, chưa được đoạn tận cho nên được gọi là sống có người thứ hai.
12-14) Và này Migajala, có các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với lòng không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương và trú với lòng không tham luyến pháp ấy, nên hỷ đoạn diệt; thời do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.
15-16) ...Này Migajàla, có những vị do lưỡi nhận thức...
17) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với tâm không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, trú với tâm không tham luyến pháp ấy nên hỷ đoạn diệt. Do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.
18) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu có ở giữa làng tràn đầy những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần của vua, các ngoại đạo và các đệ tử các ngoại đạo, vị ấy vẫn được gọi là vị sống một mình.
19) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, được đoạn tận, do vậy được gọi là sống một mình.

KINH MIGAJALA/ TUONG UNG 6 XU


63.I. Bởi Migajàla (S.iv,35)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi...
2) Tôn giả Migajàla đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Migajàla bạch Thế Tôn:
-- "Sống một mình! Sống một mình!", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là sống một mình? Và cho đến như thế nào là sống có người thứ hai?
4) -- Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến sắc ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến sắc ấy nên hỷ (nandi) khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham (sàràgo) có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người sống có người thứ hai.
5-8) ... có những tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân nhận thức...
9) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến pháp ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến pháp ấy nên hỷ khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người sống có người thứ hai.
10) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu cho đến ở các trú xứ xa vắng, các khóm rừng, các khu rừng, ít tiếng động, ít ồn ào, khỏi hơi thở quần chúng (vijanavàtàni), vắng người, thích hợp với tịnh; dầu vậy, vẫn được gọi là sống với người thứ hai.
11) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, chưa được đoạn tận cho nên được gọi là sống có người thứ hai.
12-14) Và này Migajala, có các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với lòng không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương và trú với lòng không tham luyến pháp ấy, nên hỷ đoạn diệt; thời do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.
15-16) ...Này Migajàla, có những vị do lưỡi nhận thức...
17) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với tâm không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, trú với tâm không tham luyến pháp ấy nên hỷ đoạn diệt. Do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.
18) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu có ở giữa làng tràn đầy những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần của vua, các ngoại đạo và các đệ tử các ngoại đạo, vị ấy vẫn được gọi là vị sống một mình.
19) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, được đoạn tận, do vậy được gọi là sống một mình.

KINH MIGAJALA/ TUONG UNG 6 XU


63.I. Bởi Migajàla (S.iv,35)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi...
2) Tôn giả Migajàla đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Migajàla bạch Thế Tôn:
-- "Sống một mình! Sống một mình!", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là sống một mình? Và cho đến như thế nào là sống có người thứ hai?
4) -- Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến sắc ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến sắc ấy nên hỷ (nandi) khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham (sàràgo) có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người sống có người thứ hai.
5-8) ... có những tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân nhận thức...
9) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến pháp ấy ; do vị ấy hoan hỷ, tán dương và trú với lòng tham luyến pháp ấy nên hỷ khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người sống có người thứ hai.
10) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu cho đến ở các trú xứ xa vắng, các khóm rừng, các khu rừng, ít tiếng động, ít ồn ào, khỏi hơi thở quần chúng (vijanavàtàni), vắng người, thích hợp với tịnh; dầu vậy, vẫn được gọi là sống với người thứ hai.
11) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, chưa được đoạn tận cho nên được gọi là sống có người thứ hai.
12-14) Và này Migajala, có các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với lòng không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương và trú với lòng không tham luyến pháp ấy, nên hỷ đoạn diệt; thời do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.
15-16) ...Này Migajàla, có những vị do lưỡi nhận thức...
17) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với tâm không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, trú với tâm không tham luyến pháp ấy nên hỷ đoạn diệt. Do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.
18) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu có ở giữa làng tràn đầy những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần của vua, các ngoại đạo và các đệ tử các ngoại đạo, vị ấy vẫn được gọi là vị sống một mình.
19) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, được đoạn tận, do vậy được gọi là sống một mình.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

TAI SAN/TANG CHI 4 PHAP




VII. Phẩm Nghiệp Công Ðức
(I) (61) Bốn Nghiệp Công Ðức
1. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
2. - Có bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. Thế nào là bốn?
"Mong rằng tài sản khởi lên cho ta đúng pháp". Ðây là pháp thứ nhất, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. "Tài sản đã được đúng pháp, mong rằng tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy". Ðây là pháp thứ hai, khả lạc... khó được ở đời. "Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, mong rằng ta sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài". Ðây là pháp thứ ba, khả lạc... khó được ở đời. "Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, sau khi được sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài, mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này". Ðây là pháp thứ tư, khả lạc... khó được ở đời.
Bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời.
3. Này Gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn?
Ðầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.
4. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ lòng tin? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: Vị này là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ lòng tin.
5. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ giới? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh... từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ giới.
6. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ bố thí? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử sống ở gia đình, tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay rộng mở, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích san sẻ vật bố thí. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ bố thí.
7. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ trí tuệ? Này Gia chủ, sống với tâm bị dục tham chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm. Do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy rời khỏi danh tiếng và an lạc. Này Gia chủ, sống với tâm vị sân hận chinh phục... sống với tâm bị hôn trầm thụy miên chinh phục... sống với tâm bị trạo hối chinh phục... sống với tâm bị nghi chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm; do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy rời khỏi danh tiếng và an lạc.
8. Này Gia chủ, Thánh đệ tử ấy, sau khi biết được dục tham là uế nhiễm của tâm, từ bỏ dục tham, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được sân hận là uế nhiễm của tâm, từ bỏ sân hận, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được hôn trầm thụy miên là uế nhiễm của tâm, từ bỏ hôn trầm thụy miên, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được trạo hối là uế nhiễm của tâm, từ bỏ trạo hối, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được nghi là uế nhiễm của tâm, từ bỏ nghi, uế nhiễm của tâm; này Gia chủ, đây gọi là vị Thánh đệ tử có đại trí tuệ, có trí tuệ rộng lớn, bước vào giới vức minh kiến, đầy đủ trí tuệ. Ðây gọi là đầy đủ trí tuệ.
Này Gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp này đưa đến chứng được những pháp ấy.
9. Vị Thánh đệ tử ấy, này Gia chủ, với tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra, đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp, là người đã làm bốn hành động. Thế nào là bốn?
10. Ở đây, này Gia chủ, Thánh đệ tử, với tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp, tự làm mình an lạc, hoan hỷ, chơn chánh đem lại an lạc; giúp cha mẹ được an lạc hoan hỷ, chơn chánh đem lại an lạc; giúp vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc, hoan hỷ, chơn chánh đem lại an lạc; giúp bạn bè thân hữu được an lạc hoan hỷ, là người chơn chánh đem lại an lạc. Này Gia chủ, đây là trường hợp thứ nhất, vị ấy đi đến được, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.
11. Lại nữa, này Gia chủ, Thánh đệ tử, với tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp, với tài sản ấy, tự làm cho mình được an toàn, chống lại những tai họa từ lửa đến, từ nước đến, từ vua đến, từ ăn trộm đến, từ các thừa tự thù nghịch đến. Này Gia chủ, đây là trường hợp thứ hai vị ấy đi đến được, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.
12. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử với tài sản... thâu hoạch đúng pháp. Với tài sản ấy, vị ấy tổ chức năm loại lễ hiến cúng; hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho các vong linh quá khứ, hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư Thiên. Này Gia chủ, đây là trường hợp thứ ba vị ấy đi đến được, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.
13. Lại nữa, này Gia chủ, Thánh đệ tử với tài sản... thâu hoạch đúng pháp, đối với những vị Sa-môn, Bà-la-môn sống từ bỏ kiêu mạn, phóng dật, an trú trên nhẫn nhục, nhu hòa, an tịnh tự mình, nhiếp phục tự mình, làm lắng dịu tự mình; đối với những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy, vị ấy tổ chức sự cúng dường tối thượng, thuộc về cõi Trời, đem đến quả lạc dị thục, đưa đến Thiên giới. Này Gia chủ, đây là trường hợp thứ tư vị ấy đi đến được, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.
14. Vị Thánh đệ tử ấy, này Gia chủ, với tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp; với tài sản ấy, vị ấy là người đã làm được bốn hành động này. Nếu tài sản của ai, này Gia chủ, được tiêu dùng không đúng với bốn hành động này, những tài sản này được gọi là tài sản đi đến không lợi ích, đi đến không thành đạt, đạt được sự hưởng thọ không đúng phương xứ. Nếu những tài sản của ai, này Gia chủ, được tiêu dùng với bốn hành động này, những tài sản này được gọi là những tài sản đi đến lợi ích, đi đến thành đạt, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.
Tài sản ta thọ hưởng,
Gia nhân được nuôi dưỡng,
Chính nhờ các tài sản,
Do ta tránh tai họa,
Ta cúng dường tối thượng,
Làm năm loại hiến vật,
Hộ trì bậc trì giới,
Bậc tự điều, Phạm hạnh,
Mục đích gì bậc trí,
Trú nhà, cầu tài sản,
Mục đích ấy Ta đạt,
Ðược làm không hối hận.
Người nào nhớ nghĩ vậy,
An trú trên Thánh pháp,
Ðời này được tán thán,
Ðời sau được hoan hỷ,
Trên cảnh giới chư Thiên.
(II) (62) Không Nợ
1. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:
2. - Có bốn loại an lạc này, ngày Gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn? Lạc sở hữu, lạc thọ dụng, lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội.
3. Và này Gia chủ, thế nào là lạc sở hữu?
Ở đây, này Gia chủ, tài sản của người thiện nam tử, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp. Vị ấy suy nghĩ: "Ta có tài sản, thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay... thâu hoạch đúng pháp." Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc sở hữu.
4. Và này, thế nào là lạc tài sản?
Ở đây, này Gia chủ, thiện nam tử thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được... thâu hoạch đúng pháp và làm các việc phước đức. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn... thâu hoạch đúng pháp và ta làm các phước đức." Nghĩ vậy vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc tài sản.
5. Và này Gia chủ, thế nào là lạc không mắc nợ? Ở đây, này Gia chủ, vị thiện gia nam tử không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta không có mắc nợ ai một điều gì, ít hay nhiều." Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc không mắc nợ.
6. Và này Gia chủ, thế nào là lạc không phạm tội?
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử thành tựu thân hành không phạm tội, thành tựu khẩu hành không phạm tội, thành tựu ý hành không phạm tội. Vị ấy nghĩ rằng: "Ta thành tựu thân hành không phạm tội, khẩu hành không phạm tội, ý hành không phạm tội". Nghĩ vậy, vị ấy được lạc, được hỷ. Này Gia chủ, đây gọi là lạc không phạm tội.
Có bốn loại lạc này, này Gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ, khởi lên cho vị ấy.
Ðược lạc không mắc nợ,
Nhớ đến lạc sở hữu,
Người hưởng lạc tài sản,
Với tuệ, thấy như thị,
Do thấy, vị ấy biết,
Sáng suốt cả hai phần,
Lạc vậy chỉ bằng được,
Bằng một phần mười sáu,
Lạc không có phạm tội.
(III) (63) Bằng Với Phạm Thiên
1. - Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, các cha mẹ được các con đảnh lễ cúng dường ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là giống như Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, các cha mẹ được các con đảnh lễ cúng dường ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là giống như bậc Ðạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, các cha mẹ được các con đảnh lễ cúng dường ở trong nhà, những gia đình ấy, này các Tỷ-kheo, được xem là giống như chư Thiên thời trước. Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, các cha mẹ được các con đảnh lễ cúng dường ở trong nhà, những gia đình ấy được xem là đáng được cúng dường.
2. Phạm Thiên, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha; các bậc Ðạo sư thời xưa, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha; chư Thiên thuở xưa, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha; đáng được cung kính cúng dường, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì mẹ cha giúp đỡ rất nhiều cho các con, nuôi dưỡng chúng lớn và giới thiệu chúng vào đời này.
Mẹ cha gọi Phạm thiên,
Bậc Ðạo sư thời trước,
Xứng đáng được cúng dường,
Vì thương đến con cháu,
Do vậy bậc Hiền sĩ,
Ðảnh lễ và tôn trọng,
Dâng đồ ăn đồ uống,
Vải mặc và giường nằm,
Thoa bóp cả thân mình,
Tắm rửa cả chân tay.
Với sở hành như vậy,
Ðối với mẹ và cha,
Ðời này người hiền khen,
Ðời sau hưởng Thiên lạc.
(IV) (64) Ðịa Ngục
1. - Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Với bốn pháp gì? Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
2.
Sát sanh và trộm cắp,
Cái được gọi nói láo,
Và đi đến vợ người,
Bậc trí không tán thán.
(V) (65) Hình Thức Bên Ngoài
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hạng người đo lường sắc và thỏa mãn với sắc; hạng người đo lường tiếng và thỏa mãn với tiếng; hạng người đo lường với thô và thỏa mãn với thô; hạng người đo lường pháp và thỏa mãn với pháp. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
2.
Những ai đo lường sắc,
Những ai đi đến tiếng,
Bị tham dục dắt dẫn,
Chúng không biết người ấy.
Không biết được nội tâm,
Không thấy được ngoại cảnh,
Kẻ ngu bị bao quanh,
Bị tiếng nói chi phối,
Không biết được nội tâm,
Quán thấy được ngoại cảnh,
Thấy được quả ở ngoài,
Bị tiếng nói chi phối.
Rõ biết được nội tâm,
Quán thấy được ở ngoài,
Thấy rõ không chướng ngại,
Không bị tiếng chi phối.
(VI) (66) Tham Ái
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Có tham, có sân, có si, có mạn. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt hiện hữu ở đời.
2.
Tham ái vật đẹp đẽ,
Thích thú sắc khả ái,
Bị cột bởi vô minh,
Các hữu tình hạ liệt,
Càng tăng trưởng trói buộc.
Cho đến kẻ có trí,
Làm các việc bất thiện,
Sanh từ tham, sân, si,
Khiến phiền muộn, khó chịu,
Làm đau khổ sanh khởi,
Kẻ vô minh bao vây,
Kẻ mù không có mắt,
Tự tánh họ là vậy,
Họ không thể nghĩ rằng,
Ta có thể như vậy
.

 http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0712.htm

NGUOI BUON BAN/ PHAM LAI XE/TANG CHI 3 PHAP




19.- Người Buôn Bán
- Thành tựu ba chi phần, này các Tỷ-kheo, một người buôn bán không thâu nhận được tài sản chưa thâu nhận và không tăng trưởng tài sản đã được thâu nhận. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán, vào buổi sáng không có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi trưa không có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi chiều không có nhiệt tâm chăm chú vào công việc. Thành tựu với ba chi phần này, này các Tỷ-kheo, một người buôn bán không thâu nhận được tài sản chưa được thâu nhận và không tăng trưởng tài sản đã được thâu nhận.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo thành tựu ba chi phần, không thâu nhận được thiện pháp chưa được thâu nhận, và không tăng trưởng được thiện pháp đã được thâu nhận. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vào buổi sáng không có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng, vào buổi trưa không có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng, vào buổi chiều không có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng. Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo không thâu nhận được thiện pháp chưa được thâu nhận, và không tăng trưởng thiện pháp đã được thâu nhận.
Thành tựu ba chi phần, này các Tỷ-kheo, một người buôn bán thâu nhận được tài sản chưa thâu nhận, tăng trưởng tài sản đã được thâu nhận. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán, vào buổi sáng có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi trưa có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi chiều có nhiệt tâm chăm chú vào công việc. Thành tựu với ba chi phần này, này các Tỷ-kheo, một người buôn bán thâu nhận được tài sản chưa được thâu nhận, và tăng trưởng tài sản đã được thâu nhận.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu ba pháp, Tỷ kheo thâu nhận được thiện pháp chưa được thâu nhận, tăng trưởng thiện pháp đã được thâu nhận. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo vào buổi sáng có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng, vào buổi trưa có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng, vào buổi chiều có nhiệt tâm chăm chú vào định tướng. Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo thâu nhận được thiện pháp chưa được thâu nhận, và tăng trưởng thiện pháp đã được thâu nhận.
20.- Người Buôn Bán
- Thành tựu với ba chi phần, này các Tỷ-kheo, người buôn bán không bao lâu đạt được về tài sản lớn mạnh và rộng lớn. Thế nào là ba?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán có mắt, khéo phấn đấu và xây dựng được cơ bản.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người buôn bán có mắt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán biết các thương phẩm. Vật này mua như vậy, bán như vậy, sẽ đưa lại tiền như vậy, tiền lời như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán có mắt.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán khéo phấn đấu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thương gia khéo léo mua và bán các thương phẩm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán khéo phấn đấu.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người thương gia xây dựng được căn bản? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người buôn bán được các gia chủ hay con các gia chủ, được các nhà giàu, có tiền bạc lớn, có tài sản lớn biết đến như sau: "Người buôn bán này là người có mắt, khéo phấn đấu, có đủ sức cấp dưỡng vợ con, và thường trả tiền lời cho chúng ta. Chúng ta trao hàng hóa cho người này: "Này bạn thương gia, hãy lấy tiền này, xây dựng tài sản để nuôi dưỡng vợ con và thường thường trả tiền lời cho chúng tôi". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán xây dựng được cơ bản.
Thành tựu với ba chi phần này, này các Tỷ kheo, người buôn bán, không bao lâu đạt đến tài sản lớn mạnh và rộng lớn.
Cũng vậy, này các Tỷ kheo, thành tựu với ba pháp, vị Tỷ-kheo không bao lâu, đạt đến lớn mạnh và rộng lớn về các Thiện pháp. Thế nào là ba?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có mắt, khéo phấn đấu và xây dựng được cơ bản.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có mắt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết rõ: "Ðây là khổ" ... như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo có mắt.
Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo phấn đấu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh tấn, đoạn tận các pháp bất thiện, làm cho sanh khởi các pháp thiện, dõng mãnh, kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo phấn đấu.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo xây dựng được cơ bản? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, thông hiểu các tập Agàma (A-hàm), bậc trì Pháp, trì Luật, trì Toát yếu, thường thường đến yết kiến, phỏng vấn, đặt các câu hỏi: "Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Pháp này ý nghĩa gì? "Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa được mở rộng, phơi bày những gì chưa được phơi bày, và đối với những đoạn sai khác còn có những chỗ nghi ngờ, các vị ấy giải thích các sự nghi ngờ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo xây dựng được cơ bản.
Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu, đạt đến sự lớn mạnh và rộng lớn về các thiện pháp.

7 BAN TAM KINH




Moi quy vi doc bai nay, trich tu trang nha Budsas


Bảy bản Bát-nhã Tâm kinh trong Hán tạng

Bảy Bản Tâm Kinh Trong Đại Tạng
Đại Chánh Tập 8, Số 250-255, 257

Nguyên Tánh Trần tiễn Khanh 
http://www.daitangvietnam.com

*

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, gọi tắt là Tâm Kinh, thường được tụng trong mỗi buổi lễ tại các chùa. Bản kinh này là của Ngài Huyền Trang (cũng gọi là Huyền Tráng) dịch từ bản chữ Phạn vào đời Đường. Ngoài bản này, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng (Taisho Tripitaka) còn có sáu bản dịch khác. Trong “Tâm Như Trí Thủ Toàn Tập”, Hòa thượng Trí Thủ đã ghi lại về các bản dịch này như sau:

1. Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Đại Minh Chú Kinh (Taisho 250) , do ngài Tam Tạng Cưu Ma La Thập dịch đời Diêu Tần, vào khoảng năm 402 - 412 sau Tây lịch.

2. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 251), do ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng phụng chiếu dịch vào đời Đường, năm 649.

3. Phổ biến Trí tạng Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 252) do Pháp Nguyệt (Dharmacandra) dịch năm 732 đời Đường.

4. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 253), do Bát nhã (Prajnà) và Lợi Ngôn (Li yen) dịch năm 790 đời Đường.

5. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 254), do Trí Tuệ Luân (Prajnàcakra) dịch năm 850 đời Đường

6. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 255), do Pháp Thành dịch năm 856. Bản này vừa tìm thấy được ở Đôn Hoàng.

7. Phật thuyết Thánh Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 257) , do Thi Hộ (Dãnapãla) dịch năm 980 đời Tống.

Trong bảy bản Tâm Kinh nêu trên, hai bản của Cưu Ma La Thập và Huyền Trang chỉ trình bày bài chú nên ngắn gọn. Bản chữ Hán và phiên âm của Ngài Huyền Tráng chỉ có 260 chữ. Các bản dịch khác dài hơn vì được trình bày như một bàn Kinh bắt đầu bằng Như thị ngã văn (Tôi nghe như vầy) của Ngài A-nan mà ta thường gặp trong các bản Kinh Đại Thừa.

Các bản kinh được dịch trong vòng sáu thế kỷ, từ bản dịch của Cưu Ma La Thập vào đầu thế kỷ thứ 5 cho đến bản dịch của Thí Hộ vào cuối thế kỷ thứ 10. Vì qua nhiều thời đại nên có nhiều thay đổi về ngôn từ, như bản dịch của Trí Tuệ Luân đời Đường đã dùng danh từ “Bạc Nga Phạm (薄誐梵) ” để chỉ Đức Phật và “Bật-sô (苾蒭)” để chỉ các Tỳ-kheo (比丘) đệ tử của Phật. Bản dịch của Pháp Thành cũng dùng danh từ “Bạc Già Phạm (薄伽梵)” và “Bật-sô”. Bản dịch của Thí Hộ đời Tống không dùng “cứu cánh Niết-bàn (究竟涅槃)” như các bản dịch khác mà dùng “cứu cánh viên tịch (究竟圓寂)”.

Tâm Kinh có câu thần chú rất phổ biến “Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ-đề Tát bà ha”. Hòa thượng Trí Thủ đã dịch nghĩa “Qua đi, qua đi, qua bờ bên kia đi, hoàn toàn qua bờ bên kia đi, thì có bồ đề. Ngài khéo nói như vậy”. Câu chú này được phiên âm qua chữ Hán từ nguyên văn chữ Phạn: “Gate Gate Pāragate Pārasamgate Bodhi svāhā”.

Các bản dịch cũng có khác biệt trong cách phiên âm câu Thần chú từ chữ Phạn sang chữ Hán. Chữ "Gate (Qua đi)” thường được phiên âm bằng hai chữ Yết đế (揭帝). Chữ “Gate” này được phiên âm là “Kiệt đế” (竭帝) trong bản dịch của Cưu Ma La Thập và "Nghiệt đế" (櫱諦) trong bản dịch của Bát Nhã. Bản dịch của Trí Tuệ Luân và của Thí Hộ đã phiên âm thành “Nga đế” (誐帝).

Trong bảy bản dịch, bản của Ngài Huyền Trang được xem là ngắn gọn và hoàn chỉnh nhất. Vì thế bản này thường được đọc tụng trong các buổi lễ.

Nguyên Tánh Trần tiễn Khanh (2009)