Moi quy vi doc bai nay, trich tu trang nha Budsas
Bảy bản Bát-nhã Tâm kinh trong Hán tạng
Bảy Bản Tâm Kinh Trong Đại Tạng
Đại Chánh Tập 8, Số 250-255, 257
Nguyên Tánh Trần tiễn Khanh
http://www.daitangvietnam.com
*
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, gọi tắt là Tâm Kinh, thường được tụng trong mỗi buổi lễ tại các chùa. Bản kinh này là của Ngài Huyền Trang (cũng gọi là Huyền Tráng) dịch từ bản chữ Phạn vào đời Đường. Ngoài bản này, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng (Taisho Tripitaka) còn có sáu bản dịch khác. Trong “Tâm Như Trí Thủ Toàn Tập”, Hòa thượng Trí Thủ đã ghi lại về các bản dịch này như sau:
1. Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Đại Minh Chú Kinh (Taisho 250) , do ngài Tam Tạng Cưu Ma La Thập dịch đời Diêu Tần, vào khoảng năm 402 - 412 sau Tây lịch.
2. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 251), do ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng phụng chiếu dịch vào đời Đường, năm 649.
3. Phổ biến Trí tạng Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 252) do Pháp Nguyệt (Dharmacandra) dịch năm 732 đời Đường.
4. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 253), do Bát nhã (Prajnà) và Lợi Ngôn (Li yen) dịch năm 790 đời Đường.
5. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 254), do Trí Tuệ Luân (Prajnàcakra) dịch năm 850 đời Đường
6. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 255), do Pháp Thành dịch năm 856. Bản này vừa tìm thấy được ở Đôn Hoàng.
7. Phật thuyết Thánh Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 257) , do Thi Hộ (Dãnapãla) dịch năm 980 đời Tống.
Trong bảy bản Tâm Kinh nêu trên, hai bản của Cưu Ma La Thập và Huyền Trang chỉ trình bày bài chú nên ngắn gọn. Bản chữ Hán và phiên âm của Ngài Huyền Tráng chỉ có 260 chữ. Các bản dịch khác dài hơn vì được trình bày như một bàn Kinh bắt đầu bằng Như thị ngã văn (Tôi nghe như vầy) của Ngài A-nan mà ta thường gặp trong các bản Kinh Đại Thừa.
Các bản kinh được dịch trong vòng sáu thế kỷ, từ bản dịch của Cưu Ma La Thập vào đầu thế kỷ thứ 5 cho đến bản dịch của Thí Hộ vào cuối thế kỷ thứ 10. Vì qua nhiều thời đại nên có nhiều thay đổi về ngôn từ, như bản dịch của Trí Tuệ Luân đời Đường đã dùng danh từ “Bạc Nga Phạm (薄誐梵) ” để chỉ Đức Phật và “Bật-sô (苾蒭)” để chỉ các Tỳ-kheo (比丘) đệ tử của Phật. Bản dịch của Pháp Thành cũng dùng danh từ “Bạc Già Phạm (薄伽梵)” và “Bật-sô”. Bản dịch của Thí Hộ đời Tống không dùng “cứu cánh Niết-bàn (究竟涅槃)” như các bản dịch khác mà dùng “cứu cánh viên tịch (究竟圓寂)”.
Tâm Kinh có câu thần chú rất phổ biến “Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ-đề Tát bà ha”. Hòa thượng Trí Thủ đã dịch nghĩa “Qua đi, qua đi, qua bờ bên kia đi, hoàn toàn qua bờ bên kia đi, thì có bồ đề. Ngài khéo nói như vậy”. Câu chú này được phiên âm qua chữ Hán từ nguyên văn chữ Phạn: “Gate Gate Pāragate Pārasamgate Bodhi svāhā”.
Các bản dịch cũng có khác biệt trong cách phiên âm câu Thần chú từ chữ Phạn sang chữ Hán. Chữ "Gate (Qua đi)” thường được phiên âm bằng hai chữ Yết đế (揭帝). Chữ “Gate” này được phiên âm là “Kiệt đế” (竭帝) trong bản dịch của Cưu Ma La Thập và "Nghiệt đế" (櫱諦) trong bản dịch của Bát Nhã. Bản dịch của Trí Tuệ Luân và của Thí Hộ đã phiên âm thành “Nga đế” (誐帝).
Trong bảy bản dịch, bản của Ngài Huyền Trang được xem là ngắn gọn và hoàn chỉnh nhất. Vì thế bản này thường được đọc tụng trong các buổi lễ.
Nguyên Tánh Trần tiễn Khanh (2009)
Đại Chánh Tập 8, Số 250-255, 257
Nguyên Tánh Trần tiễn Khanh
http://www.daitangvietnam.com
*
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, gọi tắt là Tâm Kinh, thường được tụng trong mỗi buổi lễ tại các chùa. Bản kinh này là của Ngài Huyền Trang (cũng gọi là Huyền Tráng) dịch từ bản chữ Phạn vào đời Đường. Ngoài bản này, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng (Taisho Tripitaka) còn có sáu bản dịch khác. Trong “Tâm Như Trí Thủ Toàn Tập”, Hòa thượng Trí Thủ đã ghi lại về các bản dịch này như sau:
1. Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Đại Minh Chú Kinh (Taisho 250) , do ngài Tam Tạng Cưu Ma La Thập dịch đời Diêu Tần, vào khoảng năm 402 - 412 sau Tây lịch.
2. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 251), do ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng phụng chiếu dịch vào đời Đường, năm 649.
3. Phổ biến Trí tạng Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 252) do Pháp Nguyệt (Dharmacandra) dịch năm 732 đời Đường.
4. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 253), do Bát nhã (Prajnà) và Lợi Ngôn (Li yen) dịch năm 790 đời Đường.
5. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 254), do Trí Tuệ Luân (Prajnàcakra) dịch năm 850 đời Đường
6. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 255), do Pháp Thành dịch năm 856. Bản này vừa tìm thấy được ở Đôn Hoàng.
7. Phật thuyết Thánh Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh (Taisho 257) , do Thi Hộ (Dãnapãla) dịch năm 980 đời Tống.
Trong bảy bản Tâm Kinh nêu trên, hai bản của Cưu Ma La Thập và Huyền Trang chỉ trình bày bài chú nên ngắn gọn. Bản chữ Hán và phiên âm của Ngài Huyền Tráng chỉ có 260 chữ. Các bản dịch khác dài hơn vì được trình bày như một bàn Kinh bắt đầu bằng Như thị ngã văn (Tôi nghe như vầy) của Ngài A-nan mà ta thường gặp trong các bản Kinh Đại Thừa.
Các bản kinh được dịch trong vòng sáu thế kỷ, từ bản dịch của Cưu Ma La Thập vào đầu thế kỷ thứ 5 cho đến bản dịch của Thí Hộ vào cuối thế kỷ thứ 10. Vì qua nhiều thời đại nên có nhiều thay đổi về ngôn từ, như bản dịch của Trí Tuệ Luân đời Đường đã dùng danh từ “Bạc Nga Phạm (薄誐梵) ” để chỉ Đức Phật và “Bật-sô (苾蒭)” để chỉ các Tỳ-kheo (比丘) đệ tử của Phật. Bản dịch của Pháp Thành cũng dùng danh từ “Bạc Già Phạm (薄伽梵)” và “Bật-sô”. Bản dịch của Thí Hộ đời Tống không dùng “cứu cánh Niết-bàn (究竟涅槃)” như các bản dịch khác mà dùng “cứu cánh viên tịch (究竟圓寂)”.
Tâm Kinh có câu thần chú rất phổ biến “Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ-đề Tát bà ha”. Hòa thượng Trí Thủ đã dịch nghĩa “Qua đi, qua đi, qua bờ bên kia đi, hoàn toàn qua bờ bên kia đi, thì có bồ đề. Ngài khéo nói như vậy”. Câu chú này được phiên âm qua chữ Hán từ nguyên văn chữ Phạn: “Gate Gate Pāragate Pārasamgate Bodhi svāhā”.
Các bản dịch cũng có khác biệt trong cách phiên âm câu Thần chú từ chữ Phạn sang chữ Hán. Chữ "Gate (Qua đi)” thường được phiên âm bằng hai chữ Yết đế (揭帝). Chữ “Gate” này được phiên âm là “Kiệt đế” (竭帝) trong bản dịch của Cưu Ma La Thập và "Nghiệt đế" (櫱諦) trong bản dịch của Bát Nhã. Bản dịch của Trí Tuệ Luân và của Thí Hộ đã phiên âm thành “Nga đế” (誐帝).
Trong bảy bản dịch, bản của Ngài Huyền Trang được xem là ngắn gọn và hoàn chỉnh nhất. Vì thế bản này thường được đọc tụng trong các buổi lễ.
Nguyên Tánh Trần tiễn Khanh (2009)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét