Tương Ưng Bộ Kinh - Kinh 35.28Kinh Lửa Cháy
Aditta-pariyaya SuttaHT Thích Minh Châu dịch
Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1,000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn. Sau khi nghe bài giảng nầy, toàn thể thính chúng đắc quả A la hán.1) Một thời Thế Tôn trú ở Gàya, tại Gàyasìsa cùng với một ngàn Tỷ-kheo.-oOo-
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
--Tất cả, này các Tỷ-kheo, đều bị bốc cháy. Và này các Tỷ-kheo, tất cả cái gì đều bị bốc cháy?
3) Mắt, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. Các sắc bị bốc cháy. Nhãn thức bị bốc cháy. Nhãn xúc bị bốc cháy. Do duyên nhãn xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
4) Tai, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. Các thinh bị bốc cháy. Nhĩ thức bị bốc cháy. Nhĩ xúc bị bốc cháy. Do duyên nhĩ xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
5) Mũi, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. Các hương bị bốc cháy. Tỹ thức bị bốc cháy. Tỹ xúc bị bốc cháy. Do duyên tỹ xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
6) Lưỡi bị bốc cháy. Các vị bị bốc cháy. Thiệt thức bị bốc cháy. Thiệt xúc bị bốc cháy. Do duyên thiệt xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
7) Thân bị bốc cháy. Các xúc bị bốc cháy. Thân thức bị bốc cháy. Thân xúc bị bốc cháy. Do duyên thân xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
8) Ý bị bốc cháy. Các pháp bị bốc cháy. Ý thức bị bốc cháy. Ý xúc bị bốc cháy. Do duyên thân xúc nên khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với các thinh, nhàm chán đối với nhĩ thức, nhàm chán đối với nhĩ xúc. Do duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với các hương, nhàm chán đối với tỹ thức, nhàm chán đối với tỹ xúc. Do duyên tỹ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với các vị, nhàm chán đối với thiệt thức, nhàm chán đối với thiệt xúc. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với các xúc, nhàm chán đối với thân thức, nhàm chán đối với thân xúc. Do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa".
10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
11) Và trong khi lời giải đáp này được nói lên, tâm của một ngàn Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
HT Thích Minh Châu dịch
"Bị Bốc Cháy", Tương Ưng Bộ, Tập IV (35.28), Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Sài gòn, 1993
English version:
Samyutta Nikaya, 35.28
The Fire Sermon
Aditta-pariyaya Sutta
Translated by Bhikkhu Bodhi
Several months after his Awakening, the Buddha delivers this sermon to an audience of 1,000 fire-worshipping ascetics. In his characteristically brilliant teaching style, the Buddha uses a metaphor that quickly penetrates to the heart of the audience -- in this case, the metaphor of fire. Upon hearing this sermon, the entire audience attains full Awakening (arahatta).On one occasion the Blessed One was dwelling at Gaya, at Gaya’s Head, together with a thousand bhikkhus. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
-oOo-
-- Bhikkhus, all is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The eye is burning, forms are burning, eye-consciousness is burning, eye-contact is burning, and whatever feeling arises with eye-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
The ear is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The ear is burning, sounds are burning, ear-consciousness is burning, ear-contact is burning, and whatever feeling arises with ear-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
The nose is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The nose is burning, odours are burning, nose-consciousness is burning, nose-contact is burning, and whatever feeling arises with nose-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
The tongue is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The tongue is burning, tastes are burning, tongue-consciousness is burning, tongue-contact is burning, and whatever feeling arises with tongue-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
The body is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The body is burning, tactile objects are burning, body-consciousness is burning, body-contact is burning, and whatever feeling arises with body-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
The mind is burning. And what, bhikkhus, is the all that is burning? The mind is burning, mental phenomena are burning, mind-consciousness is burning, mind-contact is burning, and whatever feeling arises with mind-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant -- that too is burning. Burning with what? Burning with the fire of lust, with the fire of hatred, with the fire of delusion; burning with birth, with aging, with death; with sorrow, with lamentation, with pain, with displeasure, with despair, I say.
Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with the eye, with forms, with eye-consciousness, with eye-contact, with whatever feeling arises with eye-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
He becomes disenchanted with the ear, with sounds, with ear-consciousness, with ear-contact, with whatever feeling arises with ear-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
He becomes disenchanted with the nose, with odours, with nose-consciousness, with nose-contact, with whatever feeling arises with nose-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
He becomes disenchanted with the tongue, with tastes, with tongue-consciousness, with tongue-contact, with whatever feeling arises with tongue-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
He becomes disenchanted with the body, with tactile objects, with tongue-consciousness, with tongue-contact, with whatever feeling arises with tongue-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
He becomes disenchanted with the mind, with mental phenomena, with mind-consciousness, with mind-contact, with whatever feeling arises with mind-contact as condition -- whether pleasant or painful or neither-painful-nor-pleasant.
Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion (his mind) is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: "It’s liberated." He understands: "Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world."
This is what the Blessed One said. Being pleased, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement. And while this discourse was being spoken, the minds of the thousand bhikkhus were liberated from the taints by non-clinging.
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin057.htm
S.35.28 Alles brennt
Zu einer Zeit weilte der Erhabene bei Gayā auf der Höhe von Gayā mit 1.000 Mönchen. Dort nun wandte sich der Erhabene an die Mönche:
"Alles, ihr Mönche, ist in Brand. Was alles aber, ihr Mönche, ist in Brand? Das Auge, ihr Mönche, und die Formen, das Ohr und die Töne, die Nase und die Düfte, die Zunge und die Säfte, der Körper und die Gegenstände, der Geist und die Dinge sind in Brand. Das sechsfache Bewußtsein, die sechsfache Berührung und was durch die Berührung bedingt an Fühlbarem aufsteigt, sei es Wohl oder Wehe oder Weder-wehe-nach-wohl, auch das ist in Brand. Und wodurch brennt es? Durch Feuer der Reize, Feuer der Abwehr, Feuer der Verblendung ist es in Brand. Durch Geburt, Alter und Sterben, durch Kummer, Jammer, Schmerz, Trübsinn und Verzweiflung brennt es, sag ich.
So sehend, ihr Mönche, findet der erfahrene edle Jünger nichts daran. Nichts daran findend, wird er entreizt. Durch die Entreizung wird er erlöst: 'Im Erlösten ist die Erlösung' erkennt er: 'Versiegt ist die Geburt, vollendet der Brahma-wandel, gewirkt das Werk, nichts Höheres gibt es über dieses hier' versteht er da".
So sprach der Erhabene. Zufrieden freuten sich jene Mönche über das Wort des Erhabenen. Während aber diese Lehrdarlegung stattgefunden hatte, wurden die Herzen der 1.000 Mönche ohne Hangen von den Trieben erlöst.
6. Ādittasuttaṃ
28. Ekaṃ samayaṃ bhagavā gayāyaṃ viharati gayāsīse saddhiṃ bhikkhusahassena. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – ‘‘sabbaṃ, bhikkhave, ādittaṃ. Kiñca, bhikkhave, sabbaṃ ādittaṃ? Cakkhu [cakkhuṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)], bhikkhave, ādittaṃ, rūpā ādittā, cakkhuviññāṇaṃ ādittaṃ, cakkhusamphasso āditto. Yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ādittaṃ. Kena ādittaṃ? ‘Rāgagginā, dosagginā, mohagginā ādittaṃ, jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi āditta’nti vadāmi…pe… jivhā ādittā, rasā ādittā, jivhāviññāṇaṃ ādittaṃ, jivhāsamphasso āditto . Yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ādittaṃ. Kena ādittaṃ? ‘Rāgagginā, dosagginā, mohagginā ādittaṃ, jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi āditta’nti vadāmi…pe… mano āditto, dhammā ādittā, manoviññāṇaṃ ādittaṃ, manosamphasso āditto. Yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tampi ādittaṃ. Kena ādittaṃ? ‘Rāgagginā, dosagginā, mohagginā ādittaṃ, jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi āditta’nti vadāmi. Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako cakkhusmimpi nibbindati, rūpesupi nibbindati, cakkhuviññāṇepi nibbindati, cakkhusamphassepi nibbindati, yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjativedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi nibbindati …pe… yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati; vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti. Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne tassa bhikkhusahassassa anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti. Chaṭṭhaṃ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét