Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

HUONG TAM

Đặt tâm đúng hướng

Quang Tanh

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Ví như, này các Tỷ kheo, sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch bị đặt sai hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm đổ máu; sự tình này không xảy ra.




Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo:
Ví như, này các Tỷ kheo, sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch bị đặt sai hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm đổ máu; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ kheo, vì sợi râu bị đặt sai hướng. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo với tâm bị đặt sai hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết bàn; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ kheo, vì tâm bị đặt sai hướng.
Này các Tỷ kheo, ví như các sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch được đặt đúng hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm cho đổ máu; sự tình này có xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ kheo, vì sợi râu được đặt đúng hướng. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo với tâm được đặt đúng hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết bàn; sự tình này có thể xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ kheo, vì tâm được đặt đúng hướng. (ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm Đặt hướng và trong sáng, phần Tâm đặt sai hướng [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.21)
LỜI BÀN:
Nhiều người nghĩ rằng tu hành là do nơi tự tâm, nói cách khác là tu tâm. Nhưng tâm của con người thì muôn hình vạn trạng "công cũng đứng đầu mà tội cũng đứng nhất” nên biết tu tâm nào. Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, tuy là tu tâm nhưng tâm phải đặt đúng hướng thì mới có thể xuyên thủng vô minh, thành tựu tuệ giác, chứng đắc Niết bàn.
Một trong những đặc điểm của tâm là dịch chuyển, thay đổi rất mau lẹ như vượn chuyền cành, như ngựa phi ngoài đồng cỏ. Tâm thay đổi, sinh diệt trong từng sát na nên việc hướng tâm, giữ tâm an trú vào thiện pháp là điều chẳng dễ dàng. Thường thì ban đầu ai cũng tinh tấn, hăng hái tu tập nhưng về sau cứ giải đãi, biếng nhác dần và không ít người thối thất.
Như cây lớn, cành lá nghiêng về hướng nào thì khi bị cưa chắc chắn nó sẽ ngã về hướng đó. Như râu của hạt lúa mì, đặt đúng hướng mới có thể đâm thủng bàn chân. Cũng vậy, tâm của chúng ta phải nghiêng về giải thoát mới hướng cuộc đời về tịnh lạc. Tâm của chúng ta phải hướng về tuệ giác mới có thể chọc thủng vô minh. Do đó, tâm người tu phải luôn hướng về và an trụ trong Chánh pháp mới mong thành đạo nghiệp.
Ngày nay, người tu tuy nhiều nhưng người thành tựu đạo nghiệp không nhiều. Vậy nên "đặt tâm đúng hướng” cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà mỗi người con Phật cần suy ngẫm và điều chỉnh để vượt thoát phiền não, thăng hoa tâm linh, thành tựu giải thoát, Niết bàn.

QUẢNG TÁNH

--
http://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=72D608

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

LOI CA NGOI/ MILINDA VAN DAO

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho/ milinda van dao

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho


MILINDA VAN DAO

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho

00. TU VUNG:




I SU* INDACANDA DICH:


MEṆḌAKAPAÑHĀ - CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI

III. PAṆĀMITAVAGGO - PHẨM ĐÃ BỊ ĐUỔI ĐI:

10. CÂU HỎI VỀ VIỆC NÓI LỜI CA NGỢI

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, nếu những người khác nói lời ca ngợi về Ta, nói lời ca ngợi về Giáo Pháp hoặc về Hội Chúng, trong trường hợp ấy các ngươi không nên thể hiện nỗi vui mừng, niềm hoan hỷ, hay tâm trạng phấn khởi của tâm.
Và thêm nữa, trong khi lời ca ngợi đúng theo sự thật của Bà-la-môn Sela đang được nói lên, đức Như Lai đã vui mừng, hoan hỷ, phấn khởi tuyên dương nhiều hơn, trội hơn về đức hạnh của bản thân rằng:
Này Sela, Ta là đức vua, đấng Pháp vương vô thượng. Ta chuyển vận bánh xe theo Giáo Pháp, là bánh xe không thể bị chuyển vận nghịch lại.
Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, nếu những người khác nói lời ca ngợi về Ta, nói lời ca ngợi về Giáo Pháp hoặc về Hội Chúng, trong trường hợp ấy các ngươi không nên thể hiện nỗi vui mừng, niềm hoan hỷ, hay tâm trạng phấn khởi của tâm,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Trong khi lời ca ngợi đúng theo sự thật của Bà-la-môn Sela đang được nói lên, đức Như Lai đã vui mừng, hoan hỷ, phấn khởi tuyên dương nhiều hơn, trội hơn về đức hạnh của bản thân’ là sai trái.
Nếu trong khi lời ca ngợi đúng theo sự thật của Bà-la-môn Sela đang được nói lên, đức Như Lai đã vui mừng, hoan hỷ, phấn khởi tuyên dương nhiều hơn, trội hơn về đức hạnh của bản thân, như thế thì lời nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, nếu những người khác nói lời ca ngợi về Ta, nói lời ca ngợi về Giáo Pháp hoặc về Hội Chúng, trong trường hợp ấy các ngươi không nên thể hiện nỗi vui mừng, niềm hoan hỷ, hay tâm trạng phấn khởi của tâm’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, nếu những người khác nói lời ca ngợi về Ta, nói lời ca ngợi về Giáo Pháp hoặc về Hội Chúng, trong trường hợp ấy các ngươi không nên thể hiện nỗi vui mừng, niềm hoan hỷ, hay tâm trạng phấn khởi của tâm.’ Và trong khi lời ca ngợi đúng theo sự thật của Bà-la-môn Sela đang được nói lên, Ngài đã tuyên dương nhiều hơn, trội hơn về đức hạnh của bản thân rằng:
Này Sela, Ta là đức vua, đấng Pháp vương vô thượng. Ta chuyển vận bánh xe theo Giáo Pháp, là bánh xe không thể bị chuyển vận nghịch lại.’  
Tâu đại vương, trong khi đang giải thích về hiện tướng của bản thể luôn cả cốt lõi, về bản thể, về sự hiển hiện, về sự hiện hữu, về thực thể, về trạng thái thật của Giáo Pháp, đức Thế Tôn đã nói lên câu thứ nhất rằng: ‘Này các tỳ khưu, nếu những người khác nói lời ca ngợi về Ta, nói lời ca ngợi về Giáo Pháp hoặc về Hội Chúng, trong trường hợp ấy các ngươi không nên thể hiện nỗi vui mừng, niềm hoan hỷ, hay tâm trạng phấn khởi của tâm.’
Trái lại, trong khi lời ca ngợi đúng theo sự thật của Bà-la-môn Sela đang được nói lên, đức Thế Tôn đã tuyên dương nhiều hơn, trội hơn về đức hạnh của bản thân rằng: ‘Này Sela, Ta là đức vua, đấng Pháp vương vô thượng,’ điều ấy không do nhân lợi lộc, không do nhân danh vọng, không do nhân phe nhóm, không vì lòng mong mỏi đệ tử. Khi ấy, vì lòng thương tưởng, vì lòng bi mẫn, vì ước muốn điều lợi ích (nghĩ rằng): ‘Như vầy sẽ có sự lãnh hội cho người này và ba trăm thanh niên Bà-la-môn,’ nên Ngài đã công bố nhiều hơn, vượt trội hơn về đức hạnh của bản thân rằng: ‘Này Sela, Ta là đức vua, đấng Pháp vương vô thượng.’”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

II. PALI



III. TIENG DUC

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho


«Ihr behauptet da, ehrwürdiger Nāgasena: Wenn der Vollendete über diese bewußtlose Erde dahin schreitet, so bewirkt dieselbe, daß die Versenkungen sich heben und die Erhebungen sich senken. Andererseits aber behauptet ihr, daß der Erhabene von einem Steinsplitter am Fuße verletzt wurde. Warum konnte denn jener Steinsplitter, der den Erhabenen auf den Fuß traf, nicht ebenso gut von seinem Fuß abgeleitet werden? Wenn also die erste Behauptung richtig ist, so muß diese zweite Behauptung falsch sein. Ist diese aber richtig, so ist die erstere falsch. Dies ist wiederum ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle und das du nun zu lösen hast.»
«Beide Behauptungen treffen zu, o König. Doch ist jener Steinsplitter nicht etwa aus eigenem Antrieb herabgefallen, sondern durch den Eingriff Devadattas. Devadatta nämlich hegte durch viele hunderttausende von Geburten hindurch Haß gegen den Vollendeten. Und von jenem Haß erfüllt, nahm er einen mächtigen, schweren Steinblock in der Größe eines Giebelhauses und ließ ihn (den Berg) hinabrollen, damit er auf das Haupt des Vollendeten falle. Aber zwei andere Felsen erhoben sich aus der Erde und fingen jenen Steinblock auf, und infolge ihres Zusammenpralles sprang von dem Steinblock ein Splitter ab, und indem dieser hier und dorthin flog, traf er auch auf den Fuß des Erhabenen.»
«Gerade aber, ehrwürdiger Nāgasena, wie die beiden Felsen den Steinblock auffangen konnten, ebensogut hätte doch auch wohl der Steinsplitter aufgefangen werden können.»
«Auch aufgefangen mag etwas immerhin noch durchschlüpfen, entgleiten und entgehen. So mögen zum Beispiel Milch, Buttermilch, Honig, ausgelassene Butter, Fisch- oder Fleischbrühe, wenn man sie mit der Hand schöpft, wieder zwischen den Fingern durchsickern. Oder wenn man feinen, staubartigen Sand in der geschlossenen Hand hält, mag er zwischen den Fingern wieder durchrinnen. Oder von einer Handvoll Reis, die man in den Mund gesteckt hat, mag etwas wieder herausfallen. Genau so, o König, sprang infolge des Zusammenpralles des Steinblockes mit den beiden Felsen - die, um ihn aufzufangen, zusammengetroffen waren - ein Steinsplitter ab, und indem dieser hier und dorthin flog, traf er auf den Fuß des Erhabenen.»
«Gut, ehrwürdiger Nāgasena, es sei zugegeben, daß der Steinblock von den beiden Felsen aufgefangen wurde. Doch hätte der Steinsplitter dem Erhabenen nicht ebensogut Achtung erweisen können wie die Erde?»
«Folgende zwölf, o König, kennen keine Ehrfurcht, und zwar: 
  • der Begierige in seiner Gier, 
  • der Gehässige in seinem Hasse, 
  • der Betörte in seiner Torheit, 
  • der Aufgeblasene in seinem Dünkel, 
  • der Tugendlose in seiner Unedelkeit, 
  • der Hartnäckige in seiner Unbeugsamkeit, 
  • der Niedrige in seiner Niedrigkeit, 
  • ein Diener weil er nicht Meister ist, 
  • der Selbstsüchtige in seinem Geize, 
  • der Bedrückte in seiner Rachsucht, 
  • der Habsüchtige beherrscht von seiner Habsucht, 
  • der Besitz Anhäufende weil er auf seinen Vorteil bedacht ist. 
Diese Zwölf, o König, kennen keine Ehrfurcht.
Jener Steinsplitter aber, der infolge des Zusammenpralles absprang, flog ganz unbestimmt in irgend eine Richtung und traf dabei den Erhabenen auf den Fuß, gleichwie etwa auch ganz feiner, dünner Staub, vom Winde fortgeweht, ganz unbestimmt in irgend einer Richtung zerstiebt. Wenn jener Steinsplitter, o König, sich nicht von dem Steinblock losgelöst hätte, so hätten auch ihn jene beiden emporragenden Felsen aufgefangen. Doch jener, Steinsplitter, o König, hatte weder am Boden noch in der Luft einen Halt und fiel, nachdem er durch die Gewalt des Anpralles abgesprungen war, ganz unbestimmt in irgend eine Richtung, wobei er den Erhabenen auf den Fuß traf, gleichwie etwa ein durch einen Wirbelwind aufgewehtes Blatt ganz unbestimmt in irgend eine Richtung fliegt. Ja, o König, nur zum Leiden gereichte es dem undankbaren, unedlen Devadatta, daß jener Steinsplitter den Erhabenen auf den Fuß traf.»
«Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgasena. So ist es, und so nehme ich es an.»



IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

115. Quả đất dường như có tâm thức?
- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn ngự đến một quốc độ nào, một xứ sở nào - thì ở đấy mặt đất dường như có tâm thức? Chỗ nào đất thấp, khuyết lõm... tự dưng lại đầy bằng, dường như có ai đó mới đổ đất thêm! Chỗ nào gò cao, gồ lên thì chợt dưng phẳng lại như mặt trống lớn, tựa như ai mới cào bằng hoặc lấy đất đi! Chuyện ấy không biết có thực không, hay chỉ là giai thoại, là hư truyền, thưa đại đức?
- Điều ấy có thật, tâu đại vương!
- Nếu vậy thì trẫm rất hoài nghi. Trẫm hoài nghi rằng, đất thuộc đại địa, đá cũng thuộc đại địa; vậy sao đất dường như có tâm thức, mà đá lại không có tâm thức khi Đức Thế Tôn ngự đến, hở đại đức?
- Ý đại vương muốn nói gì?
- Vâng, ý trẫm muốn nói là, tại sao cục đá chạm vào chân Đức Tôn Sư lại không có tâm thức? Nếu nó có tâm thức thì phải như đất kia, gồ cao hoặc lõm xuống, phải tự biết để làm cho phẳng lại. Cũng vậy, lẽ ra cục đá ấy phải biết tránh né hoặc thụt lùi trở lại chỗ cũ của mình. Vậy, đại đức có lầm lẫn chăng khi bảo đại địa dường như có tâm thức ở trong trường hợp sau?
- Đất hay đá đều không có tâm thức, tâu đại vương! Sở dĩ đất chỗ khuyết lõm thì đầy lên, chỗ gò nỗng thì bằng phẳng xuống - không phải do đại địa có tâm thức mà bởi năng lực ba la mật bất khả tư nghì của Đức Thế Tôn, tâu đại vương!
- Có thể trẫm tin năng lực ba la mật phi thường của Đức Đại Giác đã làm cho mặt đất phẳng lại. Thế còn chuyện cục đá chạm chân làm Đức Tôn Sư chảy máu thì sao? Làm thế nào để giải thích về chuyện cục đá khó hiểu ấy?
Đại đức Na-tiên chợt mỉm cười:
- Thế đại vương không nhớ là Đề-bà-đạt-đa đã khởi tâm hung ác muốn hại Phật đó sao?
- Thưa, nhớ chứ!
- Ông ta đã tự kết oan trái với Đức Tôn Sư trước đây đã trăm nghìn kiếp rồi, tâu đại vương! Vì tham vọng mù quáng muốn thay Đức Tôn Sư lãnh đạo Giáo hội mà Đề-bà-đạt-đa đã lăn một tảng đá rất lớn từ sườn núi cheo leo, cốt ý là để giết Phật.
- Thưa, thế thì năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư khi ấy ở đâu mà không đến để bảo vệ ngài?
- Có chứ, tâu đại vương! Khi tảng đá lớn từ sườn núi rơi xuống, thì năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư làm cho hai tảng đá khác, lớn hơn, vụt trồi khỏi mặt đất, ngăn chặn và đỡ lấy tảng đá kia. Hai tảng đá ấy dường như có tâm thức, đỡ lấy và làm cho dính chặt tảng đá của Đề-bà-đạt-đa như dây leo quấn chặt cây! Không vậy thì như long vương đang lội trong biển, chợt nổi lên phùng mang, há miệng đớp lấy tảng đá của Đề-bà-đạt-đa! Hai tảng đá ấy do nhờ năng lực ba la mật nên dũng cảm như sư tử, làm cho tảng đá của Đề-bà-đạt-đa phải sợ oai, thu mình bẹp dí không dám động cựa nữa. Hoặc như bà mẹ khi thấy con mình sắp ngã, đã nhanh nhẹn một tay nắm cánh tay con, một tay xách hỏng thân con lên! Nếu không vậy thì như bạn bè sinh tử có nhau, khi bạn bị hoạn nạn không nỡ rời bỏ mà thường cận kề một bên để giúp đỡ, hộ trì bạn! Hoặc giống như một viên quan mẫu mực, trung thành; luôn túc trực sẵn sàng bên cạnh đức vua để tiếp rước, hộ giá, phụng sự bất kể ngày hay đêm. Cũng có thể giống như chư thiên chưng lọng vàng, lọng xanh, tràng hoa, thiên nhạc... để cung nghinh trời Đế Thích. Nếu không thế thì như các vị trời phạm thiên cao quý, hành trình trong thiền để đến chầu hầu đức Đại Phạm Thiên tôn quý, v.v...
Tâu đại vương! Hai tảng đá lớn do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư vụt hiện lên, chặn đứng tảng đá của Đề-bà-đạt-đa, cốt bảo vệ cho Đức Tôn Sư cũng như những ví dụ nêu trên vậy!
- Trẫm có thể tin như thế lắm! Nhưng nghe nói rằng, tảng đá của Đề-bà-đạt-đa to bằng cái nhà, còn hai tảng đá do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư thì to bằng hai quả núi nhỏ. Như vậy thì tại sao hai tảng đá như hai quả núi nhỏ kia, vốn đã ngăn được tảng đá to như cái nhà, lại không ngăn được mảnh đá nhỏ làm chân Phật chảy máu? Kỳ lạ không chứ?
- Có gì kỳ lạ đâu đại vương! Đấy là chuyện bình thường thôi! Ví như người ta dùng bàn tay để hứng nước, nước sẽ lọt qua kẽ tay. Ví như người ta dùng bàn tay để vốc cát, một số ít cát sẽ lọt qua kẽ hở. Ví như dùng tay mà vốc một nắm cơm rời, thì sẽ có một số ít hạt sẽ rơi vãi. Hai tảng đá to chặn được tảng đá nhỏ, do sự va chạm, hàng chục mảnh nhỏ vỡ ra, có mảnh lọt qua kẽ hở và trúng nhằm chân Đức Tôn Sư! Chắc đại vương hiểu rồi chứ ạ?
- Vâng, hiểu! Nhưng do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư - thì dường như cả đại địa đều có tâm khi ngài ngự đến. Thế tại sao hai tảng đá lớn lại có tâm, biết nâng đỡ tảng đá nhỏ để bảo vệ cho Đức Tôn Sư, còn mảnh đá nhỏ lại không có tâm, không biết cung kính tránh xa bàn chân của Đức Tôn Sư, hở đại đức?
- Nói có tâm chỉ là cách nói - còn đất đá vô tri làm sao lại có tâm được, đại vương! Đất đá không có tâm thì làm sao nói đến chuyện không biết cung kính Đức Tôn Sư được, đại vương! Không biết cung kính Đức Tôn Sư, trên thế gian này có mười hai loại người, tức là không phải đất đá vô tri, vô giác - thưa đại vương!
- Xin đại đức giảng cho nghe.
- Vâng, mười hai loại người ấy là:
người quá nhiều tham luyến,
người quá nhiều sân hận,
người quá nhiều si mê,
người quá kiêu căng, ngã chấp,
người không có đức hạnh cao quý,
người quá cứng cỏi, không biết nhu thuận,
người xấu xa, hèn hạ, đê tiện,
người chuyên làm việc tội lỗi,
người nhiều tâm ác,
người nhiều hận thù,
người bị ham muốn đê hèn chi phối,
người quá tham lợi.
Đấy mới đúng là mười hai hạng người không biết cung kính, còn mảnh đá vô tri đụng vào chân Phật chỉ là năng lực tự nhiên thôi. Ví như một ngọn gió thổi mạnh cuốn hút lá khô, tung vào không gian, lá khô kia không biết sẽ rơi vào hướng nào; cũng như thế ấy, những mảnh đá nhỏ do năng lực va chạm cũng không biết là nó sẽ rơi vào đâu, tâu đại vương!
- Cảm ơn đại đức! Trẫm sẽ không thắc mắc về điều ấy nữa.




V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


24. The Last Meal
“It was said by the elders who convened the First Buddhist
Council, ‘When he had eaten Cunda the smith’s food, thus
have I heard, the Buddha felt a dire sickness, a sharp pain
even unto death.’121 Yet the Blessed One also said, ‘These
two offerings of food, ânanda, are of equal merit and are
much more effective than any others: that, after which the

Tathàgata attains to supreme enlightenment; and that, after
which the Tathàgata attains to parinibbàna’.122
“If severe pains fell upon him after taking that last
meal then the latter statement must be wrong.”
“The last offering of food is of great advantage because
of the Tathàgata’s attainment of parinibbàna. It was
not because of the food that the sickness fell upon the Blessed
One but because of the extreme weakness of his body
and the proximity of his death. These two offerings of food
were of great and incomparable merit because of the attainment
of the nine successive absorptions in forward and reverse
order, which the Tathàgata gained after partaking of
that food.”
--
121. D. ii. 128.
122. D. ii. 135.


VI. Thao luan

Câu 1: co fai than thong co kha nang thay doi dieu nay dieu no o cuoc doi nay? Nhu binh hoan, ngu dot, neu co than luc, nhu ban on, ban phuoc?
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho/ milinda van dao

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho


MILINDA VAN DAO

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho

00. TU VUNG:




I SU* INDACANDA DICH:


MEṆḌAKAPAÑHĀ - CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI

III. PAṆĀMITAVAGGO - PHẨM ĐÃ BỊ ĐUỔI ĐI:

8. CÂU HỎI VỀ VIỆC BỊ THƯƠNG BỞI MIỂNG ĐÁ Ở BÀN CHÂN:

1. “Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Trong khi đức Thế Tôn đang đi, đại địa cầu không có suy tư này nâng cao lên những chỗ bị lõm xuống và hạ thấp xuống những chỗ bị nhô lên.’ Và thêm nữa, ngài còn nói rằng: ‘Bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá.’ Về miểng đá đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn, tại sao miểng đá ấy đã không né tránh bàn chân (của đức Thế Tôn). Thưa ngài Nāgasena, nếu trong khi đức Thế Tôn đang đi, đại địa cầu không có suy tư này nâng cao lên những chỗ bị lõm xuống và hạ thấp xuống những chỗ bị nhô lên, như thế thì lời nói rằng: ‘Bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá’ là sai trái. Nếu bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá, như thế thì lời nói rằng: ‘Trong khi đức Thế Tôn đang đi, đại địa cầu không có suy tư này nâng cao lên những chỗ bị lõm xuống và hạ thấp xuống những chỗ bị nhô lên’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, việc ấy là thật. Trong khi đức Thế Tôn đang đi, đại địa cầu không có suy tư này nâng cao lên những chỗ bị lõm xuống và hạ thấp xuống những chỗ bị nhô lên. Và bàn chân của đức Thế Tôn đã bị cắt đứt bởi miểng đá. Tuy nhiên, miểng đá ấy đã không rơi theo bản thể tự nhiên của nó, mà đã rơi do mưu mô của Devadatta. Tâu đại vương, Devadatta đã buộc oan trái với đức Thế Tôn nhiều trăm ngàn kiếp sống. Do sự oan trái ấy, kẻ ấy đã buông ra tảng đá lớn có kích thước bằng ngôi nhà mái nhọn (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ làm cho rơi ở phía trên của đức Thế Tôn.’ Khi ấy, có hai khối đá đã trồi lên từ trái đất và đã hứng chịu tảng đá ấy. Rồi do sự va chạm của chúng, có mảnh đá đã bị vỡ ra khỏi tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.”  
“Thưa ngài Nāgasena, hai khối đá đã hứng chịu tảng đá ấy như thế nào thì mảnh đá (bị vỡ ra) cũng nên được hứng chịu y như thế ấy.”
“Tâu đại vương, mặc dầu đã được hứng chịu nhưng ở đây một mảnh nào đó vuột qua, văng đi, rồi mất dạng. Tâu đại vương, giống như nước được giữ lại bởi bàn tay, thì vuột qua các khe hở của ngón tay, trôi đi, rồi mất dạng; (giống như) sữa tươi, sữa đông, bơ lỏng, mật ong, dầu ăn, sốt cá, sốt thịt được giữ lại bởi bàn tay, thì vuột qua các khe hở của ngón tay, trôi đi, rồi mất dạng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế do sự va chạm của hai khối đá được tiến đến gần nhằm mục đích hứng chịu, có mảnh đá đã bị vỡ ra khỏi tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.
Tâu đại vương, hoặc là giống như cát trơn, mịn, li ti, tương tợ hạt bụi được giữ lại bởi nắm tay, thì vuột qua các khe hở của ngón tay, trôi đi, rồi mất dạng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế do sự va chạm của hai khối đá được tiến đến gần nhằm mục đích hứng chịu, có mảnh đá đã bị vỡ ra khỏi tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.
Tâu đại vương, hoặc là giống như vắt cơm được giữ lại bởi cái miệng, ở đây có thể một phần nào đó từ miệng của người ấy bị trào ra, vuột qua, trôi đi, rồi mất dạng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế do sự va chạm của hai khối đá được tiến đến gần nhằm mục đích hứng chịu, có mảnh đá đã bị vỡ ra khỏi tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.”
3. “Thưa ngài Nāgasena, hãy là vậy. Hãy cho là tảng đá được hứng chịu bởi hai khối đá. Thế thì mảnh đá cũng nên thể hiện sự cung kính (đối với đức Phật) giống y như đại địa cầu vậy.”
“Tâu đại vương, có mười hai hạng này không thể hiện sự cung kính. Mười hai hạng nào? Hạng luyến ái do tác động của sự luyến ái không thể hiện sự cung kính, hạng xấu xa do tác động của sân, hạng mê mờ do tác động của si, hạng cao ngạo do tác động của ngã mạn, hạng thiếu tánh tốt do không có ưu điểm, hạng quá bướng bỉnh do thiếu sự răn đe, hạng hạ liệt do bản tánh hạ liệt, hạng làm theo lời sai bảo do thiếu bản lãnh, hạng ác xấu do tánh bỏn xẻn, hạng bị chịu khổ do tánh tự làm cho khổ, hạng tham lam do bị ngự trị bởi tham, hạng bị bận rộn do chuyên chú vào của cải không thể hiện sự cung kính. Tâu đại vương, đây là mười hai hạng không thể hiện sự cung kính. Và hơn nữa, mảnh đá ấy sau khi bị vỡ ra do sự va chạm của tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống không theo hướng quy định đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.
Tâu đại vương, hoặc là giống như hạt bụi trơn, mịn, li ti, bị gom lại bởi sức mạnh của cơn gió thì lăn lóc tung tóe không theo hướng quy định. Tâu đại vương, tương tợ y như thế mảnh đá ấy sau khi bị vỡ ra do sự va chạm của tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống không theo hướng quy định đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn. Tâu đại vương, nếu mảnh đá ấy không bị tách rời khỏi tảng đá, thì sau khi trồi lên hai khối đá ấy cũng có thể tóm lấy mảnh vỡ của tảng đá ấy. Tâu đại vương, hơn nữa sau khi bị vỡ ra do lực va chạm của tảng đá, mảnh đá ấy không trụ ở mặt đất, không trú ở không trung, trong khi lăn lóc rơi xuống không theo hướng quy định đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.  
Tâu đại vương, hoặc là giống như chiếc lá úa bị cuốn lên bởi cơn gió lốc thì lăn lóc rơi xuống không theo hướng quy định. Tâu đại vương, tương tợ y như thế mảnh đá ấy sau khi bị vỡ ra do lực va chạm của tảng đá, trong khi lăn lóc rơi xuống không theo hướng quy định đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn. Tâu đại vương, hơn nữa do tiến trình gánh lấy khổ đau của Devadatta vô ơn, bỏn xẻn mà mảnh đá ấy đã rơi ở bàn chân của đức Thế Tôn.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”


II. PALI



III. TIENG DUC

Mil. 4.3.7. Buddhas Verletzung - 4.3.8. Pādasakalikāhatapañho


«Ihr behauptet da, ehrwürdiger Nāgasena: Wenn der Vollendete über diese bewußtlose Erde dahin schreitet, so bewirkt dieselbe, daß die Versenkungen sich heben und die Erhebungen sich senken. Andererseits aber behauptet ihr, daß der Erhabene von einem Steinsplitter am Fuße verletzt wurde. Warum konnte denn jener Steinsplitter, der den Erhabenen auf den Fuß traf, nicht ebenso gut von seinem Fuß abgeleitet werden? Wenn also die erste Behauptung richtig ist, so muß diese zweite Behauptung falsch sein. Ist diese aber richtig, so ist die erstere falsch. Dies ist wiederum ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle und das du nun zu lösen hast.»
«Beide Behauptungen treffen zu, o König. Doch ist jener Steinsplitter nicht etwa aus eigenem Antrieb herabgefallen, sondern durch den Eingriff Devadattas. Devadatta nämlich hegte durch viele hunderttausende von Geburten hindurch Haß gegen den Vollendeten. Und von jenem Haß erfüllt, nahm er einen mächtigen, schweren Steinblock in der Größe eines Giebelhauses und ließ ihn (den Berg) hinabrollen, damit er auf das Haupt des Vollendeten falle. Aber zwei andere Felsen erhoben sich aus der Erde und fingen jenen Steinblock auf, und infolge ihres Zusammenpralles sprang von dem Steinblock ein Splitter ab, und indem dieser hier und dorthin flog, traf er auch auf den Fuß des Erhabenen.»
«Gerade aber, ehrwürdiger Nāgasena, wie die beiden Felsen den Steinblock auffangen konnten, ebensogut hätte doch auch wohl der Steinsplitter aufgefangen werden können.»
«Auch aufgefangen mag etwas immerhin noch durchschlüpfen, entgleiten und entgehen. So mögen zum Beispiel Milch, Buttermilch, Honig, ausgelassene Butter, Fisch- oder Fleischbrühe, wenn man sie mit der Hand schöpft, wieder zwischen den Fingern durchsickern. Oder wenn man feinen, staubartigen Sand in der geschlossenen Hand hält, mag er zwischen den Fingern wieder durchrinnen. Oder von einer Handvoll Reis, die man in den Mund gesteckt hat, mag etwas wieder herausfallen. Genau so, o König, sprang infolge des Zusammenpralles des Steinblockes mit den beiden Felsen - die, um ihn aufzufangen, zusammengetroffen waren - ein Steinsplitter ab, und indem dieser hier und dorthin flog, traf er auf den Fuß des Erhabenen.»
«Gut, ehrwürdiger Nāgasena, es sei zugegeben, daß der Steinblock von den beiden Felsen aufgefangen wurde. Doch hätte der Steinsplitter dem Erhabenen nicht ebensogut Achtung erweisen können wie die Erde?»
«Folgende zwölf, o König, kennen keine Ehrfurcht, und zwar: 
  • der Begierige in seiner Gier, 
  • der Gehässige in seinem Hasse, 
  • der Betörte in seiner Torheit, 
  • der Aufgeblasene in seinem Dünkel, 
  • der Tugendlose in seiner Unedelkeit, 
  • der Hartnäckige in seiner Unbeugsamkeit, 
  • der Niedrige in seiner Niedrigkeit, 
  • ein Diener weil er nicht Meister ist, 
  • der Selbstsüchtige in seinem Geize, 
  • der Bedrückte in seiner Rachsucht, 
  • der Habsüchtige beherrscht von seiner Habsucht, 
  • der Besitz Anhäufende weil er auf seinen Vorteil bedacht ist. 
Diese Zwölf, o König, kennen keine Ehrfurcht.
Jener Steinsplitter aber, der infolge des Zusammenpralles absprang, flog ganz unbestimmt in irgend eine Richtung und traf dabei den Erhabenen auf den Fuß, gleichwie etwa auch ganz feiner, dünner Staub, vom Winde fortgeweht, ganz unbestimmt in irgend einer Richtung zerstiebt. Wenn jener Steinsplitter, o König, sich nicht von dem Steinblock losgelöst hätte, so hätten auch ihn jene beiden emporragenden Felsen aufgefangen. Doch jener, Steinsplitter, o König, hatte weder am Boden noch in der Luft einen Halt und fiel, nachdem er durch die Gewalt des Anpralles abgesprungen war, ganz unbestimmt in irgend eine Richtung, wobei er den Erhabenen auf den Fuß traf, gleichwie etwa ein durch einen Wirbelwind aufgewehtes Blatt ganz unbestimmt in irgend eine Richtung fliegt. Ja, o König, nur zum Leiden gereichte es dem undankbaren, unedlen Devadatta, daß jener Steinsplitter den Erhabenen auf den Fuß traf.»
«Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgasena. So ist es, und so nehme ich es an.»



IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

115. Quả đất dường như có tâm thức?
- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn ngự đến một quốc độ nào, một xứ sở nào - thì ở đấy mặt đất dường như có tâm thức? Chỗ nào đất thấp, khuyết lõm... tự dưng lại đầy bằng, dường như có ai đó mới đổ đất thêm! Chỗ nào gò cao, gồ lên thì chợt dưng phẳng lại như mặt trống lớn, tựa như ai mới cào bằng hoặc lấy đất đi! Chuyện ấy không biết có thực không, hay chỉ là giai thoại, là hư truyền, thưa đại đức?
- Điều ấy có thật, tâu đại vương!
- Nếu vậy thì trẫm rất hoài nghi. Trẫm hoài nghi rằng, đất thuộc đại địa, đá cũng thuộc đại địa; vậy sao đất dường như có tâm thức, mà đá lại không có tâm thức khi Đức Thế Tôn ngự đến, hở đại đức?
- Ý đại vương muốn nói gì?
- Vâng, ý trẫm muốn nói là, tại sao cục đá chạm vào chân Đức Tôn Sư lại không có tâm thức? Nếu nó có tâm thức thì phải như đất kia, gồ cao hoặc lõm xuống, phải tự biết để làm cho phẳng lại. Cũng vậy, lẽ ra cục đá ấy phải biết tránh né hoặc thụt lùi trở lại chỗ cũ của mình. Vậy, đại đức có lầm lẫn chăng khi bảo đại địa dường như có tâm thức ở trong trường hợp sau?
- Đất hay đá đều không có tâm thức, tâu đại vương! Sở dĩ đất chỗ khuyết lõm thì đầy lên, chỗ gò nỗng thì bằng phẳng xuống - không phải do đại địa có tâm thức mà bởi năng lực ba la mật bất khả tư nghì của Đức Thế Tôn, tâu đại vương!
- Có thể trẫm tin năng lực ba la mật phi thường của Đức Đại Giác đã làm cho mặt đất phẳng lại. Thế còn chuyện cục đá chạm chân làm Đức Tôn Sư chảy máu thì sao? Làm thế nào để giải thích về chuyện cục đá khó hiểu ấy?
Đại đức Na-tiên chợt mỉm cười:
- Thế đại vương không nhớ là Đề-bà-đạt-đa đã khởi tâm hung ác muốn hại Phật đó sao?
- Thưa, nhớ chứ!
- Ông ta đã tự kết oan trái với Đức Tôn Sư trước đây đã trăm nghìn kiếp rồi, tâu đại vương! Vì tham vọng mù quáng muốn thay Đức Tôn Sư lãnh đạo Giáo hội mà Đề-bà-đạt-đa đã lăn một tảng đá rất lớn từ sườn núi cheo leo, cốt ý là để giết Phật.
- Thưa, thế thì năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư khi ấy ở đâu mà không đến để bảo vệ ngài?
- Có chứ, tâu đại vương! Khi tảng đá lớn từ sườn núi rơi xuống, thì năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư làm cho hai tảng đá khác, lớn hơn, vụt trồi khỏi mặt đất, ngăn chặn và đỡ lấy tảng đá kia. Hai tảng đá ấy dường như có tâm thức, đỡ lấy và làm cho dính chặt tảng đá của Đề-bà-đạt-đa như dây leo quấn chặt cây! Không vậy thì như long vương đang lội trong biển, chợt nổi lên phùng mang, há miệng đớp lấy tảng đá của Đề-bà-đạt-đa! Hai tảng đá ấy do nhờ năng lực ba la mật nên dũng cảm như sư tử, làm cho tảng đá của Đề-bà-đạt-đa phải sợ oai, thu mình bẹp dí không dám động cựa nữa. Hoặc như bà mẹ khi thấy con mình sắp ngã, đã nhanh nhẹn một tay nắm cánh tay con, một tay xách hỏng thân con lên! Nếu không vậy thì như bạn bè sinh tử có nhau, khi bạn bị hoạn nạn không nỡ rời bỏ mà thường cận kề một bên để giúp đỡ, hộ trì bạn! Hoặc giống như một viên quan mẫu mực, trung thành; luôn túc trực sẵn sàng bên cạnh đức vua để tiếp rước, hộ giá, phụng sự bất kể ngày hay đêm. Cũng có thể giống như chư thiên chưng lọng vàng, lọng xanh, tràng hoa, thiên nhạc... để cung nghinh trời Đế Thích. Nếu không thế thì như các vị trời phạm thiên cao quý, hành trình trong thiền để đến chầu hầu đức Đại Phạm Thiên tôn quý, v.v...
Tâu đại vương! Hai tảng đá lớn do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư vụt hiện lên, chặn đứng tảng đá của Đề-bà-đạt-đa, cốt bảo vệ cho Đức Tôn Sư cũng như những ví dụ nêu trên vậy!
- Trẫm có thể tin như thế lắm! Nhưng nghe nói rằng, tảng đá của Đề-bà-đạt-đa to bằng cái nhà, còn hai tảng đá do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư thì to bằng hai quả núi nhỏ. Như vậy thì tại sao hai tảng đá như hai quả núi nhỏ kia, vốn đã ngăn được tảng đá to như cái nhà, lại không ngăn được mảnh đá nhỏ làm chân Phật chảy máu? Kỳ lạ không chứ?
- Có gì kỳ lạ đâu đại vương! Đấy là chuyện bình thường thôi! Ví như người ta dùng bàn tay để hứng nước, nước sẽ lọt qua kẽ tay. Ví như người ta dùng bàn tay để vốc cát, một số ít cát sẽ lọt qua kẽ hở. Ví như dùng tay mà vốc một nắm cơm rời, thì sẽ có một số ít hạt sẽ rơi vãi. Hai tảng đá to chặn được tảng đá nhỏ, do sự va chạm, hàng chục mảnh nhỏ vỡ ra, có mảnh lọt qua kẽ hở và trúng nhằm chân Đức Tôn Sư! Chắc đại vương hiểu rồi chứ ạ?
- Vâng, hiểu! Nhưng do năng lực ba la mật của Đức Tôn Sư - thì dường như cả đại địa đều có tâm khi ngài ngự đến. Thế tại sao hai tảng đá lớn lại có tâm, biết nâng đỡ tảng đá nhỏ để bảo vệ cho Đức Tôn Sư, còn mảnh đá nhỏ lại không có tâm, không biết cung kính tránh xa bàn chân của Đức Tôn Sư, hở đại đức?
- Nói có tâm chỉ là cách nói - còn đất đá vô tri làm sao lại có tâm được, đại vương! Đất đá không có tâm thì làm sao nói đến chuyện không biết cung kính Đức Tôn Sư được, đại vương! Không biết cung kính Đức Tôn Sư, trên thế gian này có mười hai loại người, tức là không phải đất đá vô tri, vô giác - thưa đại vương!
- Xin đại đức giảng cho nghe.
- Vâng, mười hai loại người ấy là:
người quá nhiều tham luyến,
người quá nhiều sân hận,
người quá nhiều si mê,
người quá kiêu căng, ngã chấp,
người không có đức hạnh cao quý,
người quá cứng cỏi, không biết nhu thuận,
người xấu xa, hèn hạ, đê tiện,
người chuyên làm việc tội lỗi,
người nhiều tâm ác,
người nhiều hận thù,
người bị ham muốn đê hèn chi phối,
người quá tham lợi.
Đấy mới đúng là mười hai hạng người không biết cung kính, còn mảnh đá vô tri đụng vào chân Phật chỉ là năng lực tự nhiên thôi. Ví như một ngọn gió thổi mạnh cuốn hút lá khô, tung vào không gian, lá khô kia không biết sẽ rơi vào hướng nào; cũng như thế ấy, những mảnh đá nhỏ do năng lực va chạm cũng không biết là nó sẽ rơi vào đâu, tâu đại vương!
- Cảm ơn đại đức! Trẫm sẽ không thắc mắc về điều ấy nữa.




V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


24. The Last Meal
“It was said by the elders who convened the First Buddhist
Council, ‘When he had eaten Cunda the smith’s food, thus
have I heard, the Buddha felt a dire sickness, a sharp pain
even unto death.’121 Yet the Blessed One also said, ‘These
two offerings of food, ânanda, are of equal merit and are
much more effective than any others: that, after which the

Tathàgata attains to supreme enlightenment; and that, after
which the Tathàgata attains to parinibbàna’.122
“If severe pains fell upon him after taking that last
meal then the latter statement must be wrong.”
“The last offering of food is of great advantage because
of the Tathàgata’s attainment of parinibbàna. It was
not because of the food that the sickness fell upon the Blessed
One but because of the extreme weakness of his body
and the proximity of his death. These two offerings of food
were of great and incomparable merit because of the attainment
of the nine successive absorptions in forward and reverse
order, which the Tathàgata gained after partaking of
that food.”
--
121. D. ii. 128.
122. D. ii. 135.


VI. Thao luan

Câu 1: co fai than thong co kha nang thay doi dieu nay dieu no o cuoc doi nay? Nhu binh hoan, ngu dot, neu co than luc, nhu ban on, ban phuoc?
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

6. CÂU HỎI VỀ QUẢ BÁU LỚN CỦA MÓN THÍ THỰC/ milinda van dao


MILINDA VAN DAO

Mil. 4.3.5. Buddhas letztes Mahl - 4.3.6. Piṇḍapātamahapphalapañho

6. CÂU HỎI VỀ QUẢ BÁU LỚN CỦA MÓN THÍ THỰC


00. TU VUNG:




I SU* INDACANDA DICH:


MEṆḌAKAPAÑHĀ - CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI

III. PAṆĀMITAVAGGO - PHẨM ĐÃ BỊ ĐUỔI ĐI:

6. CÂU HỎI VỀ QUẢ BÁU LỚN CỦA MÓN THÍ THỰC

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được các vị trưởng lão thực hiện cuộc trùng tụng Giáo Pháp nói đến: ‘Tôi đã được nghe rằng: - Sau khi thọ dụng bữa ăn của người thợ rèn Cunda, bậc Sáng Trí đã mắc phải cơn bệnh khốc liệt, kề cận cái chết.
Và thêm nữa, đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này Ānanda, hai phần thí thực này là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác. Hai phần thí thực nào? Phần thí thực mà sau khi thọ dụng đức Như Lai đã giác ngộ phẩm vị Chánh Đẳng Giác tối thượng, và phần thí thực sau khi thọ dụng đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Hai phần thí thực này là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác.’  
Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Như Lai, sau khi thọ dụng bữa ăn của Cunda, có cơn bệnh trầm trọng đã sanh lên, có cảm thọ khốc liệt đã phát khởi, kề cận cái chết, như thế thì lời nói rằng: ‘Này Ānanda, hai phần thí thực này là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác’ là sai trái. Nếu hai phần thí thực này là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác, như thế thì lời nói rằng: ‘Đức Thế Tôn, sau khi thọ dụng bữa ăn của Cunda, có cơn bệnh trầm trọng đã sanh lên, có cảm thọ khốc liệt đã phát khởi, kề cận cái chết’ cũng là sai trái.
Thưa ngài Nāgasena, không lẽ phần thí thực ấy có quả báu lớn do tình trạng đã bị nhiễm độc, có quả báu lớn do việc đã làm sanh lên cơn bệnh, có quả báu lớn do việc đã làm hoại đi tuổi thọ, có quả báu lớn do việc đã lấy đi mạng sống của đức Thế Tôn? Về việc này, xin Ngài hãy nói cho trẫm lý do nhằm phản bác lại các học thuyết khác. Về việc ấy, đám người bị mê muội này cho rằng: ‘Bệnh lỵ xuất huyết sanh lên bởi đã ăn quá nhiều do tác động của tham.’ Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được các vị đại trưởng lão thực hiện cuộc trùng tụng Giáo Pháp nói đến: ‘Tôi đã được nghe rằng: - Sau khi thọ dụng bữa ăn của người thợ rèn Cunda, bậc Sáng Trí đã mắc phải cơn bệnh khốc liệt, kề cận cái chết.
Và đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này Ānanda, hai phần thí thực này là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác. Hai phần thí thực nào? Phần thí thực mà sau khi thọ dụng đức Như Lai đã giác ngộ phẩm vị Chánh Đẳng Giác tối thương, và phần thí thực sau khi thọ dụng đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Hai phần thí thực này là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác.’ Hơn nữa, phần thí thực ấy có nhiều đức tánh, có nhiều quả thành tựu, có nhiều quả báu.
Tâu đại vương, chư Thiên đã mừng rỡ, có tâm ý tịnh tín (nghĩ rằng): ‘Đây là lần thọ thực cuối cùng của đức Thế Tôn’ nên đã rắc dưỡng chất thuộc cõi trời ở món thịt lợn rừng.[4]Hơn nữa, món ấy đã được nấu đúng cách, đã được nấu nhuần nhuyễn, theo ý thích, có nhiều chất bổ, có lợi cho sức nóng của ngọn lửa (tiêu hóa) ở bao tử. Tâu đại vương, không phải do duyên cớ ấy khiến cơn bệnh nào đó chưa khởi lên đã khởi lên cho đức Thế Tôn. Tâu đại vương, hơn nữa khi cơ thể của đức Thế Tôn vốn đã suy yếu, tuổi thọ đã hết, thì cơn bệnh đã khởi lên càng gia tăng thêm nữa. Tâu đại vương, giống như ngọn lửa đang cháy một cách bình thường, khi có nhiên liệu khác được cho vào thì bùng cháy hơn nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế khi cơ thể của đức Thế Tôn vốn đã suy yếu, tuổi thọ đã hết, thì cơn bệnh đã khởi lên càng gia tăng thêm nữa. Tâu đại vương, hoặc là giống như con suối đang chảy một cách tự nhiên, khi có đám mây lớn đổ mưa, thì trở thành dòng chảy lớn, cơn nước lũ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế khi cơ thể của đức Thế Tôn vốn đã suy yếu, tuổi thọ đã hết, thì cơn bệnh đã khởi lên càng gia tăng thêm nữa.  
Tâu đại vương, hoặc là giống như bao tử đang no đầy một cách bình thường, khi có vật nào khác chưa nấu chín được nuốt vào thì có thể bị căng cứng hơn nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế khi cơ thể của đức Thế Tôn vốn đã suy yếu, tuổi thọ đã hết, thì cơn bệnh đã khởi lên càng gia tăng thêm nữa. Tâu đại vương, không có gì sai trái ở món thí thực ấy. Và không thể gán điều sai trái cho món ấy.”
3. “Thưa ngài Nāgasena, bởi lý do gì mà hai phần thí thực ấy là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác?”
“Tâu đại vương, do năng lực của sự thuần thục và chứng đạt các pháp mà hai phần thí thực ấy là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác.”
“Thưa ngài Nāgasena, do năng lực của sự thuần thục và chứng đạt đối với các pháp nào mà hai phần thí thực ấy là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác?”
“Tâu đại vương, do năng lực của sự thể nhập theo chiều thuận và chiều nghịch đối với chín sự chứng đạt và an trú theo tuần tự mà hai phần thí thực ấy là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác.”
“Thưa ngài Nāgasena, có phải đức Như Lai đã thể nhập theo chiều thuận và chiều nghịch một cách nổi bật đối với chín sự chứng đạt và an trú theo tuần tự chỉ trong hai ngày thôi sao?”
“Tâu đại vương, đúng vậy.”
“Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường! Việc nào dầu là sự bố thí tột đỉnh không thể sánh bằng ở ruộng phước đức Phật cũng không sánh được với hai phần thí thực này. Thưa ngài Nāgasena, thật là kỳ diệu! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường! Chín sự chứng đạt và an trú theo tuần tự vĩ đại đến chừng nào, thì do năng lực của sự chứng đạt và an trú theo tuần tự mà sự bố thí ở chính nơi ấy là có được quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn. Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”


II. PALI



III. TIENG DUC

Mil. 4.3.5. Buddhas letztes Mahl - 4.3.6. Piṇḍapātamahapphalapañho


«Von den Ordensälteren, o Herr, die die Rezitation der Lehre vornahmen (*), wurde folgendes vorgetragen:

    Als Cundas Mahl beendet war,
    Des Kupferschmieds - so hörte ich
    Da wurd' der Buddha plötzlich krank,
    Und heftig litt er tödliche Schmerzen.

(*) [Das hier gemeinte erste Konzil (sangīti, wörtl. Rezitation) soll zu Rājagaha, unmittelbar nach des Buddhas Tode, von fünfhundert Vollkommen-Heiligen abgehalten worden sein, die unter dem Vorsitze des Ordensälteren Mahākassapa die jetzt in den Sammlungen der Ordensdisziplin und der Lehrreden (Vinaya- und Sutta-Pitaka) vorliegenden Texte vortrugen.]

Andererseits aber sagte der Erhabene: <Zwei Almosenspenden, Ananda, zeitigen genau die gleichen Früchte, die gleiche Wirkung und sind bei weitem verdienstvoller als alle die anderen Almosenspenden. Und welche sind diese beiden? Diejenige Almosenspende, nach deren Genuß der Vollendete die unvergleichliche, vollkommene Erleuchtung errang, und diejenige Almosenspende, nach deren Genuß der Vollendete in dem von jedem Daseinsrest freien Element der Erlösung (Nibbāna) gänzlich erlosch: diese beiden Almosenspenden sind es.> (Beide Texte stammen aus D.16, dem Mahā-Parinibbāna-Sutta, wo über das letzte Mahl des Buddha berichtet wird.)
Wenn nun, ehrwürdiger Nāgasena, nach dem Mahle des Cunda im Erhabenen wirklich eine heftige Krankheit ausbrach und starke tödliche Schmerzen sich einstellten, dann muß doch diese letzte Behauptung falsch sein. Sollte vielleicht gar, ehrwürdiger Nāgasena, jene letzte Almosenspende deshalb verdienstvoller sein, weil sie Giftiges enthielt, Krankheit erzeugte, lebensvernichtend wirkte und den Erhabenen das Leben kostete? Begründe mir denn diese Sache zur Überführung der Gegner. Denn die Leute denken törichterweise, daß diese Ruhr durch Überessen, also durch Gier, verursacht wurde. Dieses zweischneidige Problem sei dir gestellt. So löse es denn.»
«Die Ordensälteren haben tatsächlich jene erste Aussage gemacht. Und dennoch hat der Erhabene beide Almosenspenden gleichgestellt: diejenige vor seiner Erleuchtung und sein letztes Mahl. Diese letzte Almosenspende nämlich besaß viele Vorzüge und brachte mancherlei Segen. Erfreut und frohen Geistes, o König, flößten die Gottheiten himmlischen Saft in das Gericht Eberpilze, da sie wußten, daß dies des Erhabenen letztes Mahl war. Und jenes Gericht war völlig gar gekocht, lecker, äußerst schmackhaft und leicht verdaulich für den Magen. Nicht etwa wegen dieser Speise, o König, ist im Erhabenen die zuvor noch nicht bestehende Krankheit ausgebrochen, sondern nur, weil der Körper des Erhabenen schon an und für sich schwach und seine Lebenskraft gewichen war, konnte die ausgebrochene Krankheit sich stärker entwickeln. Gerade wie etwa ein gewöhnliches Feuer stärker brennt, sobald man frischen Brennstoff auflegt - oder wie ein gewöhnlicher Strom bei starkem Regen mächtig anschwillt und überfließt - oder auch wie einem der Leib von normalem Körperumfang bei neuer Nahrungszufuhr noch dicker anschwillt. So auch, o König, konnte sich die Krankheit des Erhabenen nur deshalb stärker entwickeln, weil sie in einem schon an und für sich schwachen Körper entstand, in dem die Lebenskraft bereits erschöpft war. Die Schuld liegt also nicht an jener Almosenspende, o König. Ihr kann man keinerlei Schuld zuschreiben.»
«Aus welchem Grunde, ehrwürdiger Nāgasena, zeitigen nun aber jene beiden Almosenspenden genau die gleichen Früchte, die gleiche Wirkung und sind bei weitem verdienstvoller als alle die anderen Almosenspeisen?»
«Wegen der damit verbundenen Erreichung des Eintritts in geistige Zustände.»
«Welcher geistigen Zustände, o Herr?»
«Wegen des fortschreitenden und rückschreitenden Eintretens in die Folge der neun meditativen Erreichungszustände.» 
(anupubba-vihāra-samāpatti, die Folge dieser neun Erreichungszustände besteht aus den vier feinkörperlichen und den vier unkörperlichen Vertiefungen, jhāna, sowie dem Zustand der Erlöschung von Gefühl und Wahrnehmung, s. nirodha-samāpatti)
«Geschah denn solches, o Herr, bloß an diesen beiden Tagen in einem erhöhten Maße?»
«Ja, o König.»
«Wunderbar ist es, ehrwürdiger Nāgasena, unglaublich ist es, daß selbst die unvergleichlich erhabenste Gabe an den Buddha mit diesen beiden Almosenspenden sich nicht vergleichen läßt. Wunderbar ist es, o Herr, unglaublich ist es, wie gewaltig die Erreichungen der neun meditativen Folgezustände sind, insofern nämlich dadurch einer Gabe um so höhere Frucht und höherer Segen beschieden ist. Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgasena. So ist es, und so nehme ich es an.»


IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

113. Bữa cơm của Cunda có vấn đề!
- Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng, người thợ rèn Cunda dâng vật thực cho Đức Thế Tôn thọ thực lần cuối cùng trước khi Ngài Niết bàn. Và, lần thọ thực ấy Đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh lỵ huyết trầm trọng gần dứt sinh mạng, có phải thế không ạ?
- Thưa vâng.
- Vì thọ vật thực của Cunda dâng cúng mà Đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh gần dứt sanh mạng - thế mà Đức Thế Tôn lại nói với ngài Ànanda rằng: "Ông hãy nói cho tứ chúng biết rằng, bữa ăn của nàng Sujàtà dâng Như Lai trước khi thành tựu đạo quả, và bữa ăn của Cunda dâng cúng trước khi Như Lai Niết bàn; cả hai bữa ăn ấy đem lại phước báu bằng nhau, tạo quả bằng nhau; và quý báu, cao thượng hơn tất cả sự cúng dường khác. Nghiệp tốt của hai bữa ăn ấy sẽ trổ quả hạnh phúc nhiều đời, tuổi thọ cao, tài sản, danh vọng đều thịnh mãn, thường hưởng được phước báu cảnh trời hoặc cảnh vua chúa quyền quý cao sang!"
Thưa đại đức! Bữa cơm cúng dường của nàng Sujàtà thì có thể, nhưng bữa cơm của Cunda thì không thể, nó tồn tại nhiều nghi vấn, khúc mắt! Phước báu cao thượng cái kiểu gì mà làm cho Đức Thế Tôn gần chết? Phước báu cao thượng là do Cunda trộn lẫn thuốc độc gì chăng? Phước báu cao thượng là vì Cunda đã làm cho nhắm lại con mắt của loài người, của Đế Thích, của phạm thiên chăng?
Đại đức hãy giải nghi vấn nạn ấy đi! Nếu không giải nghi được - thì chúng ngoại đạo sẽ nói to, miệng truyền miệng, tai truyền tai rằng: Ông Cồ Đàm già rồi mà còn tham vật thực quá độ, đã thọ thực quá nhiều, sức nóng của tâm tham và bao tử thiêu đốt nên ra máu gần chết!
Vậy xin đại đức hãy sử dụng trí tuệ biện tài mà giải đáp cho, trẫm mang ơn lắm vậy!
- Tâu đại vương! Đức Thế Tôn vốn là Đấng Toàn Tri Diệu Giác nên ngài biết rõ nhân, quả, duyên, báo của chúng sanh hơn những người khác chứ?
- Thưa vâng!
- Thế những tin truyền của ngoại đạo có thẩm quyền về sự thật không? Có đáng tin và nghe theo không? Có phản ánh đúng nhân, quả, duyên, báo... như trình độ tuệ giác của đấng Tòan Tri không?
- Thưa không!
- Vậy thì sự lo lắng của đại vương không có cơ sở! Vì Đức Thế Tôn thấy rõ nhân, quả, duyên, báo... của chúng sanh nên ngài nói rằng, bữa ăn dâng cúng của nàng Sujàtà trước khi Như Lai thành đạo và bữa ăn dâng cúng của người thợ rèn Cunda trước khi Như Lai Nhập Diệt; có phước báu đồng nhau, trổ quả giống nhau và quý báu hơn tất cả sự cúng dường khác; ấy là lời nói dựa theo sự thật, dựa theo sự thấy, biết của Đức Tôn Sư!
- Có thể là như thế, nhưng bữa ăn của ông Cunda, giả dụ có trộn thuốc độc làm Đức Phật thọ bệnh... cũng phước báu cao thượng hay sao?
- Đại vương, Đức Thế Tôn nói "bữa ăn trước khi Như Lai thành đạo và bữa ăn trước khi Như Lai Niết bàn" chứ không liên hệ đến chuyện "trong bữa ăn ấy có món gì, sang hay hèn, thượng vị hay hạ vị, cứng hoặc mềm, có chất bổ hay có thuốc độc"!
- Xin đại đức giảng cho nghe điều đó!
- Vâng, ví như món ăn của nàng Sujàtà là cơm trộn sữa, món ăn của Cunda là thịt heo rừng hay một loại nấm, món ăn của chư thiên có mỹ vị tuyệt hảo; tức là các món ăn có ngon dở có khác nhau nhưng quả và phước vẫn đồng đều, tâu đại vương!
- Sao lại có chuyện món ăn chư thiên ở đây!
- Vâng, chuyện ấy đại vương không hiểu và cũng rất nhiều người không hiểu, là ngày Cunda dâng cúng bữa ăn cuối; chư thiên rất hoan hỷ nên họ đã cùng nhau dâng vật thực mỹ vị cõi trời, trộn chung với vật thực của Cunda! Và chính chư thiên ấy, sau này, cũng hưởng được phước quả đồng đẳng với Cunda, với Sujàtà!
- Vâng, nhưng cho đến giờ này trẫm vẫn chưa nghe xuôi tai về món ăn của Cunda làm Đức Phật nhuốm bệnh!
- Nhuốm bệnh lại là chuyện khác nữa, tâu đại vương! Nhuốm bệnh của Đức Phật không liên hệ gì đến phước quả của Cunda cả, tâu đại vương!
- Tại sao lại thế được?
- Tại vì có thân ắt có bệnh, già lão thì cơ thể suy nhược, khí kém, huyết hư là chuyện thường. Cơ thể Đức Thế Tôn đã già yếu, lại đã nhuốm bệnh cách đó ít lâu, sau khi an cư mùa mưa tại vườn xoài của cô Ampapàli chứ không phải tại bữa cơm của Cunda. Bữa cơm của Cunda chỉ như là giọt nước cuối cùng để cho cái bát đầy nước tràn đổ ra ngoài, đại vương có hiểu điều đó không?
- Trẫm chưa hiểu lắm!
- Tâu đại vương! Ví như một dòng nước chảy bình thường chỉ tạo nên một khe rãnh nhỏ, nhưng nếu trời đổ thêm nhiều trận mưa lớn, dòng nước sẽ chảy mạnh, khe rãnh nhỏ kia sẽ bị xé thành rãnh lớn hơn, thành khe sâu, thành vực! Kim thân Đức Thế Tôn đã già yếu, đã suy kiệt, lại vừa bị bệnh chưa lành hẳn, thì bữa cơm của Cunda là nguyên nhân cuối cùng, ví như giọt nước cuối cùng ở trên - đã làm cho Đức Tôn Sư lâm trọng bệnh, cũng là lẽ thường thôi, phải không đại vương?
- Thưa vâng!
- Ví như có đống lửa lớn, có người đem cỏ khô và bổi nhuyễn bỏ thêm vào - thì đống lửa kia sẽ cháy dữ dội hơn bội phần. Cũng thế, cơ thể Đức Thế Tôn đã già lão, suy yếu, đã bệnh... ăn thêm bữa cơm của Cunda sẽ làm cho sự già lão, suy yếu tăng thêm, bệnh tình sẽ tăng thêm, cũng là điều dễ hiểu thôi, phải không đại vương?
- Thưa vâng!
- Ví như một người đau bụng từ trước, bây giờ ăn thêm ít vật thực lạ vào, bụng lại sình chướng, đau đớn hơn lúc trước một cách dữ dội. Nhục thân của Đức Đại Giác cũng y như thế đó, tâu đại vương!
- Bây giờ thì trẫm đã thông tỏ nhờ những ví dụ của đại đức! Tuy nhiên, phước báu đồng nhau và trả quả giống nhau, trẫm vẫn chưa hiểu lý do tại sao?
- Tâu đại vương! Sở dĩ phước báu đồng nhau và trả quả giống nhau là do từ hai bữa ăn ấy có liên hệ đến pháp!
- Xin đại đức hãy giảng giải cho trẫm được thông suốt.
- Vâng, từ bữa ăn của nàng Sujàtà, Đức Thế Tôn thành đạo, đắc quả Chánh Đẳng Giác, ngài nhập cửu định, đi cả chiều thuận và chiều nghịch. Từ bữa cơm của Cunda, Đức Thế Tôn Niết bàn, ngài cũng nhập cửu định, đi từ chiều xuôi đến chiều ngược, tâu đại vương!
- Thế ra trong khoảng thời gian bốn mươi lăm năm hoằng hóa của Đức Thế Tôn, ngài chưa nhập cửu định, chiều thuận và chiều nghịch lần nào nữa hay sao?
- Thưa không. Chỉ có hai lần ấy thôi. Nhờ phước báu đưa đến pháp nhập định thuận, nghịch như vậy, nên nó sẽ trổ quả cao thượng, thù thắng bằng nhau; và nó quý báu hơn bất kỳ sự cúng dường nào trong suốt cuộc đời của Đức Thế Tôn, tâu đại vương!
- Bây giờ thì trẫm đã phủi được lớp bụi trong mắt mình rồi, thưa đại đức!
Đại đức Na-tiên mỉm cười:
- Thật ra, mắt đại vương vốn không có bụi đâu, có sự tưởng lầm nào đấy chăng?
- Thật là chí lí!
Đức vua Mi-lan-đà lòng đầy hoan hỷ.



V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


24. The Last Meal
“It was said by the elders who convened the First Buddhist
Council, ‘When he had eaten Cunda the smith’s food, thus
have I heard, the Buddha felt a dire sickness, a sharp pain
even unto death.’121 Yet the Blessed One also said, ‘These
two offerings of food, ânanda, are of equal merit and are
much more effective than any others: that, after which the

Tathàgata attains to supreme enlightenment; and that, after
which the Tathàgata attains to parinibbàna’.122
“If severe pains fell upon him after taking that last
meal then the latter statement must be wrong.”
“The last offering of food is of great advantage because
of the Tathàgata’s attainment of parinibbàna. It was
not because of the food that the sickness fell upon the Blessed
One but because of the extreme weakness of his body
and the proximity of his death. These two offerings of food
were of great and incomparable merit because of the attainment
of the nine successive absorptions in forward and reverse
order, which the Tathàgata gained after partaking of
that food.”
--
121. D. ii. 128.
122. D. ii. 135.


VI. Thao luan

Câu 1: co fai than thong co kha nang thay doi dieu nay dieu no o cuoc doi nay? Nhu binh hoan, ngu dot, neu co than luc, nhu ban on, ban phuoc?
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?