Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

CÁC ĐIỀU NHỎ NHẶT VÀ TIỂU TIẾT/ Abschaffung der kleinen Ordensregeln/ milinda van dao



MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Mil. 4.2.1. Abschaffung der kleinen Ordensregeln - 4.2.1. Khuddānukhuddakapañho


00. TU VUNG:





I SU* INDACANDA DICH:


CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI


II. PHẨM KHÔNG BỊ CHIA RẼ

1. CÂU HỎI VỀ CÁC ĐIỀU NHỎ NHẶT VÀ TIỂU TIẾT

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:‘Này các tỳ khưu, Ta thuyết giảng Giáo Pháp sau khi đã hiểu biết tận tường, không phải không do Thắng Trí.’ Và còn nữa, ở sự quy định về Luật Ngài đã nói như vầy: ‘Này Ānanda, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng trong khi mong muốn hãy hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết.’ Thưa ngài Nāgasena, về việc đức Thế Tôn bảo hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết sau khi Ngài đã tịch diệt, phải chăng các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết đã được quy định sai, hay là đã được quy định khi không có sự việc (xảy ra), sau khi đã không nhận biết? Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Này các tỳ khưu, Ta thuyết giảng Giáo Pháp sau khi đã hiểu biết tận tường, không phải không do Thắng Trí,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này Ānanda, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng trong khi mong muốn hãy hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết’ là sai trái. Nếu ở sự quy định về Luật, đức Như Lai đã nói như vầy: ‘Này Ānanda, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng trong khi mong muốn hãy hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết,’ như thế thì lời nói: ‘Này các tỳ khưu, Ta thuyết giảng Giáo Pháp sau khi đã hiểu biết tận tường, không phải không do Thắng Trí’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, tinh vi, tế nhị, vô cùng khôn khéo, vô cùng sâu xa, khó phân giải. Nó được dành cho ngài. Ở đây, xin ngài hãy thể hiện sự triển khai về năng lực trí tuệ của ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, Ta thuyết giảng Giáo Pháp sau khi đã hiểu biết tận tường, không phải không do Thắng Trí.’ Và ở sự quy định về Luật Ngài đã nói như vầy: ‘Này Ānanda, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng trong khi mong muốn hãy hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết.’ Tâu đại vương, đức Như Lai đã nói điều ấy trong khi thử thách các vị tỳ khưu rằng: ‘Sau khi Ta tịch diệt, các đệ tử của Ta, trong khi hết bị ràng buộc với Ta, thì sẽ loại bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết, hay là sẽ gắn bó?’ Tâu đại vương, giống như đức Chuyển Luân Vương có thể nói với các con trai như vầy: ‘Này các con, lãnh thổ rộng lớn này được bao bọc bởi đại dương ở tất cả các phương. Này các con, để duy trì chừng ấy (lãnh thổ) bằng binh lực là việc làm khó khăn. Này các con, sau khi ta băng hà các con hãy buông bỏ các khu vực biên địa.’ Tâu đại vương, phải chăng sau khi vua cha băng hà các hoàng tử có thể buông lơi tất cả các khu vực biên địa ấy là phần lãnh thổ đã nắm trong tay?”
“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, các vị vua còn ham muốn nhiều hơn. Các hoàng tử vì lòng tham đối với vương quốc có thể tóm thâu lãnh thổ hai lần ba lần hơn thế nữa, làm sao họ có thể buông lơi phần lãnh thổ đã nắm trong tay?”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai trong khi thử thách các vị tỳ khưu đã nói như vầy: ‘Này Ānanda, sau khi Ta tịch diệt, Hội Chúng trong khi mong muốn hãy hủy bỏ các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết.’  
Tâu đại vương, nhằm sự giải thoát hoàn toàn khổ đau, những người con trai của đức Phật với lòng tham muốn về Giáo Pháp có thể gìn giữ còn nhiều hơn một trăm năm mươi điều học, làm sao các vị lại buông lơi điều học đã được quy định theo truyền thống?”
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà đức Thế Tôn đã nói về ‘các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết,’ ở đây đám người này là mê muội, bị sanh khởi nỗi phân vân, bị tác động, bị khởi lên sự nghi ngờ. Các điều học nhỏ nhặt ấy là các điều nào? Các điều học tiểu tiết là các điều nào?”
“Tâu đại vương, điều học nhỏ nhặt là tội dukkaṭa (đã làm sai trái). Điều học tiểu tiết là tội dubbhāsita (đã nói sai trái). Hai loại này là các điều học nhỏ nhặt và tiểu tiết. Tâu đại vương, các vị đại trưởng lão trước đây đã nêu lên sự phân vân về điều này. Do đức Thế Tôn mà câu hỏi này đã được nêu ra; nó cũng đã gây ra sự không đồng nhất trong cuộc thảo luận về việc duy trì Giáo Pháp bởi các vị ấy.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều bí ẩn của đấng Chiến Thắng bị bỏ quên bấy lâu, vào lúc này hôm nay đã được mở ra, đã được làm rõ ràng ở thế gian.”
Câu hỏi về các điều nhỏ nhặt và tiểu tiết là thứ nhất.

II. PALI


III. TIENG DUC

Milindapañha, Teil 4

2. Kapitel -  Abhejja Vagga

Mil. 4.2.1. Abschaffung der kleinen Ordensregeln - 4.2.1. Khuddānukhuddakapañho


«Der Erhabene, o Herr sagt: <Nachdem ich die Lehre völlig erkannt habe, o Mönche, lege ich sie dar, nicht ohne sie völlig erkannt zu haben. Andererseits aber sagt er mit Beziehung auf die Vorschriften der Ordensdisziplin: <Wünscht es die Jüngerschaft, Ananda, so mag sie nach meinem Dahinscheiden alle kleinen und nebensächlichen Ordensregeln abschaffen.> Waren denn etwa die kleinen und nebensächlichen Ordensregeln schlecht verkündet oder ohne eine wirkliche Kenntnis der Sache, daß der Erhabene erlaubte, sie nach seinem Tode wieder abzuschaffen? Wenn somit die erste Aussage richtig ist, dann muß die zweite falsch sein, ist aber die zweite richtig, so ist eben die erste falsch. Dies ist wiederum ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle, ein dunkles, verborgenes, ganz verstecktes, tiefsinniges, schwer zu ergründendes, schwer zu erklärendes. Beweise hier nun wieder einmal die Größe deiner Geisteskraft!»
«Beides, o König, hat der Erhabene gesagt. Das letztere aber hat der Vollendete gesagt, um seine Mönche auf die Probe zu stellen, ob sie, wenn er es erlaubte, nach seinem Dahinscheiden die kleinen und nebensächlichen Ordensregeln wirklich fahren lassen, oder daran festhalten möchten. Es ist hiermit gerade so, o König, wie wenn ein Weltherrscher zu seinen Söhnen sprechen möchte: <Dieses mächtige Reich, meine lieben Söhne, erstreckt sich nach allen Seiten hin bis zum Meere. Schwer ist es, meine Söhne, mit solch kleiner Heeresmacht das Reich zu behaupten. Geht, lasset nach meinem Dahinscheiden nur ruhig alle Grenzgebiete fahren!> Würden da wohl, o König, die Prinzen nach ihres Vaters Tode von den in ihren Besitz gelangten Ländern alle jene Grenzgebiete allmählich aufgeben?»
«Gewiß nicht, o Herr. Herrscher sind gar habgierig. Die Prinzen möchten in ihrer Herrschgier am liebsten noch zwei- oder dreimal soviele Länder an sich reißen. Wie sollten sie da die bereits in ihren Besitz gelangten Gebiete preisgeben?»
«Ebenso auch, o König, hat der Erhabene bloß deshalb diese Worte gesprochen, weil er seine Mönche auf die Probe stellen wollte. Zum Zwecke der Leidenserlösung aber, o König, und aus Liebe zur Lehre (wörtl.: Lust an der Lehre, dhamma-lobhena; im Vergleich entsprechend der obigen «Herrschgier« rajja-lobhena) würden die Jünger des Erleuchteten am liebsten noch weitere einhundertundfünfzig Ordensregeln halten. Wie sollten sie da die ursprünglich festgesetzten Ordensregeln aufgeben?»
«Hinsichtlich dessen aber, ehrwürdiger Nāgasena, was der Erhabene als die kleinen und nebensächlichen Ordensregeln bezeichnet, da sind sich die Menschen im Unklaren, hegen Zweifel, sind uneinig und in Ungewißheit darüber verfallen, welches wohl die kleinen und nebensächlichen Ordensregeln sein mögen.»
«Die kleinen Ordensregeln, o König, beziehen sich auf <schlechtes Verhalten>, die nebensächlichen Ordensregeln auf <schlechte Worte> (dukkata und dubbhāsita; beides sind Gruppen von Ordensvergehen). Auch die Ordensälteren in früheren Zeiten, o König, waren in dieser Sache in Zweifel, und über dieses Problem, das schon der Erhabene voraussah, waren sie bei Festlegung der Lehre sich nicht einig.»
«Das also, was lange Zeit verborgen geblieben ist, ehrwürdiger Nāgasena, dieses Geheimnis des Siegers hast du nun heute der Welt enthüllt und klar gemacht.»

[In Vinaya, Cūlavagga, XI, I, 10, wird berichtet, daß auf dem Konzil zu Rājagaha die Ordensälteren es dem Ananda zum Vorwurfe machten, nicht den Erhabenen noch bei Lebzeiten um eine Erklärung dieser beiden Ausdrücke gebeten zu haben]

--


IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

100. Chánh pháp của Đức Thế Tôn có vẻ không được toàn hảo?- Thưa đại đức, trẫm thấy rằng, dường như chánh pháp của Đức Thế Tôn thuyết ra, có vẻ không được toàn hảo?
- Tại sao đại vương lại nói vậy!
- Thế tam tạng, tức là kho tàng chánh pháp gồm có những gì thưa đại đức?
- Là tạng kinh, tạng luật và tạng vi-diệu-pháp.
- Tạng kinh toàn hảo chứ?
- Tạng kinh là từ sự thật, từ chân lý; từ sự thấy chắc, biết chắc, thấy đúng và biết đúng mà nói ra - thì sao lại không toàn hảo được?
- Thế tạng vi-diệu-pháp?
- Tạng này là do Đức Thế Tôn thấy rõ tâm vương, tâm sở, sắc pháp và niết-bàn mà nói ra thì chắc chắn là toàn hảo!
- Còn tạng luật?
- Là tạng mà Đức Thế Tôn dựa theo những lỗi lầm từ nhẹ đến nặng, từ cách đi đứng nằm ngồi, mặc áo, khất thực, độ thực, cách thu thúc, sự gìn giữ thân khẩu ý v.v... của Chư Tăng hoặc tùy từng trường hợp vi phạm mà chế định ra. Tạng luật ấy rất thực tiễn, rất cụ thể, rất dân chủ, rất đạo đức, rất phạm hạnh ... nhờ vậy Tăng chúng mới có được đời sống kỷ cương và hiền thiện! Vậy thì theo bần tăng, tạng luật cũng rất là toàn hảo, tâu đại vương!
- Thưa, toàn hảo nghĩa là hoàn toàn tuyệt hảo chẳng ai có thể thêm bớt hoặc sửa đổi dẫu là tí chút, phải vậy không đại đức?
- Đúng thế!
- Thế sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng: "Này Ànanda! Sau khi Như Lai diệt độ rồi, nếu Chư Tăng có sự mong cầu là nên bỏ bớt một số giới điều nhỏ nhặt không cần thiết - thì nên vì ước nguyện của Chư Tăng mà bỏ bớt đi". Thưa đại đức! Câu nói ấy của Đức Phật chứng tỏ giới luật chưa toàn hảo. Mà giới luật chưa được toàn hảo có nghĩa là chánh pháp chưa được toàn hảo! Xin đại đức hãy soi sáng cho trẫm ở điểm này?
Đại đức Na-tiên mỉm cười:
- Đại vương! Trước khi giải nghi vấn đề ấy, đại vương hãy cho bần tăng được hỏi một điều!
- Xin vui lòng!
- Đại vương hiện đang cai quản một quốc độ mênh mông như thế này, ví dụ đến khi đại vương tuổi đã lớn, mệnh trời sắp hết, đại vương bèn gọi thái tử kế vị tương lai đến để dạy rằng: "Này con! Lãnh thổ của vương triều ta quá rộng lớn, nếu sau này con không quản lý và bảo vệ nổi thì con cứ tùy nghi bỏ bớt những phần đất nhỏ nhít ở các biên trấn xa xôi xét thấy là không cần thiết". Đại vương, nếu có trường hợp như thế xảy ra, và nếu trường hợp thái tử là người con có chí, có hiếu, biết thương yêu thần dân và tổ quốc thì thái tử sẽ xử sự ra sao khi đại vương mệnh chung?
Đức vua Mi-lan-đà đáp:- Có thể trẫm sẽ nói như vậy vì muốn tôn trọng sự tự do của Đức vua tương lai, nhưng suy bụng ta ra bụng người, trẫm biết là con trẫm vì thương yêu thần dân và mãnh đất của phụ vương đã dày công máu xương và hãn mã; sẽ không bỏ bớt bất cứ một phần đất nhỏ nào mà còn ra công gầy dựng, chinh phục để mở rộng thêm đất đai, lãnh thổ! Ý trẫm là vậy, thưa đại đức!
- Đấy cũng là câu trả lời của bần tăng, thưa đại vương! Chư tỳ khưu Tăng đương lai vì tôn kính Đức Phật, tôn kính giáo pháp; đã không ban bố thêm giới điều thì thôi, chớ nào dám bỏ bớt một số giới điều dầu nhỏ nhặt mà Đức Đạo Sư đã dày công bi mẫn chế định vì tương lai của phạm hạnh, của nếp sống kỷ cương cho tăng-già thời hậu lai!
Đức vua Mi-lan-đà nhè nhẹ gật đầu:- Nghe có vẻ thuyết phục lắm! Nhưng trẫm còn muốn hỏi thêm. Kinh và vi diệu tạng, là y cứ vào chân lý, vào sự thật mà nói lên, "như thị thuyết"; còn tạng luật chỉ là chế định, chế định là cái tạm thời có thể tùy nghi thay đổi theo thời gian, quốc độ. Đúng ra là có thể thêm thắt hoặc bỏ bớt nếu thấy không còn đúng, không còn hợp thời nữa, phải vậy không đại đức!
- Đại vương có ví dụ cụ thể chăng?
- Vâng, có thể được. Ví như trong luật ấn định rằng chư tỳ khưu phải mười lăm ngày tắm một lần, nếu chưa đủ mười lăm ngày mà tắm là phạm "ưng-đối-trị"!.
- Đúng vậy mà cũng không phải vậy, thưa đại vương! Điều luật ấy chỉ áp dụng ở xứ trung Ấn Độ, là nơi thường hạn hán, nước khan hiếm. Nên điều luật còn ghi chú rằng: những xứ khác, nước nhiều, tắm nhiều lần không phạm tội!.
- Thế rõ ràng giới luật có thể thay đổi!
- Đại vương - Đại đức Na-tiên nhấn mạnh - bần tăng hoàn toàn đồng ý về cách hiểu của đại vương, là các pháp chế định có thể tùy nghi thay đổi; nhưng bần tăng đã nói rồi, là vì kính trọng Đức Thế Tôn và kính trọng giáo pháp, chư Tăng thời hậu lai sẽ không bao giờ bỏ bớt một học giới nào!
- Cả những giới điều nho nhỏ như phạm tác ác cũng không thể bỏ ư?
- Những giới điều nhỏ nhặt như phạm tác ác ấy, đại vương có nhớ rõ những giới điều nào không?
- Thưa, không nhớ rõ lắm!
- Đại vương! Phần lớn những giới điều thuộc tội tác ác ấy nằm trong bảy mươi lăm điều "ưng học pháp", là những pháp mà tỳ khưu cũng như sa di đều phải thực hành. Nói tóm, chúng là những cách thức về việc mặc y thế nào cho nghiêm trang; đi đứng, nói năng, ăn uống phải thế nào cho nghiêm túc, đứng đắn v.v... Một vị tỳ khưu trong Phật giáo không thể ăn mặc luộm thuộm cẩu thả; không thể đi tới đi lui mà khua tay, múa chân; chẳng thể muốn đến nhà cư sĩ, vào xóm làng lúc nào cũng được; chẳng thể nói cười tự do vung vít; chẳng thể ngồi đứng ưỡn ẹo, thân mình lắc lư; chẳng thể ăn uống khua muỗng, khua bát, húp canh sột soạt, mắt láo liên ngó chỗ này chỗ kia .v.v... Đại vương! Những giới điều nhỏ nhặt về tội tác ác ấy có thể bỏ đi được chăng?
Đức vua Mi-lan-đà gật đầu:- Nếu bỏ đi thì còn đâu là tăng tướng mô phạm làm y chỉ cho chúng sanh. Nhưng trẫm nghe rằng có những học giới không thuộc tác ác mà thuộc ưng đối trị, xem ra cũng nhỏ nhặt như để muối cách đêm, xế bóng hai ngón tay còn ăn được, tọa cụ không có bìa, thọ dụng tiền bạc chút ít để đi đây đi đó v.v... Những giới điều ấy xét ra nghiêm khắc và tiểu tiết quá. Đức Thế Tôn nhập diệt đã năm trăm năm rồi, thời đại đó xưa rồi, vậy nên thay đổi chút ít cho hợp với hoàn cảnh mới, được chăng?
- Đại vương! Những giới điều nhỏ nhặt mà đại vương nêu ra đó, thuộc bốn trong mười điều lầm lạc mà kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai, chư Thánh Tăng A-la-hán bảy trăm vị đã chỉnh lại bởi những sai phạm của một phe nhóm tỳ khưu sa đọa. Và nếu cứ vậy, cứ qua mỗi thời thay đổi một ít, sữa đổi một ít thì chừng một ngàn năm sau, giới luật bậc Thánh của đạo giác ngộ sẽ trở thành giới luật của ngoại đạo mất thôi! Đây là hiểm họa, đại vương nên phóng tầm mắt nhìn xa thấy rộng hơn một tí nữa. Trong kỳ kết tập lần thứ nhất, khi ngài Ànanda kể lại Đức Thế Tôn có cho phép bỏ bớt những giới điều nhỏ nhặt, ngài Ca-diếp hỏi lại rằng: "Vậy thì hiền giả có hỏi Đức Thế Tôn những điều nhỏ nhặt ấy là những học giới nào không?" Ngài Ànanda bảo là không có hỏi. Đức Ca-diếp bèn quyết định giữ nguyên tạng luật như thuở Đức Phật còn sanh tiền!
- Cảm ơn đại đức! Trẫm đã hiểu rồi. Giữ nguyên như thế là tốt hơn nhiều. Quả chư Thánh Tăng đã nhìn xa thấy rộng. Thật là toàn hảo.




V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


8. Purity of the Buddha


“If the Tathàgata destroyed all unwholesomeness in himself
when he gained omniscience why did he get hurt by a
splinter of rock that was thrown by Devadatta? If he did
get hurt then he cannot have been free from all evil, for
there is no feeling without kamma. All feeling has its root
in kamma and it is only on account of kamma that feeling
arises.”
“No, great king, not all feeling has its root in kamma.
There are eight causes of the arising of feelings. Excess of
wind, of bile and of phlegm, the mixture of the three bodily
fluids, variations in temperature, stress of circumstances,
external agency and kamma. Whoever says, ‘It is only kamma
that oppresses beings’, thereby excludes the other seven
reasons and that statement of theirs is wrong.
“When one’s wind is disturbed it happens in one of
ten ways; by cold, by heat, by hunger, by thirst, by overeating,
by standing too long, by over exertion, by running,
by medical treatment, or as a result of kamma. When the bile
is disturbed it is in one of three ways; by cold, by heat or by
unsuitable food. When the phlegm is disturbed it is in one
of three ways; by cold, by heat or by eating and drinking.
When these three disturbed fluids are mixed it brings about
its own distinctive pain. Then there are pains arising from
variations in temperature, stress of circumstances and by
external agencies. There is also that pain which has kamma
as its cause. So the pain that is due to kamma is much less
than that due to other causes. The ignorant go too far when
they say that everything that is experienced is produced as
the fruit of kamma. Without a Buddha’s insight no one can
ascertain the extent of the action of kamma.
When the Blessed One’s foot was grazed by the splinter
of rock the pain was produced only by external agency.
Although the Blessed One never suffered pain that was the
result of his own kamma, or brought about by the stress of
circumstances, he suffered pain from each of the other six
causes.84

It was said, O king, by the Blessed One, ‘There are certain
pains, Sãvaka, which arise from bilious humours and
you ought to know what they are for, it is a matter of com-
mon knowledge. Those ascetics and Brahmans who are of
the opinion and proclaim the view that all feelings that men
experience are due to a previous act, go beyond certainty
and knowledge and therein I say that they are wrong’.”85

--
83. Sãla, samàdhi, pa¤¤à (Virtue, concentration and wisdom).
84. This is a controversial point. There are several references to the Buddha experiencing
the result of previous kamma collected at Ap. i. 299ff.
85. S. iv. 230f, Moliya Sãvaka Sutta.
VI. Thao luan

Câu 1: co fai than thong co kha nang thay doi dieu nay dieu no o cuoc doi nay? Nhu binh hoan, ngu dot, neu co than luc, nhu ban on, ban phuoc?
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét