MILINDAPAÑHAPĀLI
MILINDA VẤNĐẠO
Milindapañha, Teil 4
Mil. 4.1.17. Die Macht der Magie - 4.1.10. Iddhibaladassanapañho
00. TU VUNG:
I SU* INDACANDA DICH:
CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI
I. PHẨM NĂNG LỰC CỦA THẦN THÔNG
9. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT KHÔNG VIỆC GÌ CẦN PHẢI LÀM THÊM N10. CÂU HỎI VỀ SỰ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI NĂNG LỰC CỦA THẦN THÔNG
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:‘Này Ānanda, bốn nền tảng về thần thông của Như Lai đã được tu tập, được thực hành thường xuyên, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp. Này Ānanda, Như Lai trong khi mong muốn có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.’ Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Từ nay cho đến hết ba tháng, Như Lai sẽ viên tịch Niết Bàn.’ Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Này Ānanda, bốn nền tảng về thần thông của Như Lai đã được tu tập, —(như trên)— có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp,’ như thế thì giới hạn ba tháng là sai trái. Nếu việc giới hạn ba tháng là sự thật, như thế thì lời nói rằng: ‘có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp’ là sai trái. Đối với các đức Như Lai, không có việc đã phát biểu về điều không có cơ sở. Chư Phật Thế Tôn có lời nói không rồ dại, có lời nói chân thật, có lời nói không hai nghĩa. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, thâm sâu, vô cùng khôn khéo, khó phân giải. Nó được dành cho ngài. Xin ngài hãy phá vỡ mạng lưới tà kiến này. Xin ngài hãy xác định về điều chắc thật. Xin ngài hãy đánh đổ học thuyết của những kẻ khác.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, bốn nền tảng về thần thông của Như Lai đã được tu tập,—(như trên)— có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.’ Và giới hạn ba tháng đã được nói đến. Và hơn nữa, kiếp ấy được gọi là kiếp của tuổi thọ. Tâu đại vương, đức Thế Tôn không phải là đang tán dương năng lực của bản thân mà đã nói như vậy. Tuy nhiên, tâu đại vương, đức Thế Tôn trong khi đang tán dương năng lực của thần thông mà đã nói như vậy: ‘Này Ānanda, bốn nền tảng về thần thông của Như Lai đã được tu tập, —(như trên)— có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.’ Tâu đại vương, giống như con ngựa thuần chủng của đức vua có sự di chuyển nhanh với tốc độ của gió. Đức vua trong khi tán dương năng lực về tốc độ của con ngựa có thể nói ở giữa dân chúng gồm có thị dân, dân chúng, nhân công, binh lính, Bà-la-môn, gia chủ, và các quan đại thần như vầy: ‘Này các khanh, con ngựa quý giá này của trẫm trong khi mong muốn có thể đi dọc theo trái đất được bao quanh bởi nước của biển cả rồi đi về đây trong giây lát.’ Dầu không phô bày sự di chuyển nhanh chóng cho hội chúng ấy, nhưng sự nhanh chóng ấy của nó được biết đến, và nó có khả năng đi dọc theo trái đất được bao quanh bởi nước của biển cả trong giây lát.
Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn không phải là đang tán dương năng lực của bản thân mà đã nói như vậy. Tuy nhiên, điều ấy đã được nói (bởi đức Thế Tôn) sau khi ngồi xuống ở giữa các vị A-la-hán có ba Minh, sáu Thắng Trí, không ô nhiễm, có các lậu hoặc đã cạn kiệt, cùng với chư Thiên và nhân loại rằng: ‘Này Ānanda, bốn nền tảng về thần thông của Như Lai đã được tu tập, được thực hành thường xuyên, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp. Này Ānanda, Như Lai trong khi mong muốn có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.’ Tâu đại vương, và năng lực thần thông ấy của đức Thế Tôn được biết đến, và đức Thế Tôn có khả năng tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp nhờ vào năng lực thần thông. Nhưng đức Thế Tôn không phô bày năng lực thần thông cho hội chúng ấy. Tâu đại vương, đức Thế Tôn không có mong muốn đối với tất cả các hữu, và đối với đức Thế Tôn tất cả các hữu là bị chê trách. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, cũng như phân bò dầu chỉ chút ít cũng có mùi thối, này các tỳ khưu, tương tợ y như thế Ta không ca ngợi về sự hiện hữu dầu chỉ chút ít, thậm chí chỉ là thời gian của một khảy móng tay.’ Tâu đại vương, sau khi xem tất cả các hữu, các cảnh giới, và các nguồn đưa đến tái sanh là tương đương với phân bò, phải chăng đức Thế Tôn còn thể hiện sự ước muốn và tham đắm ở các hữu thông qua năng lực của thần thông?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, chính vì điều ấy trong khi tán dương năng lực của thần thông đức Thế Tôn đã gầm lên tiếng rống sư tử của bậc Giác Ngộ có hình thức như thế.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về sự nhận thức đối với năng lực của thần thông là thứ mười.
Phẩm Năng Lực của Thần Thông là phẩm thứ nhất.
II. PALI
III. TIENG DUC
Mil. 4.1.17. Die Macht der Magie - 4.1.10. Iddhibaladassanapañho
"Der Erhabene, ehrwürdiger Nāgasena, hat folgendes gesagt: <Der Vollendete, Ananda, hat die Vier Machtfährten (iddhi-pādā) erweckt, großgezogen, entwickelt, verwirklicht, ausgeübt, entfaltet und zur vollen Vollendung gebracht. Wünscht es der Vollendete, Ananda, so kann er noch ein volles Zeitalter am Leben bleiben oder die Spanne, die an einem vollen Zeitalter fehlt.> Andererseits aber hat er gesagt: <Heute in drei Monaten wird der Vollendete völlig erlöschen.> Wenn also die erste Aussage richtig ist, dann muß die zweite falsch sein. Ist aber die zweite richtig, so ist eben die erste falsch. Auch brüsten sich die Vollendeten nicht mit Unmöglichem. Die Erleuchteten reden keine leeren Worte. Nur die unzweideutige Wahrheit sprechen sie, die Erhabenen. Dies ist wieder einmal ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle, ein tiefsinniges, verstecktes, schwer ausdenkbares. Zerreiße denn das Netz der Ansichten, werfe es beiseite, und zerschmettere die Behauptungen der Gegner!"
"Beide Aussprüche, o König, hat wohl der Erhabene getan. Doch hat man hier unter einem Zeitalter (kappa) ein Lebenszeitalter zu verstehen. Und nicht etwa seine eigene Macht wollte der Erhabene mit diesen Worten rühmen, sondern eben bloß die Macht der Magie (abhiññā). Nimm an, o König, ein Fürst besitze ein edles, flinkes Roß, das mit Windesgeschwindigkeit laufen kann. Und vor seinen Räten, vor Städtern, Landvolk, Söldnern, Kriegern, Brahmanen und Bürgern preise er die Macht seiner Geschwindigkeit, indem er spreche: <Dies mein edles Roß könnte, wenn es wollte, die von dem Meere umgrenzte, weite Erde durcheilen und in einem Augenblicke wieder hier zurück sein.> Wenn nun auch der König jener Menschenmenge das Geschwindigkeitsvermögen seines Rosses nicht zeigt, so besitzt es dennoch diese Geschwindigkeit und ist imstande, in einem Augenblicke die weite, von dem Meere umgrenzte Erde zu durcheilen (Im D.17. werden diese Eigenschaften dem Rosse des sagenhaften Königs Mahāsudassana beigelegt).
Ebenso auch, o König, pries der Erhabene die Macht der Magie, als er inmitten der dreiwissensmächtigen und sechsfach geistesmächtigen Heiligen, der Unbefleckten, Wahnerlösten, sowie der Götter und Menschen dasaß und die Worte sprach: <Der Vollendete, Ananda, hat die Vier Machtfährten erweckt, großgezogen, entwickelt, verwirklicht, ausgeübt, entfaltet und zur vollen Vollendung gebracht. Wünscht es der Vollendete, Ananda, so kann der Vollendete noch ein volles Zeitalter am Leben bleiben oder die Spanne, die an einem vollen Zeitalter fehlt.> Der Erhabene besaß jene magische Kraft, o König, und war zufolge derselben imstande, noch ein volles Lebenszeitalter am Leben zu bleiben oder die Spanne, die an einem vollen Lebenszeitalter fehlt, auszuleben. Aber dennoch hat der Erhabene diese Fähigkeit den Menschen nicht gezeigt. Denn der Erhabene, o König, hatte keinerlei Begehren nach irgendwelchen Daseinsformen. Jegliche Daseinsform hat er verschmäht. Übrigens hat der Erhabene ja doch selber gesagt: <Gleichwie, ihr Mönche, selbst schon ein wenig Kot gar übel riecht, so finde ich am Dasein nicht den geringsten Gefallen, und wäre es für einen bloßen Augenblick.> Möchte da wohl der Erhabene, o König, der doch jegliche Arten und Formen des Daseins als Kot achtet, dieser magischen Kraft zuliebe nach Dasein begehren?"
"Gewiß nicht, o Herr."
"So war es also bloß, o König, um die Macht der Magie zu zeigen, daß er solchen Löwenruf erschallen ließ."
"Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgasena! So ist es, und so nehme ich es an."
--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:
99. Tại sao Đức Thế Tôn không dùng "Tứ như ý túc" để duy trì thọ mạng?
- Thưa, đã mãn nguyện lắm rồi!
- Thưa đại đức! Đại đức biết rõ "Tứ như ý túc" phải chăng?
- Vâng, biết, biết rất rõ về Tú như ý túc (Tứ thần-túc)! Đấy là dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, tâm như ý túc và tuệ như ý túc, tâu đại vương!
- Thế có phải Đức Đại giác đã từng thuyết rằng: "Này Ànanda, Như Lai đã tiến tu Tứ như-ý-túc, đã lập đi lập lại nhiều lần, đã thực hành Tứ như-ý-túc một cách toàn diện, đã lấy Tứ như-ý-túc làm chỗ ngồi, chỗ nằm, chỗ nương tựa, đã tạo trữ chắc chắn nó ở trong tâm. Khi Tứ như-ý-túc ở nơi Như Lai đã viên mãn như thế, nếu Như Lai mong muốn tuổi thọ lâu bền một kiếp [*] hoặc nhiều hơn một kiếp cũng rất là dễ dàng, không khó khăn gì!". Đấy có phải là lời của Đức Thế Tôn không, thưa đại đức?
[*] 1 Kappa: chừng 100 năm. Tuy nhiên, có nhiều chỗ giải thích 1 kappa là một kiếp của quả địa cầu!
- Đúng là Đức Phật có tuyên thuyết như vậy!
- Rồi cũng chính Đức Thế Tôn có thuyết với ngài Ànanda như sau: "Này Ànanda! Tuổi thọ của Như Lai kể từ nay chỉ còn ba tháng nữa thôi. Đến thời hạn ấy Như Lai sẽ xả báo thân để Tịch diệt Niết bàn!".
- Lời ấy cũng chính Đức Thế Tôn thuyết, tâu đại vương!
- Trẫm không hiểu - Đức vua Mi-lan-đà cất giọng chậm rãi - là tại sao một bậc Đại giác lại thuyết hai lời không giống nhau, lại đối chọi nhau? Một bên thì bảo có khả năng kéo dài tuổi thọ hơn một kiếp nữa, một bên thì tuyên bố tuổi thọ chỉ còn ba tháng nữa? Nếu câu này đúng thì câu kia không đúng. Nếu tuyên bố này là chơn thật thì thuyết ngôn kia là hư dối! Dám mong đại đức bi mẫn phá vỡ mối hoài nghi ấy để chúng ngoại đạo khỏi xuyên tạc!
- Tâu đại vương! Chẳng có điều nào là hư dối, chẳng có gì là mâu thuẫn giữa hai lời tuyên bố trên. Nếu đại vương hiểu rõ ân đức của Tứ như-ý-túc thì đại vương đã tự giải nghi cho chính mình rồi. Sở dĩ Đức Thế Tôn ca tụng sức mạnh và năng lực của Tứ-thần-túc như thế là vì ngài đã tấn tu Như ý túc không gián đoạn. Ngài nói rằng, Tứ như-ý-túc đã vững chắc trong tâm của ngài, khi cần ngài có thể làm thuyền để đi, làm xe để dong ruỗi hoặc lấy Tứ như-ý-túc làm chỗ ngồi, chỗ nằm .v.v... Với sức mạnh Tứ như-ý-túc của ngài, ngài có thể kéo dài thọ mạng hơn một kiếp là điều chắc thật, không ngoa ngôn vậy.
- Trẫm cũng chưa nắm rõ vấn đề!
- Ví như đại vương có một con ngựa thần kỳ. Đại vương thường ca tụng con ngựa thần kỳ trước mặt các quan đại thần, các trưởng giả và các bà-la-môn gia chủ rằng: Con ngựa quý báu của trẫm nó chạy rất mau, giống như bay giữa hư không; nó có thể phi được trên nước, có thể chạy theo sông ra tới biển cả rồi trở lại hoàng cung chỉ trong thời gian khảy móng tay! Thưa đại vương! Đức Phật khen ngợi uy lực của Tứ như - y - túc cũng giống như đại vương khen ngợi sức thần kỳ
của con ngựa kia vậy.
- Ý đại đức nói là Đức Thế Tôn khen ngợi uy lực của Tứ-thần-túc có khả năng kéo dài tuổi thọ chứ không phải ngài khen ngợi uy lực của chính mình - như trẫm khen ngợi con ngựa có sức thần kỳ chứ không phải trẫm tự khen ngợi mình, phải vậy chăng?
- Đúng như vậy!
- Nhưng có gì khác nhau đâu, thưa đại đức? Năng lực của Tứ như-ý-túc là pháp mà Đức Thế Tôn chứng đắc, sử dụng được, sao ngài không sử dụng nó kéo dài thọ mạng để lợi ích lâu dài cho chư thiên và loài người?
- Đức Đại giác biết rõ căn cơ trình độ của chúng sanh, biết rõ lúc nào là giáo pháp hưng thịnh lúc nào giáo pháp tiêu hoại, biết rõ lúc nào nên xuất thế, lúc nào nên Niết bàn, tâu đại vương!
- Có thể là như vậy, nhưng chúng ta là kẻ hậu học, chúng ta có quyền hoài nghi chứ? Giá mà Đức Phật dùng Tứ như-ý-túc để kéo dài thọ mạng thì lợi lạc cho chúng sanh biết bao nhiêu, phải thế không đại đức?
Đại đức Na-tiên mỉm cười:
- Đại vương nghĩ thế nào, khi Đức Thế Tôn thuyết như vầy: "Này các thầy tỳ khưu! Phẩn, dù chỉ có tí chút, nhưng mùi hôi thối của nó cũng đáng nhờm gớm lắm. Ai thấy phẩn cũng đều muốn xa lánh chứ chẳng có ai ưa thích cả, phải vậy chăng? Cũng vậy, Như Lai nhờm gớm sinh tử luân hồi, nhờm gớm tam giới là cõi thấp hèn, hạ liệt, chẳng ưa thích ở trong đó dù với thời gian khảy móng tay! Các thầy cần phải biết như vậy mà tinh cần, chuyên niệm để mau thoát khỏi lưới tử sinh đau khổ buộc ràng!".
Đức vua Mi-lan-đà nói:
- Như vậy thì cõi sinh tử luân hồi đáng ghê tởm như phẩn thối, cho nên Đức Phật khi thấy mình hết thọ mạng, hết bổn phận là ngài tức tốc ra đi không có luyến tiếc?
- Đúng thế, tâu đại vương! Nếu Đức Thế Tôn kéo dài thọ mạng thì làm sao khỏi để cho ngoại đạo dị luận: Ông Cồ-đàm chán sinh tử luân hồi mà lại muốn ở lại cõi sinh tử luân hồi! Ông Cồ đàm thuyết về sự bất tịnh của thế gian mà lại duy trì cái thân để sống tham luyến trong thế gian! Ông Cồ đàm thích ở lại cõi đời để thọ hưởng tài lợi, vật thực, địa vị, danh vọng ... chứ nào có muốn xuất ly chúng bao giờ!
Đức vua Mi-lan-đà ngẫm ngợi hồi lâu:
- Lập ngôn ấy là chính xác! Và Đức Thế Tôn tùy thời, tùy xứ, tùy căn, tùy cơ, tùy nhân, tùy duyên ... mà đến và đi chứ không thể tùy ước muốn của chúng sanh được!
- Ngay chính sự cứu độ cũng vậy. Không phải ai Đức Thế Tôn cũng độ được. Vào mỗi buổi sáng, cuối canh ba, Đức Thế Tôn thường dùng thiên nhãn nhìn khắp thế gian, thấy ai có duyên với Phật đạo, ngài mới ôm bát trì bình đến để hóa độ!
- Ý đại đức muốn nói là sau khi Đức Thế Tôn đã diệt độ rồi, từ lúc ấy đến thời hậu lai, chẳng chúng sanh nào là có duyên với ngài nữa cả?
- Vâng, tuy không có duyên với Đức Phật, nhưng chúng sanh còn có duyên với Đức Ca-diếp, Đức Ànanda ... tương tục tiếp nối cho đến các bậc thầy tổ của bần tăng bây giờ, tâu đại vương!
Đức vua Mi-lan-đà mỉm cười:
- Và cả chính vị đại đức thông tuệ trước mặt trẫm đây nữa chứ?
- Không dám, bần tăng chỉ mới là kẻ sơ tu! Đại vương, đại vương còn hoài nghi gì về Tứ như-ý-túc nữa chăng?
- Thưa, đã mãn nguyện lắm rồi!
V. TIENG ANH/SU PESALA DICH
8. Purity of the Buddha
“If the Tathàgata destroyed all unwholesomeness in himself
when he gained omniscience why did he get hurt by a
splinter of rock that was thrown by Devadatta? If he did
get hurt then he cannot have been free from all evil, for
there is no feeling without kamma. All feeling has its root
in kamma and it is only on account of kamma that feeling
arises.”
“No, great king, not all feeling has its root in kamma.
There are eight causes of the arising of feelings. Excess of
wind, of bile and of phlegm, the mixture of the three bodily
fluids, variations in temperature, stress of circumstances,
external agency and kamma. Whoever says, ‘It is only kamma
that oppresses beings’, thereby excludes the other seven
reasons and that statement of theirs is wrong.
“When one’s wind is disturbed it happens in one of
ten ways; by cold, by heat, by hunger, by thirst, by overeating,
by standing too long, by over exertion, by running,
by medical treatment, or as a result of kamma. When the bile
is disturbed it is in one of three ways; by cold, by heat or by
unsuitable food. When the phlegm is disturbed it is in one
of three ways; by cold, by heat or by eating and drinking.
When these three disturbed fluids are mixed it brings about
its own distinctive pain. Then there are pains arising from
variations in temperature, stress of circumstances and by
external agencies. There is also that pain which has kamma
as its cause. So the pain that is due to kamma is much less
than that due to other causes. The ignorant go too far when
they say that everything that is experienced is produced as
the fruit of kamma. Without a Buddha’s insight no one can
ascertain the extent of the action of kamma.
When the Blessed One’s foot was grazed by the splinter
of rock the pain was produced only by external agency.
Although the Blessed One never suffered pain that was the
result of his own kamma, or brought about by the stress of
circumstances, he suffered pain from each of the other six
causes.84
It was said, O king, by the Blessed One, ‘There are certain
pains, Sãvaka, which arise from bilious humours and
you ought to know what they are for, it is a matter of com-
mon knowledge. Those ascetics and Brahmans who are of
the opinion and proclaim the view that all feelings that men
experience are due to a previous act, go beyond certainty
and knowledge and therein I say that they are wrong’.”85
--
83. Sãla, samàdhi, pa¤¤à (Virtue, concentration and wisdom).
84. This is a controversial point. There are several references to the Buddha experiencing
the result of previous kamma collected at Ap. i. 299ff.
85. S. iv. 230f, Moliya Sãvaka Sutta.
“If the Tathàgata destroyed all unwholesomeness in himself
when he gained omniscience why did he get hurt by a
splinter of rock that was thrown by Devadatta? If he did
get hurt then he cannot have been free from all evil, for
there is no feeling without kamma. All feeling has its root
in kamma and it is only on account of kamma that feeling
arises.”
“No, great king, not all feeling has its root in kamma.
There are eight causes of the arising of feelings. Excess of
wind, of bile and of phlegm, the mixture of the three bodily
fluids, variations in temperature, stress of circumstances,
external agency and kamma. Whoever says, ‘It is only kamma
that oppresses beings’, thereby excludes the other seven
reasons and that statement of theirs is wrong.
“When one’s wind is disturbed it happens in one of
ten ways; by cold, by heat, by hunger, by thirst, by overeating,
by standing too long, by over exertion, by running,
by medical treatment, or as a result of kamma. When the bile
is disturbed it is in one of three ways; by cold, by heat or by
unsuitable food. When the phlegm is disturbed it is in one
of three ways; by cold, by heat or by eating and drinking.
When these three disturbed fluids are mixed it brings about
its own distinctive pain. Then there are pains arising from
variations in temperature, stress of circumstances and by
external agencies. There is also that pain which has kamma
as its cause. So the pain that is due to kamma is much less
than that due to other causes. The ignorant go too far when
they say that everything that is experienced is produced as
the fruit of kamma. Without a Buddha’s insight no one can
ascertain the extent of the action of kamma.
When the Blessed One’s foot was grazed by the splinter
of rock the pain was produced only by external agency.
Although the Blessed One never suffered pain that was the
result of his own kamma, or brought about by the stress of
circumstances, he suffered pain from each of the other six
causes.84
It was said, O king, by the Blessed One, ‘There are certain
pains, Sãvaka, which arise from bilious humours and
you ought to know what they are for, it is a matter of com-
mon knowledge. Those ascetics and Brahmans who are of
the opinion and proclaim the view that all feelings that men
experience are due to a previous act, go beyond certainty
and knowledge and therein I say that they are wrong’.”85
--
83. Sãla, samàdhi, pa¤¤à (Virtue, concentration and wisdom).
84. This is a controversial point. There are several references to the Buddha experiencing
the result of previous kamma collected at Ap. i. 299ff.
85. S. iv. 230f, Moliya Sãvaka Sutta.
VI. Thao luan
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét