Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

CAY BIET NOI?/ Mil. 4.3.4. Der redende Baum - 4.3.5. Rukkhaacetanābhāvapañho/ MILINDA VAN DAO

Bai Dai-Viet nam

MILINDA VAN DAO

Mil. 4.3.4.  Der redende Baum - 4.3.5. Rukkhaacetanābhāvapañho


00. TU VUNG:




I SU* INDACANDA DICH:


MEṆḌAKAPAÑHĀ - CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI

III. PAṆĀMITAVAGGO - PHẨM ĐÃ BỊ ĐUỔI ĐI:

5. CÂU HỎI VỀ BẢN THỂ SUY TƯ CỦA CÂY CỐI

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Như Lai nói đến:
‘Này Bà-la-môn, nguyên nhân của điều gì mà ngươi, là người có sự tinh tấn đã được ra sức, thường xuyên không xao lãng, lại hỏi han cây cối về sự ngủ nghỉ thoải mái trong khi biết rằng cây này là loài không có tâm tư, không nghe, không biết?
Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng:
Cây phandana đã tức thời đáp lại rằng: - Tôi cũng có lời trình. Này Bhāradvāja, hãy lắng nghe tôi.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu cây cối là không có tâm tư, như thế thì lời nói rằng: ‘Câyphandana đã chuyện trò với Bhāradvāja’ là sai trái. Nếu cây phandana đã chuyện trò với Bhāradvāja, như thế thì lời nói rằng: ‘Cây cối là không có tâm tư’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Như Lai nói đến: ‘Cây cối là không có tâm tư.’ Và cây phandana đã chuyện trò với Bhāradvāja. Tuy nhiên, lời nói ấy đã được nói theo cách diễn đạt của thế gian. Tâu đại vương, đối với cây cối không có tâm tư không có việc gọi là chuyện trò. Tâu đại vương, tuy nhiên ở cây ấy có thiên nhân ngự. Cái từ gọi ‘cây’ ấy là ám chỉ vị thiên nhân. Và nói ‘cây cối trò chuyện,’ đấy là quy định của thế gian. Tâu đại vương, giống như chiếc xe kéo được chất đầy lúa thì người ta gọi là ‘xe lúa,’ tuy rằng chiếc xe kéo ấy làm bằng gỗ. Do tính chất đã được chất đống của lúa ở chiếc xe kéo ấy mà người ta gọi là ‘xe lúa.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế cây cối không trò chuyện. Cây cối không có tâm tư. Tuy nhiên, ở cây ấy có thiên nhân ngự. Cái từ gọi ‘cây’ ấy là ám chỉ vị thiên nhân. Và ‘cây cối trò chuyện,’ đấy là quy định của thế gian.
3. Tâu đại vương, hoặc là giống như trong khi khuấy sữa đông thì gọi là: ‘Tôi khuấy bơ.’ Vật mà người ấy khuấy không phải là bơ. Người ấy đang khuấy chính là sữa đông nhưng lại nói là: ‘Tôi khuấy bơ.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế cây cối không trò chuyện. Cây cối không có tâm tư. Tuy nhiên, ở cây ấy có thiên nhân ngự. Cái từ gọi ‘cây’ ấy là ám chỉ vị thiên nhân. Và ‘cây cối trò chuyện,’ đấy là quy định của thế gian. Tâu đại vương, giống như người đang tạo ra vật chưa hình thành thì nói là: ‘Tôi tạo ra vật đã hình thành.’ Nói về vật chưa thành tựu là: ‘Vật đã thành tựu;’ như vậy điều ấy là cách diễn đạt của thế gian. Tâu đại vương, tương tợ y như thế cây cối không trò chuyện. Cây cối không có tâm tư. Tuy nhiên, ở cây ấy có thiên nhân ngự. Cái từ gọi ‘cây’ ấy là ám chỉ vị thiên nhân. Và ‘cây cối trò chuyện,’ đấy là quy định của thế gian. Tâu đại vương, đức Như Lai thuyết giảng Giáo Pháp cho chúng sanh cũng theo y như cách diễn đạt của thế gian mà người ta thường nói.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”


II. PALI



III. TIENG DUC

Mil. 4.3.4.  Der redende Baum - 4.3.5. Rukkhaacetanābhāvapañho

(Dieser Abschnitt ist der ersten Auflage von 1914 entnommen. Ist in der 2. Auflage von 1985 nicht enthalten. WG)
"Der Vollendete, ehrwürdiger Nāgaseno, hat folgenden Ausspruch getan:
,Der du stets rüstig, stark und wohlgemut Und selber doch Verstand besitzest, Was fragst, Brahmane du den tauben Baum, Der weder Wissen noch Bewußtsein hat?
"An einer anderen Stelle dagegen heißt es:
,Darauf nun sprach der Espenbaum Und gab die Antwort ihm zurück:- ,Auch mir die Sprache eigen ist; So, Bhāradvājo, hör' mich an!'
"Wenn, ehrwürdiger Nāgaseno, ein Baum ohne Bewußtsein ist, so ist die Behauptung, daß der Espenbaum zu Bhāradvājo gesprochen habe, eben falsch. Hat aber der Espenbaum wirklich zu Bhāradvājo gesprochen, dann muss die Behauptung, daß der Baum ohne Bewußtsein sei, falsch sein. Auch dies ist wiederum ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle und das du nun zu lösen hast." "Wohl hat, o König, der Erhabene den Baum als bewußtlos bezeichnet, und dennoch hat der Espenbaum zu Bhāradvājo gesprochen. Doch diese letzteren Worte sind nur im Sinne einer landläufigen Ausdrucksweise gebraucht, denn ein bewußt-loser Baum kann nicht reden, o König. Der Baum ist nämlich hierbei bloß eine Bezeichnung der auf ihm lebenden Gottheit. Wenn es also heißt, daß der Baum spreche, so ist dies bloß ein landläufiger Ausdruck. Es nennt ja auch das Volk einen mit Getreide beladenen Wagen einen Getreidewagen - obzwar der Wagen doch keineswegs aus Getreide sondern aus Holz besteht - eben weil derselbe mit Getreide beladen ist. Oder wenn jemand Milch schlägt, sagt man, daß er Butter schlage, obzwar es doch keine Butter ist, die er schlägt, sondern Milch. Oder wenn jemand etwas herstellen will - das also doch noch gar nicht da ist - und man sagt, daß er etwas noch nicht Daseiendes herstelle, also etwas Nichthergestelltes als etwas Hergestelltes bezeichnet, so ist dies eben bloß eine landläufige Ausdrucksweise. - 
Ebenso auch, o König, kann ein Baum nicht reden, da er ohne Bewußtsein ist. Und der Baum ist hier bloß eine Bezeichnung der in ihm hausenden Gottheit. Wenn es also heißt, daß der Baum redet, so ist dies bloß eine landläufige Ausdrucksweise. Selbst bei Darlegung der Lehre machte der Erhabene Gebrauch von jener landläufigen Ausdrucksweise, deren sich das Volk im Verkehre miteinander bedient." "Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgaseno. So ist es, und so nehme ich es an."



IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

112. Cái cây có tâm ý không?

- Thưa đại đức! Trẫm không nhớ là ở đoạn kinh nào, Đức Thế Tôn có thuyết cho một người bà-la-môn như sau: "Này ông bà-la-môn, ông là người có học thức, siêng năng học hỏi; ông biết rõ cái gì tốt, cái gì xấu... thì tại sao ông tìm kiếm sự an lạc bằng cách nói chuyện với cái cây, là vật không có tâm ý? Việc làm ấy của ông có thích đáng không, có xứng đáng là kẻ có trí thức không?" Thế rõ là cái cây không có tâm ý, phải vậy không đại đức?
- Thưa vâng!
- Thế nhưng tại sao ở một chỗ khác, khi nói chuyện với bà-la-môn Bhàradvàja, Đức Thế Tôn lại bảo: "Này ông bà-la-môn, hãy đi hỏi cái cây Phandano ấy đi, cái cây ấy đáp như thế nào thì lời của Như lai cũng như thế ấy?"
Thưa đại đức, vậy là sao ạ? Ở trên thì Đức Thế Tôn bảo cái cây không có tâm ý, dưới thì Đức Thế Tôn bảo là cái cây trả lời, tức là cái cây có tâm ý? Chẳng lẽ nào Đấng Đại Giác lại nói hai lời, trước sau bất nhất như vậy?
- Tâu đại vương! Đức Thế Tôn chẳng bao giờ nói hai lời, trước sau không nhất quán đâu! Cái cây vốn không có tâm ý là sự thật. Trường hợp sau, Đức Thế Tôn bảo cái cây biết nói chuyện cũng là sự thật, chẳng có gì sai ngoa cả!
- Trẫm không hiểu.
- Rất dễ hiểu đấy, đại vương! Trên cái cây ấy Đức Thế Tôn biết có vị thọ thần ở. Khi bà-la-môn Bhàradvàja hỏi, vị thọ thần ấy sẽ trả lời. Người đời thường không thấy, không biết nên truyền với nhau rằng: cái cây biết nói chuyện, cái cây biết trả lời!
- À ra thế!
- Đấy cũng là cách nói bình thường trên thế gian. Ví như cái xe chở lúa làm bằng gỗ, thế nhưng vì chở lúa nên người ta không gọi là xe gỗ mà gọi là xe lúa, tâu đại vương!
- Đúng thế.
- Ví như bao vải người ta làm bằng bông vải, nhưng khi đựng sắn, khoai người ta không còn gọi là bao vải nữa mà người ta gọi là bao sắn, bao khoai - tâu đại vương!
- Trẫm đã hiểu.
- Vì người đời thường nói theo với thấy biết của họ, có tính cách ước lệ, cốt trao đổi thông tin với nhau - nên trong khi thuyết giảng, Đức Thế Tôn cũng nói theo cách nói của đại chúng - để mọi người dễ lãnh hội. Điều ấy đại vương đã lãm tường rồi chứ?
- Thưa vâng, trẫm nhờ đại đức mà thấy thêm được một mặt nữa về trí tuệ vô lượng của Đức Tôn Sư!




V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


23. The Talking Tree
“The Tathàgata said:
“Brahman! Why do you ask an unconscious thing,
which cannot hear you, how it is today?
Active, intelligent and full of life, how can you speak to
this so senseless thing, this wild Palàsa tree?”119
“Yet, on the other hand, the Tathàgata said:
“And thus the aspen tree made reply,
‘I, Bhàradvàja, can speak too. Listen to me.’120
“If, Nàgasena, a tree is an unconscious thing then this latter
statement must be false.”
“When the Blessed One said, ‘aspen tree’ it was just a
conventional way of speaking, for though a tree being unconscious
cannot speak, the word ‘tree’ was used as a designation
for the deity who dwelt in it and this is a well
known convention. Just, O king as a wagon laden with corn
is called a ‘corn-wagon’ though it is not made of corn, it is
made of wood. The Tathàgata, when expounding the
Dhamma, did so by means of the common mode of speech.”


VI. Thao luan

Câu 1: co fai than thong co kha nang thay doi dieu nay dieu no o cuoc doi nay? Nhu binh hoan, ngu dot, neu co than luc, nhu ban on, ban phuoc?
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét