Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

TẠP A-HÀM QUYỂN 16/ GIOI





KINH 451. GIỚI[79]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Hôm nay Ta sẽ nói về các chủng loại sai biệt của giới[80]. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì các ông mà nói.
“Thế nào là các giới? Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Đó gọi là các thứ giới.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 452. XÚC (1)[81]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt ái.
“Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới… cho đến ý giới, pháp giới, ý thức giới. Đó gọi là các chủng loại sai biệt của giới.
“Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc… cho đến, thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt của thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt của ái? Do duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn thọ. Do duyên nhãn thọ nên sanh ra nhãn ái. Cũng vậy, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, giới làm duyên nên sanh ra ý xúc. Do duyên ý xúc nên sanh ra ý thọ. Do duyên ý thọ sanh ra ý ái.
“Này các Tỳ-kheo, không phải do duyên các chủng loại sai biệt của ái nên sanh ra các chủng loại sai biệt của thọ. Không phải do duyên các chủng loại sai biệt của thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt của xúc. Không phải do duyên các chủng loại sai biệt của xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt của giới. Chính là do duyên các chủng loại sai biệt của giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt của xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt của xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt của thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt của thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt của ái. Này các Tỳ-kheo, đó gọi là do duyên các chủng loại sai biệt của giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt của xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt của xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt của thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt của thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt của ái.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
*

KINH 453. XÚC (2)

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt ái.
“Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới,… cho đến, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Đó gọi là các chủng loại sai biệt của giới.
“Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc; do duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các thọ; do duyên các chủng loại sai biệt thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt ái? Do duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc. Không phải do duyên nhãn xúc sanh ra nhãn giới, mà là duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn thọ. Không phải duyên nhãn thọ sanh ra nhãn xúc, mà là duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn thọ. Do duyên nhãn thọ nên sanh ra nhãn ái. Không phải duyên nhãn ái nên sanh ra nhãn thọ, mà là duyên nhãn thọ nên sanh ra nhãn ái. Cũng vậy, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; duyên ý giới nên sanh ra ý xúc. Không phải duyên ý xúc sanh ra ý giới, mà là duyên ý giới nên sanh ra ý xúc. Do duyên ý xúc nên sanh ra ý thọ. Không phải duyên ý thọ sanh ra ý xúc, mà duyên ý xúc nên sanh ra ý thọ. Do duyên ý thọ nên sanh ra ý ái. Không phải duyên ý ái sanh ra ý thọ, mà duyên ý thọ nên sanh ra ý ái. Cho nên, Tỳ-kheo, không phải vì sanh các chủng loại sai biệt ái sanh ra các chủng loại sai biệt thọ. Không phải vì duyên các thọ sanh ra các xúc, cũng không phải vì duyên các xúc sanh ra các giới, mà chỉ có vì duyên các giới nên sanh ra các xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt thọ; vì duyên các chủng loại sai biệt thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt ái. Này Tỳ-kheo, đó gọi là nên khéo phân biệt các chủng loại sai biệt giới.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 454. TƯỞNG (1)[82]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc. Do duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt thọ. Do duyên các chủng loại sai biệt thọ nên sanh ra các chủng loại sai biệt tưởng. Do duyên các chủng loại sai biệt tưởng nên sanh ra các chủng loại sai biệt dục. Do duyên các chủng loại sai biệt dục nên sanh ra các giác[83]. Do duyên các chủng loại sai biệt giác nên sanh ra các chủng loại sai biệt nhiệt; vì duyên các thứ nhiệt nên sanh ra các chủng loại sai biệt cầu[84].
“Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám: Nhãn giới… cho đến pháp giới.
“Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc… cho đến, duyên các thứ nóng bức nên sanh ra các mong cầu? Do duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc; duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn thọ; duyên nhãn thọ nên sanh ra nhãn tưởng; duyên nhãn tưởng nên sanh ra nhãn dục; do duyên nhãn dục nên sanh ra nhãn giác; duyên nhãn giác nên sanh ra nhãn nhiệt; duyên nhãn nhiệt nên sanh ra nhãn cầu. Cũng vậy, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; do duyên ý giới nên sanh ra ý xúc; duyên ý xúc nên sanh ra ý thọ; duyên ý thọ nên sanh ra ý tưởng; duyên ý tưởng nên sanh ra ý giác; duyên ý giác nên sanh ra ý nhiệt; do duyên ý nhiệt nên sanh ra ý cầu. Này Tỳ-kheo, đó gọi là do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc… cho đến, duyên các thứ nhiệt sanh ra các thứ cầu.
“Này Tỳ-kheo, không phải do duyên các thứ mong cầu nên sanh ra các thứ nhiệt. Không phải do duyên các nhiệt nên sanh ra các thứ giác. Không phải do duyên các thứ giác nên sanh ra các thứ tưởng. Không phải vì duyên các thứ tưởng nên sanh ra các thứ thọ. Không phải do duyên các thứ thọ nên sanh ra các thứ xúc. Cũng không phải vì duyên các thứ xúc nên sanh ra các thứ giới, mà chỉ có duyên các chủng loại sai biệt giới sanh các chủng loại sai biệt xúc;… cho đến, duyên các thứ nhiệt sanh ra các thứ mong cầu.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 455. TƯỞNG (2)[85]

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc; duyên các chủng loại sai biệt xúc nên sanh ra các chủng loại sai biệt tưởng; duyên các chủng loại sai biệt tưởng nên sanh ra các chủng loại sai biệt dục; duyên các chủng loại sai biệt dục nên sanh ra các chủng loại sai biệt giác; duyên các chủng loại sai biệt giác nên ra sanh các chủng loại sai biệt nhiệt; duyên các chủng loại sai biệt nhiệt nên sanh ra các chủng loại sai biệt mong cầu.
“Thế nào là các chủng loại sai biệt giới? Mười tám giới, từ nhãn giới cho đến pháp giới.
“Thế nào là do duyên các chủng loại sai biệt giới nên sanh ra các chủng loại sai biệt xúc,… cho đến; thế nào là duyên các chủng loại sai biệt nhiệt nên sanh ra các chủng loại sai biệt mong cầu? Do duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc. Không phải vì duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn giới, mà chỉ vì duyên nhãn giới nên sanh ra nhãn xúc[86]. Duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn tưởng. Không phải vì duyên nhãn tưởng nên sanh ra nhãn xúc, mà chỉ vì duyên nhãn xúc nên sanh ra nhãn tưởng. Duyên nhãn tưởng sanh ra nhãn dục. Không phải vì duyên nhãn dục nên sanh ra nhãn tưởng, mà chỉ vì duyên nhãn tưởng nên sanh ra nhãn dục. Duyên nhãn dục sanh ra nhãn giác. Không phải vì duyên nhãn giác nên sanh ra nhãn dục, mà chỉ vì duyên nhãn dục nên sanh ra nhãn giác. Duyên nhãn giác sanh ra nhãn nhiệt. Không phải vì duyên nhãn nhiệt nên sanh ra nhãn giác, mà chỉ vì duyên nhãn giác nên sanh ra nhãn nhiệt. Duyên nhãn nhiệt sanh ra nhãn cầu. Không phải vì duyên nhãn cầu nên sanh ra nhiệt, mà chỉ vì duyên nhãn nhiệt nên sanh ra nhãn cầu.
“Cũng vậy, đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý, vì duyên ý giới nên sanh ra ý xúc… cho đến duyên ý nhiệt nên sanh ra ý cầu, cũng nói đầy đủ như vậy.
“Này Tỳ-kheo, đó gọi là duyên các chủng loại sai biệt giới sanh các chủng loại sai biệt xúc… cho đến vì duyên các nhiệt nên sanh ra các thứ mong cầu, chứ không phải duyên các thứ mong cầu nên sanh ra các nhiệt,… cho đến không phải duyên các xúc nên sanh ra các giới, mà chỉ vì duyên các giới nên sanh ra các thứ xúc,… cho đến, duyên các nhiệt nên sanh ra các thứ mong cầu.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Giống như nội lục nhập xứ, ngoại lục nhập xứ cũng nói như vậy.[87]
*

[1].    Đại Chánh, quyển 16. “Tạp nhân tụng” phẩm iii (phần 4) [tiểu mục trong nguyên bản Đại Chánh]. Quốc Dịch đồng. Pāli, S. 56. 41. Cintā.
[2].    Pāli: lokacintaṃ cintento, tư duy về (tư duy) thế gian, suy nghĩ về thế giới.
[3].    Phi nghĩa nhiêu ích, phi pháp nhiêu ích, phi phạm hạnh nhiêu ích, phi trí, phi giác, bất thuận Niết-bàn 非義饒益,非法饒益,非梵行饒益,非智,非覺,不順涅槃. Pāli: na hetaṃ atthasaṃhitaṃ etaṃ ādibrahmacariyakaṃ etaṃ na nibbidāya na virāgāya na nirodhāya na upasamāya na abhiññāya na sambodhāya na nibbānāya saṃvattati (S. v. p. 438), điều đó không liên hệ mục đích (giải thoát), không thuộc căn bản phạm hạnh, không dẫn đến yểm ly, không dẫn đến ly dục, tịch diệt, tịch tĩnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
[4].    Câu-hy-la trì 拘絺羅池. Pāli: sumāgadhā pokkharañī, hồ sen Sumāgadhā.
[5].    Ngẩu khổng 藕孔. Pāli: bhisamuḷāla, chồi non của sen.
[6].    Phi nghĩa nhiêu ích 非義饒益: chẳng ích gì cho mục đích.
[7].    S. 56. 8. Cintā.
[8].    Pāli: mā... pāpakaṃ ākusalaṃ cittam cinteyyātha, các ngươi chớ tư duy về tư duy ác bất thiện.
[9].    Suy tầm, trầm tư. Pāli, S. 56. 7. Vitakkā.
[10].  Tham giác, sân (nhuế) giác, hại giác; đây gọi là ba bất thiện tầm, ba tư duy tầm cầu bất thiện: ham muốn, thù hận, ý nghĩ ác hại. Pāli: kāmavitakkaṃ vyāpādavitakkaṃ vihiṃsavitakkaṃ.
[11].  Pāli: mā, bhikkhave, pāpake akusale vitakke vitakkeyyātha, Tỳ-kheo, các ngươi chớ có tư duy tầm cầu về các suy tầm ác bất thiện.
[12].  Pāli, xem kinh 409.
[13].  S. 56. 10. Kathā.
[14].  Các đề tài được gọi là súc sanh luận (Pāli: tiracchānakathā), vì vô nghĩa, vô ích.
[15].  Tranh cãi. Pāli, S. 56. 9. Viggāhikā.
[16].  Ba-tư-nặc 斯匿王 (Pāli: Pasenadi), vua nước Câu-tát-la 拘薩羅 (Pāli: Kosala). Tần-bà-sa-la Tần-bà-sa-la 頻婆娑羅王 (Pāli: Bimbisāra), vua nước Ma-kiệt-đà.
[17].  Như kinh 407.
[18].  Như kinh 407.
[19].  Tức thí chủ.
[20].  Pāli, S. 56. 15. Dhāraṇa.
[21].  S. 56. 20, 27. Tathā.
[22]Như như, bất ly như, bất dị như... 如如,不離如,不異如. Pāli (S.v.430): cattārimāni bhikkhave tathāni avitathāni aññatathāni.
[23].  S. 56. 16. Dhāraṇa.
[24].  S. 56. 42. Papāto.
[25].  Thâm hiểm nham; xem cht. dưới. Pāli: ayāma, bhikkhave, yena paṭibhānakūṭo ten’ upasaṃkamissāma divāvihārayā, này các Tỳ-kheo, chúng ta hãy đi lên ngọn Paṭibhānakūṭa (Biện tài đỉnh) để nghỉ trưa.
[26].  Thâm hiểm nham 深嶮, vực thẳm sâu; bản Pāli: Thế Tôn lên ngọn Paṭibhāna, một Tỳ-kheo thấy một vực sâu nguy hiểm, kêu lên: mahā vatāyaṃ bhante papāto subhayānako, Thế Tôn, lớn thay, vực thẳm dễ sợ này.
[27].  Sanh bổn chư hành lạc trước 生本諸行樂著. Pāli: jātisaṃvattanikesu saṃkhāresu abhiramanti, hoan lạc nơi các hành mà chúng dẫn đến sự thọ sanh.
[28].  Cực kỳ nóng. Pāli, S. 56. 43. Pariḷāha.
[29].  Đại nhiệt địa ngục 大熱地獄. Pāli: Mahāpariḷāha.
[30].  Cực kỳ đen tối. Pāli, S. 56. 46. Andhakāra.
[31].  Xem cht.33, kinh 424 dưới.
[32].  Xem kinh 423 trên.
[33].  Pāli: atthi, bhikkhae, lokantarikā aghā asaṃvutā andhakārā andhakāratimisā, yattham imesaṃ candimasūriyānaṃ evaṃmahiddhikānaṃ evaṃ mahānubhāvānaqṃ ābhāya nānubhontī ti, có một chỗ tối tăm, sâu thẳm tối tăm không đáy, ở khoảng giữa các thế giới, không có vòm trời che; chỗ đó, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng vốn có thần lực như vậy, mà không chiếu tới được.
[34].  Gần giống kinh 424 trên.
[35].  Gần tương đồng các kinh 424, 425 trên.
[36].  Pāli, S. 56. 29. Pariññeyyaṃ (cần được biến tri).
[37].  Pāli, S. 56. 2. Patisallāna (sống độc cư).
[38].  Đương cần thiền tư. Pāli: paṭisallāne bhikkhave yogam āpajjatha, hãy tu tập chuyên cần ở nơi nhàn tĩnh độc cư.
[39].  Chánh phương tiện, tức chánh tinh tấn.
[40].  Pāli (S.v.141): paṭisallāno...bhikkhu yathābhūtam pajānāti, Tỳ-kheo tịch tĩnh độc cư thì liễu tri như thật (về bốn Thánh đế).
[41].  S. 56. 1. Samādhi.
[42].  Tức tu định. Pāli: samādhiṃ bhikkhave bhāvetha.
[43].  Cây gậy. Pāli, S. 56. 33. Daṇḍo.
[44].  Ngũ tiết tương tục luân 五節相續輪bánh xe có năm nan.
[45].  Tăng thượng thuyết pháp 上說法.
[46].  Các cách thuyết pháp của Phật, Pāli: ācikkananā (tuyên thuyết, công bố), desanā (giáo huấn, chỉ thị), paññāpanā (thi thiết, quy định), vivaraṇā (khai thị, khai hiển), vibhajanā (phân biệt, phân tích).
[47].  Hiệt tuệ 黠慧, nhận thức lão luyện, sâu sắc. Pāli: paṇḍita.
[48].  Tu-đạt, tên thật của ông Cấp cô độc. Pāli: Sudatta.
[49].  Tu-đạt trưởng giả 須達長者Pāli: Sudatta-gahapati.
[50].  Tiệm thứ vô gián đẳng, đốn vô gián đẳng 漸次無間等頓無間等.
[51].  Tế diệp; xem cht.90, kinh 397.
[52].  Pāli, S. 56. 44. Kūṭāgāra.
[53].  S. 56. 36. Pājā.
[54].  Thương ; trong Khang Hy, từ này chỉ tiếng khua của châu ngọc. Có lẽ là . Pāli: sūla, cây giáo, hay cái cọc nhọn.
[55].  S. 56. 49-50. Sineru.
[56].  Hán: thổ thạch 土石. Pāli, Phật so sánh bảy viên sỏi nhỏ bằng hạt cải (satta muggamattiyo pāsāṇakkharā) và núi chúa Tu-di (Sineru).
[57].  Thí dụ về ao hồ và các thứ khác nữa. Pāli, S. 56. 52. Pokkharaṇī.
[58].  Kiến đế, thấy được Thánh đế. Pāli: ariyasāvakassa diṭihisampanassa puggalassa abhisametāvino, đối với Thánh đệ tử đã thành tựu kiến, đã đắc hiện quán (Đây chỉ Thánh giả Tu-đà-hoàn).
[59].  Tên các con sông lớn ở Ấn Độ: Sambejja, Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī.
[60].  Đất. Pāli, S.56. 55-60. Pathavī,v.v...
[61].  Pāli: satta kolaṭṭhimattiyo guḷikā, hòn đất lớn bằng hạt của quả táo.
[62].  Pāli, núi Tudi (Sineru) và 7 núi chung quanh: Nemindhara, Vinataka, Assakaṇṇa, Sudassana, Karavīka, Īsadhara, Yugandhara.
[63].  Móng tay. Pāli, S. 56. 51. Nakkhasikho.
[64].  Tóm tắt có ba mươi kinh.
[65].  Tóm tắt có chín kinh.
[66].  Ấn Thuận, tụng iii Tạp nhân, “5. Tương ưng Giới”, gồm ba mươi bảy kinh, Đại Chánh hai mươi hai kinh: 444-465. phần lớn tương đương Pāli, S.14. Dhātu-saṃyutta, Viên thuốc chữa mắt.
[67].  Ý nói, số lượng viên thuốc được tập hợp lại.
[68].  Chỉ cách tính số lượng: mỗi giới loại (chủng loại) đặt một viên.
[69].  Số viên thuốc hết nhanh, nhưng số giới chưa hết.
[70].  Tâm hèn mọn. Pāli, S. 14. 14. Hīnādhimutti (Ý chí hèn kém).
[71].  Pāli: dhātusova bhikkhave sattā saṃsandanti samenti, chúng sanh giao tiếp theo giới, tập hợp theo giới. Ở đây, giới hay giới loại được hiểu là tính chất (đồng loại tướng quần).
[72].  Pāli: hīnādhimuttikā hīnādhimuttikehi saddhiṃ..., bản tánh thấp hèn thì đi với bản tánh thấp hèn.
[73].  Pāli, S. 14. 16. Sagathā.
[74].  S. 14. 15. Kammaṃ.
[75].  Xem cht.71, kinh 445.
[76].  Như kinh 486.
[77].  S. 14. 12. Sanidānaṃ.
[78].  Tóm tắt mười một kinh.
[79].  S. 14. 1. Dhātu.
[80].  Chủng chủng giới 種種. Pāli: dhātunānattaṃ, sự đa dạng của giới (loại).
[81].  S. 14. 2-5. Samphassa, v.v…
[82].  S. 14. 7. Saññā.
[83].  Giác, đây chỉ cho giác tưởng phân biệt, hay vọng tưởng phân biệt (Pāli: saṅkappa). Bản Pāli: duyên đa dạng tưởng (saññānānattaṃ) sanh đa dạng tư duy (saṃkappanānattaṃ); duyên đa dạng tư duy sanh đa dạng dục (chandanānattaṃ).
[84].  Pāli: duyên đa dạng dục (chandanānattaṃ) sanh đa dạng nhiệt não (pariḷāhanānattaṃ, nóng bức, bực tức khổ não); duyên nhiệt não sanh đa dạng mong cầu (priyesanānānattaṃ).
[85].  Nội dung gần với kinh trên.
[86].  Trong bản, trên chữ duyên có chữ phi. Đây lược bỏ.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét