Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

TUONG UNG NHAN DUYEN/ PHAM THU HAI




II. Phẩm Thứ Hai
I. Bảy (Pháp) Này (Tạp 17.1, Ðại 2, 116c) (S.ii,149)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bảy giới này.
Thế nào là bảy? Quang giới, Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, Diệt thọ tưởng giới.
Này các Tỷ-kheo, có bảy giới này.
3) Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, và Diệt thọ tưởng giới. Bạch Thế Tôn, những giới này do duyên cái gì được hiển lộ?
4) -- Này các Tỷ-kheo, Quang giới này do duyên u ám, giới này được hiển lộ.
5) Này các Tỷ-kheo, Tịnh giới này do duyên bất tịnh, giới này được hiển lộ.
6) Này các Tỷ-kheo, Không vô biên xứ giới này, do duyên sắc, giới này được hiển lộ.
7) Này các Tỷ-kheo, Thức vô biên xứ giới này do duyên Không vô biên xứ giới này được hiển lộ.
8) Này các Tỷ-kheo, Vô sở hữu xứ giới này do duyên Thức vô biên xứ giới này được hiển lộ.
9) Này các Tỷ-kheo, Phi tưởng phi phi tưởng xứ này do duyên Vô sở hữu xứ giới này được hiển lộ.
10) Này các Tỷ-kheo, Diệt thọ tưởng giới này do duyên diệt này được hiển lộ.
11) -- Bạch Thế Tôn, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, với Diệt thọ tưởng giới; bạch Thế Tôn, bảy giới này Thiền chứng (Samàpatti) như thế nào?
12) -- Này các Tỷ-kheo, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, những giới này lấy tưởng Thiền chứng (Sannàsamàpatti) được chứng đắc.
13) Này các Tỷ-kheo, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới này lấy hành hữu dư Thiền chứng được chứng đắc.
14) Này các Tỷ-kheo, Diệt thọ tưởng giới này lấy diệt đẳng nhập được chứng đắc.
II. Có Nhân (Ðại 2, 115c, Ðan Tạp 2, Ðại 2,497c, Ðại 2, 504) (S.ii,151)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có nhân, dục tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, sân tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, hại tầm sanh khởi, không phải không nhân.
3) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, có nhân, dục tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, sân tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, hại tầm sanh khởi, không phải không nhân?
4) Này các Tỷ-kheo, do duyên dục giới, dục tưởng sanh khởi. Do duyên dục tưởng, dục tư duy sanh khởi. Do duyên dục tư duy, dục dục sanh khởi. Do duyên dục dục, dục nhiệt tình sanh khởi. Do duyên dục nhiệt tình, dục tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu dục tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên sân giới, sân tưởng sanh khởi. Do duyên sân tưởng, sân tư duy sanh khởi... sân dục... sân nhiệt tình... sân tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu sân tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên hại giới, hại tưởng sanh khởi... hại tư duy... hại dục... hại nhiệt tình... hại tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu hại tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
7) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người ném bó đuốc bằng cỏ cháy đỏ vào một rừng cỏ khô. Nếu người ấy không dập tắt gấp với tay và chân; như vậy, này các Tỷ-kheo, các sanh loại sống nương vào cỏ và củi sẽ gặp bất hạnh và tai họa.
8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, đối với tưởng bất chánh khởi lên, không gấp từ bỏ, nhiếp phục, chấm dứt, tiêu diệt; vị ấy ngay trong hiện tại trú trong đau khổ, với phiền lao, với sầu não, với nhiệt não; và sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào ác thú.
9) Này các Tỷ-kheo, có nhân, xuất ly tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, vô sân tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, bất hại tầm sanh khởi, không phải không nhân.
10) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào có nhân, xuất ly tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, vô sân tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, bất hại tầm sanh khởi, không phải không nhân?
11) Này các Tỷ-kheo, do duyên xuất ly giới, xuất ly tưởng sanh khởi. Do duyên xuất ly tưởng, xuất ly tư duy sanh khởi. Do duyên xuất ly tư duy, xuất ly dục (chanda) sanh khởi. Do duyên xuất ly dục, xuất ly nhiệt tình sanh khởi. Do duyên xuất ly nhiệt tình, xuất ly tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu xuất ly tầm cầu, vị Ða văn Thánh đệ tử thực hành chánh hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
12) Này các Tỷ-kheo, do duyên vô sân giới, vô sân tưởng sanh khởi. Do duyên vô sân tưởng, vô sân tư duy sanh khởi... vô sân dục... vô sân nhiệt tình... vô sân tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu vô sân tầm cầu, vị Ða văn Thánh đệ tử thực hành chánh hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
13) Này các Tỷ-kheo, do duyên bất hại giới, bất hại tưởng sanh khởi. Do duyên bất hại tưởng, bất hại tư duy sanh khởi. Do duyên bất hại tư duy, bất hại dục sanh khởi. Do duyên bất hại dục, bất hại nhiệt tình sanh khởi. Do duyên bất hại nhiệt tình, bất hại tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do duyên tầm cầu bất hại tầm cầu, vị Ða văn Thánh đệ tử thực hành chánh hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
14) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người ném một bó đuốc bằng cỏ cháy đỏ vào một rừng cỏ khô. Người ấy với tay và chân gấp dập tắt bó đuốc ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các sanh loại sống nương vào cỏ và củi sẽ không gặp bất hạnh và tai họa.
15) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào đối với tưởng bất chánh khởi lên, gấp từ bỏ, nhiếp phục, chấm dứt, tiêu diệt; vị ấy ngay trong hiện tại trú trong an lạc, không có phiền lao, không có sầu não, không có nhiệt não; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú.
III. Căn Nhà Bằng Gạch (Tạp, Ðại 2, 117a) (S.ii,153)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Natika, tại căn nhà bằng gạch.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo"-- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới, tưởng sanh khởi, kiến sanh khởi, tầm sanh khởi.
4) Khi nghe nói vậy, Tôn giả Saddha Kaccàyana bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, kiến này giữa những vị không Chánh Ðẳng Chánh Giác, có vị Chánh Ðẳng Chánh Giác. Bạch Thế Tôn, kiến này do duyên gì được hiển lộ?
5) -- Lớn thay, này Kaccàyana, là giới này, tức là vô minh giới.
6) Này Kaccàyana, do duyên liệt (hìna) giới, liệt tưởng, liệt kiến, liệt tầm, liệt tư (cetanà), liệt hy vọng (patthanà), liệt ước nguyện, liệt nhân (puggalà), liệt ngữ sanh khởi. Liệt là điều vị ấy nói, vị ấy thuyết, vị ấy trình bày, vị ấy đề xướng, vị ấy hiển thị, vị ấy phân biệt, vị ấy tuyên thị. Ta nói rằng liệt là sự thọ sanh (uppatti) của vị ấy.
7) Này Kaccàyana, do duyên trung giới, trung tưởng, trung kiến, trung tầm, trung tư, trung hy vọng, trung ước nguyện, trung nhân, trung ngữ sanh khởi. Trung là điều vị ấy nói, vị ấy thuyết, vị ấy trình bày, vị ấy đề xướng, vị ấy hiển thị, vị ấy phân biệt, vị ấy tuyên thị. Ta nói rằng trung là sự thọ sanh của vị ấy.
8) Này Kaccàyana, do duyên thắng giới, thắng tưởng, thắng kiến, thắng tầm, thắng tư, thắng hy vọng, thắng ước nguyện, thắng nhân, thắng ngữ sanh khởi. Thắng là điều vị ấy nói, vị ấy thuyết, vị ấy trình bày, vị ấy đề xướng, vị ấy hiển thị, vị ấy phân biệt, vị ấy tuyên thị. Ta nói rằng thắng là sự thọ sanh của vị ấy.
IV. Liệt Ý Chí (Tạp, Ðại 2, 115a) (S.ii,154)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
V. Nghiệp (Tạp, Ðại 2, 115a) (S.ii,155)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjakùta (Linh Thứu) .
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
3) Tôn giả Mahàmoggallàna cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
4) Tôn giả Mahà Kassapa cùng với... không xa Thế Tôn bao nhiêu.
5) Tôn giả Anuruddha cùng với... không xa Thế Tôn bao nhiêu.
6) Tôn giả Punna Mantàniputta cùng với... bao nhiêu.
7) Tôn giả Upàli cùng với... bao nhiêu.
8) Tôn giả Ananda cùng với... bao nhiêu.
9) Tôn giả Devadatta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
10) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Sàriputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đại trí tuệ.
11) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Moggallàna cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đại thần thông.
12) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Kassapa cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy chủ trương hạnh đầu đà.
13) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Anuruddha cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc có thiên nhãn.
14) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Punna Mantàniputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc thuyết pháp.
15) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Upàli cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc trì luật.
16) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ananda cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đa văn.
17) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Devadatta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là ác dục.
18) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
19) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
20) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
21) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
VI. Kinh Với Các Bài Kệ (Tạp, Ðại 2,115a) (S.ii,157)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
6) Ví như, này các Tỷ-kheo, phẩn cùng hòa hợp, cùng đi với phẩn; nước tiểu cùng hòa hợp, cùng đi với nước tiểu; nước miếng cùng hòa hợp, cùng đi với nước miếng; mủ cùng hòa hợp, cùng đi với mủ; máu cùng hòa hợp, cùng đi với máu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp với nhau, cùng đi với nhau. Các chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
7) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ...
8) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
9) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp với nhau, cùng đi với nhau. Các chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
II
10) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
11) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
12) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
13) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
14) Ví như, này các Tỷ-kheo, sữa cùng hòa hợp, cùng đi với sữa; dầu cùng hòa hợp, cùng đi với dầu; thục tô cùng hòa hợp, cùng đi với thục tô; mật ong cùng hòa hợp, cùng đi với mật ong; mật mía cùng hòa hợp, cùng đi với mật mía. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
15) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ...
16) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
17) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
18) Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ thuyết như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Liên lạc, dục tình sanh,
Liên lạc, không được đoạn,
Như leo tấm ván nhỏ,
Bị chìm giữa sóng lớn.
Cũng vậy, đến kẻ nhác,
Kẻ sống thiện cũng chìm.

Do vậy, hãy tránh xa
Kẻ nhác, không tinh tấn,
Hãy cọng trú bậc Hiền,
Bậc Thánh sống viễn ly,
Thường siêng năng tinh tấn,
Tinh cần tu Thiền tịnh.
VII. Bất Tín (S.ii,159)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
4) Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín. Kẻ biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết sợ. Kẻ nghe nhiều cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ nghe nhiều. Kẻ tinh cần cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tinh cần. Kẻ trì niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trì niệm. Kẻ trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trí tuệ.
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau.
6) Kẻ bất tín đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ ác tuệ.
Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Kẻ bất tín sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với kẻ ác tuệ.
7) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
II
8) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín. Kẻ biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết sợ. Kẻ nghe nhiều cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ nghe nhiều. Kẻ tinh cần cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tinh cần. Kẻ trì niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ, cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
9) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ...
10) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
11) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín... Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
VIII. Năm Kinh Về Căn Bản Bất Tín (S.ii,160)
1) ... Trú tại Sàvatthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ ác tuệ.. với kẻ ác tuệ. Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau...
4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau...
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau...
Kẻ bất tín... với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ ác tuệ.. với kẻ ác tuệ...Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ có trí tuệ... với kẻ có trí tuệ.
II
6) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Như vậy, cần phải hiểu rộng.
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ có trí tuệ... với kẻ có trí tuệ.
7) ... thời quá khứ...
8) ... thời vị lai...
9) ... thời hiện tại...
III
10) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
11) ... thời quá khứ...
12) ... thời vị lai...
13) ... thời hiện tại...
IV
14) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới...
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ tinh cần. .. với kẻ tinh cần. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
15) ... thời quá khứ...
16) ... thời vị lai...
17) ... thời hiện tại...
V
18) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
19) ... thời quá khứ...
20) ... thời vị lai...
21) ... thời hiện tại...
IX. Bốn Kinh Về Căn Bản Không Biết Thẹn (S.ii,162)
1) ... Trú ở Sàtthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy theo giới...
Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn, Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
II
3) Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn. .. với kẻ biết thẹn. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
III
4) Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
IV
5) Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn. .. với kẻ biết thẹn. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
6-8) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
X. Ba Kinh Về Căn Bản Không Biết Sợ (S.ii,163)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng với kẻ có trí tuệ.
3-5) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
6) Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
7-9) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
10) Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ... với kẻ có trí tuệ.
11-13) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
XI. Hai Kinh Về Ít Nghe (Tạp 16.50 Thiếu văn đẳng. Ðại 2,115c) (S.ii,164)
1) Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ ít nghe cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
3-5) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
6) Kẻ ít nghe cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ít nghe. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ nghe nhiều. .. với kẻ nghe nhiều. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm.... Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
7-9) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
XII. Biếng Nhác (S.ii,165)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ biếng nhác cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm. .. với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
3-5) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét