Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Mil. 4.2.3. Die Furchtlosigkeit des Heiligen - 4.2.3. Maccubhāyanābhāyanapañho/ MILINDA VAN DAO




Mil. 4.2.3. Die Furchtlosigkeit des Heiligen - 4.2.3. Maccubhāyanābhāyanapañho


00. TU VUNG:





I SU* INDACANDA DICH:


CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI


II. PHẨM KHÔNG BỊ CHIA RẼ

3. CÂU HỎI VỀ VIỆC SỢ HÃI HAY KHÔNG SỢ HÃI SỰ CHẾT

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:‘Tất cả run sợ hình phạt, tất cả sợ hãi sự chết.’ Và thêm nữa Ngài đã nói rằng: ‘Vị A-la-hán đã vượt qua mọi sự sợ hãi.’ Thưa ngài Nāgasena, phải chăng vị A-la-hán không run sợ đối với mọi sự sợ hãi về hình phạt? Hay là các chúng sanh địa ngục bị đốt cháy, bị đun sôi, bị đốt nóng, bị đun nóng ở địa ngục, trong khi đang chết từ đại địa ngục có màng lưới lửa cháy rực ấy, mới sợ hãi sự chết? Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Tất cả run sợ hình phạt, tất cả sợ hãi sự chết,’ như thế thì lời nói rằng ‘Vị A-la-hán đã vượt qua mọi sự sợ hãi’ là sai trái. Nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Vị A-la-hán đã vượt qua mọi sự sợ hãi,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Tất cả run sợ hình phạt, tất cả sợ hãi sự chết’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”  
“Tâu đại vương, lời nói này đã được nói bởi đức Thế Tôn: ‘Tất cả run sợ hình phạt, tất cả sợ hãi sự chết’ là không liên quan đến các vị A-la-hán. Các vị A-la-hán là ngoại lệ trong sự việc này. Nhân gây sợ hãi đã được các vị A-la-hán trừ diệt. Tâu đại vương, những chúng sanh nào có phiền não, có tà kiến về bản ngã quá lố, có tính khí thăng trầm theo lạc và khổ, thì điều đã được nói bởi đức Thế Tôn: ‘Tất cả run sợ hình phạt, tất cả sợ hãi sự chết’ là liên quan đến những người ấy. Tâu đại vương, đối với vị A-la-hán tất cả cảnh giới tái sanh đã bị chặt đứt, nguồn sản xuất đã bị tiêu hoại, sự nối liền với việc tái sanh đã bị hủy diệt, khung sườn đã bị phá vỡ, tất cả các điều kiện của hữu đã bị tiêu hủy, tất cả các hành đã bị trừ tuyệt, thiện và bất thiện đã bị thủ tiêu, vô minh đã bị tiêu tan, thức không còn chủng tử đã được tạo lập, tất cả phiền não đã được đốt cháy, các pháp thế gian đã được vượt lên; vì thế vị A-la-hán không run sợ đối với tất cả các nỗi sợ hãi. Tâu đại vương, ở đây bốn vị quan đại thần của đức vua là trung thành, đã đạt danh tiếng, được tin cậy, được phong tước vị có quyền hành lớn lao. Rồi vào lúc có sự việc cần làm nào đó sanh khởi, đức vua ra lệnh đến tất cả dân chúng ở trong lãnh địa của mình rằng: ‘Hết thảy tất cả hãy nộp thuế cho trẫm. Các khanh, bốn quan đại thần, hãy hoàn thành sự việc cần làm ấy.’ Tâu đại vương, phải chăng sự run sợ do nỗi sợ hãi về thuế có thể sanh khởi cho bốn vị quan đại thần ấy?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vì lý do gì?”
“Thưa ngài, bốn người ấy đã được đức vua phong tước vị tối cao. Không có thuế má đối với họ. Họ vượt qua khỏi các loại thuế má. Điều đã được đức vua ra lệnh: ‘Hết thảy tất cả hãy nộp thuế cho trẫm’ là liên quan đến những người còn lại.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế lời nói này đã được nói bởi đức Thế Tôn là không liên quan đến các vị A-la-hán. Các vị A-la-hán là ngoại lệ trong sự việc này. Nhân gây sợ hãi đã được các vị A-la-hán trừ diệt. Tâu đại vương, những chúng sanh nào có phiền não, có tà kiến về bản ngã quá lố, có tính khí thăng trầm theo lạc và khổ, thì điều đã được nói bởi đức Thế Tôn: ‘Tất cả run sợ hình phạt, tất cả sợ hãi sự chết’ là liên quan đến những người ấy. Do đó, vị A-la-hán không run sợ đối với tất cả các nỗi sợ hãi.”
“Thưa ngài Nāgasena, lời nói ấy không bao gồm phần còn lại, lời nói ‘tất cả’ ấy là trừ ra phần còn lại. Về việc ấy, xin ngài hãy nói cho trẫm thêm về lý do để xác định lời nói ấy.”
“Tâu đại vương, ở đây người trưởng làng ở ngôi làng có thể ra lệnh cho viên mõ làng rằng: ‘Này ông mõ làng, hết thảy tất cả dân làng ở trong làng hãy mau chóng tụ tập lại trước mặt tôi.’ Người ấy, sau khi chấp nhận: ‘Tốt lằm, thưa trưởng làng,’ đã đứng ở giữa làng thông báo ba lần rằng: ‘Hết thảy tất cả dân làng ở trong làng hãy mau mau tụ tập lại trước mặt trưởng làng.’ Sau đó, do lời nói của viên mõ làng, các dân làng đã cấp tốc tụ tập lại rồi báo cho ông trưởng làng rằng: ‘Thưa trưởng làng, tất cả dân làng đã tụ tập lại. Ngài có việc gì cần làm, xin hãy tiến hành điều ấy.’  
Tâu đại vương, người trưởng làng ấy, trong khi bảo những người chủ chốt tụ tập lại, thì ra lệnh cho tất cả dân làng như thế, và những người (dân làng) ấy dầu được ra lệnh nhưng không phải tất cả đều tụ tập lại, chỉ có những người chủ chốt tụ tập lại. Và người trưởng làng chấp nhận như thế: ‘Chỉ bấy nhiêu là dân làng của tôi.’ Những người khác đã không đến là nhiều hơn: đàn bà, đàn ông, tớ gái, tôi nam, người làm thuê, nhân công, khách lữ hành, người bệnh, bò, trâu, dê, cừu, chó; tất cả những ai không đến đều không tính. Điều đã được ra lệnh: ‘Tất cả hãy tụ tập lại’ chỉ liên quan đến những người chủ chốt. Tâu đại vương, tương tợ y như thế lời nói này đã được nói bởi đức Thế Tôn là không liên quan đến các vị A-la-hán. Các vị A-la-hán là ngoại lệ trong sự việc này. Nhân gây sợ hãi đã được các vị A-la-hán trừ diệt. Tâu đại vương, những chúng sanh nào có phiền não, có tà kiến về bản ngã quá lố, có tính khí thăng trầm theo lạc và khổ, thì điều đã được nói bởi đức Thế Tôn: ‘Tất cả run sợ hình phạt, tất cả sợ hãi sự chết’ là liên quan đến những người ấy. Do đó, vị A-la-hán không run sợ đối với tất cả các nỗi sợ hãi.
Tâu đại vương, có lời nói thiếu sót với ý nghĩa thiếu sót, có lời nói thiếu sót với ý nghĩa không thiếu sót, có lời nói không thiếu sót với ý nghĩa thiếu sót, có lời nói không thiếu sót với ý nghĩa không thiếu sót. Ý nghĩa nên được tiếp thu theo từng trường hợp một.
Tâu đại vương, ý nghĩa nên được tiếp thu theo năm cách: theo đoạn văn trích dẫn, theo nghĩa chính yếu, theo truyền thống của vị thầy, theo ý định, theo tính chất vượt trên lý do. Chính ở đây, ‘đoạn văn trích dẫn’ là đoạn Kinh thích hợp, ‘nghĩa chính yếu’ là phù hợp với Kinh, ‘truyền thống của vị thầy’ là học thuyết của vị thầy, ‘ý định’ là quan niệm của bản thân, ‘tính chất vượt trên lý do’ là lý do đã được tổng hợp từ bốn cách này. Tâu đại vương, ý nghĩa nên được tiếp thu theo năm lý do này. Câu hỏi ấy nên được giải quyết một cách khéo léo đúng y như thế.”
2. “Thưa ngài Nāgasena, hãy là như vậy, trẫm chấp nhận điều ấy. Xem như các vị A-la-hán là ngoại lệ trong sự việc này, và các chúng sanh còn lại run sợ. Trái lại, các chúng sanh địa ngục ở nơi địa ngục, trong khi cảm nhận các thọ khổ, sắc bén, nhức nhối, với tất cả các phần thân thể và tứ chi bị thiêu đốt, bị đốt cháy, với miệng khóc lóc, rên rỉ thảm thương, than vãn, van xin, bị nhận lãnh các nỗi khổ đau sắc bén không thể chịu đựng, không có sự bảo vệ, không nơi nương nhờ, ở tình trạng không có chốn nương nhờ, không ít sầu bệnh, có cảnh giới tái sanh tận sau cùng, chốn đến kế tiếp toàn là sầu muộn, có sự đốt cháy và chói sáng nóng bức, mãnh liệt, dữ tợn, và thô tháo, có các âm thanh ồn ào của tiếng gào thét gây ra sự khiếp đảm và sợ hãi, bị bao vây bởi màng lưới lửa sáu màu kết lại với nhau, với cường độ của ngọn lửa tỏa nóng đến một trăm do-tuần ở xung quanh, trong khi nói đến đại địa ngục cùng cực, nóng bức, có phải họ sợ hãi sự chết?”
“Tâu đại vương, đúng vậy.”
“Thưa ngài Nāgasena, chẳng lẽ địa ngục là phải chịu cảm thọ toàn là khổ đau? Hơn nữa, tại sao các chúng sanh địa ngục phải chịu cảm thọ toàn là khổ đau lại sợ hãi sự chết trong khi lìa khỏi địa ngục? Ở địa ngục có cái gì mà họ thích thú?”  
“Tâu đại vương, không phải các chúng sanh địa ngục ấy thích thú nơi địa ngục, chúng quả có mong muốn được giải thoát khỏi địa ngục. Tâu đại vương, điều ấy là oai lực của sự chết, vì điều ấy mà sự run sợ sanh khởi ở các chúng sanh ấy.”
“Thưa ngài Nāgasena, trẫm không tin điều ấy là việc sự run sợ sự chết sanh khởi ở những người có mong muốn được giải thoát. Thưa ngài Nāgasena, việc những người ấy đạt được điều đã mong mỏi; sự kiện ấy nực cười. Xin ngài hãy giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ.”
3. “Tâu đại vương, cái ‘sự chết’ này là cơ sở đem lại sự run sợ cho những người chưa nhìn thấy Sự Thật; hạng người này run sợ và bị kích động về việc này. Tâu đại vương, và người nào sợ hãi rắn mãng xà, người ấy trong khi sợ hãi sự chết thì sợ hãi rắn mãng xà. Và người nào sợ hãi voi, —(như trên)— sợ hãi sư tử, hổ, báo, gấu, chó sói, trâu rừng, bò mộng, lửa, nước, chông, gai. Và người nào sợ hãi gươm đao, ngườiấy trong khi sợ hãi sự chết thì sợ hãi gươm đao. Tâu đại vương, việc chúng sanh còn phiền não run sợ, sợ hãi sự chết, điều ấy là quyền lực của thực chất và bản thể của sự chết. Tâu đại vương, mặc dầu có mong muốn được giải thoát chúng sanh địa ngục cũng run sợ sự chết.
Tâu đại vương, ở đây có bệnh mỡ đóng cục sanh khởi ở thân thể của người đàn ông. Người ấy bị khổ sở vì căn bệnh ấy, có ước muốn được thoát khỏi hẳn cơn nguy kịch, nên cho mời người thầy thuốc phẫu thuật. Người thầy thuốc phẫu thuật, sau khi chấp nhận người ấy, sẽ đem lại dụng cụ để lấy đi căn bệnh ấy của người ấy, sẽ mài bén con dao mổ, sẽ đặt thanh dẹp cho việc đốt nóng ở ngọn lửa, sẽ cho nghiền nát chất kiềm và muối ở đá nghiền, tâu đại vương, phải chăng sự run sợ có thể sanh khởi ở người bệnh ấy do việc mổ xẻ bằng con dao bén, do việc đốt nóng bằng hai thanh dẹp, do việc đắp vào chất kiềm và muối?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
4. “Tâu đại vương, như thế người bệnh ấy, mặc dầu có ước muốn được giải thoát khỏi căn bệnh, cũng có sự run sợ do nỗi sợ hãi về cảm thọ sanh khởi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế các chúng sanh địa ngục, mặc dầu có ước muốn được giải thoát khỏi địa ngục, cũng có sự run sợ do nỗi sợ hãi về sự chết sanh khởi. Tâu đại vương, ở đây có người là kẻ phạm tội đối với chủ nhân bị bắt, bị tống vào phòng giam với sự trói lại bằng sợi xích, có ước muốn được tự do. Chủ nhân ấy, có ý muốn trả tự do, bảo đưa người ấy đến, tâu đại vương, phải chăng sự run sợ do việc nhìn thấy chủ nhân sẽ sanh khởi ở người ấy, là kẻ phạm tội đối với chủ nhân, trong khi biết rằng: ‘Ta đã làm quấy’?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, như thế người ấy, là kẻ phạm tội đối với chủ nhân, mặc dầu có ước muốn được tự do, cũng có sự run sợ do nỗi sợ hãi chủ nhân sanh khởi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với các người ở địa ngục, mặc dầu có ước muốn được giải thoát khỏi địa ngục, sự run sợ do nỗi sợ hãi về sự chết cũng sẽ sanh khởi ở nơi họ.”
“Thưa ngài, xin hãy nói thêm về lý do khác nữa, nhờ vào lý do ấy trẫm có thể xác định niềm tin.”
5. “Tâu đại vương, ở đây có người nam bị cắn bởi rắn độc có nọc độc ở nanh. Do tác động của nọc độc ấy, người ấy ngã xuống, té lên, lăn qua, lăn lại. Khi ấy, có một người nam khác với câu bùa chú có năng lực đem lại con rắn độc có nọc độc ở nanh ấy, rồi cho hút ngược trở lại nọc độc ở nanh ấy, tâu đại vương đối với người nam bị nhiễm nọc độc ấy, khi con rắn có nộc độc ở nanh ấy đang tiến đến gần với nguyên nhân tốt lành, phải chăng nỗi run sợ có thể sanh khởi ở người ấy?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, ở hình thức tương tợ như thế, trong khi con rắn đang tiến đến gần, mặc dầu với nguyên nhân tốt lành, nỗi run sợ cũng sanh khởi ở người ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với các chúng sanh ở địa ngục, mặc dầu có ước muốn được giải thoát khỏi địa ngục, sự run sợ do nỗi sợ hãi về sự chết cũng sanh khởi nơi họ. Tâu đại vương, đối với tất cả chúng sanh sự chết là điều không được mong muốn. Do đó, các chúng sanh ở địa ngục, mặc dầu có ước muốn được giải thoát khỏi địa ngục, cũng sợ hãi về sự chết.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

Câu hỏi về việc sợ hãi hay không sợ hãi sự chết là thứ ba.


II. PALI



III. TIENG DUC

Mil. 4.2.3. Die Furchtlosigkeit des Heiligen - 4.2.3. Maccubhāyanābhāyanapañho


«An einer Stelle, ehrwürdiger Nāgasena, sagte der Erhabene: <Alle fürchten sich vor Strafe, alle fürchten sich vor dem Tod.> Doch sagt er an anderer Stelle wieder: <Der Vollkommen-Heilige ist aller Furcht entgangen.> Somit zittert wohl doch noch der Vollkommen-Heilige aus Furcht vor Strafe? Und die in der Hölle brennenden, kochenden, gequälten Wesen sollten sich wirklich bei ihrem Abscheiden aus jenem flammenden Feuermeere noch vor dem Tode fürchten? Wenn der Erhabene sagt, daß sich alle vor Strafe und Tod fürchten, so muß die Behauptung, daß der Vollkommen-Heilige aller Furcht entgangen sei, falsch sein. Wenn der Erhabene aber sagt, daß der Vollkommen-Heilige aller Furcht entgangen ist, so muß eben die Behauptung, daß alle sich vor Strafe und Tod fürchten, falsch sein. Auch dies ist wiederum ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle, und das du mir nun zu lösen hast.»
«Nicht hat, o König, der Erhabene mit Beziehung auf den Vollkommen-Heiligen diesen Ausspruch getan: <Alles fürchtet sich vor Strafe, alles fürchtet sich vorm Tod.> Der Vollkommen-Heilige ist wahrlich ausgenommen in dieser Sache, denn in dem Vollkommen-Heiligen ist jeder Grund zur Furcht zerstört. Nur mit Beziehung auf die mit Trübungen befleckten Wesen, in denen starke Selbstverblendung lebt, die von Freude und Leid hin und her gerissen werden, nur mit Beziehung auf diese hat der Erhabene diesen Ausspruch getan. Für einen Vollkommen-Heiligen, o König, ist aller Fortgang nach dem Tode abgeschnitten, jedes Aufkeimen gehemmt, die Wiedergeburt zunichte gemacht, das Gerüst zerbrochen, das ganze Daseinsgebäude von Grund aus eingestürzt, jedwedes Gebilde aufgelöst, Gutes wie Böses zerstört, die Verblendung zerteilt, das Bewußtsein keimfähig gemacht, jedweder Flecken der Leidenschaft ausgebrannt und alle weltlichen Bedingungen sind überwunden (Die acht weltlichen Bedingungen sind: Gewinn, Verlust, Ehre, Unehre, Lob, Tadel, Glück und Unglück). Darum kann der Vollkommen-Heilige nicht mehr aus irgend welcher Furcht erbeben.
Nimm an, o König, ein Fürst habe vier ergebene, geehrte vertraute Räte in hoher, einflussreicher Stellung. Und bei irgendeinem aufgetretenen Umstand erlasse er für alle Untertanen seines ganzen Reiches den Befehl: <Alle sollen mir Abgaben entrichten. Möget ihr daher, meine vier Räte, jene Angelegenheit in Ordnung bringen.> - Würde sich wohl da, o König, aus Furcht vor der Steuer bei jenen vier Räten Angst einstellen?»
«Das nicht, o Herr.»
«Und warum nicht?»
«Jene bekleiden ja die höchsten Ämter, haben mit Steuer gar nichts zu schaffen, sind der Steuerpflicht enthoben. Nur für die übrigen hat der Fürst den Befehl erlassen.»
«Ebenso auch, o König, hat der Erhabene nicht etwa angesichts der Vollkommen-Heiligen diesen Ausspruch getan. Der Vollkommen-Heilige ist ausgenommen in dieser Sache, denn in dem Vollkommen-Heiligen ist jeder Grund zur Furcht zerstört. Nur mit Beziehung auf die mit Leidenschaften behafteten Wesen, in denen starke Selbstverblendung lebt, die von Freude und Leid hin und her gezerrt werden, nur mit Beziehung auf diese hat der Erhabene den Ausspruch getan: <Alles fürchtet sich vor Strafe, alles fürchtet sich vor dem Tod.> Somit kann der Vollkommen-Heilige nimmermehr in Furcht erbeben.»
«Dieser Ausdruck <alle>, ehrwürdiger Nāgasena, läßt aber doch keine weitere Möglichkeit offen und ist ein allumfassender Begriff. Gib mir eine weitere Begründung, um diesen Begriff festzulegen!»
«Nimm an, o König, der Dorfherr in einem Dorfe befehle dem Ausrufer: <Geh, lieber Ausrufer, und versammle sofort alle Dorfbewohner um mich!> Und gehorsamst stelle sich jener mitten ins Dorf und rufe dreimal aus: <Mögen alle Einwohner des Dorfes sich schleunigst beim Herrn einfinden!> Und die Dorfbewohner eilen auf das Wort des Ausrufers in aller Hast herbei und sprechen zum Dorfherrn: <Alle Dorfbewohner sind versammelt, o Herr. Möge nun der Herr das Nötige tun.> - Trotzdem also der Dorfherr bloß die Hausbesitzer um sich versammeln wollte, so lautete dennoch der Befehl für alle Dorfbewohner; und trotzdem der Befehl für alle lautete, so waren dennoch nicht alle eingetroffen, sondern bloß die Hausbesitzer. Und auch der Dorfherr nahm an, daß die Zahl seiner Dorfbewohner soviel betrage, obzwar die anderen, die nicht gekommen waren, bei weitem zahlreicher sind, darunter Männer, Weiber, Knechte, Mägde, Söldner, Arbeitsleute, Kranke, sowie Ochsen, Büffel, Schafe, Ziegen und Hunde. Alle die Nichteingetroffenen werden nämlich nicht mit gerechnet, weil der Befehl sich zu versammeln bloß mit Hinsicht auf die Hausbesitzer erlassen wurde. Eben auch, o König, hat der Erhabene diesen Ausspruch keineswegs mit Hinsicht auf die Vollkommen-Heiligen getan. Die Vollkommen-Heiligen sind in dieser Sache ausgenommen, denn in den Vollkommen-Heiligen ist jeder Grund zur Furcht zerstört. Bloß mit Beziehung auf die mit Leidenschaften behafteten Wesen, in denen die Selbstverblendung stark entwickelt ist, die von Freude und Leid hin und her gezerrt werden, nur mit Beziehung auf diese hat der Erhabene den Ausspruch getan: <Alles fürchtet sich vor Strafe, alles fürchtet sich vor dem Tod.> Somit kann der Vollkommen-Heilige nimmermehr in Furcht erbeben.
Es gibt eben, o König, begrenzte Begriffe, mit begrenztem Sinn; es gibt begrenzte Begriffe mit unbegrenztem Sinn; es gibt unbegrenzte Begriffe mit begrenztem Sinn; und es gibt unbegrenzte Begriffe mit unbegrenztem Sinn («Alles» wäre also in unserem speziellen Falle ein unbegrenzter Begriff mit begrenztem Sinn). Und durch den einen oder den anderen dieser Begriffe hat man jedesmal die Sache festzustellen. Und dies mag auf fünffache Weise geschehen: gemäß des Zusammenhanges, gemäß des inneren Gehaltes, gemäß der Überlieferung der Meister, gemäß der eigenen Auffassung und gemäß der Gewichtigkeit des Grundes. Dabei hat man unter dem Zusammenhang die Worte der Lehrreden zu verstehen, unter dem inneren Gehalte die innere Übereinstimmung mit den Lehrreden, unter der Überlieferung der Meister die Lehre der Meister, unter der eigenen Auffassung die eigene Meinung, und unter der Gewichtigkeit des Grundes die Übereinstimmung eben dieser Dinge miteinander. Auf diese fünffache Weise läßt sich der Sinn feststellen. Somit ist denn dieses Problem völlig gelöst.»
«Mag sein, ehrwürdiger Nāgasena; ich will es zugeben. So möge also der Vollkommen-Heilige in dieser Sache ausgenommen sein, alle übrigen Wesen aber noch Furcht empfinden. Doch wie steht es mit den Wesen in der Hölle, die da scharfe, bittere Schmerzen zu erleiden haben, am ganzen Körper und allen Gliedern von den Flammen verzehrt werden, das Antlitz erfüllt von Klagen, Erbarmungsschreien, Jammer und Wehe, von unerträglich heftigen Schmerzen übermannt, ohne Zuflucht, Schutz und Hilfe, von gewaltigem Kummer gepeinigt, auf unterster, niederster Daseinsstufe stehend und dazu noch zu lauter Qualen verdammt, in glühenden, heftigen, wilden, grausamen Feuersgluten brennend, Furcht und grauenerregenden Lärm und mächtiges Getöse erzeugend und in die verschlungenen sechsfachen Flammenkränze eingehüllt. Sollten denn diese Wesen, wenn sie aus der nach allen Seiten hundert Meilen weit dringende Flammenwogen aussendenden, elenden, feurigen Erzhölle endlich einmal abscheiden, sich noch vor dem Abscheiden fürchten?»
[Da alles vergänglich ist, muß auch das Leben in der Hölle einmal sein Ende erreichen, trotzdem das Kalpa (Äon) für das menschliche Denken eine Ewigkeit bedeuten mag; das aber berechtigt nicht dazu, das Wort «Äon» in der Bibel nun auch tatsächlich mit «Ewigkeit» zu übersetzen. Auch die christliche Hölle ist eben im letzten Grunde nicht mehr und nicht weniger ewig als die buddhistische.]
«Ja, o König.»
«Ist denn, o Herr, die Hölle nicht ganz und gar bloß eine Leidenserfahrung? Wie sollten da diese Wesen sich vor dem Sterben fürchten? Wie? Dann gefällt ihnen wohl die Hölle?»
«Nein, o König. Befreit möchten sie von ihr sein. Aber die Macht des Todes ist es, o König, vor der sie sich fürchten.»
«Das kann ich nicht glauben, ehrwürdiger Nāgasena, daß sie, die doch nach Befreiung lechzen, sich vor dem Tode noch fürchten sollten. Daß sie das Ersehnte endlich erlangen, müßte ihnen doch ein Grund zur Freude sein. So lege mir denn die Sache klar!»
«Der Tod, o König, ist für einen, der die Wahrheit noch nicht durchschaut hat, ein Grund zur Furcht; vor ihm ist alle Welt in Angst und Aufregung. Wer zum Beispiel Furcht hat vor schwarzen Schlangen, Elefanten, Löwen, Tigern, Leoparden, Bären, Hyänen, Büffeln, Rindern, Feuer, Wasser, Stacheln, Dornen oder Pfeilen, der fürchtet sich eben bloß deshalb davor, weil er Furcht hat vor dem Tode. Das, o König, ist die Macht der wahren Natur des Todes, und ihr zufolge haben die mit Leidenschaften befleckten Wesen Furcht und Angst vor ihm. Und daher kommt es auch, daß selbst die Wesen in der Hölle, trotzdem sie nach Befreiung lechzen, dennoch vor dem Tode in Furcht und Angst geraten.
Nimm an, o König, es habe einer an seinem Körper eine Fettgeschwulst. Und von jener Krankheit belästigt, bestelle er einen Wundarzt, um dieses Übel loszuwerden. Und der Wundarzt willige ein und mache sein Instrument zurecht, um das Übel zu beseitigen, sei es, daß er eine Lanzette scharf macht oder Ätzstifte im Feuer ausglüht oder Kalisalz auf einem Reibsteine zerreibt. Möchte da jener Kranke sich nicht wohl fürchten vor dem Schneiden mit der scharfen Lanzette oder dem Ausbeizen mit den zwei Stiften oder der Anwendung von Kalisalz?»
«Gewiß, o Herr.»
«So also, o König, steigt in jenem Kranken, trotzdem er der Krankheit entrinnen möchte, dennoch aus Furcht vor den Schmerzen die Angst auf. In derselben Weise aber auch, o König, geraten die Wesen in der Hölle, trotzdem sie ihr entrinnen möchten, dennoch aus Furcht vor dem Tode in Angst. Oder nimm an, o König, einen Staatsverbrecher, der mit Ketten im Kerker daliege, möchte es danach verlangen, frei gelassen zu werden. Der König aber, mit der Absicht ihm seine Freiheit zu schenken, lasse ihn zu sich rufen. Möchte da jener Verbrecher, im Bewußtsein seiner begangenen Schuld, beim Anblick des Herrschers nicht etwa doch in Angst geraten?»
«Gewiß, o Herr.»
«Somit also gerät der Verbrecher, trotzdem er nach seiner Befreiung verlangt, dennoch vor dem Könige in Angst.»
«Gib mir noch ein weiteres Beispiel, o Herr, um mich zu überzeugen!»
«Gesetzt, o König, ein Mann sei von einer giftigen Schlange gebissen worden; und unter der Einwirkung des Giftes stürze er zu Boden, springe alsbald empor um sich von neuem wieder auf dem Boden hin und her zu wälzen. Ein anderer aber zwinge durch das Hersagen einer mächtigen Zauberformel jene giftige Schlange zurückzukommen und das Gift wieder aus der Wunde auszusaugen (Auch noch heutzutage soll dies vielfach vorkommen, wie mir in Sri Lanka versichert wurde). Möchte da nicht wohl der Gebissene vor jener Schlange, die doch bloß seines eigenen Wohlseins wegen herankommt, dennoch in Angst geraten?» «Gewiß, o König.»
«Wie also jener Mensch, o König, vor einer Schlange, trotzdem sie bloß seines eigenen Wohlseins wegen kommt, in Angst geraten kann, ebenso auch sind die Wesen in der Hölle, trotzdem sie ihr entrinnen möchten, dennoch vor dem Tode in Furcht und Angst. Der Tod, o König, ist eben allen Wesen unerwünscht. Daher kommt es auch, daß selbst die Wesen in der Hölle, trotzdem sie nach ihrer Befreiung lechzen, sich dennoch vor dem Tode fürchten.»
«Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgasena. Es ist so. Das gebe ich zu.»

--


IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

102. Chúng sanh sợ hãi diêm chúa?- Thưa đại đức, có phải Đức Phật thuyết rằng: "Tất cả chúng sanh hằng rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến oai lực của diêm chúa, của tử thần" ?
- Đúng như thế.
- Và cũng chính Đức Thế Tôn có thuyết rằng: "Bậc A-la-hán là bậc đã chấm dứt hoàn toàn sợ hãi" ?
- Đúng như thế.
- Đại đức có thấy là câu pháp ngôn trước mâu thuẫn với câu pháp ngôn sau chăng?. Nếu "tất cả" chúng sanh đều khiếp sợ sự tai hại và khiếp sợ sự chết - thì tại sao các vị A-la-hán lại không khiếp sợ sự tai hại và không khiếp sợ sự chết? Đại đức có thể giải nghi vấn đề ấy cho trẫm được không?
- Tâu đại vương! Bậc A-la-hán đâu phải là chúng sanh? Các ngài đã cắt đứt con đường trở lại với tam giới, không còn cấu sanh, đã dứt tuyệt vô minh phiền não, không còn nhân quả chi phối; đã ở ngoài thiện ác thế gian, đã cắt đứt trọn vẹn mọi trói buộc - thì các ngài đâu còn sanh khởi tâm niệm luyến ái trần thế - mà lại gọi là chúng sanh được?
- Đành rằng thế, nhưng tại sao Đức Tôn Sư lại bảo là "tất cả"!. "Tất cả" nghĩa là không loại trừ một ai, thì sao lại loại trừ các bậc A-la-hán khi các ngài còn mang thân tâm hữu vi này?
- Đại vương! "tất cả" nhưng có loại trừ là một lập ngôn bình thường, đại vương cũng không hiểu sao?
- Trẫm chưa hiểu lập ngôn như thế? Đại đức có thể cho nghe ví dụ chăng?
- Có thể được, tâu đại vương! Ví như đại vương có những vị quan trung thành, mẫu mực, liêm khiết, là người đáng tin cậy. Hôm kia, có việc về tài chánh và quốc phòng, đại vương ra thông cáo cho nhân dân trong quốc độ rằng: "Tất cả mọi người dân trong quốc độ, tùy theo tuổi tác, chức vụ, nghề nghiệp ... ai ai cũng phải đóng thuế đinh, thuế thân, thuế chi phí quốc phòng .v.v... Nếu ai bất tuân mà trốn thuế, khai man, lậu thuế hoặc cưỡng lệnh, hay nộp không đúng kỳ hạn thì phải bị trọng hình!". Lệnh được ban ra, sau đó, đức vua cắt cử những vị quan thanh liêm của đại vương phân bố đi các nơi để thâu thuế. Đại vương nghĩ thế nào? Tất cả nhân dân, nghĩa là ai ai cũng phải đóng thuế, nhưng những vị quan của đại vương họ có đóng thuế chăng?
- Họ đi thâu thuế thì sao họ lại phải đóng thuế? Phải loại trừ họ ra chứ?
- Vậy, dầu đại vương bảo là "tất cả" nhưng tại sao ở đây lại "loại trừ" những vị quan liêm khiết của đại vương?
Đức vua Mi-lan-đà nín lặng.
- Lại nữa - Đại đức Na-tiên nói tiếp - khi lệnh của đại vương được ban ra, tất cả nhân dân đều khiếp sợ uy lực của đại vương, khiếp sợ trọng hình - nhưng những vị quan của đại vương có khiếp sợ uy lực của đại vương, có khiếp sợ trọng hình chăng?
- Họ đi thi hành nhiệm vụ thì làm sao lại sợ hãi như vậy được!
- Và như vậy, dầu nói là "tất cả" nhưng vẫn có trường hợp "loại trừ" đấy - Đại vương đã hiểu rõ cách lập ngôn bình thường ấy chưa?
Đức vua Mi-lan-đà cười vui vẻ:
- Rất là chết lý, chẳng tranh cãi với đại đức chỗ nào được cả. Nhưng giá như đại đức tìm cho trẫm một ví dụ cụ thể nữa thì trẫm mới thật sự khâm phục!
- Có thể được, tâu đại vương! Ví như có ông xã trưởng kia muốn triệu tập một cuộc họp tại hội trường lớn, bèn cho người thông báo rằng: "Yêu cầu toàn dân đều phải đi họp đông đủ, bất kể gái trai, già trẻ, nếu ai bất tuân sẽ bị phạt". Sau khi thông báo rồi, mọi người trong xã lũ lượt kéo đến đầy đặc cả hội trường. Những người có trách nhiệm bèn nói với ông xã trưởng rằng: Thưa ngài, tất cả dân chúng trong thôn đều đã tụ họp đầy đủ rồi, ngài hãy bắt đầu cuộc họp là vừa phải lẽ!
Tâu đại vương! Cuộc họp ấy thế là đầy đủ tất cả mọi người trong thôn, chẳng hay có "ngoại trừ" người nào không?
Đức vua Mi-lan-đà mỉm cười:
- Chắc là phải có "ngoại trừ" chứ! Đó là các ông già, bà lão đi không nổi, các ấu nhi, trẻ sơ sinh, một số người do bận việc coi nhà cửa, số người khác đi vắng, lại còn người tật nguyền và ốm bệnh nữa. Rõ là rất nhiều kẻ phải "ngoại trừ" vậy, dầu là cuộc họp đầy đủ "tất cả" toàn dân!
Đại đức Na-tiên cũng mỉm cười:
- Cảm ơn đại vương! Thế là đại vương đã nắm rất rõ vấn đề! Đại vương đã hiểu rõ "tất cả" chúng sanh, nhưng "ngoại trừ" các bậc A-la-hán không kể vào trong nhóm chúng sanh ấy.
- Thế nhưng trẫm vẫn còn một sự thắc mắc khác nữa!
- Xin sẵn lòng hầu đáp đại vương!
- Tất cả chúng sanh đều phải khiếp sợ sự tai hại, khiếp sợ uy lực của tử thần, ngoại trừ các bậc A-la-hán. Nhưng các chúng sanh hiện sống trong địa ngục thì sao, họ có sợ hãi diêm chúa không?
- Chúng sanh ở địa ngục vẫn sợ hãi diêm chúa đấy, tâu đại vương!
- Chẳng lẽ nào! Những chúng sanh ở địa ngục họ đã chịu đựng quá nhiều đau khổ rồi. Kẻ thì bị thiêu đốt, kẻ thì bị nấu trong chảo dầu sôi, kẻ thì bị co quắp thân thể vì đau đớn do bàn chông, do lũ đầu trâu mặt ngựa hành hạ! Ôi! Vô vàn sự thống khổ mà chúng sanh ở địa ngục phải chịu đựng. Đáng lẽ họ mong được chết sớm, chết mau, vì chết đi để khỏi bị hành hạ nữa, khỏi phải bị thọ khổ nữa. Họ mà còn sợ hãi diêm chúa là điều mà trẫm không thể hiểu được, thưa đại đức!
- Thắc mắc của đại vương cũng có lý, tuy nhiên, năng lực của sự sợ hãi tử thần nó kinh khiếp hơn tất cả mọi sự sợ hãi khác.
- Thưa, đấy là những sợ hãi gì?
- Ví như sợ hổ cắn, sợ voi dữ, sư tử dữ, cọp dữ, gấu dữ, trâu bò dữ, sợ tai ương, sợ hoạn nạn, sợ luật vua, sợ phép nước, sợ lửa, sợ nước, sợ chông gai, sợ ma-ya, sợ đói, sợ tật bệnh, sợ mộng dữ, sợ bão tố, sợ thiên tai bệnh dịch v.v... Tất cả những sợ hãi ấy, so với sự sợ hãi tử thần thật không đáng kể! Sự chết có một oai lực vô song, thậm chí ở địa ngục thống khổ như vậy mà chúng sanh ở đấy vẫn sợ sự chết như thường!
- Đại đức hãy cho nghe ví dụ, may ra trẫm hiểu được điều phi lý ấy!
- Thưa vâng, ví như có một người bị mụt nhọt to lớn, đau nhức hành hạ ngày đêm. Thầy thuốc bảo rằng, cái mụt nhọt ấy phải mổ mới lành bệnh được. Xong, ông thầy thuốc lấy đồ nghề giải phẩu ra. Ông ta lấy ra một con dao bén ngọt, sắc lạnh. Ông ta mài con dao trên đá năm, bảy lần rồi hơ trên lửa ... ông ta tay nắm chặt con dao đỏ rực từ từ bước tới chỗ bệnh nhân, đưa tay trái nắm chặt xung quanh chỗ mụt nhọt ấy. Lưỡi dao sáng loáng đưa lên! Tâu đại vương! Khi ấy không biết người bị mụt nhọt có cảm thấy sợ hãi không?
- Chắc ai cũng có sự sợ hãi, thưa đại đức!
- Người mụt nhọt bị hành hạ đau đớn ngày đêm ấy cũng tương tự như chúng sanh bị trả quả kinh khiếp trong địa ngục vậy. Mặc dầu mổ hết đau, nhưng thấy mổ vẫn sợ hãi như thế nào - thì địa ngục cũng như thế: Chết thì hết khổ nhưng vẫn sợ chết như thường, tâu đại vương!
- Trẫm đã thông mọi lẽ rồi - nhưng vẫn còn muốn nghe thêm ví dụ nữa.
- Thưa vâng, ví như có người bị rắn độc cắn, đau đớn dữ dội, thân hình co quắp, mặt xám xanh, miệng sùi bọt mép. Có ông thầy rắn có bùa phép, điều khiển được rắn độc như ý muốn. Ông ta sau khi làm phép, con rắc độc ngoan ngoãn bò đến người bị nạn, thò miệng vào vết thương để hút nọc độc ra! Đại vương nghĩ thế nào, dù nạn nhân bị đau đớn dữ dội, nếu hút được nọc độc ra là giải thoát được cơn đau ấy, nhưng khi thấy rắn độc bò đến, thò miệng vào vết thương của mình, người kia có sợ hãi không?
- Thưa, lẽ thường thì cũng cảm thấy sợ sệt vậy.
- Chúng sanh ở địa ngục cũng thế, tâu đại vương! Tuy chết là hết khổ, nhưng vẫn hãi sợ tử thần với lưỡi hái đến cướp mạng sống thê thảm của họ đi!
- Hoàn toàn đồng ý với kiến giải lẫn những ví dụ cụ thể, sống động của đại đức.



V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


8. Purity of the Buddha


“If the Tathàgata destroyed all unwholesomeness in himself
when he gained omniscience why did he get hurt by a
splinter of rock that was thrown by Devadatta? If he did
get hurt then he cannot have been free from all evil, for
there is no feeling without kamma. All feeling has its root
in kamma and it is only on account of kamma that feeling
arises.”
“No, great king, not all feeling has its root in kamma.
There are eight causes of the arising of feelings. Excess of
wind, of bile and of phlegm, the mixture of the three bodily
fluids, variations in temperature, stress of circumstances,
external agency and kamma. Whoever says, ‘It is only kamma
that oppresses beings’, thereby excludes the other seven
reasons and that statement of theirs is wrong.
“When one’s wind is disturbed it happens in one of
ten ways; by cold, by heat, by hunger, by thirst, by overeating,
by standing too long, by over exertion, by running,
by medical treatment, or as a result of kamma. When the bile
is disturbed it is in one of three ways; by cold, by heat or by
unsuitable food. When the phlegm is disturbed it is in one
of three ways; by cold, by heat or by eating and drinking.
When these three disturbed fluids are mixed it brings about
its own distinctive pain. Then there are pains arising from
variations in temperature, stress of circumstances and by
external agencies. There is also that pain which has kamma
as its cause. So the pain that is due to kamma is much less
than that due to other causes. The ignorant go too far when
they say that everything that is experienced is produced as
the fruit of kamma. Without a Buddha’s insight no one can
ascertain the extent of the action of kamma.
When the Blessed One’s foot was grazed by the splinter
of rock the pain was produced only by external agency.
Although the Blessed One never suffered pain that was the
result of his own kamma, or brought about by the stress of
circumstances, he suffered pain from each of the other six
causes.84

It was said, O king, by the Blessed One, ‘There are certain
pains, Sãvaka, which arise from bilious humours and
you ought to know what they are for, it is a matter of com-
mon knowledge. Those ascetics and Brahmans who are of
the opinion and proclaim the view that all feelings that men
experience are due to a previous act, go beyond certainty
and knowledge and therein I say that they are wrong’.”85

--
83. Sãla, samàdhi, pa¤¤à (Virtue, concentration and wisdom).
84. This is a controversial point. There are several references to the Buddha experiencing
the result of previous kamma collected at Ap. i. 299ff.
85. S. iv. 230f, Moliya Sãvaka Sutta.
VI. Thao luan

Câu 1: co fai than thong co kha nang thay doi dieu nay dieu no o cuoc doi nay? Nhu binh hoan, ngu dot, neu co than luc, nhu ban on, ban phuoc?
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét