Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

137. KINH PHAN BIET 6 XU





1.
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

137. Kinh Phân biệt sáu xứ
(Salàyatanavibhanga sutta)


Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" --"Bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông phân biệt sáu xứ. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Có sáu nội xứ cần phải biết. Có sáu ngoại xứ cần phải biết. Có sáu thức thân cần phải biết. Có sáu xúc thân cần phải biết. Có mười tám ý hành cần phải biết. Có ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết. Tại đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này, có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng. Trong các bậc Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là bậc Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục các hạng người đáng được điều phục. Ðây là tổng thuyết về phân biệt sáu xứ.


Khi được nói đến "Sáu nội xứ cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Khi được nói đến: "Sáu nội xứ cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.


Khi được nói đến "Sáu ngoại xứ cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ. Khi được nói đến: "Sáu ngoại xứ cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.


Khi được nói đến "Sáu thức thân cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Khi được nói đến: "Sáu thức thân cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.


Khi được nói đến "Sáu xúc thân cần phải biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Khi được nói đến: "Sáu xúc thân cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.


Khi được nói đến "Mười tám ý hành cần phải biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Sau khi mắt thấy sắc, ý chạy theo sắc trú xứ của hỷ, chạy theo sắc trú xứ của ưu, chạy theo sắc trú xứ của xả; sau khi tai nghe tiếng... ; sau khi mũi ngửi hương... sau khi lưỡi nếm vị... sau khi thân cảm xúc... sau khi ý nhận thức pháp, ý chạy theo pháp khởi lên hỷ, chạy theo pháp khởi lên ưu, chạy theo pháp khởi lên xả. Như vậy, có sáu hỷ hành, có sáu ưu hành, có sáu xả hành. Khi được nói đến "Mười tám ý hành cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.


Khi được nói đến "Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy? Sáu hỷ liên hệ tại gia, sáu hỷ liên hệ xuất ly, sáu ưu liên hệ tại gia, sáu ưu liên hệ xuất ly, sáu xả liên hệ tại gia, sáu xả liên hệ xuất ly.


Ở đây, thế nào là sáu hỷ liên hệ tại gia? Có hỷ khởi lên, hoặc do nhận được hay thấy sự nhận được các sắc do con mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì đã nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ tại gia. Có hỷ khởi lên, hoặc do nhận được hay thấy sự nhận được các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... các pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì đã nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến tại gia. Sáu hỷ này liên hệ đến tại gia.


Ở đây, thế nào là sáu hỷ liên hệ đến xuất ly? Sau khi biết các sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt và nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và các sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, có hỷ khởi lên. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly. Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt và nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, có hỷ khởi lên. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly. Sáu hỷ này liên hệ đến xuất ly.


Ở đây, thế nào là sáu ưu liên hệ tại gia? Có ưu khởi lên; hoặc do không nhận được hay thấy sự không nhận được các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì không nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ tại gia. Có ưu khởi lên, hoặc do không nhận được hay thấy sự không nhận được các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... các pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến thế vật; hoặc do nhớ được những gì không nhận được về trước, đã qua, đã diệt, đã biến hoại. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ đến tại gia. Sáu ưu này liên hệ đến tại gia.


Ở đây, thế nào là sáu ưu liên hệ đến xuất ly? Sau khi biết được các sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt và nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và các sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, vị ấy khởi lên ước muốn đối với vô thượng giải thoát, nghĩ rằng: "Khi nào ta có thể chứng đạt và an trú trong xứ (ayatana) mà các bậc Thánh đang chứng đạt và an trú?" Như vậy, do ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, ưu khởi lên do duyên ước muốn. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ xuất ly. Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt và nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi sự thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, vị ấy khởi lên ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, nghĩ rằng: "Khi nào ta có thể chứng đạt và an trú trong xứ (ayatana) mà các bậc Thánh đang chứng đạt và an trú?" Như vậy, do ước muốn đối với các vô thượng giải thoát, ưu khởi lên do duyên ước muốn. Loại ưu như vậy được gọi là ưu liên hệ xuất ly. Sáu ưu này liên hệ xuất ly.
Ở đây, thế nào là sáu xả liên hệ tại gia? Khi một người ngu si, ám độn, phàm phu thấy sắc với con mắt, xả khởi lên của một vô văn phàm phu, không chinh phục được (phiền não), không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm. Loại xả như vậy không vượt khỏi sắc pháp. Do vậy, đây được gọi là xả liên hệ tại gia. Khi một người ngu si, ám độn, phàm phu nghe tiếng với tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi... cảm xúc với thân... nhận thức pháp với ý, xả khởi lên của một vô văn phàm phu, không chinh phục được (phiền não), không chinh phục được quả dị thục, không thấy sự nguy hiểm. Loại xả như vậy không vượt khỏi các pháp. Do vậy, đây được gọi là xả liên hệ tại gia. Sáu xả này liên hệ tại gia.
Ở đây, thế nào là sáu xả liên hệ xuất ly? Sau khi biết sắc pháp là vô thường, biến hoại, ly tham, biến diệt, nghĩ rằng: "Các sắc pháp xưa kia và sắc pháp hiện tại, tất cả sắc pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, xả khởi lên. Loại xả như vậy được gọi là xả liên hệ xuất ly. Sau khi biết được các tiếng... các hương... các vị... các xúc... các pháp là vô thường, biến hoại, ly dục, biến diệt, nghĩ rằng: "Các pháp xưa kia và các pháp hiện tại, tất cả các pháp là vô thường, khổ, biến hoại". Sau khi như thật thấy như vậy với chánh trí tuệ, xả khởi lên. Loại xả như vậy được gọi là xả liên hệ xuất ly. Sáu xả này liên hệ xuất ly.
Khi được nói đến "Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
Khi được nói đến "Ở đây, do y cứ cái này, đoạn tận cái này", do duyên gì, được nói đến như vậy? Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ do duyên sáu hỷ liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu hỷ liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng; như vậy là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu ưu liên hệ xuất ly; đoạn tận, vượt qua sáu ưu liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng; như vậy là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu xả liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu xả liên hệ tại gia. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên sáu hỷ liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu ưu liên hệ xuất ly. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng. Tại đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên xả liên hệ xuất ly, đoạn tận, vượt qua sáu hỷ liên hệ xuất ly. Như vậy là sự đoạn tận chúng, là sự vượt qua chúng.
Này các Tỷ-kheo, có xả đa diện, y cứ đa diện; có xả nhứt diện, y cứ nhứt diện. Này các Tỷ-kheo, thế nào là xả đa diện, y cứ đa diện? Này các Tỷ-kheo, có xả đối với các sắc pháp, có xả đối với các tiếng, có xả đối với các hương, có xả đối với các vị, có xả đối với các xúc. Như vậy, này các Tỷ-kheo là xả đa diện, y cứ đa diện. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xả nhứt diện, y cứ nhứt diện? Có xả y cứ Hư không vô biên xứ, có xả y cứ Thức vô biên xứ, có xả y cứ Vô sở hữu xứ, có xả y cứ Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo là xả nhứt diện, y cứ nhứt diện. Ở đây, này các Tỷ-kheo, do y cứ, do duyên xả nhứt diện, xả y cứ nhứt diện, đoạn tận vượt qua xả đa diện, xả y cứ đa diện. Như vậy là sự đoạn tận (xả) này, như vậy là sự vượt qua (xả) này. Này các Tỷ-kheo, do y cứ không tham dục, do duyên không tham dục, đoạn tận, vượt qua xả nhứt diện, xả y cứ nhứt diện ấy. Như vậy là sự đoạn tận (xả) này, như vậy là sự vượt qua (xả) này. Khi được nói đến: "Tại đây do y cứ cái này, đoạn tận cái này", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: "Có ba niệm xứ mà một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành (niệm xứ) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng", do duyên gì, được nói đến như vậy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Một số đệ tử của bậc Ðạo sư ấy không có khéo nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm vào chánh trí, và hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai không có hoan hỷ, không có cảm giác hoan hỷ, nhưng sống không có dao động, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ thứ nhất, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Một số đệ tử bậc Ðạo sư ấy không có khéo nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm vào chánh trí, và hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Có một số đệ tử khéo nghe, lóng tai, an trú tâm vào chánh trí, và không hành động ngược lại lời dạy của bậc Ðạo sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai không có hoan hỷ, không có cảm giác hoan hỷ, không có không hoan hỷ, không có cảm giác không hoan hỷ; sau khi đoạn bỏ cả hai, hoan hỷ và không hoan hỷ, Như Lai trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ hai, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng đồ chúng.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có bậc Ðạo Sư thuyết pháp cho các đệ tử, vì lòng từ mẫn, vì lo cho hạnh phúc của họ, vì thương tưởng họ, nói rằng: "Ðây là hạnh phúc cho các Ông, đây là an lạc cho các Ông". Ðệ tử của bậc Ðạo Sư ấy khéo nghe, lóng tai, an trú tâm vào chánh trí và không đi ngược lời dạy của bậc Ðạo Sư. Tại đây, này các Tỷ-kheo, Như lai hoan hỷ, và cảm giác hoan hỷ, sống không dao động, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, đây là niệm xứ thứ ba, một bậc Thánh phải thực hành, và có thực hành niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư diễn giảng cho đồ chúng.
Khi được nói đến: "Có ba niệm xứ, một bậc Thánh phải thực hành, và có (thực hành) niệm xứ ấy, bậc Thánh mới xứng đáng là bậc Ðạo sư diễn giảng cho đồ chúng", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: "Trong các vị Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là vị Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng được điều phục", do duyên gì được nói đến như vậy? Này các Tỷ-kheo, một con voi được điều phục do một vị điều ngự tượng sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam. Này các Tỷ-kheo, một con ngựa được điều phục do một vị điều ngự mã sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam. Này các Tỷ-kheo, một con bò được điều phục do một vị điều ngự sư dắt dẫn chỉ chạy về một phương, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam.
Này các Tỷ-kheo, một người được điều phục do Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác dắt dẫn, được chạy cùng khắp cả tám phương.
Có sắc, thấy các sắc pháp; đó là phương thứ nhất. Không có tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc; đó là phương thứ hai. Nghĩ đến thanh tịnh, chú tâm trên ấy; đó là phương thứ ba. Vượt qua một cách hoàn toàn các sắc tưởng, diệt trừ đối ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng; và nghĩ rằng "Hư không là vô biên", chứng đạt và an trú Không vô biên xứ; đó là phương thứ tư. Vượt qua một cách hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ; đó là phương thứ năm. Vượt qua một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có gì cả", chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ; đó là phương thứ sáu. Vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ; chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là phương thứ bảy. Vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng (định); đó là phương thứ tám.
Này các Tỷ-kheo, một người đáng được điều phục do Như Lai, bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác dắt dẫn, được chạy cùng khắp tám phương này.
Khi được nói đến: "Trong các vị Huấn luyện sư, vị ấy được gọi là Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng điều phục", chính do duyên này, được nói đến như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


2.

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 137

Phân biệt sáu xứ
(Salayatanavibhanga Sutta)
I. TOÁT YẾU
The Exposition of the Sixfold Base.

The Buddha expounds the six internal and external sense bases and other related topics.
Trình bày về sáu xứ.Phật giảng giải sáu nội ngoại xứ và các đề tài liên hệ.II. TÓM TẮT
Phật giảng về 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 xúc, 18 ý hành [1] (6 khổ, 6 ưu, 6 xả), 36 loại hữu tình (18 ý hành liên hệ tại gia, 18 liên hệ xuất gia), ba loại cảm thọ [2], ba niệm của bậc đạo sư, về Vô thượng điều ngự. Về xả (trong ba cảm thọ), có xả liên hệ tại gia hay xả y cứ đa diện, xả liên hệ xuất ly hay xả y cứ nhất diện. Xả tại gia, y cứ đa diện là xả sắc thanh hương vị xúc, xả này không chinh phục được phiền não và quả dị thục [3]. Xả xuất ly, y cứ nhất diện, là xả thuộc thiền như xả tầm tứ hỷ lạc. Y cứ cái này đoạn tận cái kia có nghĩa là theo hỷ ưu xuất gia, bỏ hỷ ưu tại gia. Bỏ xả đa diện và hỷ nhất diện để có xả nhất diện.

Ba niệm của đấng đạo sư đối với ba loại hội chúng nghe pháp là, đối với hội chúng có đa số biếng nhác, Ngài không hoan hỷ nhưng vẫn giữ chính niệm không phiền não, với loại hội chúng có một số siêng năng một số biếng nhác thái độ Ngài không hoan hỷ cũng không không hoan hỷ, với hội chúng có đa số siêng năng, Ngài hoan hỷ trong chính niệm.
Trong các vị huấn luyện sư, Phật là đấng vô thượng điều ngự. Vì trong khi voi, ngựa hay bò được người huấn luyện chỉ chạy theo một trong bốn hướng đông tây nam bắc, thì một tỷ kheo được Phật huấn luyện đi khắp tám hướng [4], đấy là tám giải thoát: nội có sắc quán ngoại sắc, nội không sắc quán ngoại sắc, chú tâm trên thanh tịnh, hư không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ và Diệt thọ tưởng định.
III. CHÚ GIẢI
1. Ý hành, (manopavicàra, mental exploration) là tầm và tứ. Người ta tra tầm, xem xét đối tượng do sự sinh khởi của tứ (vicàra).
2. Sau khi thấy sắc với nhãn thức, ta tra tầm nó như một đối tượng, và thế là nhân của vui, hoặc khổ, hoặc không vui không khổ.
3. Xả thanh hương vị xúc… hay xả đa diện không chinh phục được phiền não và quả dị thục nghĩa là khổ hạnh về thân xác không ăn thua gì, vì phiền não (tham sân si) không thể chấm dứt chỉ bằng cách bưng tai nhắm mắt trước thanh sắc trần gian; cũng không tránh khỏi quả dị thục là không thoát khỏi luân hồi sinh tử, khi chỉ tu kềm chế các giác quan mà không có trí tuệ thấy rõ sự vô ích, trống rỗng của dục vọng.
4. Ðấy là những cảnh giới (đạo, thú) của các loại hữu tình.
IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG



Phật dạy các tỷ kheo
Cần biết rõ sáu xứ:
Sáu nội xứ là mắt
Tai mũi lưỡi thân ý;
Sáu ngoại xứ là sắc
Thanh hương vị xúc pháp
Sáu thức thân: nhãn thức
Nhĩ thức đến ý thức.
Sáu xúc thân: nh
ãn xúc
Nhĩ xúc đến ý xúc.
Khi con mắt thấy sắc
Ðến ý nhận thức pháp
Khởi lên hỷ, ưu, xả.
Cộng mười tám ý hành
Có băm sáu hữu tình:
Sáu hỷ thuộc tại gia
Khi mắt tai mũi lưỡi
Nhận được những khoái cảm
Do tiếp xúc đối tượng;
Sáu hỷ thuộc xuất ly
Khi biết với trí tuệ
Tính vô thường nơi sắc
Thanh hương vị xúc pháp.
Sáu ưu thuộc tại gia:
Lo mắt không thấy được
Các sắc đẹp khả ái;
Tương tự, với tai, mũi
Lưỡi thân v
à ý thức
Lo không thể tiếp nhận
Những đối tượng đẹp lòng.
Sáu ưu thuộc xuất ly:
Khi biết sắc vô thường
Thanh hương vị xúc pháp
Cả sáu đều vô thường,
Ưu tư mong chứng đạt
Ðến tối thượng giải thoát.
Sáu xả thuộc tại gia
Như phàm phu thấy sắc
Có thể khởi tâm xả
Nhưng không thấy nguy hiểm
Nên không hết não phiền
Không khỏi quả dị thục
Xả thanh hương vị xúc
Nơi phàm phu cũng thế.
Sáu xả thuộc xuất ly
Khi với chánh trí tuệ
Rõ các pháp vô thường
Ðau khổ và biến hoại
Nên khởi tâm xả bỏ
Ðối với sáu ngoại xứ.
Do y cứ cái này
Mà đoạn tận cái kia:
Theo hỷ ưu xuất ly
Ðoạn hỷ ưu tại gia
Ðoạn cả hỷ xuất ly
Ði đến xả xuất lyÐoạn tận xả đa diện
(xả thanh hương vị xúc)
Ði đến xả nhất diện
(xả trong các thiền chứng)
Có ba loại niệm xứ
Nơi một đấng đạo sư:
Khi giảng dạy chánh pháp
V
ì an lạc hữu tình
Tâm Ngài không nao núng
Trước ba loại hội chúng:
Ða số không lóng tai
Không thực hành diệu pháp;
Có người lóng, kẻ không:
Ðối hai hội chúng này
Như Lai không hoan hỷ
Nhưng tâm không giao động;
Nếu gặp chúng đệ tử
Chăm chỉ lóng tai nghe
Không l
àm trái chánh pháp
Như Lai rất hoan hỷ
Nhưng chánh niệm tỉnh giác.
Ðấy là ba niệm xứ
Xứng với bậc đạo sư.
Bậc vô thượng điều ngự
Giảng dạy tám giải thoát:
Nội có sắc, quán ngoại,
Nội vô sắc quán ngoại,
Chú tâm tr
ên thanh tịnh,
Không vô biên xứ định,
Thức vô bi
ên xứ định,
Vô sở hữu xứ định,
Phi tưởng phi phi tưởng
V
à diệt thọ tưởng định.
Tỷ kheo được huấn luyện
Ði khắp tám phương trời.


http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-14.htm

3.Trich doan noi ve 18 y hanh theo ban tieng Duc:8. „,Die achtzehn Arten des geistigen Untersuchens sollten verstanden werden.‘

So wurde gesagt. Und wovon abhängig wurde dies gesagt? 1) Wenn man mit dem Auge eine Form sieht, untersucht man eine Form, wobei man Freude hervorbringt,

2) man untersucht eine Form, wobei man Trauer hervorbringt, 3) man untersuchteine Form, wobei man Gleichmut hervorbringt. 4) Wenn man mit dem Ohr einen Klang hört, untersucht man einen Klang, wobei man Freude hervorbringt,

5) man untersucht einen Klang, wobei man Trauer hervorbringt, 6) man untersuchteinen Klang, wobei man Gleichmut hervorbringt. 7) Wenn man mit der Nase einen
Geruch riecht, untersucht man einen Geruch, wobei man Freude hervorbringt,

8) man untersucht einen Geruch, wobei man Trauer hervorbringt, 9) man untersuchteinen Geruch, wobei man Gleichmut hervorbringt. 10) Wenn man mit der Zungeeinen Geschmack schmeckt, untersucht man einen Geschmack, wobei man Freude
hervorbringt, 
11) man untersucht einen Geschmack, wobei man Trauer hervorbringt,

12) man untersucht einen Geschmack, wobei man Gleichmut hervorbringt. 13) Wennman mit dem Körper ein Berührungsobjekt fühlt, untersucht man ein Berührungsobjekt,wobei man Freude hervorbringt, 14) man untersucht ein Berührungsobjekt,wobei man Trauer hervorbringt, 15) man untersucht ein Berührungsobjekt,wobei
man Gleichmut hervorbringt. 
16) Wenn man mit dem Geist ein Geistesobjekt erfährt,untersucht man ein Geistesobjekt, wobei man Freude hervorbringt, 17) man untersucht ein Geistesobjekt, wobei man Trauer hervorbringt, 18) man untersuchtein Geistesobjekt, wobei man Gleichmut hervorbringt. Somit gibt es sechs Arten
des Untersuchens mit Freude, sechs Arten des Untersuchens mit Trauer, und sechs
Arten des Untersuchens mit Gleichmut. Also geschah es in Abhängigkeit von
diesem, daß gesagt wurde: ,Die achtzehn Arten des geistigen Untersuchens sollten
verstanden werden.‘“
http://www.phathue.de/buddhismus/mittlere-sammlung/mn137/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét