Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

KINH VO NGA TUONG/ TUONG UNG BO II, 66





1. GIOI THIEU
Kinh Vo nga tuong nam trong tuong ung bo, tap 2, 66.
Day la ban Kinh thu 2 sau khi Phat thanh dao.


2. NOI DUNG:
Quan niem cua Phat ve van de Vo Nga.
Trích:
- Cùng một thể ấy, nầy hỡi các Tỳ Khưu, thọ, tưởng, hành, thức, đều là vô thường và khổ nãọ Vậy, có hợp lý chăng nếu nghĩ đến cái gì vô thường, khổ não và tạm bợ với ý tưởng: Cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi [5]?


3. DAC BIET CHU Y:
Vo nga la mot quan diem triet hoc phat giao. Xin dung lam lan giua 2 khai niem hoan toan khac nhau.
Vo nga va Chap nga.
Vo nga la 1 quan diem. Chap nga la mot Thai do.


4. CHANH VAN








Tương Ưng Bộ, II, 66

Kinh Vô Ngã Tướng

(Anattalakkhana sutta [1])
 


Giới thiệu: Ðây là bài Pháp thứ hai mà Ðức Phật giảng cho các vị đệ tử đầu tiên, 5 anh em Kiều Trần Nhự Sau khi nghe xong bài Pháp nầy, anh em Kiều Trần Như giác ngộ và đắc quả A la hán. Bài dịch nầy trích từ quyển Ðức Phật và Phật Pháp, Phạm Kim Khánh dịch từ quyển The Buđha and His Teachings của Hòa Thượng Narada Maha Thera
Một thời nọ, lúc Ðức Thế Tôn ngự tại vường Lộc Uyển, xứ Chư Thiên Ðọa Xứ (Isipatana), gần Ba La Nại (Benares), Ngài dạy nhóm năm vị tỳ khưu như sau:
- Này hỡi các Tỳ Khưu!
- Bạch hóa Ðức Thế Tôn, năm vị trả lờị Rồi Ðức Phật truyền dạy:
- Này hỡi các Tỳ Khưu, sắc (rũpa, thể chất, xác thân nầy) là vô ngã (anattã, không có một linh hồn [2]).
Nầy hỡi các Tỳ Khưu, nếu trong sắc có ngã, như vậy sắc không phải chịu đau khổ. Sắc này phải như vầy hay phải như thế kia, tường hợp tương tự có thể xảy rạ Nhưng vì sắc không có ngã nên sắc này còn phải chịu khổ đau và không thể có trường hợp (ra lịnh): Sắc này phải như vầy, hay phải như thế kia [3].
Cùng một cách ấy, thọ (vedana), tưởng (sanna), hành (samkhara) và thức (vinnana) đều vô ngã [4]. Vậy như Tỳ Khưu nghĩ thế nào, thân này thường còn hay vô thường?
- Bạch Thế tôn, là vô thường (anicca).
- Cái gì vô thường là khổ não hay hạnh phúc?
- Bạch Thế tôn là khổ nãọ
- Vậy, có hợp lý chăng nếu nghĩ đến cái gì vô thường, khổ não và tạm bợ với ý tưởng: Cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôỉ
- Bạch Ðức Thế Tôn, chắc chắn là không hợp lý.
- Cùng một thể ấy, nầy hỡi các Tỳ Khưu, thọ, tưởng, hành, thức, đều là vô thường và khổ nãọ Vậy, có hợp lý chăng nếu nghĩ đến cái gì vô thường, khổ não và tạm bợ với ý tưởng: Cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi [5]?
- Bạch đức Thế tôn, chắc chắn là không hợp lý.
- Như vậy, này hỡi các Tỳ Khưu: Tất cả các sắc, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được nhận thức theo thực tướng của nó -
- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôị Tất cả các thọ, tưởng, hành, thức, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được nhận thức theo thực tướng của nó -
- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôị Bậc Thánh đệ tử đã thông suốt pháp học thấy vậy thì nhàm chán sắc, thọ, tưởng, hành, thức, dứt bỏ, không luyến ái những gì không đáng ưa thích và do sự dứt bỏ ấy, được giải thoát. Rồi tri kiến trở nên sáng tỏ -
- "Ta đã được giải thoát". Vị ấy thấu hiểu rằng dòng sanh tử đã chấm dứt, đời sống phạm hạnh đã được thành tựu, những điều phải làm đã được hoàn tất viên mãn, không còn trở lại trạng thái này nữạ Ðức Thế Tôn giảng giải như vậy và các Tỳ Khưu lấy làm hoan hỉ, tán dương lời dạy của Ngàị Khi Ðức Phật thuyết xong thời Pháp, tâm của năm vị tỳ khưu đều trở nên hoàn toàn trong sạch, không còn chút ô nhiễm [6].
Bản Anh ngữ: HT Narada (The Buđha and His Teachings) Bản dịch Việt ngữ: Phạm Kim Khánh (Ðức Phật và Phật Pháp)
Chú thích:
Mahavagga tr. 13; Smyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ) phần ÌI, tr. 66. Ðây là bài Pháp thứ hai Ðức Phật giảng cho 5 anh em Kiều Trần Như sau khi Ngài đắc đạo (bài Pháp đầu tiên là bài Chuyển Pháp Luân). Một thực thể không biến đổi tạo nên do một Thần Linh hay phát ra từ một đại hồn (Paramama, tinh hoa của Thần Linh) Cái được gọi là chúng sanh gồm năm uẩn. Ngoài năm uẩn ấy không có chúng sanh. Nếu bỏ năm uẩn ra sẽ không còn gì tồn tạị Không có linh hồn hay bản ngã trong một uẩn riêng rẻ, không có linh hồn trong năm uẩn hợp lại mà linh hồn cũng không có ngoài năm uẩn ấỵ Ðức Phật giảng giải giống như đoạn trên với thọ, tưởng, hành, thức, và cho thấy rằng không có một linh hồn hay bản ngã trong uẩn nàọ Ở đây bản dịch thâu gọn lạị Vì bị ái dục (tanha) che lấp ta suy tưởng sai lầm: - đây là của tôị Bị ngã mạn (mãna) che lấp ta suy tưởng: - đây là tôị Bị tà kiến (miccha dithi) che lấp ta suy tưởng: - đây là tự ngã của tôị Ðó là ba quan niệm sai lầm (mannana) Ðó là đắc quả A La Hán.

--

TAI LIEU CO THE DOC THEM:


Bản dịch Việt của HT Thích Minh Châu:

Vô ngã tướng

(Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66)


1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.
2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"
4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"
5) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!"
6) Và này các Tỷ-kheo, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!"
7) Tưởng, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu tưởng là ngã, thời tưởng không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được tưởng như sau: "Mong rằng tưởng của tôi như thế này! Mong rằng ưởng của tôi chẳng phải như thế này!"
Và này các Tỷ-kheo, vì tưởng là vô ngã. Do vậy, tưởng đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các tưởng: "Mong rằng tưởng của tôi như thế này! Mong rằng tưởng của tôi chẳng phải như thế này!"
8) Các hành là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!"
9) Và này các Tỷ-kheo, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!"
10) Thức là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!"
11) Và này các Tỷ-kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!"
12) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
13) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thọ là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
14) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tưởng là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? các Hành là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
16) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
17) -- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
18) Phàm thọ gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
19) Phàm tưởng gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
20) Phàm các hành gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
21) Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
22) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm y đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
23) Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin016.htm

TOPIC 2:
Topic2/Phapcu 211: "The nen cho dam yeu, vi dam yeu bi biet ly la kho. Neu khong con nhung niem yeu ghet thi khong dieu gi rang buoc duoc." Kinh moi quy vi suy nghi va chia se. _()_ _()_


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét