Những bài Kinh Phật và đề tài Phật-học mà Chánh-Ý và bằng hữu đang tìm hiểu. Thân mời các bạn đọc.
Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012
Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012
TRỘM CƯỚP/ KINH THAP THIEN (4)/ HT THICH THANH TU GIANG GIAI
ÂM:
Phục thứ Long vương, nhược ly thâu đạo, tức đắc thập chủng khả bảo tín pháp. Hà đẳng vi thập?
Nhất |
:
|
Tư tài doanh tích, vương tặc, thủy hỏa, cập phi ái tử, bất năng tán diệt.
|
Nhị |
:
|
Đa nhân ái niệm.
|
Tam
|
:
|
Nhân bất khi phụ.
|
Tứ
|
:
|
Thập phương tán mỹ.
|
Ngũ
|
:
|
Bất ưu tổn hại.
|
Lục
|
:
|
Thiện danh lưu bố.
|
Thất
|
:
|
Xử chúng vô úy.
|
Bát
|
:
|
Tài, mạng, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết.
|
Cửu
|
:
|
Thường hoài thí ý.
|
Thập
|
:
|
Mạng chung sanh thiên.
|
Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc chứng thanh tịnh đại bồ-đề trí.
復次,龍王!若離偷盜,即得十種可保信法。何等為十?一者、資財盈積,王、
賊、水、火,及非愛子,不能散滅;二、多人愛念;三、人不欺負;四、十方讚美;五、不憂損害;六、善名流布;七、處眾無畏;八、財、命、色、力安樂,辯才具足無缺;九、常懷施意;十、命終生天;是為十。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,
後成佛時,得證清淨大菩提智。
賊、水、火,及非愛子,不能散滅;二、多人愛念;三、人不欺負;四、十方讚美;五、不憂損害;六、善名流布;七、處眾無畏;八、財、命、色、力安樂,辯才具足無缺;九、常懷施意;十、命終生天;是為十。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,
後成佛時,得證清淨大菩提智。
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa trộm cướp thì được mười pháp bảo tín. Những gì là mười?
1. Của cải đầy dẫy, vua, giặc cướp, nước lửa và con hư không thể phá hoại.
2. Nhiều người thương mến.
3. Người không khinh khi phụ bạc.
4. Mười phương khen ngợi.
5. Không lo sợ tổn hại.
6. Tiếng tốt đồn khắp.
7. Ở trong hội chúng không hề sợ hãi.
8. Của cải, sanh mạng, hình sắc, sức lực an vui, biện tài đầy đủ không thiếu.
9. Thường sẵn lòng bố thí.
10. Chết sanh lên cõi trời.
Đó là mười. Nếu biết hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật, được chứng trí thanh tịnh đại bồ-đề.
GIẢNG:
Phật nói người nào lìa nghiệp trộm cướp thì được mười pháp bảo tín (tin bảo đảm).
1. Tư tài doanh tích, vương tặc, thủy hỏa, cập phi ái tử, bất năng tán diệt: Phật dựa trên nhân mà nói quả. Nếu người trộm cướp phá hoại gia sản của người khác, thì chiêu cảm quả báo gia sản mình bị tiêu tán. Còn người không cướp phá gia sản của người khác, thì chiêu cảm quả báo tiền của nhà mình càng ngày càng sung túc. Dù cho vua ác, giặc cướp, nước lũ, lửa cháy, con bất hiếu cũng không thể làm cho tiêu tan được. Kinh Phật nói: Của cải vô thường là do năm duyên cớ trên làm cho tan hoại. Trong thời quân chủ, vua ra lệnh sung công tài sản của ai thì người ấy phải nộp, không trốn được, đó là nạn vua. Tài sản mình cất giữ mà trộm cướp đến vây ngặt khủng bố cướp lấy, đó là nạn trộm cướp. Đang làm ăn sung túc, nhà cửa chắc chắn mùa màng tốt tươi bị một trận nước lũ, bão lụt cuốn trôi, trắng tay không còn gì cả, đó là nạn nước. Hoặc đang làm ăn phát đạt bị một cơn hỏa hoạn thiêu rụi hết nhà cửa của cải, chẳng còn món gì, đó là nạn lửa. Hay sanh phải đứa con bất hiếu, làm được bao nhiêu nó tiêu xài, phá hết bấy nhiêu, đó là nạn con bất hiếu. Người đương thời gia sản bị năm lý do trên làm tiêu tán, phải biết người đó trước không giữ giới không trộm cướp. Người đã xa lìa trộm cướp thì được quả báo tốt, hiện đời của cải không bị cướp phá, mà đời sau gia sản không bị tiêu hao tán diệt bởi năm lý do vừa kể ở trên.
2. Đa nhân ái niệm: Người không trộm cướp thì không đụng chạm tới quyền lợi kẻ khác nên được nhiều người yêu mến, thương tưởng.
3. Nhân bất khi phụ: Không cướp lấy của người thì được đức tánh không tham, nên người đời quí trọng, kính yêu không phụ bạc dối lừa.
4. Thập phương tán mỹ: Người không trộm cướp, không làm tổn hại tài sản của kẻ khác đó là người tốt, nên được mọi người khen ngợi, tán thán.
5. Bất ưu tổn hại: Không cướp lấy của người, nên không chiêu cảm quả báo mất của. Vì vậy mà không lo buồn về việc mất mát tổn hại tài sản.
6. Thiện danh lưu bố: Người không cướp đoạt, không lấy của phi nghĩa là người thanh bạch liêm sỉ nên được tiếng tốt đồn đi xa.
7. Xử chúng vô úy: Người không trộm cướp ở chỗ đông người không sợ sệt, vì tâm không có niệm bất chánh, hành động từ trước tới giờ lúc nào cũng đứng đắn liêm sỉ, không có những cử chỉ của người tham lam cướp của, nên không e ngại sợ sệt chi cả.
8. Tài, mạng, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết: Người không trộm cướp, được quả báo tốt là của cải, mạng sống, sức lực đều được an ổn. Về mặt nói năng biện luận đầy đủ không thiếu sót.
9. Thường hoài thí ý: Người không có lòng tham, không trộm cướp của người, lại còn nuôi lòng bố thí, muốn giúp đỡ mọi người được đầy đủ sống no ấm, an vui hạnh phúc như mình.
10. Mạng chung sanh thiên: Người không trộm cướp được quả báo sau khi chết sanh lên cõi trời.
Đó là những quả báo tốt của người giữ giới bậc trung. Nếu muốn tiến thêm nữa là biết hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Phật thì sẽ chứng được trí thanh tịnh đại bồ-đề. Chúng ta tu một điều lành hay đôi ba điều lành, điều lành nào cũng hướng về Phật quả, đến một ngày nào đó công đức viên mãn thì sẽ thành Phật. Ở đây tuy Phật dạy chúng ta tu Thập thiện bậc trung để được sanh lên cõi trời hưởng phước báo, nhưng nếu đi sâu hơn thì sẽ thấy mục đích cứu kính mà Phật nhắm là dạy chúng ta tu, hướng đến Phật quả, để khi thành Phật được trí tuệ rộng lớn như Phật.
KINH THAP THIEN (3)/ SÁT SANH/ HT THICH THANH TU
ÂM:
Long vương! Nhược ly sát sanh, tức đắc thành tựu thập ly não pháp. Hà đẳng vi thập?
Nhất
|
:
|
Ư chư chúng sanh phổ thí vô úy.
|
Nhị |
:
|
Thường ư chúng sanh khởi đại từ tâm.
|
Tam
|
:
|
Vĩnh đoạn nhất thiết sân nhuế tập khí.
|
Tứ
|
:
|
Thân thường vô bệnh.
|
Ngũ
|
:
|
Thọ mạng trường viễn.
|
Lục
|
:
|
Hằng vi phi nhân chi sở thủ hộ.
|
Thất
|
:
|
Thường vô ác mộng, tẩm giác khoái lạc.
|
Bát
|
:
|
Diệt trừ oán kết, chúng oán tự giải.
|
Cửu
|
:
|
Vô ác đạo bố.
|
Thập
|
:
|
Mạng chung sanh thiên.
|
Thị vi thập. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật tùy tâm tự tại thọ mạng.
龍王!若離殺生,即得成就十離惱法。何等為十?一、於諸眾生普施無畏;二、
常於眾生起大慈心;三、永斷一切瞋恚習氣;四、身常無病;五、壽命長遠;六、恒為非人之所守護;七、常無惡夢,寢覺快樂;八、滅除怨結,眾怨自解;九、無惡道怖;十、命終生天;是為十。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,得佛隨心自在壽命。
常於眾生起大慈心;三、永斷一切瞋恚習氣;四、身常無病;五、壽命長遠;六、恒為非人之所守護;七、常無惡夢,寢覺快樂;八、滅除怨結,眾怨自解;九、無惡道怖;十、命終生天;是為十。若能迴向阿耨多羅三藐三菩提者,後成佛時,得佛隨心自在壽命。
DỊCH:
Long vương! Nếu xa lìa sát sanh thì được thành tựu mười pháp không bức não. Những gì là mười?
1. Bố thí đức vô úy cùng khắp chúng sanh.
2. Thường khởi lòng từ bi đối với chúng sanh.
3. Dứt sạch tập khí giận hờn.
4. Thân thường không bệnh.
5. Mạng sống lâu dài.
6. Thường được phi nhân ủng hộ.
7. Thường không ác mộng, thức ngủ an vui.
8. Diệt trừ oán kết, oán hận tự giải.
9. Không sợ rơi vào đường dữ.
10. Khi chết sanh lên cõi trời.
Đó là mười. Nếu hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Phật, được tùy tâm Phật, thọ mạng tự tại.
GIẢNG:
1. Ư chư chúng sanh phổ thí vô úy: Phàm sát sanh đi đôi với trộm cướp. Mọi người ai cũng trọng mạng sống mình, nếu có người muốn giết mình chết, mình tránh không cho họ giết, song họ vẫn tìm để giết. Như vậy mình không cho họ mạng sống mà họ vẫn tìm mình để giết. Đó là họ cướp mạng sống của mình. Loài vật cũng thế, khi người cầm dao muốn giết nó, nó không đưa cổ cho người giết, thế mà người dùng sức mạnh cột trói đè cổ nó để giết. Như vậy là người vừa sát sanh, vừa cướp mạng sống của loài vật. Nên nói sát sanh đi đôi với trộm cướp. Ngược lại không sát sanh thì không trộm cướp, lại còn bố thí đức vô úy cho mọi loài, khiến cho mọi loài được an ổn không sợ hãi. Người cũng như vật đều có mối giao cảm. Đối với người có tâm ác hay giết hại, thì người vật ở gần họ có cảm giác sợ sệt. Chẳng hạn như loài chim, thấy người cầm súng cầm cung là nó sợ bay đi nơi khác không dám tới gần. Còn với người có lòng từ không hại mạng nó thì nó không sợ mà tới gần đậu trên vai trên tay. Loài người cũng vậy, đối với những kẻ hay giết hại thì người đời kinh sợ tránh xa. Với người hiền đức thì lân la thân thiện. Cho nên nói không sát sanh là bố thí đức vô úy (không sợ hãi) cho người.
2. Thường ư chúng sanh khởi đại từ tâm: Không sát sanh khởi lòng từ bi đối với chúng sanh bằng cách nào? Ví dụ có người đi đường thấy cá lóc lên bờ nằm. Người không giữ giới sát liền bắt cá đem về nhà kho nấu ăn cho ngon miệng. Đó là người sát sanh không có lòng từ bi đối với loài vật. Ngược lại, người giữ giới không sát sanh khi thấy cá mắc cạn, khởi lòng thương, sợ cá chết, bắt đem thả xuống ao hồ cho nó sống. Vì vậy mà nói do xa lìa nghiệp sát nên khởi lòng từ bi đối với chúng sanh.
3. Vĩnh đoạn nhất thiết sân nhuế tập khí: Do đoạn dứt nghiệp sát sanh nên dứt sạch tập khí sân giận nơi tâm (ý). Người còn muốn giết hại sanh mạng người vật là còn hung dữ, hung dữ là do nóng giận. Người không còn giết hại mạng sống người vật, lại khởi lòng thương là đã xa lìa được lòng nóng giận.
4. Thân thường vô bệnh: Người do không tạo nghiệp sát, nên được quả báo tốt không bệnh. Vậy ai hay đau yếu bệnh hoạn thì biết đời trước mình đã giết hại sanh vật nhiều, nên không than trách vì biết nhân mình đã tạo rồi giờ này thọ quả vậy.
5. Thọ mạng trường viễn: Do không sát sanh nên thọ mạng được lâu dài. Những người hiện đời sống lâu là do họ ít tạo nghiệp sát, do nhân không sát nên chiêu cảm được quả báo tốt.
6. Hằng vi phi nhân chi sở thủ hộ: Người không tạo nghiệp sát được phước báo, thường được phi nhân quỉ thần ủng hộ. Người này ở đâu cũng được bảo bọc gìn giữ an ổn không bị nhiễu hại.
7. Thường vô ác mộng, tẩm giác khoái lạc: Người nào ngủ chiêm bao thường thấy mộng dữ như cọp rượt, rắn cắn… thì biết đời trước tạo nhiều nghiệp sát. Người lúc thức thường được an vui, khi ngủ ít mộng mị, giấc ngủ yên lành thì biết đời trước thường xa lìa nghiệp sát sanh, nên mới được an lạc như vậy.
8. Diệt trừ oán kết, chúng oán tự giải: Người không tạo nghiệp sát hại, chẳng những hiện tại không kết thêm thù oán với người vật, mà những oan trái oán thù đời quá khứ lần lần cũng hết.
9. Vô ác đạo bố: Không tạo nghiệp sát hại, thường được quả báo an lành, có đủ lòng tin với chánh pháp nên không sợ rơi vào đường ác như địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.
10. Mạng chung sanh thiên: Như trước đã nói người tu mười nghiệp lành thì được phước báo mạng chung sanh lên cõi trời.
Đó là mười công đức của người giữ giới không sát sanh hại vật. Trong mười nghiệp lành, chỉ tu một nghiệp không sát sanh mà kết quả được sanh lên cõi trời. Nếu biết hướng về quả Phật, thì sau khi thành Phật thọ mạng muốn kéo dài bao lâu tùy theo sở nguyện, đó là Ứng thân ở trong cõi đời không bị nghiệp lực chi phối bức bách, đến đi do nguyện lực.
KINH CON NGUA/ TANG CHI 3 PHAP
94.- Con Ngựa Thuần Thục
1. - Ðầy đủ với ba đức tánh, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua, hiền thiện, thuần thục, xứng đáng để vua dùng, thuộc quyền sở hữu của vua, và được xem như một biểu tượng của vua. Thế nào là ba?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua hiền thiện, thuần thục, đầy đủ với sắc đẹp, đầy đủ với sức mạnh, đầy đủ với tốc lực. Ðầy đủ với ba đức tánh này, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua, hiền thiện, thuần thục, xứng đáng để vua dùng, thuộc quyền sở hữu của vua, và được xem như một biểu tượng của vua.
2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đầy đủ với ba pháp, một Tỷ-kheo đáng được cung kính. Ðáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp, đầy đủ sức mạnh, đầy đủ tốc lực.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo giữ gìn giới luật, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ sắc đẹp.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ sức mạnh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh cấn, đoạn tận các pháp bất thiện, thành tựu đầy đủ các pháp thiện, nỗ lức kiên trì, dõng mãnh, không từ bỏ trách nhiệm đối với các pháp thiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ sức mạnh.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật rõ biết: "Ðây là khổ", như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập", như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt", như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ tốc lực.
Ðầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, và ruộng phước vô thượng ở đời.
Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012
THẤT GIÁC CHI
(Chúng ta đã có đề cập đến Thất Giác Chi như một trong bảy pháp đoạn trừ lậu hoặc, ở phần tu tập (bhāvanā) theo kinh Sabbāsava (Xem bài Thoát Vòng Nô Lệ). Vì đây là pháp quan trọng trên hành trình giác ngộ giải thoát, nên chúng ta một lần nữa thử tìm hiểu thêm những khía cạnh vi tế khác của pháp môn nầy).
*
Thất Giác Chi (Satta Sambojjhanga) hay Thất Bồ-đề Phần là một trong những pháp chân đế (paramattha dhamma) trong Phật Giáo, đã được đề cập nhiều lần trong Tam Tạng Pāli. Nhiều Phật tử tin rằng khi nghe bài kinh nầy cơn đau đớn có thể thuyên giảm hay chấm dứt và bệnh nhân sẽ sớm được bình phục, vì thế họ thường trì tụng như một phương pháp ngừa bệnh hay trị bệnh.Chúng ta có thể đọc được đoạn kinh sau đây trong Tam Tạng Pāli cổ nhất của Phật Giáo:
"Ta nghe như vầy, một thời Đức Thế Tôn ngự trong vườn sóc, tại Veluvana, thành Rājāgaha. Lúc bấy giờ Đại Đức Mahā Kassapa, ở tại Pipphali đang lâm trọng bệnh.
Vì thế, vào một buổi chiều, Đức Thế Tôn đi đến chỗ Đại Đức Mahā Kassapa đang tĩnh dưỡng. Sau khi an tọa, Ngài dạy Đại Đức Mahā Kassapa như vầy:
- Này Kassapa, sức khỏe ông như thế nào? Cơn đau có trầm trọng lắm không? Bệnh tình của ông đang phát triển hay đã thuyên giảm? Biến chứng thuận lợi hay bất lợi?
- Bạch Đức Thế Tôn, cơn đau rất trầm trọng, biến chứng càng ngày càng nguy hiểm, không thuận lợi.
- Này Kassapa, điều mà Như Lai đã giác ngộ, đã tu chứng và phát triển tròn đủ là Thất Giác Chi, con đường dẫn đến thượng trí, viên minh và Niết-bàn.
Bảy Giác Chi ấy là gì?
- Niệm giác chi (sati sambojjhanga) điều mà Như Lai đã giác ngộ, tu chứng, phát triển tròn đủ, con đường dẫn đến thượng trí, viên minh và Niết-bàn.
- Trạch pháp giác chi (dhammavicaya sambojjhanga)...
- Tinh tấn giác chi (viriya sambojjhanga)...
- Hỷ giác chi (pīti sambojjhanga)...
- An giác chi (passaddhi sambojjhanga)...
- Định giác chi (samādhi sambojjhanga)...
- Xả giác chi (upekkhā sambojjhanga)...
Thật vậy, nầy Kassapa, đó là bảy nhân sinh tuệ giác mà Như Lai đã giác ngộ, tu chứng, phát triển tròn đủ, con đường dẫn đến thượng trí, viên minh và Niết Bàn".Khi nghe xong Đại Đức Mahā Kassapa hết sức hoan hỷ, và nhờ vậy cơn bệnh trầm trọng bỗng nhiên tan biến.
Hẳn chúng ta ngạc nhiên khi thấy Đại Đức Mahā Kassapa có thể bình phục chỉ vì nghe được đoạn kinh trên. Nhưng y học ngày nay đã phải nhìn nhận rằng yếu tố tinh thần giữ vai trò rất quan trọng trong việc trị liệu. Trong trường hợp vị lương y là Đức Phật, với tâm đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi đã dùng sức mạnh của chân lý siêu việt để an định tinh thần Đại Đức Kassapa thì không phải là chuyện hoang đường. Mặt khác bệnh nhân là Đại Đức Kassapa, với tâm tôn kính, trong sạch và sáng suốt đã chuyên chú theo dõi chân lý mà Đức Phật đã cố ý lập đi lập lại chín lần. Hai yếu tố tinh thần ấy hẳn phải tạo được một cảm ứng mầu nhiệm không thể nghĩ bàn.
Trường hợp người mẹ mang một chứng bệnh trầm trọng vì đứa con trai yêu quí bị thất lạc, thuốc thang không làm cho người mẹ bình phục, thế mà ngay khi đứa con trở về, người mẹ khỏi bệnh một cách kỳ diệu chỉ nhờ một cảm xúc mãnh liệt .
Nếu một cảm xúc có một công hiệu lớn lao như thế, thì tinh thần khi được chuyên chú và an định đem lại những kết quả mầu nhiệm, cũng không phải là một điều kỳ lạ. Từ ngàn xưa, Hoàng Đế Nội Kinh, một y thư nổi tiếng của Trung Quốc cũng đã nói:
"Điềm đạm hư vô chân khí tùng chi
"Tinh thần nội thủ bệnh an tùng lai".Nghĩa là khi tinh thần ổn định trong sáng thì chân khí qui nguyên và bệnh hoạn sẽ tự bình phục. Đó không phải là điều gì huyền bí mà chính là nguyên lý cốt lõi trong y học Đông Phương và ngày nay ngành y khoa hiện đại đã công nhận và ứng dụng.
Nếu Đức Phật hay một vị Thánh Tăng đọc một bài kinh để chữa cho bệnh nhân khỏi bệnh thì không có gì khó hiểu, vì ở một mức độ thấp hơn người ta đã có thể truyền khí công để chữa bệnh cho người khác từ xa huống chi đức độ của các bậc Thánh. Nhưng ở đây có một điều lạ là chính mỗi bài kinh tự nó có một năng lực kỳ diệu. Chúng ta biết nước là một môi trường dễ cảm ứng, thu nhận và bảo trì năng lượng. Các nhà khoa học sau khi thí nghiệm nhiều lần đã thấy rằng nước bị ô nhiễm có cấu trúc phân tử bị hỗn loạn trong khi nước tinh khiết có cấu trúc phân tử đều đặn như một đóa hoa xinh đẹp. Thí nghiệm tiếp theo là lấy một chai nước tinh khiết dán vào bên ngoài một câu nói thô tục thì nước bên trong liền bị tình trạng như khi nước bị ô nhiễm, ngược lại, dán vào một chai nước đã bị ô nhiễm một câu nói cao đẹp hay một đoạn kinh Phật chẳng hạn thì cấu trúc nước trở thành như nước tinh khiết. Như vậy một câu kinh tiếng kệ tự nó đã có năng lực, nếu cộng thêm năng lực của người truyền đạt nó thì chắc chắn phải tạo nên một năng lực phi thường.
Đến đây chúng ta gác sang một bên vấn đề mầu nhiệm của Thất giác chi trong lãnh vực tâm lý trị liệu để tìm hiểu ý nghĩa bảy yếu tố giác ngộ đó là gì.
1. Niệm Giác Chi:Khi một người thất niệm thì sẽ để tâm buông theo những hoài niệm quá khứ, những mơ mộng tương lai, hoặc mãi mê lang thang, chìm đắm trong những đối tượng thuận nghịch bên ngoài, mà bỏ quên thực tại nơi chính mình. Từ thất niệm đi đến tạp niệm, tà niệm, vọng tưởng, hoang tưởng... và kết quả chắc chắn là rối loạn, căng thẳng và phân tán năng lực tinh thần bởi những cố gắng tìm tòi vô hiệu, những vấn đề triết lý viễn vong, những nỗi quan hoài bất định. Vì vậy, vọng tâm là trở ngại lớn lao đối với năng lực sáng tạo của chúng ta. Niệm là yếu tố tối ưu giúp chúng ta hoá giải trở ngại lớn lao nầy. Chánh niệm (sammāsati) thuộc về định phần trong Bát Chánh Đạo, điều tâm trở về với thực tại. Nếu chánh niệm hợp tác với tầm - vitakka (hướng tâm đến đối tượng thiền) và tứ - vicāra (giữ tâm trên đối tượng thiền) thì có thể giúp tâm đạt đến an chỉ trong chánh định. Nếu chánh niệm hợp tác với tỉnh giác (sampajannā) thuộc chánh kiến thì có thể đạt đến tuệ giác thấy rõ thực tánh của pháp chân đế trong thiền tuệ vipassanā.
2. Trạch Pháp Giác Chi:Trạch pháp (dhammavicaya) thuộc tuệ phần trong Bát Chánh Đạo nên cũng có hai chức năng: chức năng chánh kiến và chức năng chánh tư duy.
Trên bình diện tục đế (sammutisacca) thuộc lãnh vực khái niệm (pannatti), trạch pháp giữ vai trò của chánh tư duy để phân tích, tổng hợp, lý luận, so sánh, đối chiếu... các pháp để phân biệt đâu là chân giả, đúng sai, thiện ác... Ngay cả những lời dạy của Đức Phật, Ngài cũng không bắt buộc hàng tứ chúng phải mù quáng tin theo mà phải phân biệt được giáo lý ấy có lợi mình lợi người, có đem lại an lạc giải thoát hay không rồi mới chấp nhận. Nhận định rõ pháp môn nào phù hợp với căn cơ trình độ của mình, pháp nào thích ứng trong trường hợp nào để tu tập cho hiệu quả cũng là nghĩa của trạch pháp trong lãnh vực nầy. Như vậy, về phương diện tục đế, trạch pháp giúp đoạn trừ bất thiện pháp và phát triển thiện pháp.
Trên bình diện chân đế (paramatthasacca) thuộc lãnh vực thực tánh (sabhāva), trạch pháp giữ vai trò của chánh kiến, vượt ngoài ngôn ngữ, ý niệm..., dùng trí tuệ tỉnh giác (tuệ tri chứ không phải thức tri) để "phân tích tách bạch" bản chất thực của mỗi pháp. Ví dụ như khi quán chiếu thân hành thấy rõ được tính chất riêng của đất, nước, lửa, gió; thấy rõ tính chất chung vô thường, khổ, vô ngã. Như vậy, về phương diện chân đế, trạch pháp phá vỡ thành trì tà kiến nhất là ngã kiến, trung tâm của vòng luân hồi sinh tử, giúp hành giả giác ngộ giải thoát.
3. Tinh Tấn Giác Chi:Đức Phật dạy:"Một pháp dẫn đầu tất cả bất thiện pháp đó là buông lung (pamādo), một pháp dẫn đầu tất cả thiện pháp đó là không buông lung (appamādo)". Không buông lung là nghĩa chính xác nhất của tinh tấn (viriya) mặc dù tinh tấn được định nghĩa là cố gắng, nỗ lực, chuyên cần, siêng năng, chăm chỉ, cần cù... và đôi lúc đồng nghĩa với ý chí kiên định. Thực ra, tùy pháp môn, tùy cảnh ngộ, tùy thực chất của mỗi người mà mức độ tinh tấn phải được vận dụng khác nhau mới thích ứng và hữu hiệu.
Chánh tinh tấn có công năng nâng đỡ, duy trì và phát triển các thiện pháp khác. Vì vậy nếu không có tinh tấn thì cũng không có chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm, chánh định v.v. và chắc chắn không thể làm được một việc gì tới nơi tới chốn.
4. Hỷ Giác Chi.Không một cố gắng nào có thể lâu bền nếu không tìm thấy hứng thú trong hành động của mình, vì vậy hoan hỷ là một yếu tố giúp cho hành giả phấn khởi trên hành trình chế ngự cái tâm vốn luôn lăng xăng phóng túng rất khó chế ngự.
Hỷ (pīti) là một trong 6 biệt cảnh tâm sở (pakinnakā cetasikā), vì khi hiện hành trong thiện tâm thì nó là thiện tâm sở, nhưng đồng hành với bất thiện tâm nó cũng là bất thiện tâm sở. Hỷ giác chi ở đây được tìm thấy trong một số thiện tâm và thiền tâm. Trong năm chi thiền, hỷ là chi thiền thứ ba, có công năng đối trị sân triền cái, giúp tâm được mát mẻ và hoan hỷ trong đối tượng thiền định.
Khi hành giả có tầm và tứ đúng mức thì tâm bắt đầu khắng khít với đề mục thiền định, sau đó hỷ sẽ khởi lên như toàn thân rởn ốc, ánh sáng chớp lòe, bềnh bồng trên sóng, lâng lâng bay bổng, mát mẻ thanh lương, nhờ vậy tâm được lắng dịu và ổn định.
Ba yếu tố Trạch pháp, Tinh tấn, hỷ giúp chúng ta thoát khỏi trạng thái tiêu cực, buông xuôi, thụ động, hôn trầm thụy miên đưa đến thối đọa. Vì vậy, khi nào bị rơi vào tình trạng tiêu cực thụ động chúng ta nên tu tập ba giác chi nầy để tự mình chuyển hoá.
5. An Giác Chi:An (passaddhi) là trạng thái tâm nhẹ nhàng, an tịnh, một trong 25 tịnh quang tâm sở (sobhanā cetasikā), có công năng chế ngự và hóa giải sự chi phối của trạo hối. Trạo cử (uddhacca) là phóng tâm lang thang trong những hoài niệm quá khứ hay mộng ước tương lai. Hối quá (kukkucca) là ân hận, ray rứt về những tội lỗi đã làm. Hai tâm sở bất thiện nầy được gọi là triền cái vì chúng ngăn che và trói buộc tâm làm cho tâm không an ổn thoải mái được.
Trong thiền định sắc giới (rūpāvacarajhāna), đây chính là thiền chi thứ tư có tên là lạc (sukha),trạng thái trầm lắng, an bình, chuẩn bị cho tâm thái sâu lắng hơn là định và xả. Người phát triển được giác chi nầy cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng thanh thoát như khách đường xa vừa trút bỏ được một gánh nặng nhọc nhằn.
6. Định Giác Chi:Định (samādhi) hay nhất tâm (ekaggatā) là tâm thái tĩnh chỉ, chuyên nhất, ổn định, an trú hay bất động. Định giúp tâm thoát khỏi lửa dục. Tham dục (kāmachanda) là trạng thái tâm lăng xăng hướng ngoại tầm cầu sự thoả mãn trong các đối tượng khả ái như sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon hoặc xúc chạm êm ái. Chính tham dục làm cho tâm tán loạn bất an nên là triền cái cần được xa lìa.Sơ thiền được mô tả là: " Một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm có tứ". Thực ra, ly dục là yếu tố tất yếu cho tất cả các bậc thiền sắc giới và vô sắc giới. Nếu không ly dục không thể đạt đến trạng thái nhất tâm.
Nếu một vài tôn giáo dùng định để thọ hưởng những trạng thái xuất thần hay để phát triển năng lực thần thông; nhà khí công hay nhà thôi miên dùng định lực để chữa bệnh hoặc sai khiến người khác làm theo mệnh lệnh của mình với một mục đích nào đó; nhà bác học chú tâm để giải quyết một vấn đề khoa học... thì Phật giáo dùng định với chủ đích giúp tâm an ổn, thanh tịnh và tạo điều kiện phát triển trí tuệ. Mặc dù vẫn đạt được an lạc và thần thông nhưng hành giả thiền Phật giáo không xem đó là mục đích chính.
7. Xả Giác Chi:Xả (upekkhà) là trạng thái tâm trung lập, quân bình giữa lạc và khổ, giữa hỷ và ưu, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại giới. Không một đối tượng nào có thể lay chuyển được người có tâm xả. Họ không bất bình trước những nghịch cảnh, cũng không tham ái đối với thuận cảnh. Họ thản nhiên trước những lời tán dương hay phỉ báng, trước thành công hay thất bại, trước được mất, hơn thua, vui khổ.
Xả luôn đi đôi với định trong tứ thiền sắc giới, cũng như trong bốn bậc thiền vô sắc. Trong tứ vô lượng tâm (appamannà) xả là tâm không dính mắc, đeo níu, chấp thủ bất cứ điều gì. Xả còn là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho trí tuệ trong lộ trình siêu thế tâm đi vào đạo quả của các bậc Thánh.
*
Trong bảy yếu tố giác ngộ trên, niệm là yếu tố then chốt luôn có mặt để hỗ trợ và giúp điều hợp sáu yếu tố còn lại sao cho thích ứng với mỗi tình trạng của tâm. Sáu yếu tố còn lại nầy được chia làm hai nhóm:Nhóm thứ nhất có tính động dụng, linh hoạt gồm: Trạch pháp, tinh tấn và hỷ, có công năng giải trừ tình trạng thụ động, tiêu cực, buông xuôi, hôn trầm, mê muội của tâm, giúp tâm phấn chấn, tỉnh táo, nhanh nhẹn, tích cực và sáng suốt.
Nhóm thứ hai có tính tĩnh lắng, trầm ổn gồm: An, định và xả, có công năng giải trừ tình trạng dao động, trạo cử, phóng dật, bất an, ham muốn của tâm, giúp tâm lắng dịu, trầm tĩnh, ổn định, an lạc và thanh thản.
Nếu để ý chúng ta sẽ thấy bảy chi pháp nầy bao hàm trong hai yếu tố định và tuệ, không thể thiếu trên Đạo lộ chứng ngộ Niết-bàn, cứu cánh của hành trình giác ngộ giải thoát.
https://sites.google.com/site/paliviet2554/home/ty-khuu-khanh-hy/02-con-dhuong-hanh-phuc/29-32
DOI TRI THAM SAN SI/ TANG CHI BO KINH
68. Du Sĩ Ngoại Ðạo.
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau: "Có ba pháp này, này các Hiền giả. Thế nào là ba? Tham, sân, si. Những pháp này, này các Hiền giả, là ba pháp. Trong ba pháp này, này các Hiền giả, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là khác biệt? "Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông trả lời như thế nào với các du sĩ ngoại đạo ấy?
- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làn căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết ý nghĩa lời nói này cho chúng con. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói!
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau: "Có ba pháp này, này các Hiền giả. Thế nào là ba? Tham, sân, si. Những pháp này, này các Hiền giả, là ba pháp. Trong ba pháp này, này các Hiền giả, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là khác biệt? "Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Tham, thưa các Hiền giả, là tội nhỏ, nhưng ly tham là chậm chạp. Sân là tội lớn, nhưng ly sân là mau chóng. Si là tội lớn, và ly si là chậm chạp."
2.- "Do nhân gì, này chư Hiền, do duyên gì tham chưa sanh được sanh khởi, và tham sanh rồi đưa đến tăng trưởng, quảng đại?"
Cần phải trả lời là "Tịnh tướng". "Với ai không như lý tác ý tịnh tướng, thời tham chưa sanh được sanh khởi, và tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên, tham chưa sanh được sanh khởi, và tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại".
3. "Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì sân chưa sanh được sanh khởi, và sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại?"
Cần phải trả lời là "Chướng ngại tướng". "Với ai không như lý tác ý chướng ngại tướng, thời sân chưa sanh được sanh khởi, sân sanh rồi được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên, khiến sân chưa sanh được sanh khởi, và sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại".
4. "Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng, quảng đại?"
Cần phải trả lời là "Không như lý tác ý". "Với ai không như lý tác ý, thời si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng quảng đại. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên, khiến si chưa sanh được sanh khởi, và si đã sanh được tăng trưởng quảng đại".
5.-"Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận?"
Cần phải trả lời là "Tướng bất tịnh". "Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên khiến tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận."
6. "Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận?"
Cần phải trả lời là "Từ tâm giải thoát". "Với ai như lý tác ý từ tâm giải thoát, thời sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên khiến sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận."
7. "Do nhân gì, này các chư Hiền, do duyên gì si chưa sanh không sanh khởi, hay si đã sanh được đoạn tận?"
Cần phải trả lời là "như lý tác ý". "Với ai như lý tác ý, thời si chưa sanh không sanh khởi, và si đã sanh được đoạn tận. Ðây là nhân, này các Hiền giả, đây là duyên khiến si chưa sanh không sanh khởi, hay si đã sanh được đoạn tận."
PHAM CONG THIEN/ DOC TUNG KINH PHAT
CHƯƠNG 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT
TRƯỚC KHI ĐỌC TỤNG KINH PHẬT
1. Những điều kiện cần thiết trước khi đọc tụng kinh Phật
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh:
“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.”
Và cung kính xưng danh niệm Phật cúi lạy Đấng Bổn Sư ba lần. Theo truyền thống lâu đời của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Hoa, đây là những điều kiện tâm linh để mở rộng cõi lòng mình, tha thiết kính ngưỡng quì lạy chư Phật, quì lạy Tam Bảo thường trụ, tri ơn và phát nguyện lớn cứu khổ tam đồ, phát Bồ Đề Tâm và nguyện hết lòng trì tụng kiến giải chân thực nghĩa của chân ngữ Như Lai.
Nói theo ngôn ngữ bình thường, trước khi làm bất cứ việc gì tinh thần chúng ta phải cần sạch sẽ và sáng suốt, cần phải linh động, uyển chuyển nhịp nhàng, tinh thành mở rộng ra cõi bao la linh thiêng đang hiện ra ngay trước mắt. Bất cứ việc gì, dầu là việc nhỏ nhặt tầm thường nhất, đều tạo ra những hậu quả lớn lao bất ngờ, huống chi là đọc tụng kinh Phật. Phải trải qua biết bao nhiêu trăm ngàn vạn kiếp mà vẫn khó có thể gặp nghe thấy được kinh Phật trong hiện tại thoáng mất; chúng ta đã tạo ra được vô lượng phước đức trong tiền kiếp, cho nên kiếp này mới được dịp tốt để nghe kinh Phật một lần hy hữu trong đời người.
Nguyên động lực nào khiến ta tìm đọc kinh Phật? Mở rộng kiến thức? Để khoe rằng mình hiểu Phật Giáo? Để thỏa mãn tính hiếu kỳ? Để có lòng tin vững chắc vào Phật Pháp? Có rất nhiều động lực thúc đẩy mình, và ít khi mình ý thức được trọn vẹn những động lực tiềm ẩn trong lòng vào lúc mình bắt đầu đọc tụng kinh Phật. Tất cả nguyên động lực của thế gian đều sai lầm. Chỉ có một nguyên động lực duy nhất để đọc tụng kinh Phật một cách đứng đắn là phát dậy Bồ Đề Tâm, dũng mãnh quyết tâm đọc tụng kinh Phật để tu hành ngay lập tức, vì lợi ích bao la cho tất cả chúng sanh. Chỉ có sự hoài nghi chính đáng là hoài nghi về chính bản ngã và bản thân. Khi mình đã hoài nghi tất cả mọi sự mà bỏ quên sự hoài nghi về chính cái “tôi” và cái “của tôi” ở chính mình thì tất cả sự hoài nghi đã mất hết nền tảng hiện hữu.
Ngôn ngữ của chư Phật và chư Bồ Tát là ngôn ngữ tự xóa mất trong từng chữ và từng tiếng để bất ngờ khai mở một thế giới vô tận và mới lạ, và chỉ khi nào cái bản ngã hạn hẹp của mình bị nghiền nát thành tro bụi thì may ra lúc ấy mới bừng sáng lên tất cả chân thực nghĩa vô lượng của Như Lai.
Mình phải đọc tụng kinh Phật với tất cả tinh thần khẩn trương của một kẻ bị xử tử hình đang quì cúi lạy trong xà lim tối đen, đang lắng nghe sự im lặng trườn mình qua nỗi chết sắp đến...
Mình cũng có thể đọc tụng kinh Phật như người đã bị tước đoạt mất hết tất cả trong đời sống, và bỗng nhiên bất thần lại được tìm thấy một kho tàng trân bảo vô lượng trước mắt mình; niềm vui sướng vô tận, cơn khoái lạc tràn trề tràn ngập cả thể xác lẫn tinh thần mà trọn cả đời người chưa bao giờ có được cảm thức phi thường như vậy.
VAI CHI TIET VE TRUNG LUAN
Vai chi tiet ve Trung Luan
1. Phật Hộ
Trung quán tông (zh. 中觀宗, sa. mādhyamika, bo. dbu ma pa དབུ་མ་པ་), còn được gọi là Trung luận tông (zh. 中論宗), là một trường phái Đại thừa, được Long Thụ (zh. 龍樹, sa. nāgārjuna) và Thánh Thiên (zh. 聖天, sa. āryadeva) thành lập. Tông này có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam. Đại diện xuất sắc của phái này, bên cạnh hai vị sáng lập, là Phật Hộ (thế kỉ 5), Thanh Biện (thế kỉ 6), Nguyệt Xứng (thế kỉ 8), Tịch Thiên (thế kỉ 7-8), Tịch Hộ (thế kỉ 8) và Liên Hoa Giới (thế kỉ 8). Những Đại Luận sư này có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển đạo Phật tại Tây Tạng.
Tên gọi của tông này dựa trên quan điểm “trung quan”, quan điểm trung dung về việc sự vật có hay không có. Với quan điểm Bát bất, được ghi lại trong bài kệ dẫn nhập của Trung luan (sa. madhyamakaśāstra), Long Thụ cho rằng mọi miêu tả về sự vật đều không đúng và Sư nêu rõ tính chất hư huyến và tương đối của sự vật. Nguyên văn kệ Bát bất, Tám phủ định (Chân Nguyên dịch Phạn-Việt):
Nguyên văn tiếng Phạn
- anirodham anutpādam anucchedam aśāśvataṃ | anekārtham anānārtham anāgamam anirgamaṃ ||
- yaḥ pratītyasamutpādaṃ prapañcopaśamaṃ śivaṃ | deśayāmāsa saṃbuddhas taṃ vande vadatāṃ varaṃ ||
Dịch nghĩa
- Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi ||
- Con tôn xưng bậc chính giác (sa. saṃbuddha), người đã khéo (sa. śiva) dạy lí duyen khoi, sự an tĩnh các thiên hình vạn trạng (sa.prapañcopaśama), là vị thầy giỏi nhất trong các vị thầy.
Vì tất cả mọi sự đều dựa lên nhau mà thành (duyen khoi), cho nên chúng không tồn tại độc lập, không có tu*. ngA~ (zh. 我, sa. ātman), tu tinh (zh. 自性, sa.svabhāva), trống rỗng (sa. śūnya). Cái trống rỗng, cái tinh Khong (sa. śūnyatā) trong Trung quán tông có một ý nghĩa hai mặt: một mặt, tinh Khong không có một tự ngã nào; mặt khác, tinh Khong đồng nghĩa với sự giai thoat, vì tính Không chính là bản thể tuyệt đối. Chứng ngộ được tính Không tức là giải thoát. Muốn đạt được điều này, người ta phải thoát khỏi tâm thức thị phi. Đối với Trung quán tông thì tính Không là thể tính cuối cùng, đồng nghĩa với Phap than (sa. dharmakāya). Vì quan điểm Không toàn triệt nói trên mà Trung quán tông có khi được gọi là Không tông (sa. śūnyavādin).
2. Trich tu Thay Tue Sy/ Phatviet.com:
I. CÁC BẢN CHÚ TRUNG LUẬN
Dưới đây là các bản chú Trung Luận được sắp xếp đại khái
theo thứ tự niên đại, trong ngoặc đơn là ngôn ngữ nguyên điển
hoặc bản dịch còn lại tương ứng.
1. Trung Luận 中論, Thanh Mục thích, La Thập dịch (Hán
dịch, 大正 No. 1564). Đây là bản rất được coi trọng tại các
nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,…
2. Vô Úy Luận 無畏論, không rõ tác giả (Tạng dịch, Pek No.
5229). Tạng dịch cho rằng đây là bản do chính Long Thụ tự
chú.
3. Thuận Trung Luận 順中論, Vô Trước thích (Hán dịch, 大
正 No. 1565)
4. Đại Thừa Trung Quán Thích Luận 大乘中觀釋論, An Huệ
thích (Hán dịch, 大正 No. 1567)
5. Căn Bản Trung Luận Chú 根本中論註, Phật Hộ thích
(thường gọi là bản Phật Hộ chú) (Sanskrit nguyên điển,
Tạng dịch Pek No. 5242)
37
6. Bát-nhã Đăng Luận 般若燈論, Thanh Biện thích (Tạng
dịch Pek No. 5253, Hán dịch 大正 No. 1566)
7. Prasannapadā, Nguyệt Xứng thích (Sanskrit nguyên điển,
Tạng dịch Pek No. 5260)
Trong các bản trên thì Thuận Trung Luận chỉ chú giải tổng
cộng 55 kệ rải rác trong 27 chương Trung Luận, các bản còn lại
đều chú trọn vẹn 27 chương. Do vậy, nếu nói chính xác các bản
chú Trung Luận Kệ Tụng thì chỉ có 6, tức loại bản Thuận
Trung Luận ra. Ngoài ra trong Tạng dịch còn có riêng một bản
dịch chỉ gồm các câu kệ có tên Căn bản Trung tụng, tuy nhiên
bản này gần như nhất trí với kệ tụng của Prasannapadā, có thể
nói chính là rút ra từ đây vậy.
--
12 Tịnh Minh Cú Luận 淨明句論.
13 Bài phát biểu của Ye Shaoyong có tựa đề, A Sanskrit Manuscript of
Madhyamaka-kārikā and Buddhapālita’s Commentary from Tibet.
Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012
YEU CHI TRUNG QUAN LUAN/ HT THICH DUY LUC
Trich tu:
YẾU CHỈ TRUNG QUÁN LUẬN
Thích Duy Lực
Thích Duy Lực
Lời Nói Ðầu
Có người hỏi: "Phật pháp có thể chia nhiều tông, tại sao không thể chia nhiều phái?" Nên biết Phật pháp là để hiển bày bản thể tự tánh bất nhị của Diệu giác nên chẳng thể chia. Có thể chia là giáo pháp (chẳng phải Phật pháp). Chư Phật chư Tổ, vì muốn thích ứng căn cơ trình độ của mọi chúng sanh, nên vì khế hợp đương cơ mà chia nhiều tông, tức là trên phù hợp ý Phật (Phật pháp chẳng thể chia), dưới khế hợp đương cơ (giáo pháp có thể chia) là vậy.
Giáo pháp thích hợp với người phương Ðông được chia làm năm hệ: Thiền, Giáo, Luật, Tịnh, và Mật. Thiền, Luật, Tịnh, Mật, mỗi hệ có một tông. Giáo môn lại chia thành bốn tông: Thiên Thai, Hiền Thủ, Tam Luận và Duy Thức, cộng chung là tám tông đại thừa.
Luận này, vì muốn phá chấp nhị biên tương đối, nên phương tiện thiết lập Trung Quán. Nguồn gốc của nhị biên là "hữu" và "vô". "Hữu" bao gồm hữu vi pháp, "vô" bao gồm vô vi pháp. Nhị biên đã phá thì "Trung" không có chỗ để an lập. Như thế, đâu có học thuyết cao siêu để cho nghiên cứu mà dựng lập học phái Trung Quán!
Lục Tổ nói thuyết pháp chẳng lìa tự tánh, tự tánh là bất nhị. Kinh Ðại Thừa liễu nghĩa do Phật thuyết đều là bất nhị. Chư Tổ căn cứ theo kinh liễu nghĩa lập luận sớ giải cũng là bất nhị. Bất nhị thì chẳng có tương đối, chẳng có tương đối thì chẳng thể dùng bộ não suy nghĩ, chẳng thể dùng lời nói văn tự diễn đạt, cho nên Ðại Thừa Khởi Tín Luận nói: lìa "tướng tâm duyên", lìa "tướng danh tự" v.v...
Nên biết, những phương tiện do chư Phật chư Tổ thiết lập chỉ muốn khiến chúng sanh ngay đó khai ngộ, chứ chẳng phải muốn chúng sanh nghiên cứu tìm hiểu lý đạo. Do đó chẳng thể xem như một học thuyết để nghiên cứu mà chia ra nhiều học phái.
Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thực quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá. Như các phẩm Quán Như Lai, Quán Niết Bàn là thuộc về phá pháp vô vi, những phẩm Quán Nhân Duyên, Quán Khứ Lai thuộc về phá pháp hữu vi. Hữu vô tất cả pháp đều phá. Phàm có nhị biên tương đối đều phá hết.
Chư Phật chư Tổ dùng pháp phá làm phương tiện để phá sự chấp trước của chúng sanh. Chúng sanh có cái sở chấp nào, thì phá cái sở chấp nấy. Nếu chúng sanh chẳng có chấp trước, thì pháp phá cũng thành dư thừa. Nay chúng tôi biên tập yếu chỉ Trung Quán Luận này, chỉ ở trong mỗi phẩm rút ra vài bài kệ chủ yếu, để sáng tỏ yếu chỉ về pháp phá của tác giả mà thôi.
- Thích Duy Lực
Phẩm Thứ Nhất
Phá Nhân Duyên
Phẩm thứ nhất là phá tất cả pháp, bởi vì tất cả pháp đều từ nhân duyên mà sanh.
Bất sanh cũng bất diệt
Bất thường cũng bất đoạn
Bất nhất cũng bất dị
Bất lai cũng bất xuất
Thường nói là nhân duyên
Khéo diệt các hý luận
Tôi kính đảnh lễ Phật
Trong các thuyết đệ nhất
Bất thường cũng bất đoạn
Bất nhất cũng bất dị
Bất lai cũng bất xuất
Thường nói là nhân duyên
Khéo diệt các hý luận
Tôi kính đảnh lễ Phật
Trong các thuyết đệ nhất
Các pháp chẳng tự sanh
Cũng chẳng từ tha sanh
Chẳng cộng, chẳng vô nhân
(không nguyên nhân mà có)
Cho nên biết vô sanh
Cũng chẳng từ tha sanh
Chẳng cộng, chẳng vô nhân
(không nguyên nhân mà có)
Cho nên biết vô sanh
Giải thích. Các pháp từ nhân duyên mà sanh, duyên sanh thì chẳng có tự tánh (duyên hợp mới có, duyên lìa thì không) tức là nghĩa vô sanh vậy. Các pháp 27 phẩm trong luận này đều là nhân duyên tương đối, nên đều có thể dùng bài kệ thứ hai để phá trừ. Các pháp từ nhân duyên sanh thì chẳng phải tự sanh (các pháp chẳng tự sanh). Tha cũng có tự thể của nó, nên Tha cũng đồng như Tự (cũng chẳng từ tha sanh). Vậy Tự với Tha đều chẳng thể thành lập, thì lấy gì để cộng. Lại pháp đã từ nhân duyên sanh thì chẳng phải vô nhân (chẳng cộng, chẳng vô nhân), cho nên biết tất cả pháp đều vô sanh. Người chứng ngộ tức là ngộ cái pháp "vô sanh" này vậy.
Phá Khứ Lai
Ðã đi chẳng có đi
Chưa đi cũng chẳng đi
Lìa đã đi, chưa đi
Ðang đi cũng chẳng đi
Chưa đi cũng chẳng đi
Lìa đã đi, chưa đi
Ðang đi cũng chẳng đi
Giải thích. "Ðang đi cũng chẳng đi": Lối giải thích trong nguyên văn của luận dùng "kẻ đi" với "pháp đi" rất khó hiểu. Nay dùng máy quay video để thí dụ thì dễ hiểu hơn. Ví như kẻ đi bước 10 bước, máy quay phim quay 100 tấm hình, khi phóng ảnh ra, coi cũng như lúc đang đi, nhưng xét kỹ trong 100 tấm hình, thì chẳng một tấm hình nào có đi. Như thế thì chứng minh "đang đi" cũng "chẳng đi". Cũng là nghĩa sát na (1 giây = 60 sát na) vô trụ vậy.
Phá Lục Tình
Ghi chú. Lục tình: Lục thức đối với lục căn, lục trần, sanh khởi tình chấp, nên gọi là lục tình (có cảm tình chấp đó là thực)
Nhãn nhĩ và tỷ thiệt
Cùng thân ý lục tình
Nhãn nhĩ ... lục tình này
Hành sắc thanh ... lục trần
Cùng thân ý lục tình
Nhãn nhĩ ... lục tình này
Hành sắc thanh ... lục trần
Kiến chẳng thể có kiến
Phi kiến cũng chẳng kiến
Nếu đã phá nơi kiến
Tức là phá người kiến
Lìa "kiến", chẳng lìa "kiến"
Người kiến chẳng thể đắc
Vì chẳng có người kiến
Ðâu có kiến để kiến
Phi kiến cũng chẳng kiến
Nếu đã phá nơi kiến
Tức là phá người kiến
Lìa "kiến", chẳng lìa "kiến"
Người kiến chẳng thể đắc
Vì chẳng có người kiến
Ðâu có kiến để kiến
Giải thích. Kinh Lăng Nghiêm nói: Lúc thấy sáng, kiến tinh (tánh thấy) chẳng phải là sáng; lúc thấy tối, kiến tinh chẳng phải là tối; lúc thấy thông, kiến tinh chẳng phải là thông; lúc thấy nghẽn, kiến tinh chẳng phải là nghẽn. Bốn nghĩa trên chứng tỏ kiến tinh chẳng theo cảnh trần sanh diệt. Ngươi còn nên biết "kiến kiến chi thời" (lúc cái bản kiến tự hiện), "kiến phi thị kiến" (kiến chẳng phải là kiến), "kiến do ly kiến" (kiến còn phải lìa kiến), "kiến bất năng cập" (vì kiến chẳng thể thấy được kiến).
Theo cái nhìn của Thiền Tông
Ấy là Thế Tôn hiển bày đệ nhứt nghĩa đế, cũng là diệu bồ đề đạo vậy. Kiến và kiến duyên gồm có năm nghĩa: Sáng, tối, thông, nghẽn (trần) là bốn thứ kiến duyên (sở kiến), còn kiến tinh là một thứ kiến vọng (năng kiến). Thế Tôn ở đây phân biệt năng kiến (kiến tinh) và kiến duyên (tướng sáng, tối, thông, nghẽn). Bản thể của diệu giác gọi là chơn kiến, dụ như đệ nhất nguyệt, thường chiếu rõ kiến tinh, mà kiến tinh (đệ nhị nguyệt) thì chẳng thể thấy được chơn kiến. Nên cho kiến tinh là vọng (do dụi mắt sở hiện tức là vọng). Cái kiến tinh của năng kiến đã là vọng, thì sắc tướng do kiến tinh thấy được dĩ nhiên cũng là vọng. Năng sở đều vọng, thì chẳng có "kẻ năng kiến" và sắc tướng của "sở kiến". Theo đó suy luận thì biết những cảnh trần do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cảm nhận được cũng như thế. Nên Kinh Bảo Tích nói: "Pháp thân" chẳng thể dùng kiến văn giác tri để cầu; chẳng phải sở kiến của nhục nhãn, vì vô sắc; chẳng phải sở kiến của thiên nhãn, vì vô vọng; chẳng phải sở kiến của huệ nhãn, vì lìa tướng; chẳng phải sở kiến của pháp nhãn, vì lìa "chư hành" (vô thường); chẳng phải sở kiến của Phật nhãn, vì lìa "chư thức". Nếu chẳng cho là có những cái thấy kể trên thì gọi là tri kiến Phật (tức là diệu giác).
Công án Thiền Tông (chứng minh những điều trên)
Tăng Văn Thùy ở chùa Báo Từ có nghiên cứu Kinh Thủ Lăng Nghiêm, gặp thiền sư Pháp Nhãn, trình sở học của mình, cho là phù hợp ý chỉ trong kinh.
Nhãn hỏi: Lăng Nghiêm há chẳng phải có nghĩa bát hoàn ư? (tám thứ trả về nguồn gốc)
Thùy đáp: Phải.
Hỏi: Sáng hoàn cái gì?
Ðáp: Sáng hoàn nhật luân (mặt trời)
Hỏi: Nhật hoàn cái gì?
Văn Thùy ngơ ngác, chẳng thể trả lời. Từ đó khâm phục thỉnh pháp. Như thế có thể biết "chủ trong chủ" thực chẳng phải ghi chú, giải thích có thể đến được.
Phá Ngũ Ấm (Ngũ Uẩn)
Nếu lìa nơi "sắc nhân" (nhân của sắc tướng)
"Sắc" thì bất khả đắc
Nếu phải lìa nơi sắc
Sắc nhân chẳng thể lìa
Nếu lìa sắc có nhân
Thì có nhân không quả
Nếu có nhân không quả
Thì chẳng có chỗ đúng
"Sắc" thì bất khả đắc
Nếu phải lìa nơi sắc
Sắc nhân chẳng thể lìa
Nếu lìa sắc có nhân
Thì có nhân không quả
Nếu có nhân không quả
Thì chẳng có chỗ đúng
Giải thích. Vũ trụ vạn vật đều chẳng thể truy cứu nhân đầu tiên, nên Phật nói là vô thỉ (chẳng có bắt đầu) cũng là nghĩa "vô sanh" (trong phẩm Nhân Duyên đã phá). Sắc ấm phá như thế, thì thọ, tưởng, hành, thức, bốn ấm kia cũng phá như sắc ấm.
Phá Lục Chủng (Sáu Thứ)
Ghi chú. Ðịa Thủy Hỏa Phong tứ đại, thêm Không đại và Kiến đại, cộng chung là lục chủng.
Lúc "tướng không" chưa có
Thì chẳng pháp "hư không"
Nếu hư không có trước
Thì hư không "vô tướng"
Vì tướng đã chẳng có
Sở tướng cũng chẳng có
Nếu sở tướng chẳng có
Thì tướng cũng chẳng có
Cho nên biết hư không
Phi hữu cũng phi vô
Phi tướng phi sở tướng
Năm thứ kia cũng thế
Thì chẳng pháp "hư không"
Nếu hư không có trước
Thì hư không "vô tướng"
Vì tướng đã chẳng có
Sở tướng cũng chẳng có
Nếu sở tướng chẳng có
Thì tướng cũng chẳng có
Cho nên biết hư không
Phi hữu cũng phi vô
Phi tướng phi sở tướng
Năm thứ kia cũng thế
Giải thích. Nếu trước đã "vô tướng" thì sau cũng phải vô tướng. Nếu có tướng, thì tại sao chẳng có sở tướng (chẳng có tướng sở hữu của hư không). "Sở tướng" chẳng có, thì "tướng" đương nhiên cũng chẳng có (chẳng có tướng mạo của hư không). Ðịa, thủy, hỏa, phong, kiến, năm thứ "đại" cũng đồng như hư không, chẳng thể thành lập.
Phá Nhiễm Và Kẻ Nhiễm
Nếu lìa nơi pháp nhiễm
Trước tự có kẻ nhiễm
Thì kẻ bị nhiễm này
Phải sanh ra pháp nhiễm
Nếu chẳng có pháp nhiễm
Tại sao phải có nhiễm
Có nhiễm hoặc chẳng nhiễm
Kẻ nhiễm cũng như thế
Trước tự có kẻ nhiễm
Thì kẻ bị nhiễm này
Phải sanh ra pháp nhiễm
Nếu chẳng có pháp nhiễm
Tại sao phải có nhiễm
Có nhiễm hoặc chẳng nhiễm
Kẻ nhiễm cũng như thế
Giải thích. Lục trần thuộc về pháp nhiễm. Chúng sanh ham thích lục trần thuộc về kẻ nhiễm. Nếu cho rằng lìa pháp nhiễm mà kẻ nhiễm có trước, thì quả thuyết này chẳng thể lập. Nếu chúng sanh chẳng ham thích lục trần, thì chẳng thành kẻ nhiễm. Nếu chẳng có kẻ nhiễm, thì làm sao có pháp nhiễm? Nếu pháp nhiễm với kẻ nhiễm cùng một lúc, thì chẳng có nhân duyên tương đối, tức là chẳng vì kẻ nhiễm mà có pháp nhiễm, cũng chẳng vì pháp nhiễm mà có kẻ nhiễm. Thế thì hai thứ "kẻ nhiễm" và "pháp nhiễm" phải là "thường" (không đoạn). Nếu thế thì chúng sanh vĩnh viễn chẳng có ngày giải thoát. Nhưng sự thực thì đời đời đều có chúng sanh giải thoát.
Quán Tam Tướng (Sanh, Trụ, Diệt)
Nếu sanh là hữu vi
Thì phải có tam tướng
Nếu sanh là vô vi
Ðâu có tướng hữu vi
Tam tướng nếu hợp lìa
Chẳng thể có sở tướng
Tại sao ở một chỗ
Ðồng thời có tam tướng
Thì phải có tam tướng
Nếu sanh là vô vi
Ðâu có tướng hữu vi
Tam tướng nếu hợp lìa
Chẳng thể có sở tướng
Tại sao ở một chỗ
Ðồng thời có tam tướng
Giải thích. Sanh, trụ, diệt, ba tướng thuộc về pháp hữu vi. Nếu hợp thì tam pháp trái ngược nhau, chẳng thể cùng ở một lúc, nghĩa là lúc sanh thì chẳng có tướng trụ diệt, lúc trụ thì chẳng có tướng sanh diệt, lúc diệt thì chẳng có tướng sanh trụ. Nếu lìa thì chẳng có "sở tướng", tức là sanh chẳng có tướng "sở sanh", trụ chẳng có tướng "sở trụ", diệt chẳng có tướng "sở diệt". Nếu thuộc về pháp vô vi, thì chẳng có tam tướng.
Quán Phá "Pháp Tác" Và "Kẻ Tác"
(pháp làm và kẻ làm)
Quyết định có kẻ tác
Chẳng tác, nghiệp "quyết định"
Quyết định chẳng kẻ tác
Chẳng tác, chẳng "định nghiệp"
Quyết định "nghiệp" vô tác
Nghiệp ấy chẳng kẻ tác
Nếu kẻ tác chẳng tác
Kẻ tác cũng chẳng "nghiệp"
Quyết định có kẻ tác
Thì phải có nghiệp tác
Kẻ tác và nghiệp tác
Tức đọa nơi vô nhân (không có nhân)
Nếu đọa nơi vô nhân
Thì vô nhân vô quả
Vô "tác" vô "kẻ tác"
Pháp tác thành vô dụng
Chẳng có những pháp tác (pháp, kẻ, nghiệp)
Thì chẳng có tội phước
Vì tội phước đã không
Tội phước báo cũng không
Nếu chẳng tội phước báo
Cũng chẳng đại Niết Bàn
Những việc có sở tác
Ðều "không", chẳng có quả
Chẳng tác, nghiệp "quyết định"
Quyết định chẳng kẻ tác
Chẳng tác, chẳng "định nghiệp"
Quyết định "nghiệp" vô tác
Nghiệp ấy chẳng kẻ tác
Nếu kẻ tác chẳng tác
Kẻ tác cũng chẳng "nghiệp"
Quyết định có kẻ tác
Thì phải có nghiệp tác
Kẻ tác và nghiệp tác
Tức đọa nơi vô nhân (không có nhân)
Nếu đọa nơi vô nhân
Thì vô nhân vô quả
Vô "tác" vô "kẻ tác"
Pháp tác thành vô dụng
Chẳng có những pháp tác (pháp, kẻ, nghiệp)
Thì chẳng có tội phước
Vì tội phước đã không
Tội phước báo cũng không
Nếu chẳng tội phước báo
Cũng chẳng đại Niết Bàn
Những việc có sở tác
Ðều "không", chẳng có quả
Giải thích. "Pháp tác" với "kẻ tác" và "nghiệp sở tác". Ba thứ hòa hợp nên có quả báo, ba thứ trên nếu thuộc hữu vi, thì trong hữu vi đã phá. Nếu thuộc vô vi, thì trong vô vi đã phá. Kỳ thực pháp phá của mỗi phẩm đều giống nhau, tức là dùng nghĩa trung đạo để phá nhị biên của tương đối vậy.
Phá Bản Trụ (bản lai vốn đã có)
Có người nói:
Các căn nhãn nhĩ tỷ ...
Các pháp khổ với vui
Thực ai có việc này
Gọi là pháp bản trụ
Nếu chẳng có bản trụ
Ai có nhãn nhĩ tỷ ...
Do đó nên được biết
Trước đã có bản trụ
Các pháp khổ với vui
Thực ai có việc này
Gọi là pháp bản trụ
Nếu chẳng có bản trụ
Ai có nhãn nhĩ tỷ ...
Do đó nên được biết
Trước đã có bản trụ
Phá:
Nếu lìa nhãn nhĩ tỷ ...
Và khổ vui các pháp
Bản trụ đã có trước
Thì làm sao chứng tỏ
Nếu lìa nhãn nhĩ tỷ ...
Mà có pháp bản trụ
Thì phải lìa bản trụ
Mà có nhãn nhĩ tỷ ...
Do pháp biết có người
Do người biết có pháp
Lìa pháp đâu có người
Lìa người đâu có pháp
Tất cả nhãn nhĩ tỷ ...
Thực chẳng có bản trụ
Nhãn nhĩ tỷ ... các căn
Tùy theo tướng phân biệt
Nhãn nhĩ ... chẳng bản trụ
Sau này cũng chẳng có
Vì tam thế chẳng có
Chẳng "hữu" "vô" phân biệt
Và khổ vui các pháp
Bản trụ đã có trước
Thì làm sao chứng tỏ
Nếu lìa nhãn nhĩ tỷ ...
Mà có pháp bản trụ
Thì phải lìa bản trụ
Mà có nhãn nhĩ tỷ ...
Do pháp biết có người
Do người biết có pháp
Lìa pháp đâu có người
Lìa người đâu có pháp
Tất cả nhãn nhĩ tỷ ...
Thực chẳng có bản trụ
Nhãn nhĩ tỷ ... các căn
Tùy theo tướng phân biệt
Nhãn nhĩ ... chẳng bản trụ
Sau này cũng chẳng có
Vì tam thế chẳng có
Chẳng "hữu" "vô" phân biệt
Giải thích. Theo sự suy xét kỹ càng về bản trụ nơi nhãn nhĩ các căn, trước đã không có, thì sau cũng phải không có. Nếu tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) đều không, tức là pháp "vô sanh", thì ở nơi nào mà sanh ra pháp bản trụ?
Phá "Ðốt" Và "Sở Ðốt"
Nếu "đốt" là "sở đốt"
Tác, kẻ tác thành một
Nếu đốt khác sở đốt
Lìa sở đốt có đốt
Tác, kẻ tác thành một
Nếu đốt khác sở đốt
Lìa sở đốt có đốt
Giải thích. Ðốt là lửa, sở đốt là củi, kẻ tác là người, sở tác là nghiệp. Nếu đốt với sở đốt là một, thì kẻ tác với sở tác cũng phải là một. Như thợ gốm tác bình, thợ gốm chẳng phải bình, bình chẳng phải thợ gốm, tác và sở tác chẳng thể thành một. Nếu nói chẳng thể thành một thì phải khác. Nếu khác thì lìa sở đốt mà có đốt (lìa củi mà có lửa). Nhưng thực tế thì chẳng thể được, nên nói khác cũng không được. Thế thì được biết: "đốt" với "sở đốt" đều chẳng thể thành lập.
Phá Bản Tế (thực tế bản lai vốn sẵn)
Sở thuyết của đại thánh
Bản tế bất khả đắc
Sanh tử chẳng bắt đầu
Cũng chẳng có cuối cùng
Nếu chẳng có thỉ chung
Chính giữa làm sao có
Cho nên ở trong đó
Trước sau chung cũng không
(cộng chung cũng chẳng có)
Giả sử sanh có trước
Sau mới có già chết
Không già chết có sanh
Sanh không có già chết
Nếu già chết có trước
Sau mới có kẻ sanh
Ấy tức là vô nhân
Không sanh có già chết
Bản tế bất khả đắc
Sanh tử chẳng bắt đầu
Cũng chẳng có cuối cùng
Nếu chẳng có thỉ chung
Chính giữa làm sao có
Cho nên ở trong đó
Trước sau chung cũng không
(cộng chung cũng chẳng có)
Giả sử sanh có trước
Sau mới có già chết
Không già chết có sanh
Sanh không có già chết
Nếu già chết có trước
Sau mới có kẻ sanh
Ấy tức là vô nhân
Không sanh có già chết
Giải thích. Phật nói bản tế đầu tiên của sanh tử bất khả đắc, bởi vì sanh với tử đều chẳng thể có bắt đầu. Chẳng bắt đầu thì chẳng cuối cùng. Nếu sanh có trước rồi mới có già chết, thì chẳng do già chết mà có sanh. Vậy thì già chết với sanh mỗi mỗi tự độc lập. Nếu sanh độc lập, thì chẳng có già chết. Nhưng sự thực thì có sanh phải có chết, sanh với chết chẳng thể lìa nhau. Nếu già chết có trước, sau mới có sự sanh, thì già chết chẳng có nhân, tức là chẳng có sanh mà lại có già chết. Cho nên Bát Nhã Tâm Kinh nói: "Vô lão tử, diệc vô lão tử tận", là đáng tin vậy.
Phá Khổ
Tự tác với tha tác
Cộng tác vô nhân tác
Thuyết những khổ như thế
Ðều chẳng thể thành khổ
Trước hữu chẳng thành khổ
Trước vô chẳng thành khổ
Ðịnh hữu đã chẳng thành
Ðịnh vô cũng chẳng thành
Cho nên biết các pháp
Thực tế chẳng có khổ
Cộng tác vô nhân tác
Thuyết những khổ như thế
Ðều chẳng thể thành khổ
Trước hữu chẳng thành khổ
Trước vô chẳng thành khổ
Ðịnh hữu đã chẳng thành
Ðịnh vô cũng chẳng thành
Cho nên biết các pháp
Thực tế chẳng có khổ
Giải thích. Lúc đói chẳng được ăn, thì phải chịu cái khổ nhịn đói. Lúc lạnh chẳng được áo mặc, thì phải chịu cái khổ bị lạnh. Người giàu ăn mặc đầy đủ, thì không có cái khổ chịu lạnh đói. Kẻ nghèo, nếu được người bố thí cũng được đủ ăn mặc, cũng khỏi chịu cái khổ đói lạnh. Cái khổ nếu trước đã tự có, thì chẳng vì bị lạnh đói mà lại có khổ lạnh đói (vô lý). Cái khổ nếu trước đã không có, thì đâu thể có khổ. Khổ nếu nhất định có, thì người nào cũng phải chịu cái khổ lạnh đói (vô lý). Khổ nếu nhất định không có, thì đâu thể có khổ. Những khổ về lão, bịnh, tử, cũng có thể y theo pháp phá kể trên mà suy luận. Nghĩa là tất cả đều chẳng thể thành lập khổ.
Tự tác, tha tác, cộng tác, vô nhân tác đã phá trong phẩm thứ nhất.
Phá "Hành"
Hỏi: Như kinh Phật sở thuyết
- Hư vọng chấp lấy tướng
Vì vọng chấp chư hành
Nên gọi là hư vọng
- Trong đó lấy cái gì
Phật thuyết những việc này
Muốn hiển bày nghĩa không
Vì các pháp khác nhau
Biết đều là "vô tánh"
Tánh vô pháp cũng vô
Vì tất cả pháp không
Ðại thánh thuyết pháp không
Vì lìa chư kiến chấp
Nếu lại thấy có không
Phật chẳng thể giáo hóa
Phá "Hợp"
"Kiến" "sở kiến" "kẻ kiến"
Ba thứ này khác chỗ
Ba pháp khác như thế
Chẳng lúc nào hợp được
Ba thứ này khác chỗ
Ba pháp khác như thế
Chẳng lúc nào hợp được
Khác biệt nên có hợp
Ba thứ "kiến" chẳng khác
Vì tướng khác chẳng thành
Ba kiến làm sao hợp?
Ba thứ "kiến" chẳng khác
Vì tướng khác chẳng thành
Ba kiến làm sao hợp?
Khác, vì khác có khác
Khác, lìa khác chẳng khác
Nếu từ sở nhân ra
Pháp chẳng khác với nhân
Khác, lìa khác chẳng khác
Nếu từ sở nhân ra
Pháp chẳng khác với nhân
Trong khác, chẳng tướng khác
Trong chẳng khác, cũng không
Vì chẳng có tướng khác
Cái này chẳng khác kia
Pháp đồng chẳng tự hợp
Pháp khác cũng chẳng hợp
Kẻ hợp với lúc hợp
Pháp hợp đều chẳng có
Trong chẳng khác, cũng không
Vì chẳng có tướng khác
Cái này chẳng khác kia
Pháp đồng chẳng tự hợp
Pháp khác cũng chẳng hợp
Kẻ hợp với lúc hợp
Pháp hợp đều chẳng có
Giải thích. "Kiến" là nhãn căn, "sở kiến" là sắc trần, "kẻ kiến" là ta, chỗ của ba thứ khác nhau. Nói khác chỗ là: Nhãn căn ở trong thân, sắc trần ở ngoài thân, còn "tôi" hoặc nói ở trong thân hoặc nói ở khắp nơi, cho nên chẳng thể hợp (hợp chẳng được). Tự thể của các pháp chẳng thể hợp, như ngón tay chẳng thể hợp với ngón tay, mỗi pháp cách biệt ở mỗi nơi, cũng chẳng thể hợp, nên "pháp hợp" bất khả đắc. "Pháp hợp" đã bất khả đắc, thì "kẻ hợp" "lúc hợp" đều bất khả đắc.
Phá Hữu Vô
Hữu nếu chẳng thể thành
Thì vô làm sao thành
Vì đã có "pháp hữu"
Hữu hoại gọi là vô
Nếu người thấy hữu, vô
Thấy tự tánh, tha tánh
Như thế thì chẳng thấy
Phật pháp chân thật nghĩa
Thì vô làm sao thành
Vì đã có "pháp hữu"
Hữu hoại gọi là vô
Nếu người thấy hữu, vô
Thấy tự tánh, tha tánh
Như thế thì chẳng thấy
Phật pháp chân thật nghĩa
Ðịnh hữu là chấp thường
Ðịnh vô là chấp đoạn
Cho nên người có trí
Chẳng nên chấp hữu, vô
Ðịnh vô là chấp đoạn
Cho nên người có trí
Chẳng nên chấp hữu, vô
Giải thích. Nếu pháp là thực "hữu", thực hữu thì chẳng thể hoại diệt mà thành vô. Nếu thực "vô", thực vô thì chẳng thể sanh "hữu". Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều là pháp sanh diệt. Sanh diệt thì chẳng thuộc về hữu vô. Nếu chẳng sanh diệt là pháp vô vi, lại chẳng dính líu đến sự hữu vô. Cho nên chấp hữu, chấp vô đều chẳng phải nghĩa chân thật của Phật pháp vậy.
Quán Trói Mở
Chư hành có vãng lai
"Thường" chẳng có vãng lai
"Vô thường" chẳng vãng lai
Chúng sanh cũng như thế
Nếu chúng sanh vãng lai
Tìm cùng hết năm thứ
Trong các ấm giới nghiệp
Ðâu có ai vãng lai
(Năm thứ: sanh, tử, ấm, giới, nhập cộng năm thứ)
Nếu từ thân đến thân
Vãng lai, tức vô thân
Nếu mà chẳng có thân
Thì chẳng có vãng lai
"Thường" chẳng có vãng lai
"Vô thường" chẳng vãng lai
Chúng sanh cũng như thế
Nếu chúng sanh vãng lai
Tìm cùng hết năm thứ
Trong các ấm giới nghiệp
Ðâu có ai vãng lai
(Năm thứ: sanh, tử, ấm, giới, nhập cộng năm thứ)
Nếu từ thân đến thân
Vãng lai, tức vô thân
Nếu mà chẳng có thân
Thì chẳng có vãng lai
"Chư hành" tướng sanh diệt
Chẳng trói cũng chẳng mở
Chúng sanh như lời trên
Chẳng trói cũng chẳng mở
Nếu thân gọi là trói
Có thân thì chẳng trói
Vô thân cũng chẳng trói
Vậy nơi nào có trói
Chẳng trói cũng chẳng mở
Chúng sanh như lời trên
Chẳng trói cũng chẳng mở
Nếu thân gọi là trói
Có thân thì chẳng trói
Vô thân cũng chẳng trói
Vậy nơi nào có trói
Giải thích: Từ thân hài nhi đến thân tiểu đồng, cho đến thân thanh niên, thân lão niên, đều cùng một thân. Từ một thân đến một thân, tức là kẻ vãng lai vô thân (từ nhỏ tới già chỉ có một thân thì không có thân khác vãng lai). Nếu trước đã có thân thì chẳng nên còn có từ thân đến thân. Nếu trước chẳng có thân, làm sao có sanh tử vãng lai? Nếu thân ngũ ấm gọi là trói, chúng sanh đã có ngũ ấm trước thì chẳng thể trói, vì một người chẳng có hai thân (trước có thân ngũ ấm, sau lại có thân nữa). Nếu chẳng có thân thì chẳng có ngũ ấm. Tại sao mà có trói? Chẳng trói thì chẳng mở, nên trói mở đều chẳng thành lập.
Quán Nghiệp
Người khéo hàng phục tâm (ác tâm)
Lợi ích cho chúng sanh
Ấy gọi là thiện nghiệp
Là chủng tử quả báo
Ðại thánh thuyết hai nghiệp (thiện và ác)
"Tư" với "từ tư" sanh
Nghiệp trong tướng khác biệt
Mỗi mỗi phân biệt thuyết
(Ghi chú: "tư" là suy nghĩ là ý nghiệp,
"từ tư" tức là sanh ra thân, khẩu nghiệp)
Lợi ích cho chúng sanh
Ấy gọi là thiện nghiệp
Là chủng tử quả báo
Ðại thánh thuyết hai nghiệp (thiện và ác)
"Tư" với "từ tư" sanh
Nghiệp trong tướng khác biệt
Mỗi mỗi phân biệt thuyết
(Ghi chú: "tư" là suy nghĩ là ý nghiệp,
"từ tư" tức là sanh ra thân, khẩu nghiệp)
Nghiệp trụ đến thọ báo
Nghiệp ấy tức là thường
Nếu diệt tức vô thường
Ðâu thể sanh quả báo
Giải thích. Nghiệp nếu từ trụ cho đến thọ báo, nghiệp ấy tức là thường (thường là pháp vô vi). Sự thực thì chẳng phải vậy, vì nghiệp là tướng sanh diệt. Nhất niệm còn chẳng trụ, huống là từ trụ đến quả báo, nếu diệt thì chẳng có nghiệp. Chẳng nghiệp làm sao sanh ra quả báo.
Nghiệp ấy tức là thường
Nếu diệt tức vô thường
Ðâu thể sanh quả báo
Giải thích. Nghiệp nếu từ trụ cho đến thọ báo, nghiệp ấy tức là thường (thường là pháp vô vi). Sự thực thì chẳng phải vậy, vì nghiệp là tướng sanh diệt. Nhất niệm còn chẳng trụ, huống là từ trụ đến quả báo, nếu diệt thì chẳng có nghiệp. Chẳng nghiệp làm sao sanh ra quả báo.
Quán "Pháp"
Phật thuyết các pháp từ nhân duyên sanh, thì mỗi mỗi chẳng có tự tánh, tức là vô ngã.
Nếu ngã là ngũ ấm
Ngã tức là sanh diệt
Nếu ngã khác ngũ ấm
Chẳng phải tướng ngũ ấm
Nếu là chẳng có ngã
Làm sao có ngã sở
Vì diệt "ngã" "ngã sở"
Ðược gọi "vô ngã trí"
Người đắc vô ngã trí
Ấy gọi là thực quán
Ngã tức là sanh diệt
Nếu ngã khác ngũ ấm
Chẳng phải tướng ngũ ấm
Nếu là chẳng có ngã
Làm sao có ngã sở
Vì diệt "ngã" "ngã sở"
Ðược gọi "vô ngã trí"
Người đắc vô ngã trí
Ấy gọi là thực quán
Giải thích. Thực quán thì được sáng tỏ "tất cả các pháp vô sanh".
Quán "Thời"
Có vị lai, hiện tại
Thì vị lai, hiện tại
Phải ở thời quá khứ
Nếu trong thời quá khứ
Chẳng vị lai, hiện tại
Sao nói do quá khứ
Chẳng do thời quá khứ
Thì chẳng thời vị lai
Cũng chẳng thời hiện tại
Cho nên chẳng tam thời
Thì chẳng thời vị lai
Cũng chẳng thời hiện tại
Cho nên chẳng tam thời
Giải thích. Bởi vì có quá khứ mới biết có vị lai; do quá khứ, vị lai mới biết có hiện tại. Nếu thời gian đã quá khứ thì chẳng hiện tại, hiện tại chẳng có, vị lai cũng chẳng có. Cho nên tam thời đều không có. Cũng như sát na vô trụ, thì chẳng có hiện tại, quá khứ, vị lai vậy.
Quán Nhân Quả
Nếu chúng duyên hòa hợp
Mà có cái "quả" sanh
Trong hòa hợp đã có
Ðâu cần hòa hợp sanh
Nếu chúng duyên hòa hợp
Trong đó chẳng có quả
Tại sao từ chúng duyên
Hòa hợp mà sanh quả
Mà có cái "quả" sanh
Trong hòa hợp đã có
Ðâu cần hòa hợp sanh
Nếu chúng duyên hòa hợp
Trong đó chẳng có quả
Tại sao từ chúng duyên
Hòa hợp mà sanh quả
Nếu chúng duyên hòa hợp
Mà lại có quả sanh
Năng sanh với sở sanh
Thì phải cùng một thời
Mà lại có quả sanh
Năng sanh với sở sanh
Thì phải cùng một thời
Nếu trong nhân vô quả
Nhân đâu thể sanh quả
Nếu trong nhân có quả
Sao lại còn sanh quả
Nhân đâu thể sanh quả
Nếu trong nhân có quả
Sao lại còn sanh quả
Giải thích. Trong nhân vô quả, thì chẳng thể sanh quả. Trong nhân đã có quả, cũng chẳng thể có thêm quả nữa. Tại sao? Cũng như người chẳng có thai thì làm sao sanh con? Nếu đã có thai trước, thì đâu thể còn có thai thêm mà sanh con nữa.
Quán Thành Hoại
Pháp nếu lìa nơi thành
Làm sao mà có hoại
Nếu pháp lìa nơi hoại
Thì làm sao có thành
Làm sao mà có hoại
Nếu pháp lìa nơi hoại
Thì làm sao có thành
Thành, hoại cùng một thời
Làm sao có thành, hoại
Làm sao có thành, hoại
Giải thích. Sanh tức là "thành", chết tức là "hoại". Nếu chia ra thì mỗi mỗi độc lập. Nghĩa là sanh chẳng có chết và chẳng cần sanh mà có sự chết. Nếu sanh tử hợp một, thì sanh với tử đồng thời (vô lý). Do đó, thành với hoại đều chẳng thể thành lập.
Quán Như Lai
Phi ấm phi lìa ấm
Thử bỉ chẳng tướng tại
(này kia chẳng có tướng tồn tại)
Như Lai chẳng có ấm
Nơi nào có Như Lai
Ấm hợp có Như Lai
Thì chẳng có tự tánh
Nếu chẳng có tự tánh
Do đâu lập sự có
Thử bỉ chẳng tướng tại
(này kia chẳng có tướng tồn tại)
Như Lai chẳng có ấm
Nơi nào có Như Lai
Ấm hợp có Như Lai
Thì chẳng có tự tánh
Nếu chẳng có tự tánh
Do đâu lập sự có
Nếu chẳng có tự tánh
Tại sao có tha tánh
Lìa tự tánh tha tánh
Gọi gì là Như Lai
Tại sao có tha tánh
Lìa tự tánh tha tánh
Gọi gì là Như Lai
Người tà kiến thâm sâu
Thì nói chẳng Như Lai
Tướng Như Lai tịch diệt
Sao phân biệt hữu vô
Thì nói chẳng Như Lai
Tướng Như Lai tịch diệt
Sao phân biệt hữu vô
Giải thích. Như Lai tức là giống như bổn lai, bổn lai thì vô thỉ vô sanh, vô sanh thì chẳng thể sanh "hữu", cũng chẳng thể sanh "vô", nên có Như Lai hay không có Như Lai đều sai. Chẳng thể kiến lập nghĩa Như Lai.
Quán "Ðiên Ðảo"
Hỏi: Từ tưởng nhớ phân biệt
Sanh khởi tham, sân, si
Tịnh, bất tịnh, điên đảo
Ðều từ chúng duyên sanh
Sanh khởi tham, sân, si
Tịnh, bất tịnh, điên đảo
Ðều từ chúng duyên sanh
Phá: Nếu nhân tịnh, bất tịnh
Ðiên đảo sanh tam độc
Tam độc tức vô tánh
Nên phiền não chẳng thật
Ðiên đảo sanh tam độc
Tam độc tức vô tánh
Nên phiền não chẳng thật
Chẳng do nơi tướng tịnh
Thì chẳng có bất tịnh
Do tịnh có bất tịnh
Cho nên chẳng bất tịnh
Chẳng do nơi bất tịnh
Thì cũng chẳng có tịnh
Do bất tịnh có tịnh
Cho nên chẳng có tịnh
Thì chẳng có bất tịnh
Do tịnh có bất tịnh
Cho nên chẳng bất tịnh
Chẳng do nơi bất tịnh
Thì cũng chẳng có tịnh
Do bất tịnh có tịnh
Cho nên chẳng có tịnh
Giải thích. Nếu phiền não do tịnh, bất tịnh, điên đảo tưởng nhớ phân biệt mà sanh, tức chẳng có tự tánh (do nhân duyên của tưởng nhớ phân biệt mới sanh, chẳng phải tự sanh, chẳng tự sanh thì chẳng có tự tánh). Cho nên phiền não chẳng thật. Phiền não đã chẳng thật, thì cái nhân điên đảo cũng phải chẳng thật.
Quán Tứ Ðế
Nếu tất cả "bất không" (khổ, tập, diệt, đạo, nếu mỗi mỗi có tự tánh, tức là bất không)
Thì chẳng có sanh diệt
Như thế thì chẳng có
Pháp của Tứ Thánh Ðế
Thì chẳng có sanh diệt
Như thế thì chẳng có
Pháp của Tứ Thánh Ðế
Nếu "khổ" có định tánh (tánh nhất định)
Sao lại từ "tập" sanh
Sao lại từ "tập" sanh
Khổ nếu có định tánh
Cũng chẳng nên có "diệt"
Cũng chẳng nên có "diệt"
Khổ nếu có định tánh
Thì chẳng có tu "đạo"
Nếu "đạo" tu tập được
Thì chẳng có định tánh
Thì chẳng có tu "đạo"
Nếu "đạo" tu tập được
Thì chẳng có định tánh
Giải thích. Ðịnh và bất định đều chẳng thể thành lập, nên pháp Tứ Thánh Ðế cũng chẳng thể thành lập.
Quán Niết Bàn
Nếu các pháp chẳng không
Thì vô sanh vô diệt (vô Niết Bàn)
Nếu Niết Bàn là có
Niết Bàn thuộc hữu vi
"Hữu" còn chẳng Niết Bàn
Huống là nơi "vô" ư
Thì vô sanh vô diệt (vô Niết Bàn)
Nếu Niết Bàn là có
Niết Bàn thuộc hữu vi
"Hữu" còn chẳng Niết Bàn
Huống là nơi "vô" ư
Giải thích. Tất cả pháp, tất cả thời, tất cả chủng tử đều do nhân duyên sanh, nên cứu cánh không. Trong cứu cánh không, tự tánh tất cả pháp đều bất khả đắc. Do đó, các pháp có sở hữu đều ngưng, hý luận đều diệt. Hý luận diệt, nên thông đạt "thực tướng vô tướng" của các pháp.
Quán Thập Nhị Nhân Duyên
Chúng sanh, si che lấp (vô minh)
Rồi mới khởi "tâm hành"
(quá khứ, hiện tại, vị lai)
Vì từ "hành" duyên khởi
Tùy "hành" vào lục đạo
Do nhân duyên chư "hành"
"Thức" thọ "thân lục đạo"
Vì có chấp lấy thức
Tăng trưởng nơi "danh sắc"
Vì "danh sắc" tăng trưởng
Do đó sanh "lục nhập"
Rồi mới khởi "tâm hành"
(quá khứ, hiện tại, vị lai)
Vì từ "hành" duyên khởi
Tùy "hành" vào lục đạo
Do nhân duyên chư "hành"
"Thức" thọ "thân lục đạo"
Vì có chấp lấy thức
Tăng trưởng nơi "danh sắc"
Vì "danh sắc" tăng trưởng
Do đó sanh "lục nhập"
Giải thích. Vì có đại khổ ấm tụ tập, nên phàm phu vô trí, mà sanh khởi cái căn bản chư hành của sanh tử này, người trí thì chẳng có khởi. Do sự thấy như thực, thì vô minh diệt, vì vô minh diệt, thì chư hành cũng diệt, vì nhân diệt nên quả cũng diệt. Tu tập cái trí quán thập nhị nhân duyên sanh diệt như thế, nên cái sự ấy diệt. Vì sự ấy diệt, cho đến sanh, lão, tử, ưu bi (ưu sầu, bi thảm), đại khổ ấm đều như thực diệt hết. Nếu pháp có thể diệt, thì chẳng phải pháp thật, pháp thật thì chẳng có sanh diệt.
Quán Tà Kiến
Như trong đời quá khứ
"Hữu ngã" "vô ngã" "kiến"
Hoặc cộng hoặc bất cộng
Việc ấy đều chẳng phải
"Hữu ngã" "vô ngã" "kiến"
Hoặc cộng hoặc bất cộng
Việc ấy đều chẳng phải
Ngã nơi đời vị lai
Hoặc tác hoặc bất tác
Người có kiến như thế
Ðều đồng đời quá khứ
Nếu trời tức là người
Thì đọa vào bên "thường"
Nếu trời khác với người
Thì chẳng có tương tục
Nếu nửa trời nửa người
Thì đọa nơi nhị biên
Hoặc tác hoặc bất tác
Người có kiến như thế
Ðều đồng đời quá khứ
Nếu trời tức là người
Thì đọa vào bên "thường"
Nếu trời khác với người
Thì chẳng có tương tục
Nếu nửa trời nửa người
Thì đọa nơi nhị biên
Pháp nếu định có "lai"
Và nhất định có "khứ"
Thì sanh tử "hữu thỉ"
Thực thì chẳng việc này
Và nhất định có "khứ"
Thì sanh tử "hữu thỉ"
Thực thì chẳng việc này
Nếu thế gian "hữu biên"
Làm sao có "hậu thế"
Nếu thế gian "vô biên"
Làm sao có "hậu thế"
Ngũ ấm thường tương tục
Cũng như ngọn tim đèn
Do đó nên thế gian
Chẳng "hữu biên" "vô biên"
Làm sao có "hậu thế"
Nếu thế gian "vô biên"
Làm sao có "hậu thế"
Ngũ ấm thường tương tục
Cũng như ngọn tim đèn
Do đó nên thế gian
Chẳng "hữu biên" "vô biên"
Vì nhất thiết pháp không
Những kiến chấp thế gian
Ở nơi nào lúc nào
Ai khởi những kiến chấp
(hữu, vô, thường, biên v.v...)
Ðức Phật Ðại thánh chủ
Thương xót (chúng sanh) thuyết pháp này
Ðoạn tất cả kiến chấp
Nay tôi đảnh lễ Phật
Những kiến chấp thế gian
Ở nơi nào lúc nào
Ai khởi những kiến chấp
(hữu, vô, thường, biên v.v...)
Ðức Phật Ðại thánh chủ
Thương xót (chúng sanh) thuyết pháp này
Ðoạn tất cả kiến chấp
Nay tôi đảnh lễ Phật
Giải thích. Lục đạo luân hồi là hiện tượng trong chiêm bao, dù có mà chẳng thật, nên người nào có chấp thật đều thuộc về tà kiến (xin xem thêm trong Yếu Chỉ Phật Pháp bài "Hai thứ chiêm bao do duy thức biến hiện".)
Pháp sư Diệu Nhân, ngày 22 tháng 12 năm 1983, khi đọc "Nhập Trung Luận", có bút ký rằng:
Các đại luận sư Ấn Ðộ như Phật Hộ, Thanh Biện, Nguyệt Xưng, Tịnh Mạng, đều kế thừa học thuyết Trung Quán của Long Thọ. Nhưng vì quan điểm chẳng đồng trong vấn đề cho với chẳng cho "có ngoại cảnh" mà sanh ra học phái chẳng đồng.
Thanh Biện luận sư phá Duy Thức Luận, trong danh ngôn kiến lập tông phái cho "có ngoại cảnh". Phái này gọi là "Kinh Bộ Hạnh Trung Quán Sư".
Tịnh Mạnh luận sư thì lập cái thuyết "vô ngoại cảnh". Phái này gọi là "Du Già Hạnh Trung Quán Sư".
Nguyệt Xưng luận sư thì cho là "Trung Quán Kiến của Phật Hộ luận sư" thù thắng nhất, mà theo phái Phật Hộ, lại nói đời sau phần nhiều Trung Quán sư đều tùy thuận học thuyết của Phật Hộ với Nguyệt Xưng. Còn các phái Tát Ca, phái Ca Cử và phái Cách Lỗ của Phật giáo Tây Tạng cũng theo "Trung Quán Kiến" của Nguyệt Xưng luận sư, đồng thời kiến lập Nhập Trung Luận Tụng và Giải Thích, cũng cho biết danh hiệu phái ứng Thành và phái Tự Tục của Trung Quán v.v...
Than ơi! Tác giả Trung Luận dùng Trung Quán để phá kiến chấp của nhị biên tương đối. Nếu nhị biên đã phá thì đâu có cái "trung" để an lập, tại sao các đại luận sư Ấn Ðộ, mỗi mỗi đều có "Trung Quán Kiến" của họ, mà sanh ra nhiều học phái chẳng đồng như danh hiệu bốn phái kể trên. Thậm chí ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng cũng sanh "Trung Quán Kiến". Nếu theo đó suy luận thì Phật giáo các nước khác, cũng có thể bị truyền nhiễm kiến chấp của họ mà chẳng tự biết, khiến chư Phật chư Tổ muốn phá mà hơi sức đâu phá hết!
Trung Luận là vị thuốc để phá trừ kiến chấp nhị biên. Nếu chấp thuốc thành bệnh thì chẳng thể trị, như trong phẩm Phá "Hành" đã ghi rõ vậy. Nếu bút ký của pháp sư Diệu Nhân là thật, thì các đại luận sư kể trên cũng là thuộc về kẻ chư Phật chẳng thể giáo hóa ư!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)