Moi thay bai viet nay lien quan den Kinh sach:
Tham khảo liên quan đến kinh Pháp hoa và more
Để link tham khảo cho các bạn đọc kinh Pháp Hoa:
1) Bản dịch chính văn
+ Bản dịch của ngài Trí Quang:
http://buddhahome.net/kinhsach/kinhphaphoa/mucluc.htm
Bản này nghe nói chỉ có bản Ấn tổng sách giấy chớ hổng có in bán, ngoài ra còn có kèm theo một bản chú giải (tui chưa có đọc, thấy sách thui)
+ Bản dịch của ngài Thích Trí Tịnh: văn từ lưu loát, từ dùng dễ hiểu.
2) Các bản chú giải của chư tôn đức người Việt:
+ Kinh Diệu Pháp Pháp Hoa giảng giải của HT Thích Thanh Từ. Có bài giảng mp3 thâu vô 2 CD.
+ của HT Thích Thiện Siêu: Lược giảng kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Hoa giữa các kinh điển đại thừa
+ của HT Thích Trí Quảng: Lược giải kinh Pháp Hoa, Lược giải bổn môn Pháp Hoa Kinh, Cương yếu kinh Pháp Hoa (ghi thêm: HT Trí Quảng đã làm luận án tiến sỹ ở Nhật về kinh Pháp Hoa)
+ của HT Thích Chơn Thiện: Tư tưởng kinh Pháp Hoa
+ của HT Thích Nhất Hạnh: http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/sach/126-sen-n-tri-phng-ngoi-kinh-phap-hoa (cuốn này chưa coi, thấy trên mạng)
3) Sách dịch
+ Pháp Hoa Huyền Nghĩa: Phật Học Thiên Thai tông của Haiyan Shen, bản dịch của Từ Hoa
+ Nền tảng Phật Học Thiên Thai Tông cũng của Từ Hoa dịch (ngoài ra còn có bản dịch Ma ha Chỉ Quán, Thiền Chỉ Quán của Đại sư Trí Khải cùng người dịch luôn)
Mấy cuốn sách này dày, dịch hơi ẩu, chính tả sai tùm lum. Nội dung thì hông gây cảm tình lắm vì tác giả Tàu khen đại sư toàn khen…không khí tức nói nghe cho ghê gớm thiên tài tùm lum tà la tá lả mà hổng thấy dẫn chứng chi ráo hoặc dẫn chứng vớ vẩn (nói nào ngay là cái tính thù Tàu của tui khó bỏ lắm). Mấy bạn Tàu nông cạn và vớ vẩn thế là thường.
Nói vụ mấy cuốn sách khác:
+ Giải thoát đạo luận: bản dịch của Tỳ kheo ni Mạn Đà La từ tiếng Tàu. Một bản dịch hiếm hoi mà ở đó ta thấy bản tiếng Việt ngon lành hơn bản tiếng Anh nhiều, bản tiếng Anh là bản của Ehara, Soma Thera và Kheminda Thera
+ Kinh Trường Bộ bằng tiếng Anh, bản dịch mới của Maurice Walse. Chắc do bằng tiếng Anh nên đọc bản này chú tâm hơn, thấy dễ hiểu và thích hơn so với đọc bản A-Hàm của ông Tuệ Sỹ dịch gần đây (báo bà con một tin mừng: bản Kinh Trường Bộ của HT Minh Châu đang có bày bán)
+ Văn học sử Phật giáo của Cao Hữu Đính: sách mỏng mà hay, có tinh thần phê phán cao. Thiệt sự sách chữ Việt chưa thấy được một cuốn học thuật nghiêm chỉnh về văn học sử Phật Giáo nói chung (có một cuốn Khảo cứu văn học Pali nhưng rất sơ xài mà tui nghĩ là hổng giá trị lắm).
Điều đáng buồn trong học thuật Phật giáo là đề tài gì cũng có bàn (vd Lịch sử Phật giáo ở bên Tàu, Nhật, Việt, Nam , Bắc Tông…, triết học Ấn Độ, các trường phái triết học Ấn Độ, kinh văn Ấn độ ngoài Phật giáo, văn học sử Phật giáo v.v. ) mà tuyệt đại đại đa số là bàn một cách nông cạn, non nớt, sao chép của tụi Tàu, cóp pi qua lại từ vài nguồn tài liệu hổng tin cậy, thiếu kiểm chứng và phê phán. Cái vụ mần học thuật chắc hổng phải sở trường của dân ta rồi. Thành ra muốn coi sách chi về mấy vụ ấy thì đành phải nhảy sang sách Tây coi cho chắc cú, khổ vậy.
+ Perfect Wisdom: bản dịch của Edward Conze gồm có Bát nhã 500 dòng, 700 dòng, Tâm kinh và kinh kim cang. Ông Edward Conze đúng thiệt là đại cao thủ về văn hệ Bát nhã, đến nay chắc vẫn là cao thủ số một chưa có ai qua nổi ở phương Tây. Bản dịch của ông tui nghĩ là đọc thấy dễ hiểu hơn so với mấy bản chữ Việt. Cùng mạch văn hệ Bát nhã, ai đọc Kinh kim cang chữ Việt chắc cũng phải ê càng, nghe giảng hoài hoài mà hồi nghe giảng thấy có lý, lần sau coi lại lại hổng thấy lý nằm đâu (thế mới chết chớ).
+ Các bộ phái Phật giáo tiểu thừa: của tác giả Pháp, bản dịch của Pháp Hiền. Bản dịch rất ngon lành, trôi chảy hiếm thấy (Thầy này thấy sách ghi là học trò HT Thích Thiện Châu, cũng là người dịch luận ấn tiến sỹ của HT Thiện Châu ở Pháp nhan đề là Tam pháp độ luận). Đọc sách này mới thấy rằng hổng hiểu văn học A Tỳ Đạt Ma thì đọc tranh luận của Bộ phái quả là vô ích. Về nhà quyết chí lấy cuốn A Tỳ Đàm ra học (mà chưa kiếm ra cuốn Anh văn nào ngon ngon, ai biết giới thiệu giùm cái). Vụ này học trước quên sau, học mãi hổng kham. Thấy mình chưa có cái lòng tin sâu dày để thấy nó hay, chắc thiệt như ông Max Muller hổng hiểu sao mí bạn Ấn Độ chia chẻ chi mà cho quá trớn.
+ Người vô sự: dịch và giải Lâm Tế ngữ lục của HT Thích Nhất Hạnh. Chắc chưa bao giờ tui thấy văn tài trác tuyệt của ngài Nhất Hạnh, cũng chưa thấy ở ngài một học vấn thâm sâu thành ra đọc sách ngài không thấy khoái chi lắm (nhưng cũng hổng có gây phản cảm vì chất lượng kém, bao giờ sách của ngài cũng được in thiệt là đẹp, chính tả chưa bao giờ thấy sai).
+ Lương hoàng sám: bản này xin được rất hí hửng. Sách này do sư bên Tàu soạn, cái chất Tàu rất là nặng nề (đại khái là hù dọa người ta về địa ngục ghê lắm, thú thiệt tui cho rằng mình cũng có tin nhân quả, vậy mà thấy mí bạn Tàu hù dọa thế bèn thấy ghét ghét mấy bạn Tàu thêm). Đọc mới thấy sách kiểu này ảnh hưởng sâu đậm và tiêu cực biết bao đến Phật giáo Việt Nam.
+ Kinh địa tạng: bản dịch của ngài Trí Tịnh. Nhân hôm nọ nghe chị Duyên nhắc tụng kinh Địa tạng, tò mò về đọc thử (mình có cái ngu si làm sao là mua đọc sách bình giải của quý vị chư tôn đức mà lại quên đọc chính văn).
+ Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác kinh: bản dịch của HT Thích Đức Niệm. Ngài Đức Niệm quả thực là có văn tài (ngoài nhà sách Hà Nội còn có các quyển của ngài là Thiện tài cầu đạo, Tịnh độ đại thừa tư tưởng luận)
+ Các tuyển tập của cụ Tâm Minh Lê Đình Thám (tuyển này gồm 6 tập): văn chương của cụ Tâm Minh thì thiệt là không chê vào đâu được. Các bài viết của cụ Tâm Minh, ngài Thiện Siêu, ngài Minh Châu đăng trên báo, tạp chí Phật học luôn làm tui khâm phục vì tính súc tích, sảng sủa, ngắn mà xinh, nói ít mà chính xác. Có thấy chưa thỏa lòng lắm chẳng qua chỉ tại cố tất ham cái gì dài dài, nặng tính học thuật chữ nghĩa rỗng rang của tui.
+ Hành thiền: của HT Minh Châu. Trong nhiều tuyển tập in lại gần đây có quyển sách quý này. Thiệt là vài lời khó tán dương cái lợi lạc nó mang lại cho người đọc.
Đúng là bạn ni là trẻ con nói chuyện nghe mắc mệt. Bộ Đại bát nhã của HT Trí Nghiêm dịch ngoài nhà sách bán 2 triệu tư, ngoài ra còn có bộ Đại bát nhã 3 cuốn do HT Trí Tịnh dịch.
1) Bản dịch chính văn
+ Bản dịch của ngài Trí Quang:
http://buddhahome.net/kinhsach/kinhphaphoa/mucluc.htm
Bản này nghe nói chỉ có bản Ấn tổng sách giấy chớ hổng có in bán, ngoài ra còn có kèm theo một bản chú giải (tui chưa có đọc, thấy sách thui)
+ Bản dịch của ngài Thích Trí Tịnh: văn từ lưu loát, từ dùng dễ hiểu.
2) Các bản chú giải của chư tôn đức người Việt:
+ Kinh Diệu Pháp Pháp Hoa giảng giải của HT Thích Thanh Từ. Có bài giảng mp3 thâu vô 2 CD.
+ của HT Thích Thiện Siêu: Lược giảng kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Hoa giữa các kinh điển đại thừa
+ của HT Thích Trí Quảng: Lược giải kinh Pháp Hoa, Lược giải bổn môn Pháp Hoa Kinh, Cương yếu kinh Pháp Hoa (ghi thêm: HT Trí Quảng đã làm luận án tiến sỹ ở Nhật về kinh Pháp Hoa)
+ của HT Thích Chơn Thiện: Tư tưởng kinh Pháp Hoa
+ của HT Thích Nhất Hạnh: http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/sach/126-sen-n-tri-phng-ngoi-kinh-phap-hoa (cuốn này chưa coi, thấy trên mạng)
3) Sách dịch
+ Pháp Hoa Huyền Nghĩa: Phật Học Thiên Thai tông của Haiyan Shen, bản dịch của Từ Hoa
+ Nền tảng Phật Học Thiên Thai Tông cũng của Từ Hoa dịch (ngoài ra còn có bản dịch Ma ha Chỉ Quán, Thiền Chỉ Quán của Đại sư Trí Khải cùng người dịch luôn)
Mấy cuốn sách này dày, dịch hơi ẩu, chính tả sai tùm lum. Nội dung thì hông gây cảm tình lắm vì tác giả Tàu khen đại sư toàn khen…không khí tức nói nghe cho ghê gớm thiên tài tùm lum tà la tá lả mà hổng thấy dẫn chứng chi ráo hoặc dẫn chứng vớ vẩn (nói nào ngay là cái tính thù Tàu của tui khó bỏ lắm). Mấy bạn Tàu nông cạn và vớ vẩn thế là thường.
Nói vụ mấy cuốn sách khác:
+ Giải thoát đạo luận: bản dịch của Tỳ kheo ni Mạn Đà La từ tiếng Tàu. Một bản dịch hiếm hoi mà ở đó ta thấy bản tiếng Việt ngon lành hơn bản tiếng Anh nhiều, bản tiếng Anh là bản của Ehara, Soma Thera và Kheminda Thera
+ Kinh Trường Bộ bằng tiếng Anh, bản dịch mới của Maurice Walse. Chắc do bằng tiếng Anh nên đọc bản này chú tâm hơn, thấy dễ hiểu và thích hơn so với đọc bản A-Hàm của ông Tuệ Sỹ dịch gần đây (báo bà con một tin mừng: bản Kinh Trường Bộ của HT Minh Châu đang có bày bán)
+ Văn học sử Phật giáo của Cao Hữu Đính: sách mỏng mà hay, có tinh thần phê phán cao. Thiệt sự sách chữ Việt chưa thấy được một cuốn học thuật nghiêm chỉnh về văn học sử Phật Giáo nói chung (có một cuốn Khảo cứu văn học Pali nhưng rất sơ xài mà tui nghĩ là hổng giá trị lắm).
Điều đáng buồn trong học thuật Phật giáo là đề tài gì cũng có bàn (vd Lịch sử Phật giáo ở bên Tàu, Nhật, Việt, Nam , Bắc Tông…, triết học Ấn Độ, các trường phái triết học Ấn Độ, kinh văn Ấn độ ngoài Phật giáo, văn học sử Phật giáo v.v. ) mà tuyệt đại đại đa số là bàn một cách nông cạn, non nớt, sao chép của tụi Tàu, cóp pi qua lại từ vài nguồn tài liệu hổng tin cậy, thiếu kiểm chứng và phê phán. Cái vụ mần học thuật chắc hổng phải sở trường của dân ta rồi. Thành ra muốn coi sách chi về mấy vụ ấy thì đành phải nhảy sang sách Tây coi cho chắc cú, khổ vậy.
+ Perfect Wisdom: bản dịch của Edward Conze gồm có Bát nhã 500 dòng, 700 dòng, Tâm kinh và kinh kim cang. Ông Edward Conze đúng thiệt là đại cao thủ về văn hệ Bát nhã, đến nay chắc vẫn là cao thủ số một chưa có ai qua nổi ở phương Tây. Bản dịch của ông tui nghĩ là đọc thấy dễ hiểu hơn so với mấy bản chữ Việt. Cùng mạch văn hệ Bát nhã, ai đọc Kinh kim cang chữ Việt chắc cũng phải ê càng, nghe giảng hoài hoài mà hồi nghe giảng thấy có lý, lần sau coi lại lại hổng thấy lý nằm đâu (thế mới chết chớ).
+ Các bộ phái Phật giáo tiểu thừa: của tác giả Pháp, bản dịch của Pháp Hiền. Bản dịch rất ngon lành, trôi chảy hiếm thấy (Thầy này thấy sách ghi là học trò HT Thích Thiện Châu, cũng là người dịch luận ấn tiến sỹ của HT Thiện Châu ở Pháp nhan đề là Tam pháp độ luận). Đọc sách này mới thấy rằng hổng hiểu văn học A Tỳ Đạt Ma thì đọc tranh luận của Bộ phái quả là vô ích. Về nhà quyết chí lấy cuốn A Tỳ Đàm ra học (mà chưa kiếm ra cuốn Anh văn nào ngon ngon, ai biết giới thiệu giùm cái). Vụ này học trước quên sau, học mãi hổng kham. Thấy mình chưa có cái lòng tin sâu dày để thấy nó hay, chắc thiệt như ông Max Muller hổng hiểu sao mí bạn Ấn Độ chia chẻ chi mà cho quá trớn.
+ Người vô sự: dịch và giải Lâm Tế ngữ lục của HT Thích Nhất Hạnh. Chắc chưa bao giờ tui thấy văn tài trác tuyệt của ngài Nhất Hạnh, cũng chưa thấy ở ngài một học vấn thâm sâu thành ra đọc sách ngài không thấy khoái chi lắm (nhưng cũng hổng có gây phản cảm vì chất lượng kém, bao giờ sách của ngài cũng được in thiệt là đẹp, chính tả chưa bao giờ thấy sai).
+ Lương hoàng sám: bản này xin được rất hí hửng. Sách này do sư bên Tàu soạn, cái chất Tàu rất là nặng nề (đại khái là hù dọa người ta về địa ngục ghê lắm, thú thiệt tui cho rằng mình cũng có tin nhân quả, vậy mà thấy mí bạn Tàu hù dọa thế bèn thấy ghét ghét mấy bạn Tàu thêm). Đọc mới thấy sách kiểu này ảnh hưởng sâu đậm và tiêu cực biết bao đến Phật giáo Việt Nam.
+ Kinh địa tạng: bản dịch của ngài Trí Tịnh. Nhân hôm nọ nghe chị Duyên nhắc tụng kinh Địa tạng, tò mò về đọc thử (mình có cái ngu si làm sao là mua đọc sách bình giải của quý vị chư tôn đức mà lại quên đọc chính văn).
+ Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác kinh: bản dịch của HT Thích Đức Niệm. Ngài Đức Niệm quả thực là có văn tài (ngoài nhà sách Hà Nội còn có các quyển của ngài là Thiện tài cầu đạo, Tịnh độ đại thừa tư tưởng luận)
+ Các tuyển tập của cụ Tâm Minh Lê Đình Thám (tuyển này gồm 6 tập): văn chương của cụ Tâm Minh thì thiệt là không chê vào đâu được. Các bài viết của cụ Tâm Minh, ngài Thiện Siêu, ngài Minh Châu đăng trên báo, tạp chí Phật học luôn làm tui khâm phục vì tính súc tích, sảng sủa, ngắn mà xinh, nói ít mà chính xác. Có thấy chưa thỏa lòng lắm chẳng qua chỉ tại cố tất ham cái gì dài dài, nặng tính học thuật chữ nghĩa rỗng rang của tui.
+ Hành thiền: của HT Minh Châu. Trong nhiều tuyển tập in lại gần đây có quyển sách quý này. Thiệt là vài lời khó tán dương cái lợi lạc nó mang lại cho người đọc.
Đúng là bạn ni là trẻ con nói chuyện nghe mắc mệt. Bộ Đại bát nhã của HT Trí Nghiêm dịch ngoài nhà sách bán 2 triệu tư, ngoài ra còn có bộ Đại bát nhã 3 cuốn do HT Trí Tịnh dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét