Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

VAI CHI TIET VE TRUNG LUAN



Vai chi tiet ve Trung Luan
1. Phật Hộ
Trung quán tông (zh. 中觀宗, sa. mādhyamika, bo. dbu ma pa དབུ་མ་པ་), còn được gọi là Trung luận tông (zh. 中論宗), là một trường phái Đại thừa, được Long Thụ (zh. 龍樹, sa. nāgārjuna) và Thánh Thiên (zh. 聖天, sa. āryadeva) thành lập. Tông này có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam. Đại diện xuất sắc của phái này, bên cạnh hai vị sáng lập, là Phật Hộ (thế kỉ 5), Thanh Biện (thế kỉ 6), Nguyệt Xứng (thế kỉ 8), Tịch Thiên (thế kỉ 7-8), Tịch Hộ (thế kỉ 8) và Liên Hoa Giới (thế kỉ 8). Những Đại Luận sư này có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển đạo Phật tại Tây Tạng.



Tên gọi của tông này dựa trên quan điểm “trung quan”, quan điểm trung dung về việc sự vật có hay không có. Với quan điểm Bát bất, được ghi lại trong bài kệ dẫn nhập của Trung luan (sa. madhyamakaśāstra), Long Thụ cho rằng mọi miêu tả về sự vật đều không đúng và Sư nêu rõ tính chất hư huyến và tương đối của sự vật. Nguyên văn kệ Bát bất, Tám phủ định (Chân Nguyên dịch Phạn-Việt):
Nguyên văn tiếng Phạn
anirodham anutpādam anucchedam aśāśvataṃ | anekārtham anānārtham anāgamam anirgamaṃ ||
yaḥ pratītyasamutpādaṃ prapañcopaśamaṃ śivaṃ | deśayāmāsa saṃbuddhas taṃ vande vadatāṃ varaṃ ||
Dịch nghĩa
Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi ||
Con tôn xưng bậc chính giác (sa. saṃbuddha), người đã khéo (sa. śiva) dạy lí duyen khoi, sự an tĩnh các thiên hình vạn trạng (sa.prapañcopaśama), là vị thầy giỏi nhất trong các vị thầy.
Vì tất cả mọi sự đều dựa lên nhau mà thành (duyen khoi), cho nên chúng không tồn tại độc lập, không có tu*. ngA~ (zh. 我, sa. ātman), tu tinh (zh. 自性, sa.svabhāva), trống rỗng (sa. śūnya). Cái trống rỗng, cái tinh Khong (sa. śūnyatā) trong Trung quán tông có một ý nghĩa hai mặt: một mặt, tinh Khong không có một tự ngã nào; mặt khác, tinh Khong đồng nghĩa với sự giai thoat, vì tính Không chính là bản thể tuyệt đối. Chứng ngộ được tính Không tức là giải thoát. Muốn đạt được điều này, người ta phải thoát khỏi tâm thức thị phi. Đối với Trung quán tông thì tính Không là thể tính cuối cùng, đồng nghĩa với Phap than (sa. dharmakāya). Vì quan điểm Không toàn triệt nói trên mà Trung quán tông có khi được gọi là Không tông (sa. śūnyavādin).



2. Trich tu Thay Tue Sy/ Phatviet.com:



I. CÁC BẢN CHÚ TRUNG LUẬN
Dưới đây là các bản chú Trung Luận được sắp xếp đại khái
theo thứ tự niên đại, trong ngoặc đơn là ngôn ngữ nguyên điển
hoặc bản dịch còn lại tương ứng.
1. Trung Luận 中論, Thanh Mục thích, La Thập dịch (Hán
dịch, 大正 No. 1564). Đây là bản rất được coi trọng tại các
nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,…
2. Vô Úy Luận 無畏論, không rõ tác giả (Tạng dịch, Pek No.
5229). Tạng dịch cho rằng đây là bản do chính Long Thụ tự
chú.
3. Thuận Trung Luận 順中論, Vô Trước thích (Hán dịch, 大
正 No. 1565)
4. Đại Thừa Trung Quán Thích Luận 大乘中觀釋論, An Huệ
thích (Hán dịch, 大正 No. 1567)
5. Căn Bản Trung Luận Chú 根本中論註, Phật Hộ thích
(thường gọi là bản Phật Hộ chú) (Sanskrit nguyên điển,
Tạng dịch Pek No. 5242)


37
6. Bát-nhã Đăng Luận 般若燈論, Thanh Biện thích (Tạng
dịch Pek No. 5253, Hán dịch 大正 No. 1566)
7. Prasannapadā, Nguyệt Xứng thích (Sanskrit nguyên điển,
Tạng dịch Pek No. 5260)
Trong các bản trên thì Thuận Trung Luận chỉ chú giải tổng
cộng 55 kệ rải rác trong 27 chương Trung Luận, các bản còn lại
đều chú trọn vẹn 27 chương. Do vậy, nếu nói chính xác các bản
chú Trung Luận Kệ Tụng thì chỉ có 6, tức loại bản Thuận
Trung Luận ra. Ngoài ra trong Tạng dịch còn có riêng một bản
dịch chỉ gồm các câu kệ có tên Căn bản Trung tụng, tuy nhiên
bản này gần như nhất trí với kệ tụng của Prasannapadā, có thể
nói chính là rút ra từ đây vậy.
--

12 Tịnh Minh Cú Luận 淨明句論.
13 Bài phát biểu của Ye Shaoyong có tựa đề, A Sanskrit Manuscript of
Madhyamaka-kārikā and Buddhapālita’s Commentary from Tibet.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét