Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

KINH 147 TRUNG BO KINH/ TIEU KINH GIAO GIOI LA HAU LA




GIOI THIEU

1. TIEU KINH GIAO GIOI LA HAU LA
2. TOAT YEU kINH/ NI SU TN TRI HAI



1.



Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

147. Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la
(Cùlaràhulovàda sutta)


Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm) tại tinh xá ông Anathapindika.
Rồi Thế Tôn trong khi nhàn tịnh độc cư, khởi lên tư niệm sau đây: "Ðã thuần thục là những pháp đã đưa đến giải thoát cho Rahula. Vậy Ta hãy huấn luyện Rahula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc". Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Savatthi để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Savatthi, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn cho gọi Tôn giả Rahula và nói:
-- Này Rahula, hãy cầm tọa cụ, chúng ta sẽ đi đến Andhavana để nghỉ ban ngày.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Rahula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ và đi theo sau lưng Thế Tôn.
Lúc bấy giờ, hàng ngàn chư Thiên đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: "Hôm nay, Thế Tôn sẽ huấn luyện cho Tôn giả Rahula hơn nữa trong sự đoạn tận các lậu hoặc".
Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andhavana và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn dưới một gốc cây. Tôn giả Rahula đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Rahula đang ngồi một bên:
-- Này Rahula, Ông nghĩ thế nào? Con mắt là thường hay vô thường?
-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Bạch Thế Tôn, là khổ.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
Này Rahula. Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?... Nhãn thức là thường hay vô thường?... Nhãn xúc là thường hay vô thường?... ? Do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?
-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Bạch Thế Tôn, là khổ.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?"
-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
-- Này Rahula, Ông nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường? ... Mũi là thường hay vô thường?... Lưỡi là thường hay vô thường?... Thân là thường hay vô thường... Ý là thường hay vô thường?... Pháp là thường hay vô thường?... Ý thức là thường hay vô thường?... Ý xúc là thường hay vô thường?... Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức; các pháp được khởi lên ấy là thường hay vô thường?
-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Bạch Thế Tôn, là khổ.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.
-- Này Rahula, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly con mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhãn thức, yếm ly nhãn xúc, do duyên nhãn xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly pháp được khởi lên ấy. Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng... yếm ly mũi, yếm ly các hương... yếm ly các hương... yếm ly lưỡi, yếm ly các vị... yếm ly thân, yếm ly các xúc,... yếm ly ý, yếm ly các pháp, yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc. Do duyên ý xúc này, được khởi lên thọ, tưởng, hành, thức. Vị ấy yếm ly các pháp được khởi lên ấy. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: "Ta đã được giải thoát ". Và vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rahula, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của Tôn giả Rahula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và đối với hàng ngàn chư Thiên ấy, được khởi lên pháp nhãn ly trần, vô cấu: "Phàm cái gì được khởi lên, tất cả đều bị diệt tận".
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


2.

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 147
Giáo giới Rahula tiểu kinh
(Cularahulovada Sutta)
I. TOÁT YẾU
The Shorter Discourse of Advice to Ràhula.
The Buddha gives Ràhula a discourse that leads him to the attainment of arahantship.
Bài kinh ngắn giảng cho La hầu la.Phật giảng cho La hầu la một pháp thoại đưa Ngài đến chứng quả A la hán.
II. TÓM TẮT
Một hôm Phật nghĩ đã đến lúc huấn luyện thêm cho tôn giả Rahula trong việc đoạn tận các lậu hoặc, vì tôn giả đã thuần thục trong 15 pháp đem lại giải thoát [tức là tín, tấn, niệm, định, tuệ; 5 tuệ quán vô thường, khổ, vô ngã, từ bỏ, đoạn tận; và năm pháp: bạn lành, giới, thảo luận, tinh tấn, và tuệ.]
Sau bữa ngọ trai, Ngài dạy tôn giả hãy đem theo tọa cụ, cùng với Ngài đi vào rừng Andha. Sau khi tôn giả đảnh lễ Phật và ngồi trên tọa cụ, Phật tuần tự hỏi tôn giả: Mắt, sắc, nhãn thức là thường hay vô thường? Cái gì vô thường là khổ hay vui? Cái gì đã vô thường, đau khổ, thì có hợp lý để xem nó là của tôi, là tôi, hay tự ngã của tôi không? Tôn giả đều thưa không.
Với tai, mũi, lưỡi, thân, ý (căn); thanh, hương, vị, xúc, pháp (trần); nhĩ thức, cho đến ý thức (thức) cũng vậy (18 giới). Kế tiếp Ngài hỏi tương tự như trên về nhãn xúc cho đến ý xúc, và tôn giả cũngđáp như trên. Do xúc khởi lên thọ, tưởng, hành, thức, các pháp được khởi lên đều vô thường, khổ, không nên xem là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi.
Thế tôn kết luận: Do thấy biết như vậy, đa văn thánh đệ tử yểm ly căn trần thức, yểm ly xúc thọ tưởng hành. Do yểm ly, vị ấy ly dục; do ly dục, vị ấy giải thoát. Khi giải thoát vị ấy biết tâm đã giải thoát. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.
Tôn giả Rahula hoan hỷ tín thọ lời Thế tôn dạy, tâm tôn giả giải thoát các lậu hoặc, không còn chấp thủ. Hàng ngàn chư thiên đã đi theo đức Phật cũng khởi lên Pháp nhãn ly trần vô cấu, thấy rằng: Tất cả những gì được khởi lên đều phải bị hoại diệt.
III. CHÚ GIẢI
Khổ là do xem là tôi và của tôi, một cái vốn dĩ rất vô thường, đau khổ là cái thân xác này với những thọ, tưởng, hành, thức khởi lên từ đấy. Nhưng tất cả cái gì có khởi lên là có chấm dứt, nhờ thấy rõ như vậy mà khởi tâm chán lìa, ly tham, giải thoát. Trí này dường như được gọi là sinh diệt trí.
IV. PHÁP SỐ
V. KỆ TỤNG
Phật thấy Rahula
Ðã thuần thục các pháp
Giúp đem lại giải thoát
- Tín, tấn, niệm, định, tuệ -
Một hôm ngọ trai xong,
Ng
ài cho theo vào rừng.
Tại ngôi rừng Andha
Sau khi cùng an tọa
Phật hỏi tôn giả rằng
Con mắt, sắc, nhãn thức
Là thường hay vô thường?
Vô thường khổ hay vui?
Cái gì vô thường, khổ,
Thì có hợp lý chăng
Xem l
à tôi, của tôi,
Hay tự ngã của tôi?
Tôn giả đều thưa không.
Với tai, mũi, lưỡi, thân,
Ý; v
à đối tượng chúng
(thanh, hương, vị, xúc, pháp);
Nhĩ thức, cho đến ý thức
Tức 18 giới đều vậy.
Kế tiếp Ng
ài lại hỏi
Nhãn xúc đến ý xúc,
Tôn giả đáp như tr
ên.
Do xúc khởi lên thọ,
Tưởng, hành, và thức,
Các pháp được khởi lên
Ðều vô thường, đau khổ,
Không n
ên xem của tôi,
Là tôi, tự ngã tôi.
Thế tôn bèn kết luận:
Do thấy biết như vậy,
Ða văn thánh đệ tử
Yểm ly căn trần thức,
Chán xúc thọ tưởng h
ành.
Do yểm ly, lìa dục;
Do lìa dục, giải thoát.
Và vị ấy biết được:
Tâm n
ày đã giải thoát
Sanh tận, phạm hạnh thành
Việc nên làm đã làm
Không còn trở lui lại.
Ðức Thế tôn giảng xong
Tôn giả Rahula
Liền hoan hỷ tín thọ
Tâm giải thoát lậu hoặc
Hàng ngàn vị thiên nhân
Cùng theo họ vào rừng
Cùng khởi lên Pháp nhãn
Thấy tất cả những gì
Ðược sinh đều hoại diệt.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét