Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

MAT NA THUC LA GI? / TONG HOP NHIEU TAI LIEU(TRICH)






1. Đối tượng của Mạt-na
Là ngã tướng đới chất


2. Học phái Duy Biểu nói về bốn loại điều kiện (tứ duyên) giúp cho các pháp biểu hiện ra: Đó là Nhân duyên (hetu-pratyaya), Tăng thượng duyên (adhipati-pratyaya), Sở duyên (ālambana-pratyaya) và Đẳng vô gián duyên (samanantara-pratyaya). Thức Mạt-na phát sinh từ các hạt giống (nhân duyên) nằm trong tàng thức A-lại-gia. Tăng thượng duyên giúp nó nẩy nở là các nhận thức trong tàng thức. Nắm lấy phần đó, Mạt-na tạo nên một hình ảnh đới chất (sai lầm), có tính cách liên tục về A-lại-gia.


3. Ngã tướng (image of itself, mark of a self) tức là cái "ta". Cái ta ấy chỉ là một đới chất cảnh. Ngã tướng không phải là tàng thức, nhưng có một chút bản chất của tàng thức. Ngã tướng là do Mạt-na tạo ra, căn cứ trên chất liệu của A-lại-gia. Thức Mạt-na ôm lấy đối tượng ấy và cho đó là ngã, là người yêu phải bảo vệ. Đó là người trong mộng. Giống như tình yêu giữa hai người nam nữ. Nhiều  khi ta không yêu con người thật của đối tượng, mà ta tạo ra một hình ảnh về người đó để yêu. Khi tiếp xúc với nhau nhiều, ta khám phá ra những điều ngược với hình ảnh ta có sẵn, nên ta đau khổ.


4.Muốn chuyển hóa Mạt-na, ta cần nhìn rõ được các yếu tố vô minh và tham đắm, nguyên nhân khiến cho Mạt-na hành động. Gốc rễ của Mạt-na nằm trong tàng thức. Nhìn sâu vào Mạt-na, ta sẽ thấy các tập khí do những hạt giống vô minh, tham đắm và đau khổ tiềm ẩn trong tàng thức. Nhưng ta có thể nào loại trừ hẳn được Mạt-na hay không? Không, vì Mạt-na có chứa đựng tàng thức, và trong tàng thức có đủ thứ hạt giống, kể cả Phật tánh.


5. Liên hệ giữa thức Mạt-na và tàng thức A-lại-gia rất tế nhị. Mạt-na khởi lên từ tàng thức, và nắm lấy một phần nhỏ của tàng thức làm đối tượng. Mạt-na nhìn phần A-lại-gia đó như là cái ta (Ngã), là tự tánh riêng biệt của nó, và nắm chặt lấy cái ta đó. Giống như một em bé nắm lấy váy mẹ, không cho mẹ đi đứng tự nhiên, Mạt-na nắm lấy tàng thức, cản trở không cho tàng thức hoạt động tự do và tìm cách ngăn cản sự chuyển hóa các hạt giống.


6. Giống như sức hút của mặt trăng trên trái đất làm cho thủy triều dâng lên, Mạt-na nắm lấy tàng thức, tạo ra một năng lượng làm cho các hạt giống hiện hành trên ý thức. Các tập khí, triền sử, tham đắm...cũng khởi lên, trở thành một nguồn năng lượng sai xử chúng ta hành động, nói năng và suy nghĩ. Năng lượng đó là Mạt-na. Vai trò của Mạt-na là suy nghĩ, đắn đo, ôm giữ và bám víu.


7. Giống như tàng thức, Mạt-na hoạt động liên tục ngày đêm, không bao giờ ngừng.


8. Mạt-na luôn luôn nhận thức một cách sai lầm (phi lượng). Vì sai lầm, nhất là vì chấp vào cái ta (ngã chấp) mà Mạt-na gây ra bao đau khổ. Mạt-na giống như người yêu, và A-lại-gia là người được yêu - một thứ tình yêu vướng mắc, và kết quả là đau khổ. Tàng thức do đó cũng có thêm tên Ngã Ái Chấp Tàng. Mạt-na được gọi là Tình thức (the lover).


9. Mạt-na cũng đóng vai trò của "bản năng tự vệ". Khi chúng ta đang ngủ say, chợt nghe tiếng động mạnh mà tỉnh ngay được, thì đó là do Mạt-na. Nếu bất chợt có ai ném vật gì vào ta, ta cũng nhờ phản xạ mà tránh được - đó cũng là do Mạt-na. Mạt-na đóng vai phòng vệ tự động, khiến cho cơ thể phản ứng theo bản năng, không cần đợi trí năng điều khiển. Nhưng chính vì luôn luôn bảo vệ cái ta, mà cuối cùng Mạt-na lại hủy diệt cái ta đó.
Vai trò của Mạt-na là suy nghĩ, nhận biết, đắn đo, lý luận, nắm bắt và bám víu. Ngày đêm, Mạt-na làm việc phân biệt, tạo ra sự đối đãi giữa các sự vật. "Tôi là người này, anh là người kia. Cái này của tôi, cái kia của anh. Đây là tôi - đó là anh..." Tự ái, sân hận, sợ hãi và ghen tỵ - tất cả những tâm hành căn cứ vào cái Ngã riêng biệt - đều khởi từ Mạt-na, khiến cho cuộc đời ta nhiều khổ lụy.
Học để hiểu được vai trò của Mạt-na là điều rất quan trọng. Chúng ta cần hiểu rằng Mạt-na luôn sáng tác và giữ chặt lấy những nhận thức sai lầm của nó.


10. Thức này có nhiều tên: 1. Mạt na (goị theo nguyên âm tiếng Phạn), 2. Ý căn: Thức này là căn của ý thức (Thức thứ Sáu); Vì thức thứ Sáu nương thức này phát sanh. 3. Thức thứ Bảy: Theo thứ đệ thì thức này đứng nhằm thứ Bảy. 4. Truyền thống thức: Vì thức này có công năng truyền các pháp hiện hành. 5. Ý thức, vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là "Ý". Song, sợ người lầm lộn với ý thức thứ Sáu, nên thức thứ Bảy này chỉ gọi là "Ý", mà không thêm chữ "Thức". Thức này chỉ duyên kiến phần cuả thức A lại da chấp làm thật ngã và thật pháp.


11.KHI Ở ĐIẠ VỊ PHÀM PHU, THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Ba cảnh: Thức này chỉ có Đới chất cảnh
2. Ba lượng: Thức này chỉ có Phi lượng
3. Ba tánh: Thức này chỉ có Hữu phú Vô ký tánh.
4. Ba giới: Trong ba Giới, thức này đều có đủ.
5. Chín địa: Trong chín Địa, thức này có đủ.
6.Tâm sở: Thức này có 18 tâm sở: 5 món Biến hành, 1 món Huệ trong Biệt cảnh, 4 món căn bổn phiền não: Si, Kiến, Mạn, Ái và 8 món Đại tùy.
7.Chín duyên: Thức này chỉ có ba duyên: 1. Căn cảnh duyên. 2. Tác ý duyên. 3. Chủng tử duyên.
8.Tánh: Hằng thẩm xét và lo nghĩ (Hằng thẩm tư lương).
9. Tướng: Lo nghĩ (Tư lương vi tánh tướng)
10. Nghiệp dụng: Làm chỗ cho 6 thức trước nương, hoặc nhiểm hay tịnh.


12. KHI LÊN THÁNH VỊ THỨC NÀY ĐỐI VỚI:
1. Quán hạnh: Thật ra thức này không có năng lực đoạn hoặc, chỉ nhờ thức thứ Sáu tu quán, đoạn hoặc, mà thức này cũng được đoạn.
2. Đoạn hoặc và chuyển thành trí:Có ba giai đoạn: a) Đến sơ địa, thì thức này mới vừa chinh phục được hai món chấp về phần cu sanh và chuyển thành Bình đẳng tánh trí. b) Khi lên Bát địa (Vô công dụng đạo) thức này đoạn được cu sanh ngã chấp. c) Đến Kim Cang đạo thì thức này mới đoạn được cu sanh pháp chấp
3. Chứng quả và diệu dụng: Khi chứng quả vị Phật, thì thức naỳ hiện ra thân "Tha thọ dụng", để giáo hoá thập địa Bồ Tát.


13, 5. Thứ đến, năng biến thứ hai. Thức này tên là mạt-na.
Nó y trên thức (thứ tám) kia mà chuyển, và lấy (thức thứ tám) ấy làm đối tượng. Tự tính
và hành tướng của nó là tư lương.
6. Nó thường cùng có mặt với bốn phiền não. Đó lả: ngã si, ngã kiến,
Cùng ngã mạn và ngã ái. Và cùng với các thứ khác, xúc, vv.
7. Tính chất của nó thuộc hữu phú vô ký. Nó bị ràng buộc vào nơi thọ sinh.
Nó không tồn tai nơi A-la-hán, trong diệt định, và trong xuất thế đạo.


14. Tụng nói, “Tự tính và hành tướng của nó là tư lương.”126 Tức nó có bản chất là tư lương,
và đó cũng là hình thái hoạt động của nó. Căn cứ theo cả hai mà giải thích tên gọi của
nó. Vì cái thẩm sát và tư lương ấy được gọi tên là mạt-na. Vì trước giai đoạn chuyển y
nó hằng thẩm sát và tư lương trên ngã tướng được chấp trước.


15. Các tâm sở của mạt-na có tính chất gì? Thuộc hữu phú vô ký, chứ không là gì khác. Vì
nó tương ưng với bốn phiền não các thứ. Vì đây là các pháp nhiễm ô, chướng ngại
Thánh đạo, che khuất tự tâm; cho nên nói là hữu phú. Vì không phải thiện hay bất thiện,
nên nói là vô ký.
Cũng như trong hai giới hệ trên, do định lực mà các phiền não bị đè nén nên chúng
thuộc tính chất vô ký; cũng vậy, các pháp nhiễm ô lấy thức này làm sở y và cùng tồn
tại, chúng vi tế, vận chuyển một cách tự nhiên, cho nên cũng được nói là vô ký.
Nếu đã được chuyển y, nó chỉ có tính thiện.


16. Như đã học trong bài đầu tiên về Duy Thức, ACE chúng tôi nhắc nhau nhớ là : ‘tu tâm’ là tu 2 ‘anh chàng ‘ này , 1 anh Ý thức thì ‘mơ tưởng bao la vũ trụ’ một anh Mạt na thì chấp ngã quá chừng , chấp 1 cách si mê , chấp Tàng thức làm ‘ngã’ - đến nỗi tính khí của Mạt na thường biểu hiện với 4 phiền não :
ngã si ( quan niệm sai lầm về cái ‘ngã’ ) ;

ngã kiến ( nhận thức sai lầm cho rằng đó là một cái ‘ngã’ độc lập và thường còn
ngã mạn (tự cao, tự đại, tự cho mình là ‘ số một’ - hơn ai hết !J J !)
ngã ái ( yêu ‘cái tôi’, cái ‘của tôi’ [mine] và cái ‘tự ngã của tôi’ [ myself ] )


17. Cho nên, Du-già248 nói, “Mạt-na nhiễm ô làm y chỉ của thức. Khi nó chưa diệt thì triền
phược đối với liễu biệt về các tướng chưa thể được giải thoát. Sau khi mạt-na diệt, sự
triền phược bởi tướng được giải thoát.”


18. Do có mạt-na hằng khởi ngã chấp, khiến cho các pháp thiện v.v. mang tính chất hữu lậu.
Nếu không tồn tại ý này, tính chất ấy nhất định không thể có. Vì vậy nên biết có thức
thứ bảy này.


19. (3) Tương ưng các thức
Mười phiền não tương ưng với nhữngthức nào?
Tàng thức hoàn toàn không có. Mạt-na có bốn. Ý thức đủ cả mười. Nam thức chi có ba,
là tham, sân, si; vì chúng không có phân biệt. Vì mạn các thứ sinh khởi là do cân nhắc
suy tính.


20. 3. Thức đồng chuyển
Trong tâm của hết thảy hữu tình, hai thức, thứ tàm và mạt-na, luôn luôn cùng hoạt đông.
Khi thức thứ sáu hiện khởi, cả ba thức cùng hoạt động. Các thức khác, tùy theo điều kiện
tụ hôi mà hiện khởi hoặc một cho đến năm thức cùng lúc, khi đó có bốn thức, cho đến
tám thức, cùng hoạt động.511 Đó là nói một cách tóm tắt ý nghĩa đồng chuyển thức.


21. Du-già 51 (tr. 580c01): “Hoặc trong một thời chỉ có một thức đồng chuyển với a-lại-da, đó là mạt-na.
Hành tướng của mạt-na là tư lương luôn luôn liên hệ đến ngã mạn các thư. Trong trạng thái hữu tâm hay vô
tâm, nó luôn luông đồng chuyển với a-lại-da, lấy a-lại-da lầm đối twongj để chấp ngã mà khởi hành tướng


( Trich tu nhieu nguon tai lieu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét