Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

30 BAI TUNG DUY THUC/ TAC GIA THE THAN, VIET DICH THICHTHIENSIEU



1. Do giả nói ngã pháp,
    Có tướng ngã pháp chuyển.
    Chúng nương thức biến hiện.
    Thức biến hiện có ba.

2. Là Dị thục, Tư lương,
    Và thức Liễu biệt cảnh.
    Ðầu, Thức A lại da
    Dị thục, Nhất thiết chủng.

3. Không thể biết chấp thọ,
    Xứ, liễu, tương ưng, xúc,
    Tác ý, thọ, tưởng, tư.
    Và chỉ có xả thọ.

4. Tánh vô phú vô ký,
    Xúc, thảy cũng như thế,
    Hằng chuyển như dòng nước.
    A la hán, bỏ hết.

5. Thức biến hiện thứ hai,
    Gọi là thức Mạt na.
    Nương kia chuyển, duyên kia,
    Tư lương làm tánh tướng.

6. Tương ưng bốn phiền não,
    Là ngã si, ngã kiến,
    Và ngã mạn, ngã ái,
    Cùng tâm sở Biến hành.

7. Tánh hữu phú vô ký,
    Sanh theo A lại da.
    Chứng La hán, Diệt định,
    Xuất thế đạo, không còn.

8. Thức biến hiện thứ ba,
    Sai biệt có sáu thứ,
    Tánh tướng là biết cảnh,
    Thiện, bất thiện, vô ký.

9. Cùng tâm sở Biến hành,
    Biệt cảnh, Thiện, Phiền não,
    Tùy phiền não, Bất định.
    Ðều tương ưng ba Thọ.

10. Trước là Biến hành: xúc
      Tiếp, là Biệt cảnh: dục,
      Thắng giải, niệm, định, tuệ.
      Cảnh sở duyên không đồng.

11. Thiện là tín, tàm, quý,
      Không tham, không sân si,
      Siêng, an, không phóng dật,
      Hành xả và không hại.

12. Phiền não là tham, sân,
      Si, mạn, nghi, ác kiến.
      Tùy phiền não là phần,
      Hận, phú, não, tật, xan,

13. Dối, nịnh và hại, kiêu,
      Không hổ và không thẹn,
      Trạo cử với hôn trầm,
      Không tin cùng giải đãi,

14. Phóng dật và thất niệm,
      Tán loạn, không chánh tri.
      Bất định là hối, miên.
      Tầm, tứ hai đều hai.

15. Nương dựa căn bản thức,
      Năm thức theo duyên hiện,
      Ðồng thời khởi, hoặc không,
      Như sóng mòi nương nước.

16. Ý thức thường hiện khởi,
      Trừ sanh trời Vô tưởng
      Và hai định vô tâm,
      Khi ngủ say, chết ngất.

17. Các thức ấy chuyển biến,
      Phân biệt, bị phân biệt,
      Do kia, đây đều không,
      Nên hết thảy Duy thức.

18. Do thức Nhất thiết chủng,
      Biến như vậy như vậy,
      Vì năng lực triển chuyển,
      Kia kia, phân biệt sanh.

19. Do tập khí các nghiệp,
      Cùng tập khí hai thủ,
      Thân Dị thục trước hết.
      Lại sanh Dị thục khác.

20. Do biến kế nọ kia,
      Biến kế chủng chủng vật,
      Biến kế sở chấp này,
      Tự tánh toàn không có.

21. Nên nó cùng Y tha,
      Chẳng khác chẳng không khác.
      Như tánh vô thường thảy,
      Thấy đây, mới thấy kia.

23. Chính nương ba tánh này,
      Lập ba vô tánh kia.
      Nên Phật "mật ý" nói:
      "Hết thảy pháp không tánh".

24. Trước là "Tướng không tánh",
      Kế, "Không tự nhiên tánh".
      Sau, do lìa tánh trước,
      Là tánh chấp ngã pháp.

25. Ðây, thắng nghĩa các pháp,
      Cũng tức là chơn như;
      Vì thường như tánh nó,
      Tức thực tánh Duy thức.

26. Cho đến chưa khởi thức.
      Cầu trụ tánh Duy thức.
      Ðối hai thủ tùy miên,
      Còn chưa thể phục diệt.

27. Hiện tiền lập chút vật,
      Cho là tánh Duy thức.
      Vì còn có sở đắc,
      Chưa thực trụ Duy thức.

28. Khi đối cảnh sở duyên,
      Trí không sở đắc gì,
      Bấy giờ trụ Duy thức,
      Do lìa tướng hai thủ.

29. Không đắc, chẳng nghĩ nghì
      Là trí xuất thế gian.
      Vì bỏ hai thô trọng,
      Chứng đắc hai chuyển y.

30. Ðây, tức giới vô lậu,
      Chẳng nghĩ nghì, thiện, thường.
      An lạc, thân giải thoát,
      Ðại Mâu ni pháp thân.
Trong 30 bài tụng này, 24 bài đầu là nói rõ Tướng Duy thức. Bài thứ 25, nói rõ Tánh Duy thức. Năm bài sau chót nói năm hạnh vị tu chứng.
Trong 24 bài đầu, một bài rưỡi đầu lược biện Tướng Duy thức; hai mươi hai bài rưỡi tiếp theo rộng biện Tướng Duy thức. 
--

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét