Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

CU SI LE DINH THAM/ (1)






Tiểu Sử Bác Sĩ Tâm Minh Lên Đình Thám


TIỂU SỬ BÁC SĨ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM
1.-  Thân Thế và Sự Nghiệp :
 Bác sĩ :         Lê Ðình Thám
 Pháp danh :  Tâm Minh
 Tự :              Châu Hải
 Sanh năm Đinh Dậu (1897) tại Quảng Nam.

         Chánh quán làng Đông Mỹ (Phù Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là thứ nam của cụ Đông các Đại học sĩ sung chức bộ Thượng thơ Lê Đỉnh (triều Tự Đức) và cụ kế mẫu Phan Thị Hiếu.
Lúc nhỏ theo Nho học, thụ huấn trực tiếp với cụ Thượng thơ thân sinh ở nhà cùng với bào huynh Lê Đình Dương.
(Lê Đình Dương là nhà Cách mạng, tham gia Việt Nam Quang Phục hội cùng với cụ Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Thành Tài. Phụ trách lãnh đạo phong trào Duy Tân khởi nghĩa tại Nam Ngãi. Bị bắt tại Ban Mê Thuộc năm 1926. Không chịu để bị tra tấn, không chịu tủi nhục trước công sứ thực dân Sabatier, nên đã dùng độc dược Cyanure de Mercure để tự vẫn năm 1919, thọ 26 tuổi .  Ông đã tốt nghiệp Á khôi Đông Dương Y sĩ khóa đầu tiên năm 1915, tại trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương – Hà Nội).
Tuy tuổi nhỏ, cả hai vị tỏ ra thông đạt kinh sách, văn bài thi phú. Ứng đối nhanh nhẹn. Nổi tiếng là thần đồng.
Lớn lên theo Tây học. Thông minh xuất chúng nên luôn luôn dẫn đầu lớp.  Được thầy yêu bạn quý từ cấp Tiểu học cho đến Đại học. Cụ đỗ Thủ khoa Đông Dương Hà Nội và Y khoa Bác sĩ ngạch Pháp quốc năm 1930 tại Y khoa Đại học đường Hà Nội./span>
Ra trường nhằm phong trào Duy Tân khởi nghĩa thất bại, bào huynh thì bị bắt đày lên Ban Mê Thuộc. Cụ bị Pháp theo dõi gắt gao. Trong thời gian phục vụ tại bệnh viện Bình Thuận, Song Cầu, Qui Nhơn, Tuy Hòa (1915-1923), ngoài công tác chuyên môn, cụ chỉ lo học hỏi và nghiên cứu thêm Nho, Y, Lý và Số.
         Năm 1926, về phụ trách Y sĩ điều trị tại bệnh viện Hội An, trong dịp viếng thăm chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn), tại Non Nước, Đà Nẵng. Khi đọc đến bài kệ sau đây, ghi chú trên vách, cụ liền chú ý đến Phật giáo :
                  Bồ đề bổn vô thọ,
                  Minh cảnh diệt phi đài,
                  Bổn lai vô nhứt vật,
                  Hà xứ nhạ trần ai ?
         Tiếp đó, cụ được tin nhà cách mạng Phan Chu Trinh từ trần ở Sài Gòn, cụ cùng một số thân hào nhân sĩ và công chức trí thức Quảng Nam tổ chức lễ truy điệu rất trọng thể và cùng thọ tang cụ Phan. Một tháng sau bị đổi đi Hà Tĩnh
Năm 1926, được về Huế làm Y sĩ trưởng tại viện bào chế và vi trùng học Pasteur; cọng tác với Bác sĩ Mormet, Giám đốc Y tế Trung Phần, đã phát minh ra Sérum Mormet, được Y giới Pháp Việt trọng vọng.
Cuối năm ấy, cụ lên Trúc Lâm thọ giáo với tổ Giác Tiên về tham nghĩa của bài kệ ở chùa Tam Thai, rồi phát tâm cùng Thượng tọa Mật Khế nghiên cứu giáo lý, học hỏi kinh điển, tụng kinh niệm Phật và phát nguyện trường trai, phát nguyện quy y, thọ Ưu bà Tắc giới và có Pháp danh Tâm Minh từ đó.
Năm 1929-1932, sau hai năm thọ giáo với Hòa thượng Phước Huệ, đồng thời chịu ảnh hưởng của cuộc trùng hưng Phật giáo Trung Hoa của ngài Thái Hư Đại sư qua sách báo Hải triều âm; cụ vâng lời Hòa thượng Phước Huệ, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh và Tịnh Khiết đứng ra triệu tập 18 vị đồng sự pháp lữ thảo điều lệ thành lập hội An Nam Phật Học, đặt trụ sở tại chùa Trúc Lâm, cụ làm Hội trưởng dưới sự chứng minh của quý Hòa thượng nói trên. Cụ bắt đầu thuyết pháp tại chùa Từ Quang. Giảng kinh luận tại tư thất cho một số tín hữu nhiệt tâm cầu đạo
(Thượng tọa Giải Ngạn, Thượng tọa Minh Châu, Sư bà Diệu Không, lúc nầy chưa xuất gia, đều được theo họ khóa nầy).
Năm 1933, phụ trách Y sĩ Giám đốc Bài lao Huế, cụ là một danh y uy tín nhất đế đô.
2.-  Về Phật Học :
         *.-  Khởi công trùng tu tổ đình Từ Đàm làm trụ sở Trung ương cho hội.
         *.-  Cử hành Đại lễ Phật Đản đầu tiên vô cùng trọng thể ở chùa Diệu Đế, gây ảnh hưởng lớn lao đến mọi giới.
         *.-  Chủ trương xuất bản Nguyệt san Viên Âm, cơ quan ngôn luận và truyền bá giáo lý của hội. Cụ làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của Nguyệt san.
         *.-  Thiết lập cơ sở đào tạo Tăng tài: Cấp Trung, Tiểu học tại Bảo Quốc, Pháp sư Trí Độ làm Đốc giáo.
(Quý Hòa thượng Thiện Hoa, Thiện Hòa, Thiện Siêu, Thiện Minh, Trí Quang, Trí Tịnh, Nhật Liên, … đều xuất thân tại trường nầy). 
         Cất Đại học tại Tây Thiên do chính cụ trực tiếp giảng diễn về Luận học, triết Đông và Tây.
         (Quý Hòa thượng Đôn Hậu, Trí Thủ, Mật Nguyện, Mật Hiển, Mật Thể,… đều xuất thân từ trường nầy).
        *.-  Xúc tiến thành lập các tỉnh hội, chi hội, việc báo chí, việc Phật học viện rất bề bộn, nhưng, cụ không bao giờ xao lãng sự học, sự tu và trường sở mà cụ đã phụ trách giảng diễn giáo pháp. Cụ có một lối diễn giảng đặc biệt nên bất cứ trình độ nào, bất cứ hạng người nào cũng đều thu thập có kết quả.
         Xứng đáng là một vị Pháp sư cư sĩ vừa Tông thông vừa Thuyết, khéo đưa Phật pháp ra giữa ánh sáng như đưa viên ngọc quý ra khỏi những thế tục vô minh che lấp.
         Mùa đông năm Bính Tý (1936), tổ giác Tiên viên tịch .  Cụ ý thức được trách nhiệm hoằng dương chánh pháp và duy trì sinh hoạt giáo hội,  nên trong lời ai điếu bổn sư, cụ đã phát nguyện dõng mãnh như sau:
         *.-   Kiến tướng nguyện vọng, kiến tánh nguyên chơn, viên giác diệu tâm ninh hữu ngã,
         *.-   Chúc pháp linh truyền, chúc sanh linh độ, thừ đương di huấn khởi vô nhơn.
Nghĩa là:
         *.-   Tướng các pháp tuy vọng, tánh các pháp vốn chơn, Hòa thượng đâu có mất còn,
         *.-   Chánh pháp cần phải truyền, chúng sinh cần phải độ, di huấn ấy (con) xin gánh vác.
Năm 1935, để thích ứng với nhu cầu của hội, bản điều lệ của hội được điều chỉnh qua quyết định của Đại hội đồng. Một ban Tổng trị sự được thiết lập tại Huế, trực tiếp điều hành các tỉnh hội và năm nào cụ cũng được hội tín nhiệm trong chức vụ Hội trưởng hoặc cố vấn để điều hành Phật sự.
         Cũng mùa Thu năm ấy, cụ dời nhà lên số 51 đường Nguyễn Hoàng (dốc Bến Ngự) để dễ dàng tiếp tục giảng kinh, viết báo, quy tụ thanh niên Phật tử trí thức thành lập đoàn thanh niên Học Phật Đức Dục. Sáng lập gia đình Phật hóa Phổ (tiền thân của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam bây giờ), nhằm duy trì đạo đức, xây dựng chánh tín cho đàn hậu thế.
         Ngoài ra, sau nhiều năm kinh sách, theo gương Phật giáo Trung Hoa, cụ nghiên cứu kế hoạch, vận động phương tiện quyết tâm xây dựng nền móng vĩnh cửu  cho cơ sở đào tạo Tăng tài.
         Năm 1944, cụ sắp xếp chương trình để di chuyển Phật học viện lên Kim Sơn. Thành lập Tòng lâm Kim Sơn Huế. Thời cuộc không cho phép, công tác tạm ngưng sau hai năm sinh hoạt.
         Năm 1945, cuộc đảo chánh Nhật, chánh phủ Trần Trọng Kim mời giữ chức Giám đốc Y tế Trung phần kiêm Giám đốc Bậnh viện Huế.
         Năm 1946, chiến cuộc bùng nổ, dân chúng Huế tản cư. Cụ đưa gia đình về lại Quảng Nam. Tham gia kháng chiến chống Pháp.
         Năm 1947-1949, làm Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến miền Nam Trung bộ tại Liên khu Năm.
Mùa hạ năm 1949, được điện mời đi Bắc, đề bạt làm Chủ tịch Phong trào Hòa bình Thế giới.
Mặc dầu tình thế đảo điên, nhân tâm điên đảo, nhưng cụ vẫn an nhiên diễn giảng, phiên dịch Phật pháp. Cuối cùng bộ Thủ Lăng Nghiêm cũng được dịch và xuất bản năm 1961 tại chùa Quán Sứ - Hà Nội.
         Cụ từ trần ngày 23 tháng 04 năm 1969 (tức ngày mồng Bảy tháng Ba năm Kỷ Dậu) tại Hà Nội, hưởng thọ 73 tuổi.
CON NGƯỜI và TƯ TƯỞNG
BÁC SĨ TÂM MINH
LÊ ÐÌNH THÁM




         Cụ Tâm Minh có nhiều tài năng. Trong những số đầu của Nguyệt san Viên âm, cụ tự tay viết cả truyện ngắn (ký tên T.M.), truyện dài (ký tên Châu Hải), chuyện hài hước (ký tên Ba Rảm), gọi đó là những :  “Biệt Khai Phương Tiện”. Tuy rằng btruyện ngắn và truyện dài của cụ có nhiều ý vị, nhưng vì độc giả Viên âm muốn dành hết số trang cho Giáo lý nên đến số thứ Tư, cụ hy sinh hai mục đó và chỉ còn giữ lại mục câu chuyện khôi hài. Tức là câu chuyện của chú Cửu Giới.
         Số Viên âm ra mắt đầu tiên ngày 01-12-1933.
         Trên bìa Viên âm có chữ  SEERBA.
         Nghĩa là :  Société d’Etude et d’Exercice de la Religion Bouddhique en Annam.
         Nghĩa chữ :  “Viên Âm là tiếng tròn. Từc tiếng hoàn toàn như chánh pháp mà đức Phật đã thuyết ra. Phật là đấng Viên giác, tự giác, giác tha, giác hạnh, viên mãn; cho nên lời nói tròn, việc làm tròn, giáo pháp tròn, tròn theo bổn tánh thanh tịnh. Tròn làm sao, trong tròn, ngoài tròn, trên tròn, dưới tròn, cùng tam giới khắp mười phương lớn nhỏ xa gần, đâu đâu cũng tròn cả.”.
         Khả năng học Phật của cụ Tâm Minh có thể nhận ra các thiên khảo luận như: Kết sinh tương tục luận, và trong các bản dịch thuật và cjhú giải các kinh như Thủ lăng nghiêm. Tuy cụ làm nhiều việc trọng đại cho đạo pháp, nhưng lúc nào cũng giữ thái độ khiêm cung và sự khiêm cung nầy được trông thấy nơi một bài thơ cụ làm và đăng trong Viên âm số 17 tháng 09 năm 1935, như sau :
            Bấy lâu vật vả kiếp phù trầm,
            Nay đặng vào tai tiếng Phạm âm,
            Tùy tiện trau dồi gương chan1h kiến,
            Ứng cơ giảng giải lý duy tâm.
            Ngộ mê vẫn đủ ngôn, thân, ý,
            Sinh tử nguyên vì sát, đạo, dâm.
            Tam bảo từ bi xin mật hộ,
            Cho khi hoằng pháp khỏi mê lầm.
         Có thể là cụ Tâm Minh Lê Ðình Thám đã trao truyền được chí nguyện hoằng pháp cho thế hệ đi sau. Rảnh tay về Viên âm, cụ dồn nghị lực xây dựng cơ sở cho một Phật Học Viện lớn tại Kim Sơn gọi là :  Tòng Lâm Kim Sơn, để dời tất cả các lớp Phật bhọc từ Kinh đô về.
Dự án chưa thành thì Cách mạng tháng Tám xẩy ra và công việc bị đình trệ.
Cụ Tâm Minh thật xứng đáng có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử Phật giáo cận đại.
Cụ là người dễ mến, đầy nhiệt btình. Cụ luôn luôn được bao quanh với bạn bè. Bên cụ có những nghệ sĩ tài ba như Bửy Bác, Nguyễn Khoa Toàn (Công việc trùng tu Tổ đình Từ đàm để làm trụ sở cho hội An nam Phật học được thành tựu, phần lớn là nhờ sự có mặt của cụ Nguyễn Khoa Toàn, tượng Phật hiện đang thờ ở chánh điện Từ đàm là do cụ điêu khắc).
Cụ Tâm Minh không hề xa cách với tuổi trẻ. Cpó khi cụ hồn nhiên như trẻ con Một hôm cụ từ nhà ở số 31 đường Nguyễn Hoàng, cụ đi bộ lên Từ đàm. Dưới dốc Nam giao, cụ gặp hai đứa trẻ đánh cờ tướng bên đường. Cụ ghé mắt xem, thấy một bên đang bí nước. Cụ liền ngồi xuống và chỉ cờ cho em bé. Và, cụ ngồi chơi đánh cờ với bọn trẻ hơn một giờ đồng hồ, rồi mới đứng dậy tiếp tục lên chùa.
Có công, có lòng với Cách mạng, cụ đã thao thức muốn điều hợp học thuyết xã hội chủ nghĩa với Phật pháp và đã có công bênh vực khi Phật giáo bị đè nén ở Liên khu 5. Cũng vì vậy mà cụ bị triệu ra Bắc. Cụ ra Hà nội bằng đường mòn Hồ chi Minh, dọc theo dảy Trường sơn.
Năm 1956, cụ được gặp các Ðại biểu miền Nam tại Ðại hội Buddha Jayanti. Cụ rất phấn khởi khi nghe ntin Phật giáo miền Nam.
Vì lý do đó, khi về Hà nội cụ không còn giữ được chức Chủ tịch Phong trào Hòa bình Thế giới nữa. Tuy vậy, cụ tìm đủ mọi cách để có thể xuất bản được cuốn kinh Thủ Lăng Nghiêm do cụ đã dày công phiên dịch và chú giải.
Ngày xuất bản kinh nầy năm 1961 tại chùa Quán sứ, chắc chắn là một ngày vui và một niềm an ủi lớn cho cụ.
         Là vị đệ tử tại gia xuất sắc nnhất của tổ Giác Tiên. Bác sĩ Tâm Minh Lê Ðình Thám là một người có tư chất cực kỳ thông minh và trái tim đầy nhiệt tình.
Bước đầu gặp Phật pháp bai kệ của tổ Huệ Năng được viết trên vách ở chùa Tam Thai, đã gây một ấn tượng sâu trong tâm não.
Tuy thế, mãi đến khi về làm việc tại bệnh viện Huế, một gặp được một người giải thích cho cụ một cách thỏa đáng về bài kệ. Người đó là tổ Giác Tiên.
Thấy được diệu lý của bài kệ, phát tâm quy y Tam bảo, bái nhận và tôn thờ Thiền sư Giác Tiên làm thầy.
(VNPGSL của Giáo sư Nguyễn Lang - quyển 3)

Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA --
http://todinhtudamhaingoai.org/vn/?15659=5&596=2&759=5&59615=4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét