Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

AI NHIEM/ TUONG UNG 6 XU



hon kem/thu bon


Dòng sông say ngủ chưa thức giấc
Tho NT




90. VII. Ái Nhiễm (Ejà) (S.iv,64)
1) ...
2) -- Ái nhiễm, này các Tỷ-kheo, là bệnh tật; ái nhiễm là mụt nhọt; ái nhiễm là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống không ái nhiễm, không bị mũi tên làm bị thương.
3) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước vọng gì, hãy ước sống không ái nhiễm, không bị mũi tên làm bị thương.
4) Chớ có nghĩ đến mắt, chớ có nghĩ đến trong mắt, chớ có nghĩ đến từ mắt, chớ có nghĩ đến: "Mắt là của tôi". Chớ có nghĩ đến các sắc, chớ có nghĩ đến trong các sắc, chớ có nghĩ đến từ các sắc, chớ có nghĩ đến: "Các sắc là của tôi". Chớ có nghĩ đến nhãn thức, chớ có nghĩ đến trong nhãn thức, chớ có nghĩ đến từ nhãn thức, chớ có nghĩ đến: "Nhãn thức là của tôi". Chớ có nghĩ đến nhãn xúc, chớ có nghĩ đến trong nhãn xúc, chớ có nghĩ đến từ nhãn xúc, chớ có nghĩ đến: "Nhãn xúc là của tôi". Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; chớ có nghĩ đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến: "Cảm thọ ấy là tôi".
5-6) Chớ có nghĩ đến tai... Chớ có nghĩ đến mũi...
7-8) Chớ có nghĩ đến lưỡi... Chớ có nghĩ đến thân...
9) Chớ có nghĩ đến ý, chớ có nghĩ đến trong ý, chớ có nghĩ đến từ ý, chớ có nghĩ đến: "Ý là của tôi". Chớ có nghĩ đến các pháp, chớ có nghĩ đến trong các pháp, chớ có nghĩ đến từ các pháp, chớ có nghĩ đến: "Các pháp là của tôi". Chớ có nghĩ đến ý thức, chớ có nghĩ đến trong ý thức, chớ có nghĩ đến từ ý thức, chớ có nghĩ đến: "Ý thức là của tôi". Chớ có nghĩ đến ý xúc, chớ có nghĩ đến trong ý xúc, chớ có nghĩ đến từ ý xúc, chớ có nghĩ đến: "Ý xúc là của tôi". Do duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; chớ có nghĩ đến cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến trong cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến từ cảm thọ ấy, chớ có nghĩ đến: "Cảm thọ ấy là của tôi".
10) Chớ có nghĩ đến tất cả, chớ có nghĩ đến trong tất cả, chớ có nghĩ đến từ tất cả, chớ có nghĩ đến: "Tất cả là của tôi".
11) Vị ấy do không nghĩ đến nên không chấp thủ một vật gì ở đời. Do không chấp thủ, vị ấy không có dao động (paritassati). Do không dao động, vị ấy tự mình tịch tịnh một cách hoàn toàn. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét