Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

VAN DE CHU GIAI







1. Chu giai ve Kinh phap cu:
http://www.quangduc.com/kinhdien/231phapcu-tich.html


2. Chu giai Trung bo kinh



Chú giải Trung bộ kinh (Papañcasūdanī)
2. Cuốn Papañcasūdanī- được viết theo yêu cầu của một Ngài tên là Buddhamitta. Đây lại là một bản chú giải về Trung bộ kinh (Majjhima Nikāya) được chia ra làm ba phần:
(1) Mūlanpaññāsa,
(2) Majjhimapaññāsa và
(3) Uparipaññāsa.
Năm mươi bài giảng thuyết đầu tiên và một hoặc hai giảng thuyết về Majjhimapaññāsa đã được xuất bản thành nhiều phần tại Tích Lan

3. Chu giai Tuong ung Kinh

Chú giải Tương Ưng kinh (Sāratthapakāsinī)
3. Sāratthapakāsinī - được viết theo yêu cầu của một Hòa Thượng tên là Jotipāla. Đây cũng là một bài bình luận về Tương Ưng kinh (Samyutta Nikāya), có nghĩa là, một bài bình luận về:
(1) Tổng Kệ Phẩm (Sagāthāvagga),
(2)  Duyên Khởi Phẩm (Nidānavagga),
(3)  Uẩn Phẩm (Khandhavaggya).
(4)  Saḷāyatanavagga và
(5) Đại Lâm Phẩm (Mahāvagga).
Toàn bộ tác phẩm này có thể đã được in tại Tích Lan và Miến Điện.

4. Chu giai tang chi kinh

Chú giải Tăng Chi kinh (Manorathapūraṇī)
4.  Manorathapūraṇī - được viết theo yêu cầu của một Ngài tên là Bhaddanta. Đây là một bản chú giải về Tăng Chi kinh (Aṅguttara Nikāya) được chia thành 11 phần như là: EkanipātaDukanipātaTikanipata v.v... toàn bộ tác phẩm đã được in và xuất bản tại tại Tích Lan và Miến Điện.

5. Chu giai tieu bo kinh

Chú giải Tiểu Bộ kinh (Khuddakanikāyaṭṭhakathā)

5. KhuddakanikāyaṭṭhakathāBuddhaghosa viết một chú giải về bốn cuốn về Khuddaka Nikāya. Ông cũng đã viết bình luận về Khuddakapāṭha, Dhammapada, Suttanipāta. Những bài bình luận về Khuddakapāṭha vàSuttanipāta được biết đến như là Paramatthajotikā. Ông cũng đã viết những bài bình luận trên theo ý riêng của mình. Những tác phẩm này cũng vừa mới được Hội các thánh điển Pāli biên tập và xuất bản tại Luân đôn.


6. Chu giai phap cu Kinh

Chú giải Pháp cú kinh (Dhammapadaṭṭhakathā)

Chúng ta nghiên cứu tiếp đến tác phẩm Dhammapadaṭṭhakathā. Hiện có nhiều nghi ngờ không hiểuBuddhaghosa có phải là tác giả của tác phẩm này hay không. Tác phẩm này với tầm cỡ rất lớn, không những chỉ gồm cuốn Aṭṭhakathā mà thôi, nghĩa là phần giải thích những từ và những thành ngữ trong bản văn mà còn có một khối lượng khổng lồ những chuyện kể minh họa về bản chất các câu chuyện Jātaka. H.C. Norman người đã biên tập toàn bộ tác phẩm cho nhà xuất bản P.T.S., cũng đã đồng ý là các câu chuyện minh họa này xuất phát từ Ngài Buddhaghosa, một nhà biên soạn và chú giải Kinh Phật đại tài; trong khi đó E.W. Burlingame trong cuốn sách viết về những câu chuyện huyền thoại về Phật giáo được dịch từ bản chú giải kinh Dhammapada, thìBuddhaghosa, nhà chú giải Kinh Phật vĩ đại này lại không phải là tác giả của tác phẩm này. Theo truyền thống Phật giáo, thì ngài Buddhaghosa là tác giả của cuốn Aṭṭhakathā và điều này đã được xác minh ở lời ghi ở cuối sách của chính tác phẩm đó. Cũng có thể tham khảo tại Thiền viện Mahāvihāra ở tại Tích Lan, như Morman đã chỉ rõ, [21] và điều này cũng nhằm xác nhận Buddhaghosa có liên quan đến tác phẩm này vì cũng chính tại đóBuddhaghosa đã viết những bài bình luận của mình. Ông Burlingame đã nhấn mạnh về những khác biệt trong ngôn ngữ và văn phong giữa các bản chú giải Dhamma-padaṭṭhakathā và các bài khác không có nghi ngờ gìBuddhaghosa đã biên soạn các tác phẩm đó cả. Nhưng chúng ta có thể nêu ra sự khác biệt rõ ràng, vì chính sự khác biệt giữa các đề tài thuộc nhiều bản văn khác nhau cũng đã được cứu xét để chú giải. Tác phẩmDhammapada, không giống như các tác phẩm vĩ đại Nikayas viết ở thể kệ và văn xuôi gāthās, mà lại được viết hoàn toàn ở thể gāthā với bối cảnh là kệ. Còn trong cuốn Nikāyas như đã được chỉ rõ trong văn bản. Chính vì vậy mà ở đây ta cần phải liệt kê tác phẩm này vào dạng tác phẩm qui phạm Phật giáo. Hardy lại chỉ rõ [22] trong câu truyện người lái buôn Ghosaka, như Buddhaghosa đã kể trong tác phẩm Manorathapūraṇī, lại rất khác biệt với cùng một câu chuyện được kể trong chú giải Dhammapada. Ở đây ta phải lưu ý đến một thực tế làBuddhaghosa không viết những bản chú giải của mình một cách độc lập riêng rẽ với những bản văn giới luật. Nhưng đa phần ông lại dịch và biên soạn từ nhiều bản chú giải từ tiếng Sinha khác nhau. Đôi khi ông sử dụng những Haha-Aṭṭhakathā, đôi khi lại dùng Mahāpaccarī và rồi ông lại quay trở lại với Kuruṇḍa Aṭṭhakathā; chính vì thế mà Buddhaghosa không thể không nhận lãnh trách nhiệm về những khác biệt trong các chuyện kể trên, rất có thể vì những khác biệt đó lại rất phổ biến trong các bản chú giải nổi tiếng cổ xưa. Như chúng ta đã chỉ rõ nơi chương trên. Điều đó được biểu hiện ở nhiều công trình tập thể của một số đông các nhà hiền triết và học giả Phật giáo khác đang cùng cộng tác để giải thích những lời nói của thầy mình từng lời như Đức Phật phán ra; và những bản chú giải đã được triển khai qua nhiều thể kỷ đang xen nhau giữa Đức Phật và các nhà chú giải là những người đã lên khuôn cuối cùng cho tác phẩm đó. Một số khác biệt nơi phần lớn các câu chuyện huyền thoại, như các dụ ngôn và truyện kể lại được sát nhập vào các bản chú giải là điều rất tự nhiên. Chính vì vậy, mà chúng ta có khuynh hướng cho là những lời ghi cuối sách xác nhận quyền tác giả của tác phẩm Dhammapada-Aṭṭhakathā là chính ngài Buddhaghosa là điều rất chính xác. Cho dù ở mức độ quyền tác giả tác phẩmDhammapada có liên quan, ta có thể nghĩ tình trạng các bản chú giải nguyên thuỷ đó đã không được chuyển ngữ tại Tích Lan. Có nhiều phiên bản khác nhau nơi các câu chuyện minh họa. Công việc duyệt lại chính tác phẩm Dhammapada trước khi ngài Buddhaghosa xuất hiện để so sánh tác phẩm bằng tiếng Pāli với bản dịch sang tiếng Trung Hoa vào năm 223 sau CN. Tác phẩm Dhammapada của Beal được dịch từ phiên bản Trung Hoa sang kinh điển Phật giáo [23] đã vạch ra một sự khác biệt lớn nơi tác phẩm bằng tiếng Pāli trong gala Phật giáo cũng như những chuyện kể phụ họa. Chính vì thế những sự khác biệt nơi hai phiên bản chuyện kể vềGhosaka trong hai tác phẩm bình luận của ngài Buddhaghosa không gây ra nhiều hậu quả trầm trọng mấy.

Trong phần mở đầu tác phẩm Chú giải Pháp cú (Dhammapada-aṭṭhakathā)Buddhaghosa cho biết ông dịch những lời bình tiếng Shinha sang tiếng Māgadhi, ông thêm vào chỗ này chỗ kia một vài ghi chú của riêng ông theo lời yêu cầu của một Hòa thượng tên là Kumārakassapa [24] bản chú giải Dhammapada gồm nhiều chuyện kể hài hước, truyện về súc vật, huyền thoại về các thánh, v.v... một vài câu chuyện này đã được Milinda-Pañhođề cập đến, thí dụ như câu chuyện Maṭṭhakuṇḍali, Sumaṇa, v.v... (xem các chuyện huyền thoại về Đức Phật. pt. I, pp. 60-62). Song song với các câu chuyện được ghi trong cuốn sách này ta còn được thấy trong tác phẩmDivyāvadāna và Kandjur viết bằng tiếng Tây Tạng (xem các huyền thoại về Đức Phật) pt. I, pp. 63-64)
* Chú giải Tạng Diệu pháp (Abhidhamma Piṭaka)
Các bài bình về tạng Diệu Pháp (Abhidhamma) như sau:
1.  Atthasālini - một bản chú giải về một đoạn trong tác phẩm Dhammasaṅgaṇi, chúng ta đã đề cập đến bài này rất dài. Tại Miến Điện các nhà sư sinh viên phải học rất kỹ và thường thì các tác giả của Abhidhammathường trích tác phẩm này. Đây là một trong số các tác phẩm của Buddhaghosa được biết đến nhiều nhất. Khảo sát sơ qua về Atthasālini cho thấy là tác phẩm được biên soạn sau Samantapāsādikā đã được đề cập đến ở các trang 97 và 98 tác phẩm do P.T.S xuất bản).
2. Samohavinodanī - một bản bình luận về Vibhaṅga (giải trình)
3. Dhātukathāpakaraṇaṭṭhakathā - một bản bình về Dhātukathā (bàn về các nhân tố)
4. Pugga Paññāttipakaraṇaṭṭhakathā - một bản bình luận về Puggala Paññātti, bản dịch tiếng Anh của một nhà văn hiện đại do hội Pāli Text society. London in và xuất bản.
5. Katthāvatthu aṭṭhakathā - một bản bình luận về Katthāvatthu (những điểm trái ngược.)
6. Yamakapakaraṇaṭṭhakathā - một bản bình luận về Yamaka.
7. Paṭṭhānapakaraṇaṭṭhakathā - một bản bình luận về Patthana, cuốn sách cuối cùng của Luận tạngAbhidhamma, được viết theo yêu cầu của một nhà sư mang tên CullaBuddhaghosa [25].
Buddhaghosa cũng đã viết tác phẩm Paritta-aṭṭhakathā, một trong số các tác phẩm Luận tạng Abhidhamma. Các bản chú giải sau này như ông đã đề cập đến ở bài trước [26] và tất cả các tác phẩm đó đều giả định chính là tác phẩm Visuddhimagga của Buddhaghosa. [27]




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét