Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

CÂU HỎI VỀ HIỆN TƯỢNG DAO ĐỘNG DỮ DỘI CỦA TRÁI ĐẤT/ Pathavicalanapañho




MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Mil. 4.1.11. Vessantaras Freigebigkeit - 4.1.4. Pathavicalanapañho


00. TU VUNG:

pabbajja: (f.) taking up of the ascetic life; becoming a monk.


I SU* INDACANDA DICH:




4. CÂU HỎI VỀ HIỆN TƯỢNG DAO ĐỘNG DỮ DỘI CỦA TRÁI ĐẤT

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:‘Này các tỳ khưu, có tám nhân tám duyên này đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất.’ Đây là lời nói không thiếu sót, đây là lời nói đầy đủ, đây là lời nói không thay đổi, không có nhân thứ chín nào khác đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất. Thưa ngài Nāgasena, nếu có nhân thứ chín khác đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất, đức Thế Tôn cũng sẽ nói đến nhân ấy. Và thưa ngài Nāgasena, bởi vì không có nhân thứ chín nào khác đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất, vì thế đã không được đức Thế Tôn đề cập đến. Và có nhân thứ chín này đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất được thấy là đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara. Thưa ngài Nāgasena, nếu chỉ có tám nhân tám duyên đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất, như thế thì lời nói ‘đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara’ là sai trái. Nếu đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara, như thế thì lời nói ‘chỉ có tám nhân tám duyên đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, vi tế, khó tháo gỡ, gây tăm tối, và sâu xa. Nó được dành cho ngài. Điều này không thể trả lời bởi người nào khác có trí tuệ nhỏ nhoi, ngoại trừ bậc có sự giác ngộ như là ngài vậy.”
“Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, có tám nhân tám duyên này đưa đến hiện tượng dao động dữ dội của trái đất.’ Còn đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara, tuy nhiên điều ấy là bất thường, đôi lúc có xảy ra, được loại ra khỏi tám nhân. Vì thế không được tính vào tám nhân.
2. Tâu đại vương, giống như ở thế gian chỉ có ba loại mưa được tính là ‘(mưa) thuộc mùa mưa, (mưa) thuộc mùa lạnh, và cơn mưa rào.’ Nếu có cơn mưa khác không thuộc vào ba loại này mà đổ mưa, thì cơn mưa ấy không được tính vào các loại mưa đã được công nhận, và chỉ được xem là ‘cơn mưa sái mùa.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara, điều này là bất thường, đôi lúc có xảy ra, được loại ra khỏi tám nhân. Việc ấy không được tính vào tám nhân.
3. Tâu đại vương, hoặc là giống như năm trăm con sông chảy ra từ núi Hi-mã-lạp. Tâu đại vương, trong số năm trăm con sông ấy, chỉ có mười con sông được tính vào việc tính đếm các con sông, tức là: sông Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, Mahī, Sindhu, Sarassatī, Vetravatī, Vitatthā, Candabhāgā. Các con sông còn lại không được tính vào việc tính đếm các con sông. Vì lý do gì? Các con sông ấy không có nước thường xuyên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara, điều này là bất thường, đôi lúc có xảy ra, được loại ra khỏi tám nhân. Việc ấy không được tính vào tám nhân.
4. Tâu đại vương, hoặc là giống như các quan đại thần của đức vua thì cả trăm người, hai trăm người. Trong số những người ấy chỉ có sáu là được tính vào việc tính đếm các quan đại thần, tức là: tướng quân, quan tế tự, quan xử án, quan thủ khố, quan giữ lọng, quan giữ gươm. Chỉ những người này được tính vào việc tính đếm các quan đại thần. Vì lý do gì? Vì trạng thái gắn bó với các phẩm chất của đức vua. Còn tất cả những người còn lại không được tính đếm mà chỉ được xem là ‘quan đại thần.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc đại địa đầu đã rúng động bảy lần vào lúc cuộc đại thí đang được trao ra bởi đức vua Vessantara, điều này là bất thường, đôi lúc có xảy ra, được loại ra khỏi tám nhân. Việc ấy không được tính vào tám nhân.
Tâu đại vương, phải chăng có được nghe là trong thời hiện tại nghiệp của những việc làm hướng thượng đã làm ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng là có cảm thọ lạc trong hiện tại, và danh tiếng của những việc này vang lên ở giữa chư Thiên và nhân loại?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có được nghe là trong thời hiện tại nghiệp của những việc làm hướng thượng đã làm ở Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng là có cảm thọ lạc trong hiện tại, và danh tiếng của những việc này vang lên ở giữa chư Thiên và nhân loại. Những người ấy là bảy người.”
“Tâu đại vương, là ai và ai vậy?”
“Thưa ngài, là ‘người làm tràng hoa Sumana, Bà-la-môn Ekasāṭaka, người làm công Puṇṇa, hoàng hậu Mallikā, hoàng hậu Gopālamātā, cận sự nữ Suppiyā, và nữ tỳ Puṇṇā.’ Bảy người này có cảm thọ lạc trong hiện tại, và danh tiếng của những người này vang lên ở giữa chư Thiên và nhân loại.”
“Vậy có được nghe những người khác trong thời quá khứ đã đi đến cung trời Đạo Lợi bằng chính thân thể và vóc dáng ấy của con người?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Có được nghe.”
“Tâu đại vương, là ai và ai vậy?”
“Là ‘vị Càn-thát-bà Guttila, đức vua Sādhīna, đức vua Nimī, và đức vua Mandhātā.’ Bốn người này được nghe là đã đi đến cung trời Đạo Lợi bằng thân thể và vóc dáng của con người. Được nghe rằng việc đã làm tốt hoặc đã làm xấu đã được làm lâu lắm rồi.”
“Tâu đại vương, phải chăng đại vương đã được nghe trước đây vào thời quá khứ xa xăm hoặc trong thời hiện tại xa xăm đại địa cầu đã rúng động một lần hoặc hai lần hoặc ba lần khi vật thí của người tên như vầy đang được trao ra?”
6. “Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, tôi đã có sự truyền thừa, sự thành tựu, sự thuộc lòng Kinh điển, sự lắng nghe, sự học tập, năng lực, sự mong mỏi lắng nghe, sự vấn hỏi, sự hầu hạ các vị thầy, tuy nhiên tôi cũng chưa từng được nghe trước đây đại địa cầu đã rúng động một lần hoặc hai lần hoặc ba lần khi vật thí của người tên như vầy đang được trao ra, ngoại trừ việc bố thí cao quý của vị vua kiệt xuất Vessantara. Tâu đại vương, vào khoảng giữa của hai vị Phật là ‘đức Thế Tôn Kassapa và đức Thế Tôn Sakyamuni,’ nhiều koṭi năm vượt quá cách thức tính đếm đã trôi qua, ngay cả trong khoảng thời gian đó tôi cũng không có nghe là ‘đại địa cầu đã rúng động một lần hoặc hai lần hoặc ba lần khi vật thí của người tên như vầy đang được trao ra.’  
Tâu đại vương, đại địa cầu không rúng động với sự tinh tấn chừng ấy, với sự nỗ lực chừng ấy. Tâu đại vương, bị chồng chất gánh nặng về đức hạnh, bị chồng chất toàn bộ gánh nặng về sự trong sạch, hành động, và đức hạnh, trong khi không thể nâng đỡ, đại địa cầu lay động, rúng động, chuyển động.
7. Tâu đại vương, giống như khi chiếc xe tải bị chồng chất vật nặng quá tải thì các ổ trục và các vành bánh xe bung ra, trục xe bị gãy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế bị chồng chất toàn bộ gánh nặng về sự trong sạch, hành động, và đức hạnh, trong khi không thể nâng đỡ, đại địa cầu lay động, rúng động, chuyển động.
Tâu đại vương, hoặc là giống như bầu trời bị bao phủ bởi sự chuyển động của gió và nước, bị chồng chất bởi gánh nặng về lượng nước dồi dào, do trạng thái bị đưa đẩy bởi cơn gió mạnh nên gầm rú, gào thét, rống lên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế bị chồng chất gánh nặng lớn lao và dồi dào về năng lực bố thí của đức vua Vessantara, trong khi không thể nâng đỡ, đại địa cầu lay động, rúng động, chuyển động.
8. Tâu đại vương, bởi vì tâm của đức vua Vessantara không vận hành do tác động của tham, không vận hành do tác động của sân, không vận hành do tác động của si, không vận hành do tác động của ngã mạn, không vận hành do tác động của tà kiến, không vận hành do tác động của phiền não, không vận hành do tác động của suy tầm, không vận hành do tác động của ganh ghét. Khi ấy, nó vận hành phần nhiều do tác động của sự bố thí: ‘Làm cách nào những người ăn xin chưa đi đến có thể đến gần ta, và những người ăn xin đã đi đến có thể nhận lãnh theo như ý muốn và có thể được hài lòng?’ Sự bố thí là chủ tể, là tâm ý đã được khẳng định một cách thường xuyên, liên tục.
9. Tâu đại vương, tâm ý của đức vua Vessantara đã được khẳng định một cách thường xuyên, liên tục trong mười trường hợp: ở sự huấn luyện, ở sự bình lặng, ở sự nhẫn nại, ở sự phòng hộ, ở sự thu thúc, ở sự đè nén, ở sự không giận dữ, ở sự không hãm hại, ở sự chân thật, ở sự trong sạch.
Tâu đại vương, đối với đức vua Vessantara thì sự tầm cầu về dục đã được dứt bỏ, sự tầm cầu về hữu đã được yên lặng, chỉ riêng sự tầm cầu về Phạm hạnh là được đạt đến một cách sốt sắng.
 Tâu đại vương, đối với đức vua Vessantara thì sự bảo vệ bản thân đã được dứt bỏ, sự bảo vệ người khác đã được đạt đến một cách sốt sắng: ‘Làm cách nào những chúng sanh này có thể hợp nhất, không tật bệnh, có tài sản, có tuổi thọ dài lâu?’ tâm ý vận hành phần nhiều là như thế.
Tâu đại vương, và trong khi bố thí vật thí ấy, đức vua Vessantara không bố thí vì nhân đạt đến tái sanh, không bố thí vì nhân tài sản, không bố thí vì nhân vật biếu lại, không bố thí vì nhân thu phục, không bố thí vì nhân tuổi thọ, không bố thí vì nhân sắc đẹp, không bố thí vì nhân hạnh phúc, không bố thí vì nhân sức mạnh, không bố thí vì nhân danh vọng, không bố thí vì nhân con trai, không bố thí vì nhân con gái. Khi ấy đức vua đã bố thí vật thí cao quý, không thể đo lường, bao la, vô thượng có hình thức như thế ấy vì lý do của trí Toàn Tri, vì lý do của báu vật là trí Toàn Tri. Và khi đã đạt được bản thể Toàn Tri, đức vua đã nói lên lời kệ này:
Chỉ vì lý do là sự Giác Ngộ, ta đã không nghĩ suy trong khi buông bỏ Jāli, con gái Kaṇhājinā, và hoàng hậu Maddī chung thủy.’
10. Tâu đại vương, đức vua Vessantara chiến thắng giận dữ bằng không giận dữ, chiến thắng sự xấu xa bằng sự tốt đẹp, chiến thắng keo kiệt bằng bố thí, chiến thắng giả dối bằng chân thật, chiến thắng tất cả bất thiện bằng thiện. Trong khi vị ấy, là người đã tiến bước theo Giáo Pháp, hướng về Giáo Pháp, đang bố thí như vậy, do tính chất bao la của sự tinh tấn và năng lực của việc hoàn thành sự bố thí, có những cơn gió lớn xao động ở phía bên dưới. Chúng thổi qua một cách hoàn toàn rối loạn, chầm chậm từng cơn từng cơn một; chúng sà xuống, bốc lên, xoáy tròn; các cây bị trụi lá đổ xuống, những đám mây dầy đặc di chuyển ở bầu trời, những cơn gió tích lũy đầy bụi trở nên dữ dội, bầu trời bị hạ thấp, các cơn gió thổi cuốn đi ào ạt, âm thanh vô cùng ghê rợn phát ra; khi những cơn gió ấy giận dữ thì nước dao động tăng dần, khi nước bị dao động thì các con cá và rùa bị quấy nhiễu, các đợt sóng từng đôi từng đôi sanh lên, các chúng sanh là loài thủy tộc run sợ, sóng nước gợn tròn từng cặp, tiếng rì rào của sóng phát khởi, bong bóng nước ghê rợn nổi lên, những mảng bọt nước hiện hữu; đại dương nổi dậy, nước chạy khắp tám phương, các dòng nước trôi chảy từ miệng của các dòng nước xuôi ngược. Các loài A-tu-la, kim-sỉ-điểu, rồng, dạ-xoa bị hoảng hốt: ‘Có thật không, bằng cách nào mà biển cả xoay ngược lại?’ rồi tìm kiếm lối ra đi với tâm hãi sợ; khi bầu nước bị quấy nhiễu, bị khuấy rối, đại địa cầu cùng với núi non luôn cả biển cả rúng động, chóp đá của đỉnh núi Sineru nghiêng ngả trong khi bị xoáy tròn, các loài rắn, chồn, mèo, chó rừng, heo rừng, nai, chim chóc bị hết hồn, các dạ-xoa ít quyền lực khóc lóc, các dạ-xoa nhiều quyền lực cười đùa trong khi đại địa cầu rung động.
11. Tâu đại vương, giống như ngọn lửa đang cháy ở bên dưới cái chảo to lớn vĩ đại được chứa đầy nước, có gạo lổn nhổ, được đặt ở lò lửa, trước tiên (ngọn lửa) đốt nóng cái chảo, khi cái chảo đã được đốt nóng, nó đun nóng nước; khi nước đã được đốt nóng, nó đun nóng gạo; gạo đã được đốt nóng nổi lên, chìm xuống, làm sanh ra bong bóng nước, rồi những mảng bọt nước trồi lên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, đức vua Vessantara đã từ bỏ vật khó từ bỏ ở thế gian. Khi vị ấy đang từ bỏ vật khó từ bỏ ấy, do sự hoàn thành từ bản chất của việc bố thí, những cơn gió lớn ở phía bên dưới, trong khi không thể nâng đỡ, đã bị khuấy động. Khi những cơn gió lớn bị khuấy động, nước đã rung động. Khi nước bị rung động, đại địa cầu đã rung động.
Như thế vào khi ấy ‘những cơn gió lớn, nước, và quả địa cầu,’ ba thứ này đã trở thành như là có chung một tâm ý. Do việc hoàn thành của sự bố thí vĩ đại, do năng lực và sự tinh tấn bao la, không có người nào khác có oai lực bố thí như thế này như là oai lực bố thí vĩ đại của đức vua Vessantara.
12. Tâu đại vương, giống như các viên ngọc ma-ni nhiều loại được tìm thấy ở trái đất, như là: ngọc xa-phia, ngọc lục, ngọc như ý, ngọc bích, ngọc hoa lanh, ngọc hoa keo, ngọc thu hồn, ngọc nhật lệ, ngọc nguyệt lệ, kim cương, ngọc lân tinh, hoàng ngọc, hồng ngọc, ngọc mắt mèo,’ thì viên ngọc ma-ni của đức Chuyển Luân vượt trội tất cả các viên ngọc này nên được gọi là nhất hạng. Tâu đại vương, viên ngọc ma-ni của đức Chuyển Luân chiếu sáng một do-tuần ở chung quanh, tâu đại vương, tương tợ y như thế bất cứ sự bố thí nào được tìm thấy ở trái đất, dầu là sự bố thí tối thượng không thể sánh bằng, sự bố thí vĩ đại của đức vua Vessantara vượt trội tất cả các sự bố thí ấy nên được gọi là nhất hạng. Tâu đại vương, khi sự bố thí vĩ đại của đức vua Vessantara đang được trao ra thì đại địa cầu đã bị rung động bảy lần.”  
“Thưa ngài Nāgasena, là sự kỳ diệu của chư Phật! Thưa ngài Nāgasena, là sự phi thường của chư Phật! Là việc đức Thế Tôn, trong khi còn là Bồ Tát, với sự nhẫn nại như vậy, với tâm như vậy, với quyết định như vậy, với chủ tâm như vậy, so với thế gian không người sánh bằng. Thưa ngài Nāgasena, sự nỗ lực của các đức Bồ Tát đã được phô bày. Và các pháp toàn hảo của các đấng Chiến Thắng được chiếu sáng còn nhiều hơn thậm chí trong khi các ngài đang thực hành đức hạnh, cho đến bản thể tối thượng của đức Như Lai là được hiển hiện ở thế gian có cả chư Thiên. Thưa ngài Nāgasena, thật tốt đẹp thay Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng đã được tán dương, các pháp toàn hảo của đấng Chiến Thắng đã được tỏa sáng, nút thắt ở học thuyết của các giáo chủ tà giáo đã được cắt đứt, bầu nước về học thuyết của những kẻ khác đã được đập bể, câu hỏi thâm sâu đã được làm rõ, bụi rậm đã được làm không còn bụi rậm, sự giải quyết của các vị con trai của đấng Chiến Thắng đã được tiếp thu đúng đắn. Hỡi vị cao quý và ưu tú trong số các vị có đồ chúng, xin ngài hãy chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về hiện tượng dao động dữ dội của trái đất là thứ tư.

II. PALI
III. TIENG DUC

Mil. 4.1.11. Vessantaras Freigebigkeit - 4.1.4. Pathavicalanapañho


"Der Erhabene, ehrwürdiger Nāgasena, hat gesagt, daß es acht Gründe und Ursachen zur Entstehung eines großen Erdbebens gebe. Dies ist eine, alle weiteren Möglichkeiten ausschließende, entscheidende, ausschlaggebende Behauptung. Einen weiteren neunten Grund kann es also nicht geben, denn sonst hätte ihn der Erhabene erwähnt. Weil es eben einen solchen nicht gibt, so hat der Erhabene auch nicht davon gesprochen. Nun wird aber dennoch (in den Schriften) noch eine weitere, eine neunte Ursache erwähnt. Als nämlich König Vessantara seine große Gabe spendete, soll siebenmal die Erde gebebt haben. Wenn also, ehrwürdiger Nāgasena, es bloß acht Ursachen gibt, so ist die letztere Behauptung falsch. Denn trifft letzteres zu, dann müßte die Behauptung, daß es bloß acht Gründe gebe, falsch sein. Dies, ehrwürdiger Nāgasena, ist ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle, versteckt, schwer zu enthüllen, dunkel und tiefsinnig. Und kein anderer mit geringem Wissen vermag es zu lösen, sondern nur ein solcher Weiser wie du."
"Hast du nun aber auch gehört, o König, daß in der Vergangenheit oder in der Gegenwart wegen dieser oder jener Gabenspende ein- oder zwei- oder dreimal die Erde erbebte?"
"Nein, o Herr."
"Auch ich, o König, der ich die Botschaft (āgama, wörtl. Ankunft, Advent, Evangelium. "Buddh'āgama" ist die auch heute in Ceylon übliche Bezeichnung für die buddhistische Lehre) kenne, Wissen besitze, viel auswendig weiß, viel gehört habe, Fähigkeit im Lernen und Aufmerksamkeit besitze, viel erforscht, vielen Meistern gedient habe - auch ich habe noch nicht gehört, daß wegen dieser oder jener Gabenspende ein- oder zwei- oder dreimal die Erde erbebte, abgesehen von der erhabenen Gabe des mächtigen Königs Vessantara. Und innerhalb der Zeit, die zwischen diesen beiden Erleuchteten liegt - dem erhabenen Kassapa und dem erhabenen Weisen aus dem Sakyerstamme - in der unzählbare Reihen von Jahre dahingeflossen sind, auch da ist mir nichts derartiges bekannt. Nicht erbebt die Erde infolge bloßer Anstrengung und bloßer Kraft.
Nur dann, o König, wenn die Erde nicht mehr tragen kann, weil sie beschwert ist vom Gewichte der Tugenden, beschwert vom Tugendgewichte der Taten völliger Reinheit, nur dann erzittert, erbebt, erdröhnt die Erde. Es ist damit geradeso, o König, wie wenn bei einem Wagen, der mit zu schweren Lasten beladen ist, die Naben und Felgen der Räder zerspringen und die Achse bricht. Oder auch, o König, gleichwie der Himmel, von Sturm und Wolken überzogen und vom Gewichte der aufgetürmten Regenwolken beschwert, infolge des Geladenseins mit zu viel Wind erdröhnt, erkracht und Regen nieder strömen läßt: ebenso auch, o König, kam es, daß die Erde, von dem großen, aufgehäuften Gewichte der Macht der Gabe des Königs Vessantara überladen und ohnmächtig, dasselbe zu tragen, anfing zu erzittern, zu erbeben und zu erdröhnen.
Denn nicht wurde, o König, diese Gesinnung des Königs Vessantara hervorgerufen durch Gier, Haß, Verblendung, Dünkel, Ansichten oder Verderbtheiten, nicht durch Grübeln, noch durch Unzufriedenheit. Sondern es war Freigebigkeit, mit der sich sein Geist künftig befasste. Sein Geist war stets und ständig auf das Geben gerichtet, und er dachte: <So sollen denn alle die Bedürftigen, die noch nicht herbeigekommen sind, zu mir kommen und diejenigen, die bereits zu mir gekommen sind, nach Wunsch Gaben erhalten und frohen Herzens werden.> Der König Vessantara, o König, hatte seinen Geist stets und ständig auf zehn Dinge geheftet: auf Zügelung, Gemütsruhe, Geduld, Zurückhaltung, Selbstkontrolle und Beherrschung, auf Freisein von Zorn und Gewalttat, auf Wahrhaftigkeit und Reinheit. König Vessantara hatte alles sinnliche Verlangen verleugnet, das Verlangen nach Dasein war in ihm gestillt, und bloß dem Verlangen nach dem Reinheitswandel war er eifrig hingegeben. Er hatte es aufgegeben, für seine eigene Person zu sorgen, und voll Eifer war er für die anderen besorgt. Der Gedanke kam ihm häufig: <Ach, möchten doch alle die Wesen in Eintracht leben, und ihnen Gesundheit, Vermögen und langes Leben beschieden sein!> Wenn er Gaben spendete, so tat er es nicht etwa, um als Lohn dafür eine günstige Wiedergeburt oder Reichtum zu erlangen, oder eines Gegengeschenkes wegen, oder um sich damit brüsten zu können, oder um sich langes Leben, Schönheit, Glück, Stärke und Ruhm zu sichern, oder damit ihm Kinder geboren würden. Sondern es war, um die Allwissenheit zu erlangen, das Kleinod der Allwissenserkenntnis, daß er solche unvergleichliche, reiche, unübertroffene, erhabene Gabe spendete. Und als er die Allwissenheit erlangt hatte, da äußerte er folgenden Vers:

    Jali, meinen Sohn, die Tochter und den Hirsch,
    Und mein treues Weib, die Fürstin Maddī,
    Schenkt' ich weg ohn' irgend ein Bedenken,
    Bloß um die Erleuchtung zu erlangen.

Durch Milde, o König, gewann der König Vessantara den Erzürnten, durch Güte gewann er den Bösen, durch Freigebigkeit den Geizigen, durch Wahrhaftigkeit den Lügner, und all das Schlechte überwand er mit seinen guten Eigenschaften.
Als er solches weggab, der Wahrheitslehre nachstrebend, die Wahrheitslehre zum Ziele habend, gerieten - durch die weite Ausstrahlung seiner aus dem Geben entstandenen Kraft - die mächtigen Winde unter der Erde in Erregung. Nach und nach, einer nach dem anderen, wehten sie immer wilder durcheinander nach unten, oben und den Seiten wirbelnd. Blätterlos stürzten die Bäume hernieder. In Massen fegten die Wolken am Himmel dahin. Fürchterlich bliesen die staubgeschwängerten Winde. Der Himmel verfinsterte sich. Mit Ungestüm bliesen und brausten nun die Stürme, und ein ungeheures, schreckliches Tosen begann. Und während da jene Stürme tobten wurden allmählich die Gewässer aufgestört. Und durch die aufgestörten Gewässer gerieten die Fische und Schildkröten in Erregung. Paarweise stiegen die Wellen empor, und alle die Wassertiere wurden von Grauen ergriffen. Die Wasserwogen wälzten sich in dichter Folge vorwärts. Ein Wogengetöse entstand, und schrecklich hob sich der Gischt, Schaumkränze bildend, und immer höher stieg das gewaltige Meer, so daß sich die Wasser nach allen Richtungen hin ergossen und ganze Wasserfluten stromaufwärts strömten. Von Angst ergriffen wurden die Titanen, Drachen, Schlangengeister und Dämonen und voll Grauen dachten sie: <Was ist geschienen? Wie ist es möglich? Das Meer dreht sich ja zuletzt noch selber um!> Und von Angst erfaßt, suchten sie nach einem Ausweg, um zu entkommen. Und als das die Erde tragende Wasser in Aufruhr und Erregung war, erzitterte die gewaltige Erde mitsamt den Gebirgen und Meeren. Und das Merugebirge (ein sagenhaftes Gebirge im Mittelpunkte eines jeden Weltsystems) begann sich im Kreise zu drehen, so daß die Felsenspitze auf seinem höchsten Gipfel zur Seite sich senkte. Ganz von Sinnen waren die Schlangen, die Mungos, Katzen, Schakale, Eber, Hirsche und Vögel. Die Schwachen unter den Dämonen begannen zu heulen, währenddessen die Starken lustig zu lachen begannen, als die gewaltige Erde erdröhnte.
Gleichwie, o König, wenn man da einen großen Topf Wasser mit Reis anfüllt und auf den Ofen stellt, das darunter brennende Feuer zuerst den Topf erhitzt, der heiße Topf darauf das Wasser zum Sieden bringt, das siedende Wasser den Reis zum Kochen bringt und der kochende Reis auf und nieder steigt und Blasen und Schaumringe bildet; ebenso auch, o König, hat der König Vessantara etwas weggegeben, auf das man schwer in der Welt verzichten kann. Und unter dem Einflusse der Beschaffenheit solchen Weggebens gerieten die unterirdischen, gewaltigen Winde, die nicht länger widerstehen konnten, in Erregung. Dadurch aber wurde das Wasser erregt, und dadurch die gewaltige Erde, so daß unter dem Einflusse der durch die gewaltige Gabe erzeugten großen Kraft alle drei - Wind, Wasser und Erde - gleichsam bloß noch einen einzigen Willen hatten. Keines anderen Menschen Gabe, o König, hat einen solchen Einfluß, wie die gewaltige Gabe des Königs Vessantara.
Gleichwie, o König, in der Erde vielerlei Edelsteine sich finden - Saphir, Großer Saphir, Lichttau, Katzenauge, Flachsblüte, Akazienblüte, Herzenlust, Sonnenlieb, Mondlieb, Kristall, Kajjopakkamaka, Topas, Rubin, Smaragd - und das Kleinod eines Universalkönigs diese alle übertrifft und als das alleredelste gilt - denn dieses leuchtet ja eine Meile im Umkreis -: ebenso auch, o König, übertrifft die hehre Gabe des Königs Vessantara alle, selbst die unvergleichlichsten und höchsten Gaben auch der ganzen Erde und gilt daher als die edelste Gabe. Und als der König Vessantara diese hehre Gabe spendete, da erbebte siebenmal die gewaltige Erde."
"Wunderbar ist es doch mit dem Erleuchteten, ehrwürdiger Nāgasena, unfaßbar, daß der Vollendete selbst während er noch nach der Erleuchtung strebt, in aller Welt ohne seinesgleichen ist, von solcher Geduld, solcher Gesinnung, solchem Entschlusse und solchen Absichten. Die Tatkraft des Anwärters auf Buddhaschaft (Bodhisatta) (Vessantara war nämlich der Überlieferung nach eine der früheren Wiedergeburten des Buddha. Siehe 8.4.) hast du mir klar gemacht, ehrwürdiger Nāgasena, die Vollkommenheiten des Siegers von allen Seiten beleuchtet. Du hast gezeigt, wieso der Zustand eines Vollendeten, infolge seines Wandels, in aller Welt der beste ist. Mit Recht, o Herr, hast du des Siegers Lehre gepriesen und seine Vollkommenheiten beleuchtet, durchschnitten die Glaubensfessel der Irrgläubigen, zerbrochen die Gefäße der Andersgläubigen, das tiefsinnige Problem gelöst, das Dickicht gelichtet, und die Jünger des Siegers haben ihren rechten Zweck erreicht. So ist es, o bester unter den besten der Meister. Und so nehme ich es an.

--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

93. Nghi vấn về sự Bố thí ba-la-mật
- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có thuyết rằng, quả địa cầu này bị rung chuyển, chấn động do tám nhân và tám duyên, có phải thế chăng?
- Đúng vậy.
- Ở một chỗ khác, khi nói đến sự bố thí ba-la-mật của bồ tát Vessantara, Đức Thế Tôn lại nói rằng:  "Quả địa cầu rung chuyển và chấn động ở ngoài tám nhân và tám duyên ấy"; tức là một hiện tượng phi thường, đặc biệt, không nằm trong các điều kiện tự nhiên, bình thường!
- Quả đúng vậy!
- Thế thì trẫm không hiểu tại sao Đức Thế Tôn thuyết trước sau không như một?
- Đại vương! Vì tâm bố thí của bồ tát Vessantara là một sự kiện hy hữu, có năng lực vĩ đại làm cho quả địa cầu chấn động bảy lần; điều ấy vượt ngoài tầm hiểu biết của phàm phu, ở ngoài hiện tượng bình thường thuộc tám nhân và tám duyên, chớ có gì phải nghi vấn đâu!
- Vậy thì đó có phải là một sự kiện phi thời? Đại đức có thể cho nghe ví dụ được chăng?
- Được thôi! Ví như mỗi năm có 3 mùa: mùa nắng, mùa mưa và mùa lạnh. Mùa nắng thì trời nắng, mùa mưa thì trời mưa, mùa lạnh thì có tuyết rơi. Ấy là chuyện bình thường. Nhưng giả dụ không phải là mùa lạnh mà tuyết lại rơi, ấy là chuyện bình thường hay bất thường hở đại vương?
- Là bất thường.
- Vậy hiện tượng tuyết rơi bất thường ấy là đúng thời hay phi thời?
- Thưa, là phi thời!
- Cũng như thế ấy là chuyện bồ tát Vessantara, ngài bố thí ba-la-mật làm cho quả đất chấn động bảy lần là một hiện tượng phi thời ở ngoài tám nhân và tám duyên ấy, tâu đại vương!
- Đại đức cho nghe ví dụ nữa!
- Vâng, đại vương có biết chừng bao nhiêu sông to, sông nhỏ, sông đầy, sông cạn... phát xuất từ Hy-mã-lạp-sơn?
- Thưa, chừng năm trăm con sông như thế.
- Nhưng thật sự thì có chừng bao nhiêu con sông được gọi là sông?
- Thưa, có mười con sông được gọi là sông, đó là các sông Gangà, Yamunà, Aciravati, Sarabhù, Mahì, Sinadhu, Sarasavati, Etabhavatì, Itamsà, Chandabhàgà!
- Tại sao chỉ mười con sông ấy được gọi là sông?
- Vì mười con sông ấy có nước chảy thường xuyên, còn các sông còn lại, nước chảy không thường xuyên, thưa đại đức.
- Đại vương! Vì không thường xuyên nên gọi là phi thời. Bồ tát Vessantara với tâm đại thí cũng là hiện tượng phi thời nên ở ngoài tám nhân và tám duyên!
- Tức là không được liệt vào tám nhân và tám duyên bình thường ấy?
- Đúng thế.
- Đại đức cho nghe thêm ví dụ nữa.
- Vâng, bần tăng xin hỏi thử đại vương: một vị Chuyển luân Thánh vương thường có chừng bao nhiêu quan lại?
- Thưa, không nhất định, có thể là hai trăm, có thể là ba trăm!
- Trong số ấy có bao nhiêu vị được gọi là quan đại thần?
- Chỉ có sáu thôi. Đó là vị giữ bảo kiếm, vị giữ cái lọng, vị giữ kho, vị thanh tra, giám sát, vị chính trị, quốc phòng, vị tướng lãnh cầm binh!
- Đại vương! Ngoài sáu vị quan đại thần đặc biệt ấy, các vị quan còn lại không được liệt vào chức danh đại thần như thế nào - thì việc quả đất rung chuyển bảy lần cũng thuộc loại đặc biệt, không được ghép vào tám nhân, tám duyên ấy. Sáu vị quan đại thần là sáu vị quan hy hữu, không phải là quan lại bình thường thì tâm đại thí của bồ tát Vessantara cũng thuộc loại hy hữu, phi thường! Bây giờ đại vương đã thông suốt chưa?
- Trẫm đã hiểu, nhưng còn muốn nghe thêm ví dụ về cái gọi là phi thời, đặc biệt và phi thường ấy.
- Vâng, ví dụ một người bố thí, cúng dường, được phước báu nhãn tiền, được kể là đặc biệt hay không đặc biệt?
- Dĩ nhiên đấy là cái gì thật phi thường.
- Đại vương có nhớ trong thời Phật, có những ai bố thí, cúng dường mà được phước báu nhãn tiền không?
- Thưa, có nhớ, chỉ có bảy người. Đó là người trồng hoa tên là Sumana, ông bà-la-môn Ekasàdaka dâng cái choàng tắm, hai người giúp việc là Punna và Punna, bà hoàng hậu Mallika, bà Gopala Màtadevi và bà cận sự nữ Suppiyà, thưa đại đức!
- Tại sao bảy người ấy có được phước báu đặc biệt, thù thắng như thế?
- Có lẽ là do tâm cúng dường của họ quá cao thượng chăng?
- Đúng vậy! Tâm đại thí của bồ tát Vessantara còn đặc biệt và thù thắng hơn cả bảy người kia, tâu đại vương! Cái tâm ấy có một năng lực phi thường, tạo một tác động mãnh liệt làm cho quả địa cầu phải bị chấn động. Ví như cái xe chở quá nặng; quá với sức tải của nó thì gọng và căm xe sẽ bị gãy, bánh sẽ bị cong và khung, sườn sẽ bị lệch đi. Ví như mưa quá nhiều và gió bão quá lớn thì bầu khí quyển sẽ có những âm thanh vang động. Đấy là một loại định luật ở ngoài các định luật thường nhiên, tâu đại vương!
- Cái tâm kia được tạo bởi cái gì mà tựu thành các năng lực phi thường như thế?
- Thưa, vì cái tâm ấy ở ngoài mọi sự chi phối của các thế lực. Cái tâm ấy không dẫn đến thế lực của tham ái, sân hận, si mê ngã chấp, tà kiến. Cái tâm ấy không nghĩ đến thỏa thích, an lạc cho riêng mình; chỉ cầu mong sự hoan hỷ vui tươi đến cho kẻ khác, tức là những người nhận được vật thí.
Thứ đến, cái tâm ấy lại được trưởng dưỡng, nung đúc, huân tập, tựu thành bởi các công đức và các thiện pháp sau đây: sự tự chủ, sự chế ngự, đức nhẫn nhục, sự thu thúc, sự kiểm soát, không sân hận, không hủy hoại, chơn thật, tinh khiết, có lòng từ.
Lại nữa, cái tâm ấy không miệt mài tìm kiếm ái dục, không thỏa thích tử sanh luân hồi, không còn mê đắm dục giới, sắc giới, vố sắc giới. Cái tâm ấy lại còn cầu mong cho chúng sanh hãy có lòng từ với nhau, đừng làm khổ lẫn nhau, có tài sản, được trường thọ. Khi bồ-tát Vessantara đại thí, ngài không mong lợi ích cho riêng mình, chẳng mong kết quả đời sau, chẳng tìm kiếm thêm của cải, lợi lộc, danh vọng, tiếng tăm, lời khen, được sức mạnh, chức phận, con cái, sanh mạng...! Đúng như Phật ngôn: "Này các thầy tỳ khưu! Khi Như Lai làm bồ tát Vessantara, bố thí hai con là Jàli và Kanhà cùng vợ Madalì tuyệt đỉnh thương yêu; Như Lai chẳng nghĩ đến kết quả Đế thích, Phạm thiên hoặc các pháp hữu vi nào khác. Sự thành tựu bồ đề tuệ là nguyện vọng duy nhất của Như Lai."
Nói tóm lại, bồ tát Vessantara thắng kẻ sân hận bằng không sân hận, thắng kẻ bất tịnh bằng thanh tịnh; thắng người keo kiệt, bỏn xẻn bằng xả ly, bố thí; thắng người giả dối bằng sự chân thật, thắng người ác bằng những pháp lành cao thượng...
Bởi tất cả cớ ấy, tất cả nguyên nhân ấy, tất cả pháp cao cả ấy phát sanh năng lực vĩ đại tác động giữa không gian tạo nên gió bão lớn. Gió bão lớn nên có âm ba vang động, làm cho sóng nước trong bốn biển dâng cao, mặt đất rung chuyển như địa chấn. Các loài động vật sống trên đất sợ hãi, ngơ ngác. Mèo buông chuột, rắn không cắn mồi, muông thú không còn có tâm cấu xé ăn nuốt lẫn nhau. Các loài thủy tộc cũng trong tình trạng y như thế...
Đại vương! Ví như người ta đun lửa nấu cơm, nước trong nồi sôi lên, sủi bọt như thế nào; thì bồ tát đại thí với tâm ba-la-mật cũng làm cho đất, nước, lửa, gió sôi lên và sủi bọt y như thế. Cả tứ đại đều chao động, chấn động.
Ví như tất cả các loài ngọc quí trên thế gian như ngọc Indanila, ngọc Mahànila, ngọc Jotirrassa, ngọc Bidùraya, ngọc Ummàra Pupphà, ngọc Manoharà, ngọc Sùriyakanda, ngọc Candakanda, ngọc Vajìra, ngọc hoàng thạch Pusarà, ngọc có vân, ngọc xích châu v.v... đều không quý bằng ngọc màni của Chuyển luân Thánh vương, tất cả sự bố thí của mọi người đều không bằng sự bố thí của bồ tát Vessantara. Sự bố thí ấy là vô lượng, vô biên, cao cả, thù thắng, vĩ đại, làm cho quả đất chuyển động bảy lần, ở ngoài tám nhân, tám duyên bình thường, ở trên sự hiểu biết, tư lường của trí óc phàm phu, tâu đại vương! Vậy ngài còn nghi ngờ gì điều ấy nữa không?

- Hoàn toàn thông suốt, tri ân đại đức.



V. TIENG ANH




4. Causes of Earthquakes

“The Buddha said, Nàgasena, that there are eight causes of
a great earthquake.68 Yet we find that there is a ninth cause
also mentioned in the texts. When the Bodhisatta Vessantara
fulfilled the perfection of generosity by giving
away his wife and children as servants then, too, did the
great earth shake. If the former statement of the Buddha is
true then the latter is false.”
“Both statements, O king, are correct. The gift of Vessantara
was not mentioned as a ninth cause of a great earthquake
because it is an extremely rare occurrence. Just as the
dried up creek that does not usually hold water is not called
a river, but in times of exceptional rainfall it becomes a
river, so too the largesse of Vessantara was an isolated and
extraordinary occurrence, and for that reason one distinct
from the eight usual causes of a great earthquake.
“Have you ever heard, O king, in the history of our
religion of any act of devotion that gave its result in this
very life?”
“Yes, venerable Nàgasena, there are seven such cases:
Sumana the garland maker,69 Ekasàñaka the brahman,70
Puõõa the farm worker,71 Mallikà the queen,72 the queen
known as the mother of Gopàla,73 Suppiyà the devoted
woman74 and Puõõà the slave-girl.”75
“But have you ever heard, O king, of the earth shaking
even once or twice when a gift had been given?”
“No, venerable sir, I have never heard of that.”
“I too, O king, have never heard of such a thing,
though I have been devoted to study and ready to learn,
except for this case of the splendid gift of Vessantara. It is
by no common effort, O king, that the great earth is moved.
It is when overburdened by the weight of righteousness,
overpowered by the burden of the goodness of acts that
testify to absolute purity; that, unable to support it, the
broad earth quakes and trembles. When Vessantara gave
his gift, O king, he was giving things away not for the sake
of a glorious rebirth, nor for future wealth, nor to receive
gifts in return, nor for flattery, nor for any other personal
gain, but only for the sake of supreme wisdom.”

--

68. D. ii. 107; A iv. 312.
69. DhA. ii. 40f, Dhp. v 68.
70. DhA. iii. 1, Dhp. v 116.


VI. Thao luan

Thao luan1: Nhung dieu cam nhan cua Ban ve Duc Phat va tri tue cua Phat?
Thao luan 2: Chu truong cua Phat co nhung dieu gi dac biet, so voi nhung suy nghi trong the gian? Nhung dieu gi kha thi? Dieu gi kho kha thi?
Thao luan 3: Duyen cua Ban voi Duc Phat va Phat phap?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét