Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

CÂU HỎI VỀ SỰ XUẤT GIA CỦA DEVADATTA/ Devadattas Mönchsweihe/ Devadattapabbajjapañho/ MILINDA VAN DAO



MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Milindapañha, Teil 4

Mil. 4.1.10. Devadattas Mönchsweihe - 4.1.3. Devadattapabbajjapañho


00. TU VUNG:

pabbajja: (f.) taking up of the ascetic life; becoming a monk.


I SU* INDACANDA DICH:




3. CÂU HỎI VỀ SỰ XUẤT GIA CỦA DEVADATTA

1. “Thưa ngài Nāgasena, do vị nào mà Devadatta đã được xuất gia?
“Tâu đại vương, sáu vương tử dòng Sát-đế-lỵ này là Bhaddiya, Anuruddha, Ānanda, Bhagu, Kimbila, Devadatta, và người thợ cạo Upāli là thứ bảy. Khi bậc Đạo Sư đã đắc thành Chánh Đẳng Giác, trong việc đem lại nỗi vui mừng cho dòng họ Sakya những vị ấy đã ra đi xuất gia theo đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã cho những vị ấy xuất gia.”
“Thưa ngài, không phải Devadatta sau khi xuất gia đã chia rẽ hội chúng?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Devadatta sau khi xuất gia đã chia rẽ hội chúng. Không phải người tại gia chia rẽ hội chúng, không phải tỳ khưu ni, không phải vị ni tu tập sự, không phải vị sa di, không phải vị sa di ni chia rẽ hội chúng. Vị tỳ khưu bình thường, cùng chung sự đồng cộng trú, đứng cùng chung ranh giới, chia rẽ hội chúng.”
2. “Thưa ngài, người là kẻ chia rẽ hội chúng phạm vào nghiệp gì?”
“Tâu đại vương, phạm vào nghiệp liên quan đến việc chịu đựng một kiếp.”
“Thưa ngài Nāgasena, vậy có phải đức Phật biết rằng: ‘Devadatta sau khi xuất gia sẽ chia rẽ hội chúng, sau khi chia rẽ hội chúng thì sẽ bị nung nấu ở địa ngục một kiếp’?”
“Tâu đại vương, đúng vậy. Đức Như Lai biết rằng: ‘Devadatta sau khi xuất gia sẽ chia rẽ hội chúng, sau khi chia rẽ hội chúng thì sẽ bị nung nấu ở địa ngục một kiếp.’”
“Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Phật biết rằng: ‘Devadatta sau khi xuất gia sẽ chia rẽ hội chúng, sau khi chia rẽ hội chúng thì sẽ bị nung nấu ở địa ngục một kiếp,’ thưa ngài Nāgasena, như thế thì lời nói rằng: ‘Đức Phật, đấng Bi Mẫn, bậc Thương Xót, vị tầm cầu lợi ích, sau khi xua đi điều bất lợi thì đem đến điều lợi ích cho tất cả chúng sanh’ là sai trái. Nếu Ngài không biết điều ấy rồi đã cho xuất gia, như thế thì đức Phật là không Toàn Tri. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài, xin ngài hãy tháo gỡ múi rối to lớn này, hãy đánh đổ học thuyết của những kẻ khác. Trong ngày vị lai xa xăm những vị tỳ khưu có sự giác ngộ tương đương ngài sẽ khó đạt được. Trong trường hợp này, xin ngài hãy bày tỏ năng lực của ngài.”
“Tâu đại vương, đức Thế Tôn là bậc Đại Bi và là đấng Toàn Tri. Tâu đại vương, đức Thế Tôn, trong lúc xem xét cảnh giới tái sanh của Devadatta với lòng bi mẫn và trí Toàn Tri, đã nhìn thấy Devadatta sau khi tích lũy nghiệp đưa đến trôi nổi luân hồi từ địa ngục đến địa ngục, từ đọa xứ đến đọa xứ trong nhiều trăm ngàn koṭi kiếp. Đức Thế Tôn, sau khi biết được điều ấy bằng trí Toàn Tri rằng: ‘Nghiệp đã được làm không có giới hạn của người này, nếu được xuất gia trong Giáo Pháp của Ta, sẽ trở thành có giới hạn. Khổ liên quan đến việc trước sẽ trở thành có giới hạn. Còn không được xuất gia thì kẻ rồ dại này sẽ tích lũy nghiệp kéo dài trọn kiếp,’ vì lòng bi mẫn Ngài đã cho Devadatta xuất gia.”
“Thưa ngài Nāgasena, như thế thì đức Phật gây tổn thương rồi thoa dầu, làm rơi xuống vực thẳm rồi đưa tay (kéo lên), làm cho chết rồi tìm kiếm mạng sống, là việc Ngài ban cho sự khổ đau trước rồi đem lại sự an lạc sau.”  
“Tâu đại vương, đức Như Lai dẫu có gây tổn thương cũng vì lợi ích cho chúng sanh, dẫu có làm rơi xuống cũng vì lợi ích cho chúng sanh, dẫu có làm cho chết cũng vì lợi ích cho chúng sanh. Tâu đại vương, đức Như Lai gây tổn thương rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh, làm rơi xuống rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh, làm cho chết rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh. Tâu đại vương, giống như mẹ cha gây tổn thương, làm rơi xuống, rồi đem lại lợi ích cho những người con, tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai gây tổn thương cũng vì lợi ích cho chúng sanh, làm rơi xuống cũng vì lợi ích cho chúng sanh, làm cho chết cũng vì lợi ích cho chúng sanh. Tâu đại vương, đức Như Lai gây tổn thương rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh, làm rơi xuống rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh, làm cho chết rồi đem lại lợi ích cho chúng sanh. Với bất cứ cách thức nào có sự tăng trưởng các đức hạnh cho chúng sanh thì Ngài đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh bằng cách thức ấy. Tâu đại vương, nếu đức Như Lai không cho Devadatta xuất gia thì Devadatta trong khi là người tại gia sẽ làm nhiều nghiệp ác dẫn đến địa ngục, trong khi trôi nổi từ địa ngục đến địa ngục, từ đọa xứ đến đọa xứ trong nhiều trăm ngàn koṭi kiếp sẽ cảm thọ nhiều khổ đau. Đức Thế Tôn, trong khi biết được điều ấy, vì lòng bi mẫn đã cho Devadatta xuất gia (nghĩ rằng): ‘Đối với người đã được xuất gia trong Giáo Pháp của Ta thì khổ đau sẽ trở thành có giới hạn.’ Vì lòng bi mẫn mà Ngài đã làm vơi nhẹ nỗi khổ đau trầm trọng.
Tâu đại vương, hơn nữa giống như người đàn ông có năng lực, nhờ vào năng lực về tài sản, tiếng tăm, danh vọng, và sự thân thiết, sau khi nhìn thấy bà con hoặc bạn bè của mình đang chịu hình phạt nặng nề của đức vua, liền làm vơi nhẹ nỗi khổ đau trầm trọng của người ấy nhờ vào điều kiện có nhiều sự thân thiết và khả năng của bản thân, tâu đại vương tương tợ y như thế ấy đức Thế Tôn sau khi cho Devadatta—là người sẽ bị cảm thọ khổ đau nhiều trăm ngàn koṭi kiếp—xuất gia đã làm vơi nhẹ nỗi khổ đau trầm trọng nhờ vào điều kiện về năng lực và khả năng của giới định tuệ và giải thoát.
Tâu đại vương, hoặc là giống như người thầy thuốc phẫu thuật thiện xảo nhờ vào năng lực của phương thuốc mạnh làm vơi nhẹ căn bệnh trầm trọng, tâu đại vương tương tợ y như thế ấy đức Thế Tôn, là vị có năng lực về lòng bi mẫn, với sự hiểu biết về tu tập, sau khi cho Devadatta—là người sẽ bị cảm thọ khổ đau nhiều trăm ngàn koṭi kiếp—xuất gia đã làm vơi nhẹ nỗi khổ đau trầm trọng nhờ vào năng lực của phương thuốc cứng rắn của Giáo Pháp. Tâu đại vương, phải chăng đức Thế Tôn ấy, trong khi làm cho Devadatta đáng lẽ bị nhiều cảm thọ (khổ) chỉ còn ít cảm thọ (khổ), lại tạo ra điều vô phước nào đó?”
“Thưa ngài, không tạo ra điều vô phước nào, dầu chỉ là một lượng thời gian ngắn ngủi như việc vắt sữa ở vú bò.”
“Tâu đại vương, đại vương hãy chấp nhận lý do này theo ý nghĩa mà với lý do ấy đức Thế Tôn đã cho Devadatta xuất gia.
Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy đức Thế Tôn đã cho Devadatta xuất gia. Tâu đại vương, giống như những người bắt được kẻ trộm phạm tội thì trình lên đức vua rằng: ‘Tâu bệ hạ, kẻ trộm phạm tội này là thuộc về bệ hạ. Đối với kẻ này, xin bệ hạ hãy ra lệnh hành phạt mà bệ hạ muốn. Đứa vua có thể nói về kẻ ấy như vầy: ‘Này các khanh, như thế thì hãy đưa kẻ trộm này ra ngoại thành rồi chém đầu ở bãi hành quyết.’  
‘Tâu bệ hạ, xin vâng.’ Vâng lệnh đức vua, những người ấy đã đưa kẻ ấy ra ngoại thành rồi dẫn đến bãi hành quyết. Một người đàn ông nào đó, là người đã đạt được ân huệ từ đức vua, đã đạt được danh tiếng, tài sản, của cải, có lời nói được chấp nhận, có năng lực, có hành động theo ý thích, nhìn thấy kẻ ấy. Người ấy, khởi tâm bi mẫn đến kẻ trộm ấy, nên đã nói với những người ấy như vầy: ‘Này các ông, thôi đi. Các ông được gì với việc chặt đầu của người này? Này các ông, chính vì điều ấy các ông hãy chặt tay hoặc bàn chân của người này và hãy duy trì mạng sống cho gã. Ta sẽ trình tấu đến đức vua lý do của việc này.’ Những người ấy, do lời nói của người có năng lực ấy, có thể chặt tay hoặc bàn chân của kẻ trộm ấy và duy trì mạng sống cho gã. Tâu đại vương, phải chăng người đàn ông ấy, với hành động như vậy, là có thể hiện trách nhiệm đối với kẻ trộm ấy?”
“Thưa ngài, người đàn ông ấy là người ban cho mạng sống đến kẻ trộm. Khi mạng sống đã được ban đến gã, thì có điều gì gọi là đã không được làm cho kẻ ấy?”
“Tuy nhiên, về cảm thọ trong việc chặt tay chân của kẻ ấy, không lẽ người ấy không tạo ra điều vô phước nào trong cái cảm thọ ấy?”
“Thưa ngài, kẻ trộm ấy cảm nhận cảm thọ khổ đau do việc đã làm của mình. Còn người đàn ông, là người ban cho mạng sống, không tạo ra điều vô phước nào cả.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn vì lòng bi mẫn đã cho Devadatta xuất gia (nghĩ rằng): ‘Đối với người đã được xuất gia trong Giáo Pháp của Ta thì khổ đau sẽ trở thành có giới hạn.’ Tâu đại vương, và khổ đau của Devadatta trở thành có giới hạn. Tâu đại vương, Devadatta vào thời điểm chết, đã đi đến việc nương nhờ khi còn sống (nói rằng):
‘Với những khúc xương này, với các sanh mạng, tôi đi đến nương nhờ đức Phật, nhân vật cao cả ấy, vị Trời vượt trội các vị Trời, đấng Điều Ngự Trượng Phu, bậc nhìn thấy toàn diện, có đặc điểm của trăm phước báu.’
Tâu đại vương, trong kiếp (trái đất) gồm sáu giai đoạn, thì Devadatta đã chia rẽ hội chúng khi giai đoạn thứ nhất đã trôi qua, sau khi bị nung nấu trong năm giai đoạn còn lại rồi từ đó sẽ được giải thoát, và sẽ trở thành vị Độc Giác Phật tên Aṭṭhissara. Tâu đại vương, phải chăng đức Thế Tôn, với hành động như vậy, là có thể hiện trách nhiệm đối với Devadatta?”
“Thưa ngài Nāgasena, đối với Devadatta đức Như Lai là vị ban bố tất cả, là việc đức Như Lai sẽ khiến cho Devadatta đạt được quả vị Độc Giác Phật. Còn có điều gì đã không được làm bởi đức Như Lai đến Devadatta?”
“Tâu đại vương, vả lại việc Devadatta sau khi chia rẽ hội chúng rồi cảm thọ khổ đau ở địa ngục, tâu đại vương, phải chăng đức Thế Tôn do nhân ấy có thể tạo ra điều vô phước nào đó?”
“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, Devadatta bị nung nấu ở địa ngục một kiếp do việc đã làm bởi bản thân. Bậc Đạo Sư, là người đã làm cho khổ đau trở thành có giới hạn, không tạo ra điều vô phước nào.”
“Tâu đại vương, đại vương hãy chấp nhận lý do này theo ý nghĩa mà với lý do ấy đức Thế Tôn đã cho Devadatta xuất gia. Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy đức Thế Tôn đã cho Devadatta xuất gia.
 Tâu đại vương, giống như người thầy thuốc phẫu thuật thiện xảo, trong khi làm êm dịu vết thương bị tác động dữ dội bởi gió, mật, đàm đã tụ hội lại, bởi sự thay đổi của thời tiết, bởi sự chăm nom không đều đặn, bị xông lên mùi hôi thối của tử thi ô uế, có mũi nhọn bên trong tạo thành lỗ hổng, bị ngập đầy máu ứ, đành phải bôi miệng của vết thương bằng loại thuốc sần sùi, xót xa, nhức nhối, đau đớn. Sau khi làm chín muồi (vết thương) bằng cách thức làm cho chín muồi, rồi mổ vết thương đã được đạt đến trạng thái mềm mỏng bằng dao, sau đó đốt nóng bằng cái thanh dẹp, rồi cho chất kiềm và muối vào vết thương ở chỗ đã được đốt nóng, sau đó bôi thuốc để làm lành vết thương nhằm đạt đến trạng thái tốt lành cho người bị bệnh. Tâu đại vương, phải chăng người thầy thuốc phẫu thuật ấy có tâm không tốt nên mới bôi thuốc, mổ ra bằng dao, đốt nóng với cái thanh dẹp, rồi cho chất sát trùng vào vết thương?”
“Thưa ngài, không đúng. Người thầy thuốc có tâm tốt, có lòng mong mỏi điều tốt lành, nên mới làm những hành động ấy.”
“Vậy thì các cảm thọ khổ đau nào đã sanh lên do hành động việc làm và thuốc men đối với người ấy, do nhân ấy người thầy thuốc phẫu thuật ấy có tạo ra điều vô phước nào không?”
“Thưa ngài, người thầy thuốc phẫu thuật có tâm tốt, có lòng mong mỏi điều tốt lành, nên mới làm những hành động ấy. Làm sao người ấy, do nhân ấy, lại có thể tạo ra điều vô phước? Thưa ngài, người thầy thuốc phẫu thuật ấy là người sanh về cõi trời.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn vì lòng bi mẫn đã cho Devadatta xuất gia nhằm thoát khỏi khổ đau. Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy đức Thế Tôn đã cho Devadatta xuất gia. Tâu đại vương, giống như một người nam bị đâm bởi cây gai, rồi một người nam khác có tâm tốt, có lòng mong mỏi điều tốt lành, mới cắt xung quanh (vết thương) bằng cây gai nhọn hoặc bằng mũi dao, rồi lấy cây gai ấy ra nhờ vào lượng máu đang bị phun ra, tâu đại vương, phải chăng người nam ấy có tâm không tốt nên mới lấy cây gai ấy ra?”
“Thưa ngài, không đúng. Người nam ấy có tâm tốt, có lòng mong mỏi điều tốt lành, nên mới lấy cây gai ấy ra. Thưa ngài, nếu người nam ấy không lấy cây gai ấy ra, do điều ấy người kia có thể gánh chịu sự chết hoặc khổ đau gần như chết.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Như Lai vì lòng bi mẫn đã cho Devadatta xuất gia nhằm thoát khỏi sự khổ đau. Tâu đại vương, nếu đức Thế Tôn không cho Devadatta xuất gia, thì Devadatta có thể bị nung nấu ở địa ngục liên tiếp nhiều đời sống thậm chí trong trăm ngànkoṭi kiếp.”
“Thưa ngài Nāgasena, đức Như Lai đã đưa Devadatta, kẻ có sự bị cuốn trôi theo dòng nước, vào Đạo Lộ; đã ban cho Devadatta, kẻ đã bị rơi vào vực thẳm, chỗ đứng; đã đưa Devadatta, kẻ bước đi ở chỗ gập ghềnh, đến nơi bằng phẳng. Thưa ngài Nāgasena, không thể nhìn nhận những nhân tố này và những lý do này bởi người nào khác ngoại trừ bậc có sự giác ngộ như là ngài vậy.”
Câu hỏi về sự xuất gia của Devadatta là thứ ba.

II. PALI
III. TIENG DUC

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel 

Mil. 4.1.10. Devadattas Mönchsweihe - 4.1.3. Devadattapabbajjapañho


"Von wem, ehrwürdiger Nāgasena, wurde Devadatta in den Orden aufgenommen?"
Die sechs adeligen Söhne: Bhaddiya, Anuruddha, Ananda, Bhagu, Kimbila, Devadatta und als siebenter Upāli, der Barbier, sie alle entsagten, als der Meister die völlige Erleuchtung erreicht hatte, dem Geschlechte der Sakyer, um dem Erhabenen, der ihre Begeisterung erweckte, nachzufolgen in die Hauslosigkeit. Und sie alle wurden von dem Erhabenen in den Orden aufgenommen."
"Hat denn nicht aber Devadatta, o Herr, nachdem er in den Orden aufgenommen war, in der Jüngerschaft Zwiespalt gestiftet?"
"Ja, o König, das hat er getan, und zwar nachdem er im Orden aufgenommen war. Denn weder Laienanhänger noch Nonnen, noch Lernende, noch männliche oder weibliche Novizen sind imstande, in der Jüngergemeinde Zwiespalt zu stiften. Das kann nur ein Mönch tun, der selber noch im Besitze seiner Mönchswürde ist und mit seinesgleichen zusammenlebt, mit den anderen in ein und demselben Bezirke wohnt."
"Und was für ein Los (kamma, "was für ein Wirken hat es betätigt ..."), o Herr, trifft denjenigen, der in der Jüngergemeinde Zwiespalt stiftet?"
"Ein Los, das für eine Weltperiode andauert."
"So wußte wohl der Erleuchtete, daß Devadatta, nach Aufnahme im Orden, in der Jüngergemeinde Zwiespalt stiften und dafür eine Weltperiode in der Hölle schmachten würde?"
"Ja, o König. Der Vollendete wußte das."
"Wenn dies der Erleuchtete wirklich wußte, o Herr, so ist es doch falsch zu behaupten, daß er voll Mitleid, Güte und Wohlwollen war, und daß er von allen Wesen das Übel abhielt und sie mit dem Heilsamen versah. Wenn dagegen der Erleuchtete dies nicht wußte, war er eben nicht allwissend. Dies ist ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle. Entwirre es denn, dieses gewaltige Dickicht! Zerbrich der anderen Behauptungen in Stücke! Denn in künftiger Zeit werden solche einsichtsvollen Mönche, wie du, schwerlich zu finden sein. So zeige denn hier deine Fähigkeit!"
"Der Erhabene, o König, war sowohl voll Mitleid als auch allwissend. Als nämlich der Erhabene in seinem Mitleid und seiner allwissenden Erkenntnis über den Ausgang Devadattas nachsann, erkannte er, daß Devadatta, durch Anhäufung höllischer Taten, während vieler hunderttausend Weltperioden von Hölle zu Hölle, von Abgrund zu Abgrund, würde zu eilen haben. Und in seiner allwissenden Erkenntnis wußte er: <Wenn dieser Mensch in meinem Orden Aufnahme findet, so wird sein grenzenloses Schicksal (kamma) ein begrenztes sein, und das durch sein früheres Wirken bedingte Leiden gleichfalls begrenzt sein. Wenn er aber nicht in den Orden aufgenommen wird, so wird dieser Tor böse Werke anhäufen, deren Folgen für Weltperioden anhalten werden.> Aus diesem Grunde nahm er Devadatta voll Mitleid in den Orden auf."
"Somit, ehrwürdiger Nāgasena, schlägt der Buddha dem Menschen erst eine Wunde, und dann reibt er diese Wunde mit Öl ein; erst stürzt er ihn in den Abgrund, und dann reicht er ihm wieder die Hand; erst tötet er ihn, und dann versucht er ihn wieder zu beleben; erst bereitet er ihm Schmerz, und später verschafft er ihm wieder Freude."
(Dies sind natürlich bildhafte und absichtlich schroffe Ausdrücke des Königs dafür, daß der Buddha die leidvollen Folgen schweren unheilsamen Wirkens wohl voraussah, sie aber nicht verhinderte. Er konnte sie jedoch nicht verhindern, d.h. er konnte nicht die Gesetzmäßigkeit von Ursache und Wirkung aufheben. Er konnte die Folgen nur insoweit begrenzen und abschwächen, daß nach deren Auswirkung wieder ein Weg der Höherentwicklung für Devadatta offen stand.)
"Der Vollendete, o König, verwundet, wirft nieder und tötet die Wesen um ihres Heiles willen. Und wenn er dies tut, so erweist er ihnen dadurch eine große Wohltat. Obwohl nämlich, o König, die Eltern ihren Kindern, dadurch, daß sie dieselben schlagen oder gar zu Boden werfen, eine Wohltat erweisen mögen, so auch, o König, schlägt der Vollendete die Wesen, wirft sie nieder und tötet sie um ihres Heiles willen, und dadurch erweist er ihnen eine große Wohltat. Durch welche Mittel auch immer die Wesen in der Tugend vorwärts schreiten, durch eben diese erweist er ihnen allen eine große Wohltat. Wäre nämlich, o König, Devadatta nicht Mönch geworden, sondern im Hausleben verblieben, so hätte er durch Ausübung vieler böser, zur Hölle führender Werke manche hunderttausend Weltperioden Leiden zu ertragen und von Hölle zu Hölle, von Abgrund zu Abgrund zu eilen. Da nun dies der Erhabene erkannte, nahm er Devadatta aus Mitleid in den Orden auf. Da er also wußte, daß durch seine Aufnahme in den Orden seine Leiden begrenzt sein würden, so linderte er, von Mitleid erfüllt, sein heftiges Leiden.
Gleichwie, o König, eine durch Reichtum, Ansehen, Ruhm und Verwandtschaft mächtige Persönlichkeit für einen Verwandten oder Freund, den der Fürst mit schwerer Strafe belegt hat, kraft des ihm entgegengebrachten großen Vertrauens die schwere Strafe lindern läßt: ebenso auch, o König, nahm der Erhabene den Devadatta, der sonst viele hunderttausend von Weltperioden Leiden zu erfahren hätte, in den Orden auf und ließ ihn kraft seiner Tüchtigkeit in Sittlichkeit, Sammlung, Weisheit und Befreiung seine schweren Leiden lindern. Oder gleichwie, o König, ein geschickter Arzt eine schwere Krankheit durch ein wirksames Heilkraut lindern mag, ebenso auch nahm der Erhabene, in Kenntnis der Krankheit, den Devadatta, der sonst viele hunderttausend Weltperioden Leiden zu erfahren hätte, in den Orden auf, und vermittelst der durch die Macht seines Mitleids wirksamen Arznei der Wahrheitslehre linderte er seine schweren Leiden. Hat also etwa, o König, der Erhabene etwas Böscs begangen, wenn er dem Devadatta, der andernfalls schwer zu leiden hätte, seine Leiden linderte?"
"Nein, o Herr, auch nicht für einen Augenblick."
"Nimm also, o König, dies verständiger weise als Grund dafür an, daß der Erhabene den Devadatta in den Orden aufnahm.
Aber noch eine weitere Begründung, o König, sollst du hierfür hören. Gesetzt nämlich, o König, Leute nähmen einen Dieb fest und brächten ihn vor den König mit den Worten: <Dieser da, o Herr, ist ein Dieb, ein Verbrecher. Möge ihn der Herr nach Belieben mit Strafe belegen!> Und der Fürst spräche zu ihnen: <So mögt ihr denn diesen Räuber hinaus vor die Stadt bringen und auf der Richtstätte enthaupten!> Und jene, dem König gehorchend, brächten den Räuber hinaus vor die Stadt zur Richtstätte. Und es sähe ihn dort ein Mann, der beim König in Gunst steht und im Besitze ist von Ansehen, Reichtum und Vermögen, dessen Worte etwas gelten, ein Mann von Einfluss. Der empfände mit jenem Mitleid und spräche zu den Leuten: <Haltet ein, ihr Leute! Was habt ihr davon, wenn ihr diesen enthauptet? Haut ihm Hand oder Fuß ab und schenkt ihm das Leben. Ich werde seinethalben beim König Berufung einlegen.> Und auf das Wort dieses einflussreichen Mannes hin hauten sie dem Verbrecher bloß Hand oder Fuß ab und schenkten ihm das Leben. Hätte da jener Mann durch eine solche Handlung dem Räuber nicht wohl einen großen Dienst geleistet?"
"Er hätte ihm ja dadurch sein Leben geschenkt, o Herr. Hat er ihm aber erst einmal das Leben geschenkt, was kann er da noch Besseres für ihn tun?"
"Und hat wohl jener Mann wegen der beim Abhauen der Hand oder des Fußes entstandenen Schmerzen irgend welche Schuld?"
"Nein, o Herr, infolge seiner eigenen Tat empfindet ja jener Räuber Schmerzen. Und der Mann, der ihm das Leben schenkte, hat nichts Böses begangen."
"Ebenso auch, o König, nahm der Erhabene den Devadatta aus Mitleid in den Orden auf. Denn er wußte, daß die Leiden des Devadatta durch seine Aufnahme in den Orden begrenzt sein würden. Und Devadattas Leiden wurden wirklich gelindert, o König. Denn Devadatta, o König, nahm in der Sterbestunde zeitlebens Zuflucht zum Erleuchteten, indem er sprach:

    Mit diesen Knochen hier ehr' ich den höchsten Menschen,
    Den Gott der Götter, der die Unbezähmten zähmt,
    Den Seher, dem hundert Tugendzeichen eignen,
    Zum Buddha nehm' ich meine Zuflucht lebenslang.

Wenn man, o König, das Weltzeitalter in sechs Zeitabschnitte einteilt, so war es nach Ablauf des ersten Zeitabschnittes, daß Devadatta die Jüngergemeinde entzweite. Die übrigen fünf Zeitabschnitte hat er in der Hölle zu schmachten. Danach wird er aus ihr befreit und erreicht den Zustand eines Einzelerleuchteten mit Namen Atthisara. Hat also, o König, der Erhabene durch eine solche Handlung Devadatta nicht wohl einen großen Dienst geleistet?"
"Alles, o Herr, hat ja der Vollendete dem Devadatta gegeben, wenn er ihn den Zustand eines künftigen Einzelerleuchteten hat erreichen lassen. Was könnte er wohl für ihn noch Besseres tun?"
"Daß nun aber, o König, Devadatta die Jüngergemeinde entzweite und in der Hölle Leiden zu erfahren hat, trifft dafür den Erhabenen wohl irgend welche Schuld?"
"Nein, o Herr. Für seine eigene Tat hat Devadatta ein Weltzeitalter in der Hölle zu schmachten, und der Meister, der sein Leiden begrenzte, hat dadurch keinerlei Schuld begangen."
"Nimm auch dies, o König, verständigerweise als Grund dafür an, daß der Erhabene den Devadatta in den Orden aufnahm.
Aber noch eine weitere Begründung sollst du hören, o König, warum der Erhabene den Devadatta in den Orden aufnahm. Nimm an, o König, ein geschickter Arzt wolle eine eiterige, blutige Wunde heilen, in deren Loch noch der Pfeil steckt und die unter dem gemeinsamen Einflusse der Körpergase, der Galle und des Schleimes und durch Temperaturwechsel und infolge ungeregelter Lebensweise und äußeren Verletzungen einen faulen, modrigen, durchdringenden Gestank angenommen hat. Und er bestriche die Öffnung der Wunde mit einer scharfen, beißenden, brennenden, stechenden Arznei, um sie zur Reife zu bringen. Später schneide er dann die reife und weich gewordene Wunde mit einer Lanzette auf und brenne sie mit einem Ätzstifte aus. Darauf wasche er sie mit Kalilauge und bestreiche sie von neuem mit Salbe, damit die Wunde ausheile und der Kranke genese. War es da wohl in übelwollender Gesinnung, o König, daß der Wundarzt die Arznei auf die Wunde strich oder sie mit einer Lanzette aufschnitt oder mit einen Ätzstifte ausbrannte oder mit Lauge auswusch?"
"Nein, o Herr. In wohlwollender Gesinnung und auf seine Heilung bedacht, hat ja der Arzt jene Behandlung bei dem Kranken vorgenommen."
"Und hat wohl, o König, jener Arzt wegen der bei der Anwendung von Arzneien entstandenen Schmerzen irgend welche Schuld begangen?"
"In wohlwollender Gesinnung und auf seine Heilung bedacht, hat er ja jene Behandlung vorgenommen. Wie sollte er dadurch wohl eine Schuld begangen haben? In den Himmel, o Herr, sollte jener Arzt gelangen!"
"Ebenso auch, o König, nahm der Erhabene voll Mitleid Devadatta in den Orden auf, damit er vom Leiden befreit würde.
Aber noch einen weiteren Grund sollst du hören. Gesetzt, o König, ein Mann sei von einem Dorn gestochen und ein anderer, der auf seine Heilung bedacht ist und sein Wohl wünscht, lege vermittelst eines scharfen Stachels oder einer Lanzette ringsherum die Haut bloß und ziehe unter Blutvergießen jenen Dorn heraus. Hätte da wohl, o König, jener Mann in übelwollender Gesinnung jenen Dorn entfernt?"
"Nein, o Herr. Weil er dem anderen wohl will und ihn zu heilen wünscht, darum tut er solches. Denn würde er es nicht tun, so würde jenen der Tod oder tödliche Schmerzen ereilen."
"Ebenso auch, o König, nahm der Vollendete voll Mitleid Devadatta in den Orden auf, damit er vom Leiden befreit würde. Denn hätte er ihn nicht in den Orden aufgenommen, so hätte Devadatta hunderttausend Weltzeitalter hindurch von Dasein zu Dasein in der Hölle zu schmachten."
"Wahrlich, ehrwürdiger Nāgasena, der Vollendete hat Devadatta, der mit dem Strome der Leidenschaften entlang trieb, zu der dem Strome entgegen gehenden Lehre geführt. Und als Devadatta auf dem Irrwege wanderte, hat er ihn auf den rechten Pfad gebracht. Als er in den Abgrund geraten war, hat er ihm eine Stütze dargeboten. Als er auf rauhe Fährte geraten war, hat er ihn auf den ebenen Weg gebracht. Und kein anderer, ehrwürdiger Nāgasena, kann diese Gründe und Ursachen darlegen, sei er denn selber so weise wie du."

--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

92. Đức Thế Tôn có tâm Đại bi hay không?- Thưa đại đức, Đức Thế Tôn hằng đem lại điều lợi ích cho chư thiên và nhân loại; ngài có tâm đại bi, hằng tế độ cho chúng sanh trời, người, nam, nữ... là điều chắc thật đấy chứ ạ?
- Quả đúng vậy.
- Đề-bà-đạt-đa chính do Đức Thế Tôn cho xuất gia?
- Phải rồi, Đề-bà-đạt-đa được Đức Phật cho xuất gia một lần cùng với năm vị khác trong hoàng tộc là Bhaddiyà, Anuruddha, Ànanda, Bhagu, Kimabila! Có thêm người thợ hớt tóc Upàli nữa là bảy người, tâu đại vương!
- Thưa đại đức, Đức Thế Tôn là bậc Toàn Giác, không có việc gì trên thế gian mà ngài hướng tâm đến lại không biết; thế khi Đức Thế Tôn cho Đề-bà-đạt-đa xuất gia, ngài có biết rằng sau này Đề-bà-đạt-đa âm mưu chia rẽ tăng chăng?
- Đức Thế Tôn có biết rõ như vậy, tâu đại vương!
- Trẫm có nghe rằng, trong pháp và luật của Đức Thế Tôn, là tỳ khưu ni, sa di hoặc sa di ni đều không thể chia rẽ Tăng được, chỉ có tỳ khưu mới chia rẽ tăng được, có phải vậy chăng?
- Đúng vậy! Chỉ có tỳ khưu cùng cộng trú, cùng làm lễ phát lồ mới hội đủ điều kiện chia rẽ Tăng. Không phải là tỳ khưu không thể chia rẽ Tăng được. Đại vương hiểu rất chính xác.
- Người chia rẽ Tăng thì ác nghiệp, tội báo sẽ như thế nào, thưa đại đức?
- Bị đọa địa ngục chịu thống khổ chừng một kiếp.
- Đức Thế Tôn cho Đề-bà-đạt-đa xuất gia làm tỳ khưu, Đức Thế Tôn lại rõ biết sau này vị tỳ khưu ấy chia rẽ Tăng. Thế Đức Thế Tôn có biết là sau khi tạo ác nghiệp chia rẽ Tăng rồi, Đề-bà-đạt-đa sẽ bị đốt cháy trong địa ngục a-tỳ lâu chừng một kiếp chăng?
- Đức Thế Tôn càng biết rõ điều ấy.
- Thưa đại đức! Chính đại đức đã xác định rằng Đức Thế Tôn cho Đề-bà-đạt-đa xuất gia, xuất gia rồi ông ta sẽ chia rẽ Tăng, chia rẽ Tăng ông ấy tạo ác nghiệp chịu quả báo bị thiêu đốt ở địa ngục a-tỳ lâu chừng một kiếp. Ở đây, vấn đề này sẽ nẩy sinh hai khía cạnh mà ngoại đạo sẽ đem ra dị luận, có hại cho Đức Thế Tôn. Thứ nhất, nếu Đức Thế Tôn chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra cho Đề-bà-đạt-đa trong tương lai - thì rõ Đức Thế Tôn không phải là "bậc Toàn Giác". Thứ hai, nếu Đức Thế Tôn biết rõ quả báo thống khổ mai sau của Đề-bà-đạt-đa thì Đức Thế Tôn tuy là bậc Toàn Giác nhưng ngài lại thiếu tâm đại bi. Vậy cái gọi là Đức Phật có mặt ở đời hằng đem đến hạnh phúc và an vui cho chư thiên và loài người, là điều hoàn toàn cần phải xét lại! Xin đại đức hãy vì người học Phật trong mai hậu, dùng trí tuệ mà đem đèn sáng đặt vào bóng tối để xóa tan mọi nghi nan của trẫm thì trẫm tri ân lắm vậy!
- Đại vương, những nghi nan của đại vương là có cơ sở, tuy nhiên, vì Đức Thế Tôn là bậc Toàn Giác, ngài có sự thấy biết về quá khứ, vị lai là bất khả tư nghì. Ngài thấy biết rằng, nếu Đề-bà-đạt-đa mà sống đời tại gia thì y sẽ tạo ác nghiệp với khổ báo không thể nghĩ lường. Đề-bà-đạt-đa xuất gia, được gieo duyên với giáo pháp, được phước báu thanh tịnh hỗ trợ; nên khi bị trả quả chia rẽ Tăng, ông ta chỉ thọ báo quả địa ngục a-tỳ lâu chừng một kiếp, sau đó ông ta sẽ đắc quả Độc Giác Phật hiệu là Atthisara. Trái lại, nếu Đề-bà-đạt-đa không tu tỳ kheo thì ông ta sẽ bị thiêu, bị nấu từ địa ngục này sang địa nguc khác; hết khổ địa ngục, ông ta rơi vào hàng trăm kiếp làm ngạ quỉ, rồi làm a-tu-la với thời gian không đếm được. Và do đó, được thiện báo thọ sanh làm người đã khó khăn huống hồ chứng quả Phật Thánh. Đại vương nghĩ thế nào, vậy bậc Toàn Giác là bậc đại bi hay không phải đại bi?
- Quả đúng vậy, nếu sự thật như thế thì tâm đại bi của Đức Thế Tôn là bất khả tư lường. Tuy nhiên, ngoại đạo cũng có cách nói của họ mà sự hữu lý xem ra ta chẳng nên xem thường...
- Đại vương cứ nói!
- Vâng, ngoại đạo sẽ châm biếm, mỉa mai rằng: "Ông Phật Tổ Cồ đàm khéo thật! Ông đánh Đề-bà-đạt-đa sưng mày sưng mặt rồi ông kêu lại, dịu dàng đấm bóp, xoa dầu cho! Ổng xô Đề-bà-đạt đa té sấp, té ngữa rồi đến dỗ dành, ẵm bồng ra chiều từ ái. Ổng giết Đề-bà-đạt-đa chết rồi cho tái sanh làm người mới! Ổng để cho Đề-bà-đạt-đa thọ khổ chán chê rồi sau đó mới cho hưởng hạnh phúc, an vui!" Đại đức sẽ trả lời thế nào về điều ấy?
- Dễ dàng thôi, tâu đại vương! Cứ lý ấy của ngoại đạo sẽ bị tác dụng ngược lại khi ta chỉ cần đặt cho họ vài câu hỏi.
- Vâng, trẫm đang chú tâm lắng nghe đây.
- Đại vương hãy hỏi họ rằng: khi người mẹ dùng roi đánh đứa con một của mình - thì do bà ấy thương con hay ghét con?
- Thưa, người mẹ nào lại không thương con, nhất là đứa con một thì tình thương kia lại càng dạt dào, vô lượng. Sở dĩ bà phải đánh con là mong nó chừa bỏ một vài tật hư, tánh xấu nào đó; chỉ mong nó trở nên người lành, người tốt mà thôi!
- Tâm đại bi của Đức Thế Tôn đối với chúng sanh, đối với Đề-bà-đạt-đa cũng như người mẹ đối với con một của mình đấy, tâu đại vương!
- Hay lắm! Đại đức hãy cho nghe thêm ví dụ nữa.
- Vâng, ví như đại vương là bậc minh quân của thiên hạ, trí bi gồm đủ; xử phạt, khen thưởng đều nghiêm minh, công bằng; tình lý đều cân phân, trọn vẹn. Bần tăng có nghe rằng, trong các khung hình phạt của đại vương đặt ra, có một tội ác được gọi là "tội nên cảnh cáo, tội nhằm để ngăn ngừa", bần tăng không rõ lý do làm sao mà đại vương đặt ra khung hình phạt ấy?
- Thưa, đấy là phạt tội nhẹ để ngăn ngừa tội nặng, ví như cắt xẻ một cái ung nhỏ, thà đau đớn chút ít nhưng ngăn ngừa được cái bệnh chết người trong mai hậu!
- Cũng vậy là Đức Phật cho phép Đề-bà-đạt-đa xuất gia, biết chia rẽ Tăng sẽ đọa địa ngục. Thà để cho Đề-bà-đạt-đa chịu đau khổ chút ít mà ngăn ngừa được khổ báo nặng nề nếu ông ta sống đời tại gia, tâu đại vương! Giới và định trong thời gian Đề-bà-đạt-đa xuất gia sẽ giúp cho ông ta sớm thoát khỏi khổ ách và sẽ thành Phật Độc Giác trong ngày vị lai.
- Đại đức còn ví dụ nào về điều ấy nữa không?
- Có chứ! Ví như có một tội nhân thụ án phải bị chặt đầu. Khi ấy có một vị quan thân tín của đại vương, được đại vương sủng ái, tin cậy, thường được đại vương ban cho nhiều đặc ân; tỏ vẻ tội nghiệp cho tội nhân ấy, bèn xin đại vương tha cho tội xử trảm, chỉ chặt một tay của người ấy thôi. Tâu đại vương! Theo ý đại vương thì vị quan ấy có thiện tâm hay ác tâm? Có tội lỗi hay không có tội lỗi?
- Y là người tốt sao gọi rằng có tội được!
- Đức Thế Tôn cũng ví như vị quan ấy, vì không nỡ để Đề-bà-đạt-đa thọ khổ lâu dài, tội báo kinh khiếp nên ngài tạo hoàn cảnh cho ông ta chỉ trả quả đau khổ chút ít. Vị quan là người tốt, có lòng từ thì Đức Thế Tôn quả là có tâm đại bi, tâu đại vương!
- Thật ra, ví dụ là để hiểu rõ thêm vấn đề thôi, chứ theo định luật nhân quả thì ai làm người ấy chịu, có phải thế không, đại đức?
- Đúng thế, tâu đại vương! Tuy nhiên, những hỗ trợ duyên bên ngoài cũng tác động và quyết định cho nhân kia được thành quả hay không được thành quả; có quả lớn hoặc quả nhỏ, quả được tăng trưởng hay quả bị hủy hoại! Kẻ tội phạm kia theo lẽ bị chặt đầu nhưng do nghịch duyên, có vị quan kia can thiệp nên quả trổ bị nhẹ đi. Đề-bà-đạt-đa đáng lẽ ra phải bị tội báo nặng hơn, nhưng nhờ giới định một thời hỗ trợ; vào phút cuối cùng lại có tâm hướng thiện hồi đầu, niệm ân đức của Đức Phật, đặt đức tin nơi Đức Phật; do vậy, thiện quả sẽ trổ sanh trong ngày vị lai cũng không lạ lùng gì. Sự vận hành ấy đúng với định luật nhânduyên và quả cả vậy. Đại vương có nghi ngờ gì nữa chăng? Và ngoại đạo còn có thể dùng lý lẽ gì để xuyên tạc nữa chăng?
- Về câu hỏi này thế là đã được giải đáp một cách trọn vẹn, thưa đại đức. Bọn ngoại đạo thật không còn kẻ hở nào để chúng thò lý luận của chúng vào đấy được nữa!




V. TIENG ANH



3. Devadatta’s Ordination
“If the Buddha was both omniscient and full of compassion
why did he admit Devadatta to the Order, since by causing
a schism66 [which only a bhikkhu can do] he was thereby
consigned to hell for an aeon?67 If the Buddha did not know
what Devadatta would do then he was not omniscient and
if he knew then he was not compassionate.”
“The Blessed One was both omniscient and full of
compassion. It was because he foresaw that Devadatta’s
suffering would become limited that he admitted him to
the Order. As a man of influence might have a criminal’s
sentence mitigated from execution to the cutting off of
hands and feet but would not thereby be responsible for the
pain and suffering that that man had to undergo, or as a
clever physician would make a critical disease lighter by
giving a powerful purgative, so did the Buddha reduce the
future suffering of Devadatta by admitting him to the
Order. After he has suffered for the rest of the aeon in
purgatory Devadatta will be released and become a
Solitary Buddha by the name of Aññhissara.”
“Great is the gift bestowed, Nàgasena, by the Blessed
One on Devadatta. The Tathàgata pointed out the road to
him when he was lost in the jungle, he gave him a firm
foothold when he was falling down a precipice. Yet the
reason and meaning for this could only have been pointed
out by one as wise as you!”
--

66. Schism occurs when two groups of four or more monks living within the same
boundary recite the Pàtimokkha separately.
67. Kappa, or Kalpa, see footnote to Dilemma 10.


VI. Thao luan

Thao luan1: Nhung dieu cam nhan cua Ban ve Duc Phat va tri tue cua Phat?
Thao luan 2: Chu truong cua Phat co nhung dieu gi dac biet, so voi nhung suy nghi trong the gian? Nhung dieu gi kha thi? Dieu gi kho kha thi?
Thao luan 3: Duyen cua Ban voi Duc Phat va Phat phap?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét