Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

CÂU HỎI VỀ SỰ BIẾN MẤT CỦA CHÁNH PHÁP



MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel - 1. Iddhibalavaggo

Mil. 4.1.14. Die Dauer der Lehre - 

4.1.7. Saddhammantaradhānapañho

00. TU VUNG:





I SU* INDACANDA DICH:


CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI


I. PHẨM NĂNG LỰC CỦA THẦN THÔNG

7. CÂU HỎI VỀ SỰ BIẾN MẤT CỦA CHÁNH PHÁP

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.’ Và thêm nữa, vào thời điểm viên tịch Niết Bàn, được hỏi bởi du sĩ ngoại đạo Subhadda, đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán.’ Đây là lời nói không thiếu sót, đây là lời nói đầy đủ, đây là lời nói không thay đổi. Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán’ là sai trái. Nếu đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, bị rối rắm còn hơn bụi rậm, mạnh mẽ hơn người lực sĩ, bị thắt lại còn hơn nút thắt, nó được dành cho ngài. Ở đây, xin ngài hãy phô bày sự triển khai về năng lực trí tuệ của ngài như là con kình ngư di chuyển ở giữa biển khơi.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.’ Và vào thời điểm viên tịch Niết Bàn, có lời đã được nói cho du sĩ ngoại đạo Subhadda rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán.’ Tâu đại vương, hơn nữa lời nói ấy của đức Thế Tôn là có ý nghĩa khác nhau và có văn tự khác nhau. Điều này là giới hạn của Giáo Pháp, điều kia là sự làm sáng tỏ về việc thực hành. Cả hai điều ấy là cách biệt xa vời với nhau. Tâu đại vương, giống như bầu không gian là cách biệt xa vời với trái đất, địa ngục là cách biệt xa vời với cõi trời, thiện là cách biệt xa vời với bất thiện, lạc là cách biệt xa vời với khổ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế cả hai điều ấy là cách biệt xa vời với nhau. Tâu đại vương, tuy nhiên chớ làm cho câu hỏi của đại vương là vô bổ. Tôi sẽ so sánh và giảng giải cho đại vương về phần cốt yếu. Điều mà đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm,’ trong khi làm sáng tỏ sự hoại diệt ấy Ngài đã xác định phần còn lại rằng: ‘Này Ānanda, Chánh Pháp có thể tồn tại một ngàn năm nếu các tỳ khưu ni không xuất gia. Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.’ Tâu đại vương, đức Thế Tôn trong khi nói như vậy phải chăng Ngài nói về sự biến mất của Chánh Pháp hay là Ngài bác bỏ về sự lãnh hội?”
“Thưa ngài, không phải vậy.”  
“Tâu đại vương, trong khi công bố về việc bị tiêu hoại, trong khi làm sáng tỏ, Ngài đã xác định phần còn lại. Tâu đại vương, giống như người bị phá sản, sau khi nắm chắc phần còn lại, có thể làm sáng tỏ đối với dân chúng rằng: ‘Phần hàng hóa của tôi bị mất mát là chừng này, đây là phần còn lại.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn, trong khi làm sáng tỏ việc bị tiêu hoại, đã thuyết giảng cho chư Thiên và nhân loại rằng: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.’
Tâu đại vương, tuy nhiên điều đã được nói bởi đức Thế Tôn rằng: ‘Này Ānanda, giờ đây Chánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm;’ điều ấy là giới hạn của Giáo Pháp. Còn điều mà vào thời điểm viên tịch Niết Bàn, trong lúc công bố cho các vị Sa-môn, Ngài đã nói cho du sĩ ngoại đạo Subhadda rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán;’ điều ấy là sự làm sáng tỏ về việc thực hành. Hơn nữa, đại vương đã khiến cho sự giới hạn và sự làm sáng tỏ trở thành có chung điều cốt yếu. Nếu đại vương có sự mong muốn, tôi sẽ thuyết giảng. Xin đại vương hãy chăm chú lắng nghe, hãy chú ý với tâm không bị xao lãng. Tâu đại vương, ở đây có hồ nước tràn đầy nước mới, trong khi sẽ tràn bờ thì đã được giới hạn lại, đã được làm con đê bao quanh, khi nước ở chính cái hồ ấy chưa bị tháo cạn, có đám mây lớn ở phía trên tuần tự đổ mưa liên tục. Tâu đại vương, phải chăng nước ở hồ nước ấy có thể đi đến sự cạn kiệt, đi đến sự tháo cạn?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vì lý do gì?”
“Thưa ngài, vì sự liên tục của cơn mưa.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế cái hồ nước Chánh Pháp cao quý trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, được tràn đầy nước mới không ô nhiễm là tánh hạnh, giới đức, phận sự, và sự thực hành, là vượt lên trên, vượt qua khỏi cảnh giới tột cùng của hiện hữu, và tồn tại. Nếu những người con trai của đức Phật trong Giáo Pháp này có thể liên lục, có thể đổ xuống tuần tự cơn mưa từ đám mây tánh hạnh, giới đức, phận sự, và sự thực hành, như thế hồ nước Chánh Pháp cao quý trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng có thể tồn tại thời gian lâu dài, và thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán. Liên quan đến ý nghĩa này là điều đã được đức Thế Tôn nói đến rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán.
3. Tâu đại vương, hơn nữa ở đây trong khi đống lửa lớn đang rực cháy, người ta tuần tự đem lại các thứ cỏ, củi, phân bò khô. Tâu đại vương, phải chăng khối lửa ấy có thể nguội tắt?”
“Thưa ngài, không đúng. Khối lửa ấy có thể rực cháy hơn nữa, có thể tỏa sáng còn nhiều hơn nữa.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế Giáo Pháp cao quý của đấng Chiến Thắng rực cháy, tỏa sáng ở mười ngàn thế giới với tánh hạnh, giới đức, phận sự, và sự thực hành.  
Tâu đại vương, nếu những người con trai của đức Phật được hội đủ năm chi phần của sự nỗ lực, thường xuyên không bị xao lãng, có thể nỗ lực còn hơn thế nữa, có thể học tập với lòng ước muốn đã được sanh khởi về Tam Học, có thể làm đầy đủ một cách trọn vẹn về sự thực hành và sự kiêng cữ về giới, như thế Giáo Pháp cao quý này của đấng Chiến Thắng có thể tồn tại thời gian lâu dài còn hơn thế nữa, và thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán. Liên quan đến ý nghĩa này là điều đã được đức Thế Tôn nói đến rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán.
4. Tâu đại vương, hơn nữa ở đây họ có thể đánh bóng tuần tự tấm gương trơn láng, bằng phẳng, khéo được đánh bóng, có ánh sáng, hoàn toàn trong sáng, bằng bột phấn đỏ trơn và mịn. Tâu đại vương, phải chăng vết bẩn, bùn, bụi bặm có thể hiện lên ở tấm gương ấy?”
“Thưa ngài, không đúng. Ngược lại, nó còn trở nên trong sáng hơn nữa.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế Giáo Pháp cao quý của đấng Chiến Thắng, tự nhiên vốn không có vết nhơ, đã xa lìa hẳn vết nhơ và bụi bặm phiền não. Nếu những người con trai của đức Phật có thể nhẫn nại thực hành Giáo Pháp cao quý của đấng Chiến Thắng với tánh hạnh, giới đức, phận sự, sự thực hành, sự giảm thiểu, và hạnh từ khước, như thế Giáo Pháp cao quý này của đấng Chiến Thắng có thể tồn tại thời gian lâu dài, và thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán;’ điều đã được đức Thế Tôn nói rằng: ‘Này Subhadda, nếu các tỳ khưu này sống chân chánh, thế gian sẽ không thiếu vắng các vị A-la-hán’ là có liên quan đến ý nghĩa này. Tâu đại vương, Giáo Pháp của bậc Đạo Sư có căn bản là sự thực hành, có cốt lõi là sự thực hành, còn tồn tại khi nào sự thực hành chưa bị biến mất.”
“Thưa ngài Nāgasena, điều ngài nói là: ‘Sự biến mất của Chánh Pháp,’ sự biến mất của Chánh Pháp ấy là gì?”
“Tâu đại vương, đây là ba sự biến mất của Giáo Pháp. Ba điều gì? Sự biến mất của việc chứng đắc, sự biến mất của việc thực hành, sự biến mất của tướng mạo. Tâu đại vương, khi việc chứng đắc bị biến mất, thì ngay cả đối với những người thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp. Khi việc thực hành bị biến mất, thì điều học và sự quy định bị biến mất, chỉ còn tướng mạo tồn tại. Khi tướng mạo bị biến mất, thì có sự đứt đoạn của truyền thống. Tâu đại vương, đây là ba sự biến mất của Giáo Pháp.”
“Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi thâm sâu đã khéo được giảng giải, đã được làm rõ, nút thắt đã được mở ra, lời tuyên thuyết của ngoại đạo đã bị hư hoại, đã bị đổ vỡ, đã được làm cho không còn hào quang, ngài đã tiến đến vị thế cao quý nhất trong số các vị có đồ chúng.”
Câu hỏi về sự biến mất của Chánh Pháp là thứ bảy.

II. PALI


III. TIENG DUC

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel 

Mil. 4.1.14. Die Dauer der Lehre - 4.1.7. Saddhammantaradhānapañho


"Der Erhabene, ehrwürdiger Nāgasena, hat einst den Ausspruch getan: <Nun aber, Ananda, wird die gute Lehre bloß fünfhundert Jahre bestehen bleiben.> Andererseits aber wieder hat er zur Zeit seines völligen Erlöschens auf die Frage des Pilgers Subhadda erklärt: <Solange, Subhadda, die Mönche richtig leben, solange wird die Welt nicht ohne Vollkommen-Heilige sein.> Dieses sind ausschlaggebende, keine weitere Möglichkeit zulassende, unzweideutige Behauptungen. Wenn also die erste Behauptung richtig ist, muß die zweite falsch sein. Ist aber die zweite richtig, so ist eben die erste falsch. Dies ist wiederum ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle, gestrüppiger denn ein Gestrüpp, dichter denn ein Dickicht, fester denn ein Knoten. Beweise nun hier die Größe deiner Wissenskraft, dem mitten im Meere lebenden Leviathan gleich!"
"Beides, o König, hat der Erhabene gesagt. Doch sind diese beiden Aussagen sowohl dem Sinne als auch dem Wortlaute nach ganz und gar verschieden. Die eine nämlich betrifft die Zeitdauer der Satzung, die andere aber deren Ausübung: zwei Dinge, die einander vollständig ausschließen und von einander so weit entfernt sind wie der Himmel von der Erde, oder wie die Hölle vom Himmel, oder wie das Gute vom Bösen, oder das Glück vom Leiden.
Dennoch, o König, soll deine Frage nicht umsonst sein. Ich will dir dieselbe erklären, indem ich beide Aussagen nach ihrem wesentlichen Sinne miteinander vergleiche. Wenn der Erhabene sagt, daß die Satzung nunmehr bloß fünfhundert Jahre lang bestehen bleibt, so hat er durch solche Angabe ihres Verfalles die Grenze der noch übrig bleibenden Zeit festgestellt. Daher sagt er: <Die gute Lehre, Ananda, möchte noch tausend Jahre bestehen bleiben, hätte man nicht die Nonnen in den Orden aufgenommen. Nun aber, Ananda, wird die gute Lehre nur noch fünfhundert Jahre bestehen bleiben.> Hat nun etwa der Erhabene durch solche Aussage den Untergang der guten Lehre angekündet oder das Verständnis derselben bemäkelt?"
"Das nicht, o Herr."
"Der Erhabene, o König, setzte fest, was verloren gegangen und das, was übrig geblieben war. Gleichwie ein Mann, o König, der an seinem Vermögen Einbuße erlitten hat, alles übrig Gebliebene an sich nehmen und den Leuten erklären sollte, daß ihm soviel Vermögen verloren, soviel übrig geblieben ist: ebenso auch, o König, erklärte der Erhabene den Göttern und Menschen das, was verloren gegangen, und das, was noch übrig geblieben war, wenn er sagte: <Nun aber, Ananda, wird die gute Lehre bloß fünfhundert Jahre bestehen bleiben.> Diese Aussage des Erhabenen, o König, besteht in einer Festlegung der Zeitdauer der guten Lehre. Was er aber vor seinem völligen Erlöschen dem Pilger Subhadda mitteilte, war eine Bemerkung, die der Lehre Ausübung betrifft. Du aber vermengst beide Dinge hinsichtlich ihres wesentlichen Sinnes. Wenn du es aber wünschst, werde ich dir die Übereinstimmung ihres wesentlichen Sinnes erklären. So höre denn gut zu und denke nach, mit unzerstreutem Geist!
Nimm an, o König, es befinde sich da ein Teich, der mit frischem Wasser gefüllt und bis zum Rand angeschwollen sei, eingefaßt, von einem Damm umgeben. Falls nun das Wasser in eben jenem Teich nicht abnimmt und außerdem noch beständig Regen fällt, wird da wohl das Wasser in jenem Teich abnehmen oder schwinden?"
"Nein, o Herr."
"Und weshalb nicht?"
"Eben wegen dieses beständigen Regens, o Herr."
"Ebenso auch, o König, ist der glorreiche Behälter der guten Lehre des Siegers gefüllt und angeschwollen mit den ungetrübten, frischen Wasser der Ausübung eines reinen Wandels, der Sittlichkeit, Tugend und Pflicht. Und dieses Wasser steigt höher, bis es schließlich den Gipfel des Daseins erreicht. Wenn da nun die Jünger des Erleuchteten immer wieder von neuem solches Wasser nachfüllen, nachströmen lassen, so wird dieser glorreiche Behälter der guten Lehre des Siegers eben lange, lange Zeit bestehen bleiben und die Welt nicht ohne Vollkommen-Heilige sein. (Nāgasena will offenbar sagen, daß die Kenntnis der Lehre nur dann bloß fünfhundert Jahre bestehen bleibt, falls nicht immer wieder von neuem nachgefüllt wird, d.h. falls die Mönche die Lehre nicht wirklich ausüben)
Oder wenn da, o König, ein mächtiges Feuer brennen und man immer wieder von neuem dürres Stroh und Holz und ausgetrockneten Kuhmist darauf legen sollte, würde da vielleicht wohl, o König, jenes Feuer ausgehen?"
"Nein, o Herr. Immer stärker würde es lodern, immer mächtiger aufleuchten."
"Ebenso auch, o König, strahlt und leuchtet in dem tausendfachen Weltsystem die glorreiche Lehre des Siegers infolge der Ausübung eines reinen Wandels, der Sittlichkeit, Tugend und Pflicht. Wenn aber außerdem noch, o König, die Jünger des Erleuchteten, mit den fünf Kampfesgliedern (bala) ausgerüstet, allzeit unermüdlich weiterkämpfen, gefestigten Willens sich in den drei Schulungen (sikkhā) üben, die Gebote und Verbote vollkommen beachten, so wird eben diese glorreiche Lehre des Siegers lange, lange Zeit bestehen bleiben und die Welt nicht ohne Vollkommen Heilige sein. In diesem Sinne eben hat der Erhabene die Worte gesprochen: <Solange in dieser Lehre, Subhadda, die Mönche richtig leben, so wird die Welt nicht ohne Vollkommen-Heilige sein.>
Wenn man da, o König, einen blanken, glatten, ganz und gar reinen, glänzenden, fleckenlosen Spiegel immer wieder von neuem mit ganz feinem, weichem Kreidepulver polieren möchte, würden sich da wohl, o König, auf jenem Spiegel Flecken, Unreinigkeit, Schmutz und Staub bilden können?"
"Nein, o Herr. Immer reiner, wahrlich, würde der Spiegel werden."
"Ebenso auch, o König, ist die glorreiche Lehre des Siegers an sich fleckenlos, frei von dem Schmutze und Unrat der befleckenden Leidenschaften. Wenn da überdies die Jünger des Erleuchteten vermittels der in der Ausübung eines reinen Wandels, der Sittlichkeit, Tugend und Pflicht bestehenden Läuterung und Reinigung vom Schmutze die glorreiche Lehre des Siegers aufhellen, so wird dieselbe noch gar lange bestehen bleiben und die Welt nicht ohne Vollkommen-Heilige sein. In diesem Sinne eben hat der Erhabene gesagt: <Solange in dieser Lehre, Subhadda, die Mönche richtig leben, wird die Welt nicht ohne Vollkommen Heilige sein. Des Meisters Lehre, o König, wurzelt in ihrer Ausübung, in der Ausübung besteht ihr eigentliches Wesen. Solange also ihre Ausübung nicht schwinden wird, solange eben wird die Lehre bestehen bleiben.>"
"Du sprachst da, ehrwürdiger Nāgasena, von dem Schwinden der guten Lehre. Was ist darunter zu verstehen?"
"Das Schwinden der guten Lehre, o König, ist dreierlei Art. Es gibt nämlich ein Schwinden ihrer Verwirklichung, ein Schwinden ihrer Ausübung und ein Schwinden ihrer äußeren Form. Zu einer Zeit nämlich, wo der guten Lehre Verwirklichung geschwunden ist, o König, da erlangt selbst der die Lehre richtig Ausübende keine Durchdringung derselben. Ist aber die Ausübung der Lehre geschwunden, so schwindet auch die in den Sittenregeln bestehende Vorschrift, und bloß die äußere Form bleibt bestehen. Wo aber die äußere Form der Lehre geschwunden ist, da ist auch ihre Überlieferung abgeschnitten. Dies, o König, ist das dreifache Schwinden der guten Lehre."

"Trefflich erklärt und enthüllt hast du das tiefsinnige Problem, den Knoten gelöst, die Behauptungen der Gegner zunichte gemacht und zerschmettert, und verloren haben sie ihren Glanz vor dir, dem besten und edelsten unter den Meistern."



--


IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

96. Nghi về thời gian giáo pháp tồn tại- Thưa đại đức! Khi Đức Thế Tôn cho phép nữ giới vào tu, ngài có nói là giáo pháp chỉ còn tồn tại năm ngàn năm. Nhưng khi sắp Niết bàn, Đức Thế Tôn lại nói với Subhaddà rằng: chừng nào chư tỳ khưu đệ tử của Như Lai, có đức tin đầy đủ, biết thực hành đúng đắn giáo pháp của Như Lai thì chừng ấy trong thế gian sẽ không mất quả vị A-la-hán! Thưa đại đức! Tại sao Đức Thế Tôn thuyết lời nói sau lại ngược với lời nói trước? Tại sao Đức Thế Tôn lại thuyết hai lời, trước sau không như một, làm cho kẻ hậu học không xiết nghi ngờ; và kẻ ngoại đạo sẽ lấy lý do ấy để dị luận, tiếu đàm giáo pháp của đức Tôn Sư?
- Tâu đại vương! Quả là hai lời ấy Đức Thế Tôn đều có thuyết. Và quả thật, Phật ngôn ấy ý nghĩa không đồng nhau, có ý nghĩa khác nhau, văn tự, ngữ nghĩa đều khác nhau. Nó xa nhau, khác nhau và cách biệt nhau lắm. Ví như đất và trời, ví như bảo điện chốn thiên cung và hỏa lò nơi địa ngục; ví như vui với khổ, như tội với phước, như có đức và thất đức v.v... Bần tăng xin xác nhận sự thật ấy!
- Thế ra đại đức cũng đồng ý sự mâu thuẫn giữa hai Phật ngôn của Đức Tôn Sư?
- Đại vương, đại vương hiểu thế nào, khi Đức Thế Tôn tuyên bố giáo pháp chỉ còn tồn tại năm ngàn năm, là ngài tiên tri về thời gian giáo pháp tiêu hoại hay là ngài có ý ngăn cấm sự giác ngộ đạo qủa?
- Dĩ nhiên Đức Tôn Sư chỉ nói đến thời hạn giáo pháp tiêu hoại thôi.
- Đúng thế, Đức Thế Tôn nói đến thời kỳ tiêu hoại giáo pháp như là ranh giới không có phần dư, nhưng "phần còn lại" thì Đức Thế Tôn chưa nói đến, tâu đại vương!
- Cái gì là "phần còn lại" thưa đại đức?
- Ví như có một người gia chủ biết rằng tài sản của mình ba năm nữa là tiêu hoại, nhưng y không thối chí, ngã lòng, ăn tiêu cần kiệm, cố gắng làm ăn tích lũy thì thời hạn ba năm ấy có đúng chăng, đại vương?
- Sẽ kéo dài, và thời kỳ tiêu hoại sẽ lâu hơn.
- Nhưng giả dụ y cứ tiếp tục phung phí, ăn tiêu xa xỉ thì thế nào hở đại vương?
- Thời gian tiêu hoại sẽ rút ngắn lại.
- Cũng vậy là ý nghĩa đằng sau lời tuyên bố của Đức Thế Tôn. Giáo pháp năm ngàn năm nữa là tiêu hoại, nhưng nếu chư tỳ khưu, tỳ khưu ni, cận sự nam nữ chuyên tâm tu thiền định, thiền quán, tu tứ vô lượng tâm, cần cầu sự giác ngộ, giải thoát thì thời hạn kia chắc chắn sẽ được kéo dài, phải thế không, đại vương?
- Đúng thế.
- Và nếu tứ chúng đệ tử sống buông lung, phóng dật, chẳng chịu tu tập gì cả thì thời hạn kia sẽ thế nào, hở đại vương?
- Dĩ nhiên là giáo pháp sẽ nhanh chóng tiêu hoại hơn thế nữa.
- Vậy thì hai lời tuyên bố của Đức Thế Tôn ở trên mặc dù văn tự khác nhau, ngữ nghĩa khác nhau, dường như nó mâu thuẫn nhau, nhưng lại bổ túc ý nghĩa cho nhau, tâu đại vương!
- Thưa, trẫm đã hiểu nhưng trẫm còn muốn nghe ví dụ nữa.
- Vâng, ví như một cái hồ với sức chứa như vậy, mạch nước rỉ ra hằng ngày như vậy thì khi mùa hạ đến, chừng vài tháng là hồ cạn; nhưng nếu năm, bảy ngày lại có những trận mưa lớn thì thời hạn cạn nước của cái hồ kia sẽ thế nào, hở đại vương?
- Dĩ nhiên là có thể kéo dài thêm một tuần, hai tuần hoặc một tháng, hai tháng nữa cũng chưa biết chừng!
- Cái hồ chính là giáo pháp, thời hạn khô nước chính là giáo pháp đến thời phải tiêu hoại, nước mưa tuôn đổ thêm chính là phẩm hạnh tu tập của tứ chúng. Nếu tứ chúng tu hành đúng đắn, thực hành trọn đủ và nghiêm túc về giới, về định, về tuệ thì giáo pháp sẽ lâu dài hơn năm ngàn năm; và bốn đạo, bốn quả, sẽ còn tồn tại trên thế gian lâu dài hơn thời hạn giáo pháp bị tiêu hoại, có phải vậy không, đại vương?
- Vâng, đúng thế!
- Lại nữa, ví như một đống lửa lớn được cháy bởi củi khô, lá khô, rác khô! Đống lửa ấy sẽ tàn nếu như củi lá và rác ấy bị cháy hết. Nhưng nếu thỉnh thoảng ta bỏ vào đống lửa ấy thêm rác, thêm củi, thêm lá thì đống lửa ấy sẽ lâu tàn hơn, phải vậy không, đại vương?
- Thưa vâng!
- Đống lửa này được ví là giáo pháp. Thời gian tiêu hoại của giáo pháp ví như đống lửa tàn sau khi hết nhiên liệu. Củi, lá, rác được bỏ thêm vào được ví là những giới đức, phẩm hạnh, sự tinh cần tu tập của tứ chúng. Và như thế thì dẫu giáo pháp năm ngàn năm bị tiêu hoại, nhưng nếu tứ chúng thực hành chánh pháp một cách nghiêm túc, có hiệu quả thì quả vị A-la-hán sẽ còn tồn tại lâu dài! Đại vương còn hoài nghi gì nữa chăng?
- Vâng, trẫm không còn hoài nghi gì nữa. Trẫm chỉ còn một thắc mắc nhỏ chưa hiểu rõ mà thôi, ấy là sự tiêu hoại của chánh pháp. Nói cho dễ hiểu là chánh pháp bị tiêu hoại được biểu hiện bởi những tiêu hoại gì?
- Vâng, sự thắc mắc của đại vương rất chính xác. Có ba sự tiêu hoại cả thảy. Ây là tiêu hoại sở đắc, giác ngộ. Thứ hai là tiêu hoại về hạnh kiểm, giới luật. Thứ ba là tiêu hoại về tăng tướng, phẩm mạo, tâu đại vương.
- Xin đại đức giảng cho nghe thế nào là tiêu hoại sở đắc, giác ngộ?
- Vâng! Ây là khi mà tứ chúng không còn kiên tâm trì chí thực hành giáo pháp cho đến nơi đến chốn. Chúng chỉ thực hành cho có lệ, được chút gì hay chút ấy, vì vậy chúng không còn có khả năng chứng ngộ đạo quả. Điều ấy được gọi là sự tiêu hoại sở đắc, giác ngộ, thưa đại vương!
- Trẫm đã hiểu. Còn thế nào là tiêu hoại hạnh kiểm, giới luật?
- Đấy là vào thời mà tứ chúng khinh thường những giới điều nhỏ, không thực hành, không tôn trọng những giới cấm lớn. Chúng mất tư cách, thiếu phẩm hạnh, thiếu hạnh kiểm, phá giới luật ... như vậy được gọi là sự tiêu hoại giới luật, hạnh kiểm, tâu đại vương!
- Thế còn điều thứ ba: Sự tiêu hoại tăng tướng, phẩm mạo?
- Tâu đại vương! Đến một lúc nào đó, Tăng chúng không còn mặc y cà-sa nữa. Chúng viện cớ phương tiện, việc cớ đi lại khó khăn, việc cớ "phá tướng", nên không còn thích mặc y cà-sa vướng víu ở trên người, chúng thích mặc áo thế tục. Đến lúc ấy, chiếc y cà-sa màu vàng chỉ còn là một mảnh vải vàng tượng trưng, vắt qua lỗ tai mà thôi. Rồi đến lúc, chút vải vàng ấy cũng không còn nữa, ấy được gọi là tiêu hoại tăng tướng, phẩm mạo, tâu đại vương!
Đức vua Mi-lan-đà vô cùng hoan hỷ:
- Cảm ơn đại đức đã giàu lòng bi mẫn, với nhiều câu ví dụ thiện xảo đã phá nghi cho trẫm.



V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


7. The Duration of the Religion
“After the ordination of women, the Blessed One said that
the pure doctrine would only last for five hundred years.81
However, to Subaddha he said, ‘So long as the brethren live
the perfect holy life then this world will not be bereft of
arahants.’ These statements are contradictory.”
“O king, the Blessed One did make both statements,
but they are different in the spirit and in the letter. One
deals with the duration of the pure doctrine whereas the
other deals with the practice of the religious life, two things
widely distinct. In saying five hundred years he was fixing
a limit to religion but in speaking to Subaddha he was declaring
in what religion consisted. If the sons of the Buddha
continue to exert themselves in the five factors of striving,82
have a sincere desire for the three trainings,83 perfecting
themselves in conduct and virtue; then the glorious teaching
of the Conqueror will long endure and stand more and
more steadfast as the years roll on. The teaching of the Master,
O king, has its root in practice, practice is its essence,
and it stands as long as practice does not decline.
There are three modes of disappearance of a teaching.
The decline of the attainment to a clear insight into it, of
practice in accordance with it, and decline in the outward
form of it. When the intellectual grasp ceases then even the
man who conducts himself rightly has no clear understanding
of it. By the decline of practice, promulgation of the
Vinaya rules ceases and only the outward form of the religion
remains. When the outward form ceases then the succession
of the tradition is cut off.”
--
80. Jà. No. 540.
81. The Sri Lankan text gives an alternative reading of 5,000 years.
82. Padhàna — Confidence, good health, honesty, energy and wisdom.

VI. Thao luan

Câu 1: Tại sao sự biến mất của Phật Pháp gắn liền với sự mai một trong hiểu biết Tam tạng kinh điển?
Câu 2: Đức Phật đã dạy rằng sự hình thành đoàn thể nữ tu sĩ trong Phật Pháp sẽ khiến thọ mạng của giáo pháp chỉ còn phân nữa là 500 năm. Tại sao sự hình thành giáo đoàn tỳ kheo ni lại có hệ quả như vậy? và có số 500 năm có đúng như vậy chăng?
Câu 3: Dựa trên lý giải của kinh điển thì chúng ta có tin rằng hôm nay vẫn còn có các vị A La Hán?
Câu 4: Có nên có những tiên tri về thời gian tồn tại của giáo pháp? (chỉ làm cho người Phật tử phó mặc không phấn đấu)

(Cau hoi do cac Su dua ra)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét