Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

PHAP VA LUAT LA THAY / Katādhikārasaphalapañho/ Die Verehrung des Buddha/ MILINDA VAN DAO


MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel - 1. Iddhibalavaggo

Mil. 4.1.8. Die Verehrung des Buddha - 4.1.1. Katādhikārasaphalapañho

00. TU VUNG:

pabbajja: (f.) taking up of the ascetic life; becoming a monk.



I SU* INDACANDA DICH:


CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI


I. PHẨM NĂNG LỰC CỦA THẦN THÔNG

1. CÂU HỎI VỀ VIỆC KHÔNG THỌ NHẬN CÚNG DƯỜNG


...

SAU KHI NHƯ LAI VIÊN TỊCH, PHÁP VÀ LUẬT LÀ THẦY CỦA CÁC CON


4. Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa để phản bác lại các học thuyết khác. Tâu đại vương, giống như người đàn ông sau khi vỗ vào cái trống thì tạo ra âm thanh; âm thanh nào của cái trống đã được tạo ra bởi người đàn ông thì âm thanh ấy sẽ biến mất. Tâu đại vương, phải chăng âm thanh ấy cũng ưng thuận việc tạo ra lần nữa?”
“Thưa ngài, không đúng. Âm thanh ấy đã biến mất, nó không có tư tưởng hoặc tác ý cho việc sanh lên lần nữa. Khi âm thanh của cái trống đã được tạo ra một lần rồi biến mất, âm thanh của cái trống ấy được chấm dứt. Thưa ngài, tuy nhiên cái trống là điều kiện cho việc tạo ra âm thanh. Và người đàn ông khi có điều kiện vỗ vào cái trống bằng sự nỗ lực của chính mình thì tạo ra âm thanh.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn, sau khi xác lập báu vật xá-lợi, cùng với Pháp, Luật, và lời giáo huấn đã được phát triển toàn vẹn nhờ vào Giới-Định-Tuệ-Giải Thoát-Trí Tuệ và Nhận Thức về sự Giải Thoát chính là bậc Đạo Sư, rồi đã tự mình Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Và không phải khi đức Thế Tôn đã Viên Tịch Niết Bàn thì việc đạt được các sự thành tựu là bị gián đoạn. Các chúng sanh bị hành hạ bởi khổ đau ở sự hiện hữu, sau khi sử dụng báu vật xá-lợi, Pháp, Luật, và lời giáo huấn làm điều kiện, rồi có ước muốn về sự thành tựu thì đạt được các sự thành tựu. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn, không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.
Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã nhìn thấy, đã thuyết giảng, đã nói lên, đã phát biểu về điều ấy cho thời vị lai xa xôi rằng: ‘Này Ānanda, nếu các ngươi khởi ý như vầy: Có lời dạy của đấng Đạo Sư trong quá khứ, còn (hiện nay) chúng ta không có bậc Đạo Sư. Này Ānanda, điều này không nên được nhận thức như thế. Này Ānanda, Pháp và Luật nào đã được thuyết giảng, đã được quy định bởi Ta, Pháp và Luật ấy, sau khi Ta tịch diệt, là bậc Đạo Sư của các ngươi.’ Về lời nói ấy của các giáo chủ tà giáo ấy rằng: ‘Đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là vô ích, không có quả báu’ là sai trái, không là sự thật, lìa sự chân thật, không đúng, là mâu thuẫn, là sai lệch, tạo sự khổ đau, có kết quả khổ đau, dẫn đến địa ngục.”

II. PALI

‘‘Aparampi, mahārāja, uttariṃ kāraṇaṃ suṇohi paravādānaṃ niggahāya. Yathā, mahārāja, puriso bheriṃākoṭetvā saddaṃ nibbatteyya, yo so bherisaddo purisena nibbattito, so saddo antaradhāyeyya, api nu kho so, mahārāja, saddo sādiyati puna nibbattāpana’’nti? ‘‘Na hi, bhante, antarahito so saddo, natthi tassa puna uppādāya ābhogo vā manasikāro vā, sakiṃ nibbatte bherisadde antarahite so bherisaddo samucchinno hoti. Bherī pana, bhante, paccayo hoti saddassa nibbattiyā, atha puriso paccaye sati attajena vāyāmena bheriṃ akoṭetvā saddaṃ nibbattetī’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, bhagavā sīlasamādhipaññāvimuttivimuttiñāṇadassanaparibhāvitaṃdhāturatanañca dhammañca vinayañca anusiṭṭhañca [anusatthiñca (sī. pī.)] satthāraṃ ṭhapayitvā sayaṃ anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbuto, na ca parinibbute bhagavati sampattilābho upacchinno hoti, bhavadukkhapaṭipīḷitā sattā dhāturatanañca dhammañca vinayañca anusiṭṭhañca paccayaṃ karitvā sampattikāmā sampattiyo paṭilabhanti, imināpi, mahārāja, kāraṇena tathāgatassa parinibbutassa asādiyantasseva kato adhikāro avañjho bhavati saphaloti.

‘‘Diṭṭhañcetaṃ, mahārāja, bhagavatā anāgatamaddhānaṃ. Kathitañca bhaṇitañca ācikkhitañca ‘siyā kho panānanda, tumhākaṃ evamassa atītasatthukaṃ pāvacanaṃ natthi no satthāti, na kho panetaṃ, ānanda, evaṃ daṭṭhabbaṃ, yo vo, ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā’ti. Parinibbutassa tathāgatassa asādiyantassa kato adhikāro vañjho bhavati aphaloti, taṃ tesaṃtitthiyānaṃ vacanaṃ micchā abhūtaṃ vitathaṃ alikaṃviruddhaṃ viparītaṃ dukkhadāyakaṃ dukkhavipākaṃapāyagamanīyanti.




III. TIENG DUC

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel - 1. Iddhibalavaggo

Mil. 4.1.8. Die Verehrung des Buddha - 4.1.1. Katādhikārasaphalapañho

(...)

Aber auch noch einen weiteren Grund sollst du hören, o König. Wenn da, o König, ein Mann durch Anschlagen einer Trommel einen Schall erzeugt hat und jener verhallt ist, wird da jener Schall danach verlangen, wieder von neuem zu entstehen?"
"Nicht doch, o Herr. Verhallt ist ja jener Schall. Und für jenen Schall gibt es keine derartigen Gedanken und Erwägungen. Einmal entstanden und verhallt, ist eben jener Trommelschall für immer verschwunden. Die Trommel aber, o Herr, ist das Instrument um den Schall zu erzeugen, und der Mensch kann, wenn er will, dies erreichen, indem er vermittelst seiner eigenen Kraft die Trommel anschlägt."
"Ebenso auch, o König, hat der Erhabene dieses wegen seiner Sittlichkeit, Geistessammlung, Weisheit,(siehe magga) Erlösung und Erkenntnisblick der Erlösung so wertvoll gewordene Kleinod seiner Körperreste hinterlassen, und desgleichen die Lehre, Zucht und Unterweisung als unseren Meister; er selber aber ist in dem von jedem Daseinsrest freien Element der Erlösung völlig erloschen. Doch ist einem damit noch keineswegs der Zugang zu den drei Segnungen abgeschnitten. Denn die vom Elend des Daseins bedrückten, nach den drei Segnungen verlangenden Wesen, die das Kleinod seiner Körperreste, sowie die Lehre, Zucht und Unterweisung als Hilfsmittel nehmen, können dadurch der drei Segnungen teilhaftig werden. Auch aus diesem Grund, o König, ist, trotzdem der Vollendete völlig erloschen ist und nicht nach Verehrung verlangt, dennoch die ihm dargebrachte Verehrung keineswegs fruchtlos und ohne Ergebnis.
Auch der Erhabene, o König, hat die Zukunft vorausgeschaut und besprochen, erklärt und mitgeteilt, wenn er sagt: - <Ihr möchtet da, Ānanda, vielleicht denken, daß dann (nach meinem Tode) die Lehre ihres Meisters beraubt ist, daß ihr dann keinen Meister mehr habt. Doch so, Ānanda, sollt ihr nicht denken. Denn die Lehre und Zucht, die ich euch gewiesen und verordnet habe, soll nach meinem Dahinscheiden euer Meister sein! (D.16) - Und die Behauptung jener Andersgläubigen, daß - weil nämlich der Vollendete erloschen sei und nicht nach Verehrung verlange - auch deshalb die ihm dargebrachte Verehrung nichtig und ohne Zweck sei -: diese Behauptung ist verkehrt, unwahr, falsch, unrichtig, voller Widerspruch und verschroben, bringt Leiden, hat Leiden als Ergebnis und führt in niederes Dasein.


--


IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

94. Bố thí hai mắt lại được thiên nhãn- Thưa đại đức! Trẫm nghe Đức Thế Tôn có thuyết rằng, đức vua Sìvi do móc hai mắt của mình bố thí cho người đến xin nên có được thiên nhãn! Điều này trẫm nghi ngờ lắm! Móc đi hai mắt, nghĩa là không còn tròng mắt, chẳng có con ngươi, thì không rõ thiên nhãn phát sanh chỗ nào?
- Đại vương! Đây là loại câu hỏi vượt ngoài tầm mức của lý trí, ở ngoài các định luật tự nhiên, không rõ đại vương có đầy đủ đức tin để lãnh hội chăng?
- Đại đức cứ nói.
- Vâng, có hai ba-la-mật là chân thật (sacca) và nguyện lực (adthitthàna) ở trong mười ba-la-mật, đại vương có biết chăng?
- Thưa, có biết.
- Nếu hai ba-la-mật này được kết hợp thành một khối nhất như, gọi là "nguyện lực chân thật" thì bất cứ chuyện gì trên thế gian này cũng đều được thành tựu như ý muốn, thưa đại vương!
- Xin đại đức nói cụ thể hơn một chút.
- Khi trời không có mưa thì với "nguyện lực chân thật" này, cầu cho trời có mưa, tức khắc mưa rơi xuống. Như lửa đang cháy, với “nguyện lực chân thật" cầu cho lửa tắt thì lửa sẽ tắt. Thậm chí bị chất độc họa hại sinh mạng, với “nguyện lực chân thật" thì chất độc cũng không còn. Nếu một dòng sông chảy xuôi, với "nguyện lực chân thật", nước có thể chảy ngược dòng! Điều ấy quả là khó tin phải không đại vương?
- Với mọi người thì khó tin, nhưng trẫm thì trẫm tin.
- Hay lắm! Đức vua Sìvì cũng như thế đó, tâu đại vương! Với “nguyện lực chân thật" nó tạo ra một năng lực siêu nhiên, năng lực siêu nhiên ấy làm cho đức vua phát sanh thiên nhãn. Chuyện khó tin nhưng có thật đấy, tâu đại vương!
Suy nghĩ một lát, đức vua lại hỏi:
- Những chuyện mà đại đức vừa nói, như mưa rơi xuống, lửa tắt, tiêu tan chất độc, dòng sông chảy ngược... Nói tóm lại là do nhân gì, duyên gì?
- Chính "nguyện lực chân thật" ấy là nhân, cũng chính "nguyện lực chân thật" ấy là duyên, tâu đại vương!
- Trong kinh có trường hợp nào cụ thể phát sanh năng lực siêu nhiên bởi nhân duyên "nguyện lực chân thật" ấy chăng, thưa đại đức?
- Thưa có! Đức vua danh hiệu là Cina, trị vì xứ Cina, có tâm mong muốn được dong xe ngựa ngao du trên biển cả, ngài bèn phát nguyện "nguyện lực chân thật" ròng rã bốn tháng trường như thế với tâm kiên trú bất thối. Hôm kia, bằng vào một niềm tin không lay động, đức vua dong ra biển trên một cổ xe có bốn ngựa kéo. Đức vua xứ Cina rất lấy làm thỏa thích, kể lại rằng, cỗ xe bốn ngựa ngao du trên biển xa chừng một do tuần, các làn sóng tạt lên gọng xe như nước tạt trên lá sen mà thôi. Đó là một chuyện, tâu đại vương.
- Trẫm muốn nghe thêm ví dụ cụ thể nữa.
- Đức vua Dhammasoka, hôm nọ, cùng với quân hầu ngự ra khỏi hoàng thành, thấy con sông nước chảy cuồn cuộn, chợt khởi lên ý nghĩ lạ thường rồi nói với quân hầu rằng:"Này các khanh, các khanh có thấy hoặc có biết ai trên thế gian này có khả năng làm cho con sông này nước chảy ngược lại chăng?"
Lúc ấy, ở bên sông có người kỹ nữ nghe được, cô ta bèn phát ngôn bằng "nguyện lực chân thật" như vầy: "Tôi đây làm nghề kỹ nữ, bốn mùa bán thân nuôi miệng, sở dĩ như vậy là vì tôi chỉ muốn duy trì mạng sống chứ không có lý do nào khác. Điều ấy là hoàn toàn chân thật. Nếu lời tôi nói đây là chân thật thì xin dòng sông này chảy ngược ngay bây giờ, ngay trước mặt cho đức vua Dhammasoka trông thấy!" Lời cô kỹ nữ vừa dứt, dòng sông tức khắc chảy ngược, đức vua kinh ngạc quá đổi, không rõ nguyên nhân tại sao!
Khi biết rõ dòng sông chảy ngược là bởi do cô kỹ nữ, đức vua kêu lại phán hỏi: "Cô là dạ xoa hay long vương mà có oai lực như thế?" Cô kỹ nữ kính cẩn thưa: "Đấy là do sức mạnh của sự nói thật, chứ không phải do oai lực của một phi nhân nào cả, tâu đại vương!" Đức vua không tin, bảo rằng: "Có gì ở nơi ngươi, mà ngươi bảo rằng "chơn ngôn" (lời nói chân thật)?Ngươi là người không có trí tuệ, bốn mùa chơi bời, dâm ô, không có nết hạnh! Ngươi chỉ biết cám dỗ tình dục mọi người, làm cho bao nhiêu đàn ông hư hỏng phải mê đắm, tan cửa nát nhà! Vậy có gì là đạo đức, hiền thiện ở nơi ngươi đâu mà dám bảo là "nguyện lực chân thật". Hãy nói cho trẫm nghe xem!" Cô kỹ nữ bèn đáp: "Tâu đại vương! Chính do tiện nữ nói thật nên "nguyện lực chân thật" kia mới tựu thành năng lực phi thường như thế!"
Nghe xong câu chuyện, đức vua Mi-lan-đà trầm ngâm:
- Qua các ví dụ của đại đức, bây giờ trẫm đã tin là đức vua Sìvi quả có phát sanh thiên nhãn do bố thí hai mắt bằng "nguyện lực chân thật" của mình. Thật là kỳ diệu vậy!




V. TIENG ANH/SU PESALA DICH




“Even though the Blessed One has now passed away
and cannot be said to accept gifts and honours paid to him
yet deeds done in his name are of value and bear great fruit.
As a great and mighty wind that blew, even so the Blessed
One has blown over the world with his love, so soothing, so
gentle and so pure. Like men tormented by heat and fever
are soothed by a cool wind, so, too, beings tormented by the
heat of desire, hatred and delusion are pacified by the sublime
teaching of the Blessed One. Although, great king, the
Blessed One has entirely passed away, he has left behind
his doctrine, his discipline and his precious relics whose
value derives from his virtue, concentration, wisdom and
freedom. Beings afflicted by the sorrows of becoming can
still receive the benefits of these things, as those who have
fans can still make a breeze although the wind has subsided.
This was foreseen by the Blessed One when he said, ‘It
may be, ânanda, that some of you may think, “The word of
the master is ended; we have no teacher any more”, but you
should not regard it so. The Dhamma that has been
preached by me and the rules that I have laid down, let
them be your teachers when I am gone’.58


VI. Thao luan

Thao luan1: Nhung dieu cam nhan cua Ban ve Duc Phat va tri tue cua Phat?
Thao luan 2: Chu truong cua Phat co nhung dieu gi dac biet, so voi nhung suy nghi trong the gian? Nhung dieu gi kha thi? Dieu gi kho kha thi?
Thao luan 3: Duyen cua Ban voi Duc Phat va Phat phap?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét