Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Đức Phật có toàn giác không? / Sabbaññubhāvapañho/ Buddhas Allwissenheit/ MILINDA VAN DAO




MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel 

Mil. 4.1.9. Buddhas Allwissenheit - 4.1.2. Sabbaññubhāvapañho



00. TU VUNG:


Upāsaka: thien nam

guṇa: duc hanh

I SU* INDACANDA DICH:




2. CÂU HỎI VỀ BẢN THỂ TOÀN TRI CỦA ĐỨC THẾ TÔN:


1. 

- “Thưa ngài Nāgasena, có phải đức Phật là đấng Toàn Tri?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Đức Thế Tôn là đấng Toàn Tri. Tuy nhiên đối với đức Thế Tôn, sự biết và thấy không hiện diện một cách thường xuyên, liên tục. Trí Toàn Tri của đức Thế Tôn gắn liền vào sự hướng tâm. Sau khi hướng tâm thì Ngài biết theo như ý muốn.”

- “Thưa ngài Nāgasena, như thế thì đức Phật là không Toàn Tri, nếu Trí Toàn Tri của Ngài là do sự suy tầm.”

“Tâu đại vương, có một trăm xe lúa, mỗi xe là bảy tạ rưỡi và hai giạ lúa.[2] Chừng ấy trăm ngàn hạt lúa có thể được xác định, có thể đạt đến kết quả cuối cùng bởi tâm được vận hành trong khoảng thời gian một khảy móng tay. 

Ở đây, có bảy loại tâm này vận hành: Tâu đại vương, những người nào còn luyến ái, còn sân hận, còn si mê, còn phiền não, có thân chưa được tu tập, có giới chưa được tu tập, có tâm chưa được tu tập, có tuệ chưa được tu tập, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp. Vì lý do gì? Vì tính chất chưa được tu tập của tâm.

Tâu đại vương, giống như đối với cành tre được tỏa ra, rậm rạp, lan rộng, bị kết chùm chưa được gỡ ra, bị rối rắm với những cụm cành lá, trong khi được lôi kéo thì sự chuyển động là trì trệ, chậm chạp. Vì lý do gì? Vì tính chất kết chùm chưa được gỡ ra của các cành. 

Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào còn luyến ái, còn sân hận, còn si mê, còn phiền não, có thân chưa được tu tập, có giới chưa được tu tập, có tâm chưa được tu tập, có tuệ chưa được tu tập, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp. Vì lý do gì? Vì tính chất kết chùm chưa được gỡ ra bởi các phiền não. Đây là loại tâm thứ nhất.

Thao luan:

câu 1:Xin cho vài thí dụ tại sao chúng ta chỉ thật sự sáng suốt khi tâm không bị phiền não chi phối?


câu 2. Cả ba vị : A la hán thinh văn, độc giác và toàn giác đều đoạn tận các kiết sử thì cái gì khiến trí tuệ của ba vị sai biệt?

câu 3: Xin giải thích rõ tại sao theo Phật Pháp sự toàn trí không phải là tuệ giác toàn thời gian?



2.

Ở đây, có loại tâm thứ nhì này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc Nhập Lưu, có các cõi khổ đã được đóng lại, đã đạt được Chánh Kiến, đã nhận thức được Giáo Pháp của bậc Đạo Sư, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng ở ba trường hợp,[3] sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở ba trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên.

Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở ba lóng, còn bị rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng chỉ đến ba lóng, từ đó trở lên thì bị dính cứng. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở phần dưới, vì tính chất rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên.  

Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc Nhập Lưu, có các cõi khổ đã được đóng lại, đã đạt được Chánh Kiến, đã nhận thức được Giáo Pháp của bậc Đạo Sư, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng ở ba trường hợp, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở ba trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Đây là loại tâm thứ nhì.

3.

Ở đây, có loại tâm thứ ba này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc Nhất Lai, có sự luyến ái, sân hận, si mê ở trạng thái giảm thiểu, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở năm trường hợp,[4] sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở năm trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. 

Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở năm lóng, còn bị rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng chỉ đến năm lóng, từ đó trở lên thì bị dính cứng. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở phần dưới, vì tính chất rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên. 

Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc Nhất Lai, có sự luyến ái, sân hận, si mê ở trạng thái giảm thiểu, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở năm trường hợp, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở năm trường hợp. Đây là loại tâm thứ ba.

4.

Ở đây, có loại tâm thứ tư này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc Bất Lai, có năm sự ràng buộc ở phần dưới đã được dứt bỏ, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mười trường hợp,[5] sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở mười trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở mười lóng, còn bị rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng chỉ đến mười lóng, từ đó trở lên thì bị dính cứng. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở phần dưới, vì tính chất rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc Bất Lai, có năm sự ràng buộc ở phần dưới đã được dứt bỏ, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mười trường hợp, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở mười trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Đây là loại tâm thứ tư.

5.

Ở đây, có loại tâm thứ năm này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc A-la-hán, có các lậu hoặc đã được cạn kiệt, có các bợn nhơ đã được rửa sạch, có các phiền não đã được ói ra, đã được hoàn mãn, có các việc cần làm đã làm, có các gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của mình đã được đạt đến, có các sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, có các tuệ phân tích đã đạt, đã được trong sạch ở các cảnh giới của vị Thinh Văn, tâm của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của vị Thinh Văn, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Độc Giác. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của vị Thinh Văn, vì tính chất chưa được trong sạch của tâm ở phạm vi của vị Phật Độc Giác. Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở tất cả các lóng, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng, không bị dính cứng. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở tất cả các lóng, vì tính chất không còn bám víu của thân cây tre. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc A-la-hán, có các lậu hoặc đã được cạn kiệt, có các bợn nhơ đã được rửa sạch, có các phiền não đã được ói ra, đã được hoàn mãn, có các việc cần làm đã làm, có các gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của bản thân đã được đạt đến, có các sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, có các tuệ phân tích đã đạt, đã được trong sạch ở các cảnh giới của vị Thinh Văn, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của vị Thinh Văn, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Độc Giác. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của vị Thinh Văn, vì tính chất chưa được trong sạch của tâm ở phạm vi của vị Phật Độc Giác. Đây là loại tâm thứ năm.

6.

Ở đây, có loại tâm thứ sáu này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là Phật Độc Giác, bậc tự chủ, không thầy, độc hành tợ như sừng tê giác, có tâm đã được trong sạch không còn bợn nhơ ở phạm vi của mình, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của mình, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Toàn Tri. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của mình, vì tính chất vĩ đại ở phạm vi của vị Phật Toàn Tri.

Tâu đại vương, giống như người nam có thể băng qua con sông nhỏ thuộc phạm vi của mình vào ban đêm lẫn ban ngày, theo như ước muốn, không bị hãi sợ, nhưng sau đó khi nhìn thấy đại dương sâu thẳm, mênh mông, không thể ước lượng, không có bờ bên kia, có thể hãi sợ, có thể ngần ngại, không dám vượt qua. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được quen thuộc ở phạm vi của mình, vì tính chất vĩ đại của đại dương. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là Phật Độc Giác, bậc tự chủ, không thầy, độc hành tợ như sừng tê giác, có tâm đã được trong sạch không còn bợn nhơ ở phạm vi của mình, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của mình, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Toàn Tri. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của mình, vì tính chất vĩ đại ở phạm vi của vị Phật Toàn Tri. Đây là loại tâm thứ sáu.

7.
Ở đây, có loại tâm thứ bảy này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là Phật Chánh Đẳng Giác, đấng Toàn Tri, bậc nắm giữ mười Lực, có sự tự tin ở bốn pháp tự tin, hội đủ mười tám pháp của vị Phật, là đấng Chiến Thắng vô biên, có trí không bị che lấp, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mọi nơi. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở mọi nơi. Tâu đại vương, phải chăng có sự vụng về hoặc sự vướng víu của mũi tên khéo được làm sạch sẽ, không bợn nhơ, không có mắc mứu, có thân mềm mại, không bị uốn, không bị cong, không bị quẹo, được đặt lên cây cung vững chãi, được bắn ra bởi người có sức mạnh vào tấm vải gai mềm, lớp gòn mềm, tấm len mềm?”

- “Thưa ngài, không có.”

“Vì lý do gì?”
“Vì tính chất mềm mại của những tấm vải, vì tính chất được làm sạch sẽ của mũi tên, và tính chất mạnh mẽ của phát bắn ra.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là Phật Chánh Đẳng Giác, đấng Toàn Tri, bậc nắm giữ mười Lực, có sự tự tin ở bốn pháp tự tin, hội đủ mười tám pháp của vị Phật, là đấng Chiến Thắng vô biên, có trí không bị che lấp, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mọi nơi. 

Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở mọi nơi. Đây là loại tâm thứ bảy.

8.

Tâu đại vương, ở đây tâm này của chư Phật Toàn Tri vượt trội sự tính đếm của luôn cả sáu loại tâm, được trong sạch và nhẹ nhàng với đức tính vô số kể. Và tâu đại vương, bởi vì tâm của đức Thế Tôn được trong sạch và nhẹ nhàng nên đức Thế Tôn mới phô diễn song thông. Tâu đại vương, về song thông nên được biết rằng: ‘Tâm của chư Phật Thế Tôn có sự chuyển dịch nhẹ nhàng như thế.’

Trong trường hợp ấy, không thể nào nói hơn nữa về lý do. Tâu đại vương, những loại thần thông có liên quan đến tâm của chư Phật Toàn Tri ấy đều không thể áp đặt phép đếm, phép tính, sự chia chẻ, và luôn cả sự tách phần. Tâu đại vương, trí Toàn Tri của đức Thế Tôn được gắn liền vào sự hướng tâm, sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn. 

Tâu đại vương, giống như người nam có thể đặt xuống ở bàn tay thứ nhì bất cứ vật gì đã được đặt xuống ở bàn tay (thứ nhất), có thể phát ra lời nói bằng miệng đã được mở ra, có thể nuốt vào thức ăn đã đưa vào miệng, có thể mở mắt ra rồi nhắm lại, hoặc có thể nhắm mắt lại rồi mở ra, có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại, hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, việc ấy còn chậm hơn, tâu đại vương, trí Toàn Tri của đức Thế Tôn là nhẹ nhàng hơn, sự hướng tâm là nhẹ nhàng hơn. Sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn. Dầu cho không có sự hướng tâm, chư Phật Thế Tôn ấy vẫn không gọi là không có Toàn Tri”

9.

- “Thưa ngài Nāgasena, sự hướng tâm là được thực hiện do sự suy tầm, vậy thì ngài hãy giúp cho trẫm hiểu trường hợp ấy bằng lý lẽ.”  

“Tâu đại vương, giống như người giàu thì có nhiều tài sản, có nhiều của cải, có dồi dào vàng bạc và vật sở hữu dự phòng, có dồi dào tài sản và ngũ cốc là gạo thơm, thóc, lúa mạch, gạo xay, mè, đậu mugga, đậumāsa, các loại hạt chưa chế biến hoặc các loại khác nữa, bơ lỏng, dầu ăn, bơ đặc, sữa tươi, sữa đông, mật ong, mật đường, và đường mía được chứa ở bình, chum, lu, hũ, chậu, và có người khách, là người xứng đáng để mời ăn và có sự mong mỏi về bữa ăn, đi đến với người ấy, nhưng tại nhà của người ấy thức ăn nấu chín là đã hết sạch thì có thể đem gạo từ chum lại rồi nấu chín. Tâu đại vương, phải chăng do sự việc thiếu hụt thức ăn trong chốc lát mà người ấy trở thành người không có tài sản và nghèo khó?”

“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, ngay cả ở nhà của đức Chuyển Luân Vương cũng có sự thiếu hụt thức ăn vào lúc không đúng thời điểm, thì có điều gì đối với gia chủ.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế là trí Toàn Tri của đức Như Lai trong trường hợp không có sự hướng tâm, sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn.

10.

Tâu đại vương, hơn nữa giống như cây cối thì có thể kết trái, bị oằn xuống, bị uốn cong, bị mang nặng trĩu bởi những chùm trái, và không có trái nào bị rơi rụng ở tại nơi ấy. Tâu đại vương, phải chăng do sự việc không có trái cây rơi rụng trong chốc lát mà cây ấy trở thành không có trái cây?”

- “Thưa ngài, không đúng. Những trái cây ấy được gắn liền với sự rơi rụng. Khi được rơi rụng thì đạt được theo như ý muốn.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế là trí Toàn Tri của đức Như Lai trong trường hợp không có sự hướng tâm, sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn.”

- “Thưa ngài Nāgasena, có phải sau khi hướng tâm thì đức Phật biết theo như ý muốn?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Đức Thế Tôn sau khi lần lượt hướng tâm thì biết được theo như ý muốn. Tâu đại vương, giống như đức Chuyển Luân Vương khi nào nhớ đến bánh xe báu (khởi ý rằng): ‘Bánh xe báu hãy đến với ta,’ trong khi nhớ đi nhớ lại thì bánh xe báu hiện đến. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, đức Như Lai sau khi lần lượt hướng tâm thì biết được theo như ý muốn.”

- “Thưa ngài Nāgasena, lý do là vững chãi. Đức Phật là đấng Toàn Tri. Chúng tôi chấp nhận đức Phật là đấng Toàn Tri.”

Câu hỏi về bản thể Toàn Tri của đức Thế Tôn là thứ nhì.

II. PALI

III. TIENG DUC

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel 

Mil. 4.1.9. Buddhas Allwissenheit - 4.1.2. Sabbaññubhāvapañho



"War wohl, ehrwürdiger Nāgasena, der Erleuchtete allwissend?"
"Ja, o König, der Erleuchtete war allwissend. Zwar hatte er nicht etwa stets und ständig den Erkenntnisblick gegenwärtig. Die allwissende Erkenntnis des Erhabenen war nämlich von seiner geistigen Hinwendung abhängig. Wenn er aber seinen Geist auf etwas hinwendete, konnte er erkennen, was immer er erkennen wollte."
"Wenn dem Erleuchteten, o Herr, diese allwissende Erkenntnis bloß beim Nachforschen zuteil wurde, so war er doch gar nicht allwissend."
"Sage das nicht, o König. Es sind da zum Beispiel hundert Fuhren Reis da, mit je sieben und einem halben Ammana-Maß und noch zwei Tunda-Maßen. Wenn nun jemandem in einem Augenblick der Gedanke kommt festzustellen, wie viele hunderttausend Reiskörner es in diesen Fuhren gibt, so könnte er kaum damit zu Ende kommen."
"Es gibt da, o König, folgende sieben Geistesarten. Die da, o König, voll von Gier, Haß, Verblendung und Leidenschaften sind, ohne Kontrolle über ihren Körper, ungeübt in Geistigkeit und ungeübt in Weisheit, deren Geist ist schwerfällig und langsam, und zwar eben weil ihr Geist ungeübt ist. Wenn man da zum Beispiel, o König, ein dickes, großes, umfangreiches Bambusgebüsch fortziehen wollte, dessen Zweige dicht ineinander verwickelt und verschlungen sind, so möchte sich dasselbe - eben infolge der ineinander verwickelten und verschlungenen Zweige - nur schwer und langsam von der Stelle fortbewegen. Genau so schwerfällig und langsam aber, o König, ist der Geist jener Menschen, da derselbe eben in Leidenschaften verstrickt und verwickelt ist. Dies nun gilt als die erste Geistesart.
Die zweite Geistesart aber zeigt folgenden Unterschied. Die da, o König, in den Strom eingetreten (samyojanā) und der Wiedergeburt in niederer Welt entronnen sind, die Erkenntnis errungen haben und Verständnis besitzen für des Meisters Lehre, deren Geist tritt in Hinsicht auf drei Dinge leicht auf und geht leicht weiter, in den höheren Gebieten aber ist er schwerfällig und langsam. Und warum? Eben weil ihr Geist in drei Dingen geläutert, von den anderen Trübungen (kilesa) aber noch nicht befreit ist (Man möchte geneigt sein zu glauben, daß hier die drei vom Stromeingetretenen überwundenen Fesseln gemeint seien, wenn nicht der folgende Text dieser Annahme widerspräche). Wenn man da ein Bambusrohr, o König, das bis zum dritten Knoten hinauf gereinigt, darüber hinaus aber noch mit Zweigen verwachsen ist, fortzieht, so bewegt dasselbe sich wohl bis zum dritten Knoten ungehindert von der Stelle, darüber hinaus aber wird es gehemmt. Und warum? Eben weil es unterhalb gereinigt, darüber hinaus aber noch mit Zweigen verstrüppt ist. Ebenso auch, o König, tritt der Geist der in den Strom Eingetretenen in Hinsicht auf drei Dinge leicht auf und geht leicht weiter, in den höheren Gebieten aber ist er schwerfällig und langsam, da derselbe eben in diesen drei Dingen geläutert, von den anderen Leidenschaften aber noch nicht befreit ist. Dies nun gilt als die zweite Geistesart.
Die dritte Geistesart aber zeigt folgenden Unterschied. Die da, o König, Einmal Wiederkehrende sind, bei denen Gier, Haß und Verblendung sich vermindert haben, deren Geist tritt in Hinsicht auf fünf Dinge leicht auf und geht leicht weiter, in den höheren Gebieten aber ist er schwerfällig und langsam.
[Es können unmöglich die in der vorigen Anmerkung genannten zehn Fesseln sein, worauf sich obiger Text bezieht, denn der Einmal-Wiederkehrende ist von den fünf ersten Fesseln noch keineswegs vollkommen geläutert. Auch ist im folgenden von mehr als zehn Leidenschaften die Rede. Diese Stelle bezieht sich offenbar auf eine im Palikanon nicht vorkommende Klassifikation.]
Und warum? Eben weil derselbe in fünf Dingen geläutert, von den anderen Leidenschaften aber noch nicht befreit ist. Wenn man da ein Bambusrohr, o König, das bis zum fünften Knoten hinauf gereinigt, darüber hinaus aber noch mit Zweigen verwachsen ist, fortzieht, so bewegt sich dasselbe wohl bis zum fünften Knoten ungehindert von der Stelle, darüber hinaus aber wird es gehemmt. Und warum? Eben weil es unterhalb gereinigt, darüber hinaus aber noch mit Zweigen verstrüppt ist. Ebenso auch, o König, tritt der Geist dieser Menschen in Hinsicht auf fünf Dinge leicht auf und geht leicht weiter, in den höheren Gebieten aber ist er schwerfällig und langsam, da derselbe eben in diesen fünf Dingen geläutert, von den anderen Leidenschaften aber noch nicht befreit ist. Dies nun gilt als die dritte Geistesart.
Die vierte Geistesart aber zeigt folgenden Unterschied. Die da, o König, befreit von den fünf niederen Fesseln, nicht mehr (in die Sinnenwelt) wiederkehren, deren Geist ist in Hinsicht auf zehn Dinge geweckt und leicht beweglich, in den höheren Gebieten aber schwerfällig und langsam. Und warum? Eben weil derselbe in zehn Dingen geläutert, von den höheren Leidenschaften aber noch nicht befreit ist. Wenn man da ein Bambusrohr, o König, das bis zum zehnten Knoten hinauf gereinigt, darüber hinaus aber noch mit Zweigen verwachsen ist, fortzieht, so bewegt sich dasselbe wohl bis zum zehnten Knoten ungehindert von der Stelle, darüber hinaus aber wird es gehemmt. Und warum? Eben weil es unterhalb gereinigt, darüber hinaus aber noch mit Zweigen verstrüppt ist. Ebenso auch, o König, tritt der Geist dieser Menschen in Hinsicht auf zehn Dinge leicht auf und geht leicht weiter, in den höheren Gebieten aber ist er schwerfällig und langsam, da derselbe eben in diesen zehn Dingen geläutert, von den anderen Leidenschaften aber noch nicht befreit ist. Dies nun gilt als die vierte Geistesart.
Die fünfte Geistesart aber zeigt folgenden Unterschied. Die da, o König, Vollkommen-Heilige sind, die Triebbefreiten (āsava), von den Schlacken geläutert, befreit vom Schmutze der Leidenschaften, die ihr Lebensziel vollbracht, ihr Werk vollendet haben, die Last von sich geworfen und ihr Heil errungen haben, befreit von der Daseinsfessel, im Besitze der Analytischen Wissen, (Patisambhidā) auf den Gebieten der Jünger geläutert, deren Geist tritt auf dem Gebiete der Jünger leicht auf und geht leicht weiter, auf den Gebieten eines Einzelerleuchteten (pacceka-buddha) aber ist er schwerfällig und langsam. Und warum? Eben weil ihr Geist auf dem Gebiete der Jünger geläutert, auf dem Gebiete eines Einzelerleuchteten aber nicht geläutert ist. Gleichwie, o König, wenn man da ein von allen Knoten gereinigtes Bambusrohr fortzieht, sich dasselbe leicht und schnell von der Stelle bewegt - eben weil es von allen Knoten gereinigt ist und nicht hängen bleibt -: ebenso auch, o König, tritt der Geist dieser Menschen auf dem Gebiete der Jünger leicht auf und geht leicht weiter, auf dem Gebiete eines Einzelerleuchteten aber ist er schwerfällig und langsam, da derselbe eben auf ihrem eigenen Gebiete geläutert, auf dem Gebiete eines Erleuchteten aber nicht geläutert ist. Dies nun gilt als die fünfte Geistesart.
Die sechste Geistesart aber zeigt folgenden Unterschied. Die da, o König, Einzelerleuchtete sind, aus sich selber Gewordene, ohne Führung, allein wandernd wie das Nashorn, lauter und unbefleckten Geistes, deren Geist tritt auf ihrem eigenen Gebiete leicht auf und geht leicht weiter, auf dem Gebiete eines allwissenden Buddha aber ist er schwerfällig und langsam. Und warum? Eben weil ihr Geist auf ihrem eigenen Gebiete geläutert, das Gebiet eines allwissenden Buddha aber zu gewaltig ist. Es möchte da wohl jemand ein auf seinem eigenen Grundstücke befindliches kleines Flüßchen, wenn immer er will, sei's bei Tag oder Nacht, ohne jede Furcht durchschreiten. Beim Anblicke des Weltmeeres aber, des tiefen, weiten, unergründlichen, uferlosen, möchte er sich doch fürchten und zögern und nicht wagen, hineinzugehen. Und warum dies? Weil er zwar sein eigenes Gebiet genau kennt, das Weltmeer aber zu gewaltig ist. Ebenso auch, o König, tritt der Geist dieser Menschen auf ihrem eigenen Gebiete leicht auf und geht leicht weiter, auf dem Gebiete eines allwissenden Buddha aber ist er schwerfällig und langsam. Denn auf ihrem eigenen Gebiete ist ihr Geist zwar geläutert, das Gebiet der allwissenden Buddhas aber ist zu gewaltig für sie. Dies nun gilt als die sechste Geistesart.
Die siebente Geistesart aber zeigt folgenden Unterschied. Die da, o König, Allerleuchtete sind, Allwissende, im Besitze der zehn Kräfte (dasa bala), in vierfachem Vertrauen (A.IV.7) erstarkt, mit den achtzehn Buddha-Eigenschaften (Dies sind die achtzehn speziellen Eigenschaften, avenika, eines Buddha, die nur in der Kommentarliteratur genannt werden) ausgerüstet, unbegrenzte Sieger, von unbeschränkter Erkenntnis, deren Geist tritt auf allen Gebieten leicht auf und geht leicht weiter, da sie eben auf allen Gebieten geläutert sind. Nimm an, o König, man hätte da einen Pfeil, der gut poliert wäre, frei von Rost, ohne irgend eine Unebenheit, mit einer scharfen Spitze versehen, kerzengerade, ohne Biegung, ohne Krümmung. Und ein kräftiger Bogenschütze schösse diesen Pfeil vermittelst eines straff gespannten Bogens durch weiche Leinwand oder Baumwolle oder durch eine Wolldecke hindurch. Würde da dieser Pfeil etwa langsam fliegen oder gar stecken bleiben?"
"Nein, o Herr. Der Stoff ist ja weich, der Pfeil geglättet, und der Bogenschütze ist ein kräftiger Mann."
"Ebenso auch, o König, tritt der Geist jener Menschen auf allen Gebieten leicht auf und geht leicht weiter, da derselbe eben auf allen Gebieten geläutert ist. Dies nun gilt als die siebente Geistesart.
Der Geist der allwissenden Buddhas, o König, ragt weit über den Wert der anderen sechs Geistesarten hinaus und ist in unermeßlichem Grade lauter und leicht beweglich. Und eben weil des Erhabenen Geist so lauter und leicht beweglich ist, darum bringt der Erhabene das doppelte Wunder zustande (das doppelte Wunder besteht darin, daß der Buddha zwei verschiedene magische Wirkungen so schnell hintereinander, sich beständig abwechselnd, zu erzeugen imstande war, so daß beide als ein einziges erschienen. Erwähnt in Patisambhidā-Magga I.) An dem doppelten Wunder aber, o König, läßt sich erkennen, wie der Geist des Erhabenen, des Erleuchteten, so leicht beweglich ist. Nicht kann man hierfür eine weiter reichende Begründung nennen. Jene durch den Geist der allwissenden Buddhas bedingten Wunder aber, o König, können weder gezählt noch berechnet noch eingeteilt noch zerlegt werden. Wenn auch, o König, die allwissende Erkenntnis des Erhabenen an die Hinwendung seines Geistes gebunden ist, so kann er doch durch solche Hinwendung erkennen, was immer er erkennen will. Und dies vollzieht sich schneller, als man imstande ist, etwas, das man in der Hand hält, einem anderen zu überreichen, oder mit dem bereits geöffneten Munde ein Wort auszusprechen, oder die bereits im Munde befindliche Speise hinunterzuschlucken, oder seine geöffneten Augen zu schließen, oder seine geschlossenen Augen wieder zu öffnen, oder den gebeugten Arm zu strecken, oder den gestreckten Arm wieder zu beugen. Sobald sich eben der Erhabene einer Sache zuwendet, kann er erkennen, was immer er erkennen will. Ja, und wenn auch die Erleuchteten einmal ohne (bestimmte) Hinwendung sind, so fehlt es ihnen dennoch keineswegs, etwa aus diesem Grunde, an Allwissenheit."
"Überzeuge mich denn durch ein Beispiel, ehrwürdiger Nāgasena, wieso das Hinwenden erforderlich ist, um eine Sache zu ergründen!"
"Nimm an, o König, es lebte da ein reicher, wohlhabender, hochbegüterter Mann. Der hätte Überfluß an Gold und Silber, Geld und Gütern, an Getreide und Gemüse, an verschiedenartigem Reis, an Gerste, Sesam und Bohnen, an Butteröl, Öl, Butter, Milch, Dickmilch, Honig, Zucker und Sirup und alle diese Nahrungsmittel wären in Töpfen, Krügen und anderen Arten von Behältern und Gefäßen aufbewahrt. Gesetzt nun, o König, es käme da ein Gast zu jenem Manne, einer, der die Gastfreundschaft verdient und ein Mahl erwartet. Weil aber im Hause keine gekochte Speise mehr da ist, nähme man aus einem Topfe rohen Reis heraus, um für ihn ein Mahl herzurichten. Könnte man da wohl, o König, jenen Mann schon wegen dieses bloßen Nichtvorhandenseins gekochter Speise als arm und elend bezeichnen?"
"Gewiß nicht, o Herr. Denn selbst im Hause eines Weltherrschers fehlt es außer der Zeit an gekochter Speise, geschweige denn im Hause eines Bürgers."
"Genau so aber, o König, steht es mit der Allwissenheit des Vollendeten, solange er sich nicht geistig hinwendet. Durch Hinwendung aber kann er erkennen, was immer er erkennen will. Angenommen, o König, es befände sich da ein fruchttragender Baum, dessen Zweige von der Last der dicht hängenden Früchte beschwert, hier und dort niedergedrückt wären. Es läge aber noch keine einzige abgefallene Frucht am Boden. Könnte man da wohl, o König, schon wegen dieses bloßen Nichtvorhandenseins von gefallenen Früchten sagen, daß der Baum keine Früchte trage?"
"Das nicht, o Herr. Denn jenes Fallobst ist ja bedingt durch das Herabfallen der Früchte. Wenn sie erst einmal herabfallen, dann kann man so viele haben wie man will."
"Ebenso auch, o König, ist die allwissende Erkenntnis des Vollendeten von seiner Hinwendung abhängig. Durch Hinwendung aber kann er erkennen, was immer er erkennen will."
"Erkennt nun aber wohl, ehrwürdiger Nāgasena, der Erleuchtete immer nur eine Sache durch Hinwendung?"
"Ja, o König. Es ist hiermit wie mit dem glorreichen Rade des Weltherrschers (das Rad des Weltherrschers ist ein mythologisches Herrschaftssymbol; siehe D.26. Im Buddhismus ist das Rad das Symbol der Lehrverkündung.) Sobald dieser nämlich an das Rad denkt und wünscht, daß es ihm erscheine, in demselben Augenblicke erscheint es ihm eben. Ebenso auch, o König, kann der Vollendete durch fortgesetzte Hinwendung erkennen, was immer er erkennen will."
Das sind triftige Gründe, ehrwürdiger Nāgasena, für die Allwissenheit des Erleuchteten, und auch ich bin davon überzeugt, daß der Erleuchtete allwissend war."

--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

91. Đức Phật có toàn giác không?
[Hơi khác với câu hỏi 60]
- Bạch đại đức! trẫm có một mối nghi rất to lớn, là Đức Thế Tôn không phải là bậc Toàn Giác!
- Tại sao?
- Thưa, đọc trong kinh, trẫm thấy rằng, có rất nhiều trường hợp Đức Thế Tôn "hướng tâm" đến mới biết, không hướng tâm đến thì không biết. Như vậy, sao gọi là "toàn giác" được?
- Tâu đại vương! Đức Thế Tôn đúng là bậc Toàn Giác, ngài biết rõ tất cả các loại tâm. Duy nhất chỉ có Đức Thế Tôn mới thông suốt, mới biết rõ sự hiện hữu và sự vận hành các tướng tâm ấy!
- Các tướng tâm ấy như thế nào?
- Thứ nhất là tướng tâm tham dục, sân hận, si mê, thường dính mắc bởi ái luyến và phiền não. Cái tâm ấy gọi là trì độn, chậm chạp, không có tu tập, tức là loại tâm chưa được tiến hóa. Cái tâm ấy được ví như một cây tre chằng chịt từ đầu đến ngọn bởi những mắc, những gai nè phức tạp, vô phương tháo gỡ, tâu đại vương!
- Đấy là tâm của tất cả chúng sanh, nhất là những chúng sanh đang lặn hụp, đau khổ trong bốn đường dữ, phải thế không đại đức?
- Vâng, loại tướng tâm thứ hai là tâm của những chúng sanh đã ra khỏi bốn ác đạo ấy. Đấy là tâm của những vị Thánh Tu-đà-huờn, kẻ đã cắt đứt ba sợi dây ràng buộc là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Loại tướng tâm này đã vượt khỏi trì độn, đã bước vào dòng tiến hóa, đã thật sự có tu tập, đã có đức tin chơn chánh vào con đường và giáo pháp diệt khổ của Đức Thế Tôn, tâu đại vương!
- Xin cho nghe ví dụ.
- Ví như cây tre có mười đốt chằng chịt gai nè của chúng sanh ở tướng tâm thứ nhất, đã được trẩy sạch ba mắc cùng những gai nè dính mắc, ràng buộc ở nơi ba mắt ấy. Cây tre như vậy là đã được tháo gỡ và kéo ra được một đoạn ba đốt, tâu đại vương. Ấy là tướng tâm thứ hai.
- Vâng, trẫm đã hiểu, còn tướng tâm thứ ba?
- Là tâm của vị Thánh Tư-đà-hàm, kẻ đã làm nhẹ bớt thêm hai sợi dây ràng buộc là tham dục và sân hận. Ví như cây tre có mười đốt ở trên, sau khi đã trẩy sạch ba mắc cùng với gai nè, vị này đã trẩy thêm được một ít gai nè ở hai mắc kế nữa, tâu đại vương!
- Thế là tướng tâm thứ ba, chưa trẩy sạch hẳn tất cả gai nè trên năm mắc, năm đốt ấy?
- Vâng, đến tướng tâm thứ tư, tâm của vị Thánh A-na-hàm mới trẩy sạch trọn vẹn, trơn tru cả năm mắc, năm đốt, tâu đại vương.
- Xin cho trẫm nghe tướng tâm thứ năm?
- Là tướng tâm của vị A-la-hán, bậc đã cắt đứt luôn năm sợi dây ràng buộc còn lại là sắc ái; vô sắc ái, ngã mạn, phóng tâm và vô minh, tâu đại vương. Ví như năm đốt cùng với gai nè còn lại trên cây tre, vị này đã trẩy sạch, cây tre đã dễ dàng lấy ra, không còn vướng mắc gì nữa. Đây gọi là bậc vô sanh, vô lậu, giải thoát, tâu đại vương! Còn tướng tâm thứ sáu là tâm của vị Độc Gíac Phật, là bậc tự tu, tự chứng, tự mình giác ngộ, giải thoát.
- Có gì khác nhau giữa tâm giải thoát, tuệ giải thoát của một vị A-la-hán và một vị Độc Giác Phật, thưa đại đức?
- Về giải thoát, vô lậu ấy thì giống nhau nhưng về sự sâu cạn của tâm, của tuệ thì khác nhau. Ví như, vị Độc Giác Phật có thể biết tâm của vị A-la-hán, còn vị A-la-hán không biết tâm của vị Độc Giác Phật.
- Vâng, còn về tâm thứ bảy, có lẽ đó là tâm của vị Phật Toàn Giác. Thưa, tâm và tuệ của ngài khác với vị Độc Giác Phật như thế nào?
- Ví như một người đàn ông dũng cảm có thể dễ dàng bơi qua sông lớn lúc nửa đêm, nhưng khi đối diện với biển cả, ông ta lại cảm thấy sợ hãi, thiếu tự tin. Một vị Độc Giác Phật so sánh với đấng Toàn Giác cũng y như thế. Đức Toàn Giác thường có đầy đủ bốn tuệ và mười tám pháp (Buddha dhamma) vô ngại, vô lượng, bất khả tư nghì. Chẳng ai so sánh được. Đó là thấy mọi việc quá khứ, hiện tại, vị lai, khả năng tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ, trực giác, thiền định, ý chí, nghị lực, giải thoát, thắng tuệ, tự do, thanh tịnh, định tĩnh, chú ý, tĩnh thức, quan tâm đến người khác. Nhờ có đầy đủ 18 pháp ấy nên Đức Thế Tôn rất dễ dàng thấy biết tâm của chúng sanh, dễ dàng thấy biết mọi việc để hóa độ chúng sanh, tâu đại vương!
- Sự dễ dàng ấy như thế nào, thưa đại đức?
- Ví như một tay xạ thủ thiện xảo, có mũi tên tốt, cái cung tốt, nhắm bắn vào một tấm vải được căng sẵn. Đại vương nghĩ thế nào, mũi tên kia sẽ được xuyên suốt qua tấm vải có dễ dàng không?
- Thưa, rất dễ dàng.
- Đức Toàn Giác dễ dàng và mau chóng quán xét sự việc gì cần biết như ý muốn, còn nhanh hơn người đàn ông cầm một vật gì từ bàn tay phải đặt sang tay trái, dễ dàng hơn viên lực sĩ co duỗi cánh tay, tâu đại vương.
- Thưa đại đức, trẫm vẫn còn nghi ngờ Đức Thế Tôn không phải là bậc Toàn Giác. Vì sao vậy? Vì còn quán tâm, còn hướng tâm thì rõ ràng còn tìm kiếm. Còn tìm kiếm thì nhất định còn điều chưa thấy, chưa biết - thì sao được gọi là "biết hoàn toàn" được ?
- Đại vương! Ví như có nhà phú hộ giàu có muôn kho, đầy ắp tài sản, của cải, ngũ cốc, mật ong, đường, sữa v.v... Nếu như có người muốn xin một nắm gạo để nấu cháo, thì cháo ấy có sẵn ngay hay không?
- Cháo ấy không thể có sẵn để ăn ngay. Phải vào lấy gạo trong kho, bỏ vào nồi nước và đun nấu một thời gian nào đó, thưa đại đức.
- Trí giác của Đức Thế Tôn cũng giàu có, thịnh mãn như vị phú hộ kia; muốn sử dụng thứ gì, thuộc "cái biết" nào thì phải vào kho mà lấy ra, cũng y như thế! Tuy nhiên, ví dụ cái kho của ông phú hộ là hữu hạn, là giới hạn; ví dụ vào kho để lấy gạo rồi nấu cháo để ăn là phải tốn một thời gian. Cái kho hiểu biết của Đức Thế Tôn là vô hạn định, vô hạn lượng; và muốn biết việc gì, điều gì ngài chỉ cần hướng tâm đến là biết ngay tức khắc với thời gian còn nhanh hơn cái chớp mắt, với thời gian chỉ có một niệm, tâu đại vương!
- Thưa, cái niệm ấy như thế nào?
- Ví như đức vua Chuyển luân Thánh vương vừa nghĩ đến xe báu thì tức khắc xe báu hiện ra. Một niệm là một móng tâm, một khởi tâm, một hướng tâm, một ý nghĩ, tâu đại vương!
- Bây giờ thì trẫm không còn lý do gì để nghi nan nữa. Đức Thế Tôn đích thực là đấng Toàn Giác vậy.


khong thay

V. TIENG ANH



2. The Omniscience of the Buddha

“Nàgasena, was the Buddha omniscient?”
“Yes, O king, but the insight of knowledge was not
always with him. It depended on reflection.”
“Then, Nàgasena, the Buddha could not have been
omniscient if his knowledge was reached through reflection.”

“I will explain further. There are seven classes of mental
ability. Firstly, there are ordinary people (puthujjana)
who are full of desire, hatred and delusion; untrained in
their action, speech and thought; their thinking acts slowly
and with difficulty.

“Secondly, there are stream-winners who have
attained to right view and rightly grasped the Master’s
teaching. Their thinking powers are quick and function
easily as far as the first three fetters are concerned but
beyond that they function slowly and with difficulty.

“Thirdly, there are once-returners in whom desire
and hatred are reduced. Their thinking powers work
quickly and easily as far as the five lower fetters are
concerned but slowly and with difficulty beyond that.

“Fourthly, there are non-returners in whom desire
and hatred are eliminated. Their thinking powers work
quickly and easily as far as the ten fetters but slowly and
with difficulty beyond that.

“Fifthly, there are the arahants in whom the floods of
sensual desire, desire for rebirth, personality-belief and
ignorance have ceased, who have lived the holy life and
reached their final goal. Their thinking powers work
quickly as far as the range of a disciple is concerned but
slowly and with difficulty beyond that.64

“Sixthly, there are Solitary Buddhas who are dependent
on themselves alone, needing no teacher. Their thinking
powers work quickly as far as their own range is concerned
but as regards that which is exclusively the range of the
Perfectly Enlightened Ones their thinking works slowly
and with difficulty. Like a man who would readily cross a
small river that was on his own property but would hesitate
to cross the great ocean.

“Lastly, there are Perfectly Enlightened Buddhas who
have all knowledge, are endowed with the ten powers, the
four modes of fearlessness, and the eighteen characteristics
of a Buddha. Their thinking powers are quickly exercised
without sluggishness in any area of knowledge. As a sharp
bolt on a powerful crossbow would easily pass through a
thin cloth, just so their knowledge is unimpeded and easily
outclasses the other six. It is because their minds are so clear
and agile that the Buddhas can display the Twin Miracle.65
From that we may only guess how clear and active their
powers are. For all these wonders there is no reason other
than reflection that can be asserted.”

“Nevertheless, Nàgasena, reflection is carried out for
the purpose of seeking out what was not already clear
before the reflection began.”

“A rich man would not be called poor just because
there was no food prepared when a traveller arrived at his
house unexpectedly; nor would a tree be called barren
when it was fully laden just because no fruit had yet fallen
on the ground. So too the Buddha is indeed omniscient
although his knowledge is gained through reflection.”

--
59. DhA. iii. 178, Commentary on Dhp. v 176. She was persuaded by the Buddha’s
opponents to accuse him of being her lover.
60. DhA. iii. 44 f, Commentary on Dhp. v 128. He was the father of Yasodharà and
Devadatta and while drunk stood in the road obstructing the Buddha.
61. DhA. i. 147 f, Commentary on Dhp. v 17. He attempted to kill the Buddha.
62. Vism. 380. He was the yakkha who struck Sàriputta on the head.
63. DhA. ii. 49, Commentary on Dhp. 69. He was a youth who raped the beautiful nun
Upalavaõõa, who was an arahant.
64. There is no lack in their wisdom, but as regards knowledge of former lives or
knowledge of the spiritual faculties of beings there is.
65. A feat of supernormal power where fountains of fire and water issue simultaneously
from each pore of his body


VI. Thao luan

Thao luan1: Nhung dieu cam nhan cua Ban ve Duc Phat va tri tue cua Phat?
Thao luan 2: Chu truong cua Phat co nhung dieu gi dac biet, so voi nhung suy nghi trong the gian? Nhung dieu gi kha thi? Dieu gi kho kha thi?
Thao luan 3: Duyen cua Ban voi Duc Phat va Phat phap?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét