Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Mil. 4.1.16. Abgeschiedenheit - 4.1.9. Uttarikaraṇīyapañho





MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel - 1. Iddhibalavaggo

Mil. 4.1.16. Abgeschiedenheit - 4.1.9. Uttarikaraṇīyapañho



00. TU VUNG:





I SU* INDACANDA DICH:


CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI


I. PHẨM NĂNG LỰC CỦA THẦN THÔNG

9. CÂU HỎI VỀ TÍNH CHẤT KHÔNG VIỆC GÌ CẦN PHẢI LÀM THÊM NỮA

1. “Thưa ngài Nāgasena, ngài đã nói rằng: ‘Bất cứ việc gì cần phải làm đối với đức Như Lai, tất cả các việc ấy đã được hoàn tất ở ngay tại gốc cây Bồ Đề. Đối với đức Như Lai, không có việc gì cần phải làm thêm nữa, hoặc sự tích lũy thêm đối với việc đã làm.’ Và ba tháng thiền tịnh này được ghi nhận. Thưa ngài Nāgasena, nếu bất cứ việc gì cần phải làm đối với đức Như Lai, tất cả các việc ấy đã được hoàn tất ở ngay tại gốc cây Bồ Đề. Đối với đức Như Lai, không có việc gì cần phải làm thêm nữa, hoặc sự tích lũy thêm đối với việc đã làm, như thế thì lời nói ‘ba tháng thiền tịnh’ là sai trái. Nếu có ba tháng thiền tịnh, như thế thì lời nói ‘bất cứ việc gì cần phải làm đối với đức Như Lai, tất cả các việc ấy đã được hoàn tất ở ngay tại gốc cây Bồ Đề’ cũng là sai trái. Không có thiền tịnh đối với người có việc cần phải làm đã được làm xong, thiền tịnh là chỉ riêng đối với người có việc cần phải làm. Giống như chỉ riêng đối với người bị bệnh thì có việc cần phải làm với thuốc men, còn đối với người không bị bệnh thì có việc gì với thuốc men? Chỉ riêng đối với người đói thì có việc cần phải làm với thức ăn, còn đối với người không đói thì có việc gì với thức ăn? Thưa ngài Nāgasena, tương tợ y như thế không có thiền tịnh đối với người có việc cần phải làm đã được làm xong, thiền tịnh là chỉ riêng đối với người có việc cần phải làm. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh. Nó được dành cho ngài, nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, bất cứ việc gì cần phải làm đối với đức Như Lai, tất cả các việc ấy đã được hoàn tất ở ngay tại gốc cây Bồ Đề. Đối với đức Như Lai, không có việc gì cần phải làm thêm nữa, hoặc sự tích lũy thêm đối với việc đã làm, và đức Như Lai có thiền tịnh ba tháng. Tâu đại vương, thiền tịnh quả là có nhiều công đức. Tất cả các đức Như Lai đều thiền tịnh rồi mới đạt đến bản thể Toàn Tri. Trong khi nhớ lại đức tính đã được thực hiện tốt đẹp ấy, các Ngài tiến hành thiền tịnh. Tâu đại vương, giống như người nam đã nhận được ân huệ, đã đạt được của cải nhờ vào sự thân cận đức vua. Trong khi nhớ lại đức tính đã được thực hiện tốt đẹp ấy, gã liên tục đi đến phục vụ đức vua. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tất cả các đức Như Lai đều thiền tịnh rồi mới đạt đến bản thể Toàn Tri. Trong khi nhớ lại đức tính đã được thực hiện tốt đẹp ấy, các Ngài tiến hành thiền tịnh.  
Tâu đại vương, hoặc là giống như người nam bị nhiễm bệnh, khổ sở, có bệnh trầm trọng, sau khi đến gặp người thầy thuốc thì thành tựu sự an vui. Trong khi nhớ lại đức tính đã được thực hiện tốt đẹp ấy, gã thường xuyên đi đến gặp người thầy thuốc. Tâu đại vương, tương tợ y như thế tất cả các đức Như Lai đều thiền tịnh rồi mới đạt đến bản thể Toàn Tri. Trong khi nhớ lại đức tính đã được thực hiện tốt đẹp ấy, các Ngài tiến hành thiền tịnh.
3. Tâu đại vương, hơn nữa đây là hai mươi tám đức tính của thiền tịnh. Trong khi thấy rõ những đức tính này, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh. Hai mươi tám đức tính gì? Tâu đại vương, ở đây thiền tịnh hộ trì bản thân người đang thiền tịnh, làm tăng trưởng tuổi thọ, ban cho sức mạnh, lấp lại tội lỗi, loại trừ điều tai tiếng, đem lại danh tiếng, xua đi sự không hứng thú, cung cấp sự hứng thú, loại trừ sự sợ hãi, làm sanh lên sự tự tin, loại trừ sự lười biếng, tạo ra sự tinh tấn, loại trừ sự tham đắm, loại trừ sự sân hận, loại trừ sự si mê, tiêu diệt sự ngã mạn, phá vỡ sự suy tư, làm cho tâm chuyên nhất, làm cho tâm được trong sáng, sanh ra sự tươi vui, tạo sự kính trọng, làm cho đạt được sự lợi ích, tạo sự cung kính, khiến cho thành tựu hỷ, tạo sự hân hoan, làm cho thấy được bản thể của các sự tạo tác, diệt trừ sự nối liền với việc tái sanh, ban cho toàn bộ Sa-môn hạnh. Tâu đại vương, đây là hai mươi tám đức tính của thiền tịnh. Trong khi thấy rõ những đức tính này, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh.
Tâu đại vương, hơn nữa với ý muốn tận hưởng sự an tịnh, an lạc, sự hứng thú trong việc chứng đạt, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh với ý định dứt khoát. Tâu đại vương, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì bốn lý do. Vì bốn lý do gì? Tâu đại vương, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì tính chất an lạc của việc cư trú, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh nhằm sự gia tăng đức hạnh của việc không phạm lỗi lầm, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì đường lối trọn vẹn của bậc Thánh, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì đã được tán dương, khen ngợi, ca tụng của tất cả chư Phật. Tâu đại vương, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì bốn lý do này. Tâu đại vương, như thế các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh không phải vì có việc gì cần phải làm, không phải vì sự tích lũy thêm đối với việc đã làm. Quả vậy, các đức Như Lai tiến hành thiền tịnh vì thấy được tính chất đặc biệt về đức tính (của thiền tịnh).”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về tính chất không việc gì cần phải làm thêm nữa là thứ chín.

II. PALI


III. TIENG DUC

Mil. 4.1.16. Abgeschiedenheit - 4.1.9. Uttarikaraṇīyapañho


"Ihr behauptet da, ehrwürdiger Nāgasena, daß, was der Vollendete zu erreichen hatte, er dies alles bereits am Fuße des Bodhibaumes völlig erreicht hat, und daß er weder etwas weiteres zu erreichen, noch das Erreichte zu vervollständigen hatte. Andererseits aber wieder heißt es, daß der Vollendete drei Monate lang in der Abgeschiedenheit verweilte (an vielen Stellen des Kanons wird berichtet, daß der Erhabene von Zeit zu Zeit kürzer oder länger, bis auf drei Monate, in der Abgeschiedenheit verweilte). Wenn das erstere wahr ist, so ist die Behauptung, daß er drei Monate lang in der Abgeschiedenheit verweilte, falsch. Ist aber diese Behauptung richtig, dann muß die erstere Behauptung falsch sein. Denn einer, der seine Aufgabe erfüllt hat, braucht sich nicht mehr in die Abgeschiedenheit zurückziehen, sondern nur einer, der noch zu kämpfen hat. Es braucht doch nur ein Kranker Arznei, nicht aber etwa ein Gesunder; und nur der Hungrige braucht Essen, nicht der Gesättigte. Dieses ist wiederum ein zweischneidiges Problem, das ich dir da stelle. So löse es denn!"
"Beide Aussagen, o König, sind richtig. Abgeschiedenheit aber, o König, hat mancherlei gute Eigenschaften. Alle Vollendeten haben in der Abgeschiedenheit die Allwissenheit errungen, und eingedenk der guten Eigenschaften der Abgeschiedenheit suchen sie dieselbe immer wieder auf. Sie gleichen darin einem Manne, der im Dienste des Königs zu hohem Rang und Reichtum gelangt ist, und der nun, eingedenk der guten Eigenschaften des Königs, immer wieder zu ihm geht und ihm aufwartet. Oder auch gleichwie ein siecher, elender, schwer kranker Mann einen Arzt aufsucht, Heilung erlangt und, eingedenk der guten Eigenschaften jenes Arztes, ihn auch nachher häufig besucht: so auch haben alle die Vollendeten in der Abgeschiedenheit die Allweisheit errungen, und eingedenk der guten Eigenschaften der Abgeschiedenheit suchen sie dieselbe immer wieder auf.
Achtundzwanzig gute Eigenschaften, o König, besitzt die Abgeschiedenheit. Und eingedenk dieser Eigenschaften, suchen die Vollendeten die Abgeschiedenheit auf. Welche aber sind diese? 
  • Abgeschiedenheit, o König, beschützt den darin Verweilenden, 
  • verlängert das Leben, 
  • gibt Kraft, 
  • hält das Verwerfliche ab, 
  • beseitigt den üblen Ruf und 
  • verschafft einem Ehre. 
  • Sie verscheucht die Unlust und 
  • weckt Eifer, 
  • nimmt die Furcht und 
  • weckt das Selbstvertrauen, 
  • vertreibt die Trägheit und 
  • weckt die Willenskraft, 
  • läßt Gier, Haß und Verblendung schwinden, 
  • macht den Dünkel zunichte, 
  • hemmt die vielen Gedanken und 
  • läßt den Geist sich sammeln, 
  • macht ihn geschmeidig, 
  • weckt die Heiterkeit, 
  • macht ihn gesetzt, schafft Gewinn, 
  • macht verehrungswürdig, 
  • erzeugt Begeisterung, 
  • verschafft Freude und 
  • läßt einen die wahre Natur aller Gebilde erkennen, 
  • führt zur Aufhebung der Wiedergeburt und 
  • gewährt einem die vollen Früchte des Asketentums. 
Diese achtundzwanzig guten Eigenschaften, o König, besitzt die Abgeschiedenheit. Und dieser Eigenschaften eingedenk suchen die Vollendeten die Abgeschiedenheit auf.
Auch wenn sie das stille, selige Glück der Vertiefungen zu genießen wünschen, pflegen sie die Abgeschiedenheit, mit einer darauf gerichteten Absicht. Auch noch aus folgenden vier Gründen suchen die Vollendeten die Abgeschiedenheit auf: weil sie ein Zustand des Wohlbefindens ist; wegen ihrer vielen untadelhaft-guten Eigenschaften; als ein Weg aller Heiligen; als von allen Buddhas gelobt, gepriesen und geschätzt. Auch aus diesen vier Gründen suchen sie die Abgeschiedenheit auf.
Somit, o König, suchen sie die Abgeschiedenheit nicht etwa deshalb auf, weil sie noch etwas zu erringen hätten oder das Errungene erweitern wollten, nein, weil sie die hervorragenden Eigenschaften der Abgeschiedenheit erkannt haben, nur deshalb suchen sie dieselbe immer wieder auf."
"Vortrefflich, ehrwürdiger Nāgasena. So ist es, und so nehme ich es an."


--


IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

98. Đức thế tôn đã thật sự hoàn tất mọi phận sự chưa?- Thưa đại đức! Sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, nghe nói Đức Thế Tôn còn nhập định ở đấy ba tháng [*] nữa phải chăng?
- Thưa vâng!
- Đã là bậc Chánh Đẳng Giác, nghĩa là ngài đã thành tựu trọn vẹn và viên mãn tất cả mọi công hạnh, thế thì ngài còn nhập định ba tháng để làm gì nữa? Ngài còn tu tập, còn tự huấn luyện mình như thế nghe có kỳ dị chăng, có mâu thuẫn chăng, thưa đại đức? Trẫm có nghe rằng, người không đau thì không cần thuốc, người không đói thì không cần ăn cơm? Ở đây chẳng lẽ nào đấng Toàn Tri Diệu Giác không đau, không đói mà vẫn dùng thuốc, dùng cơm? Đã hoàn tất mọi công hạnh, phận sự thế mà ngài vẫn tu tập, vẫn huấn luyện mình là nghĩa làm sao, trẫm không hiểu được?
- Câu hỏi của đại vương xác đáng lắm! Tuy nhiên, nếu đại vương hiểu được ân đức của thiền thì đại vương sẽ không đặt những câu hỏi như thế đâu!
- Nghĩa là ngài có nhập thiền ba tháng đấy chứ?
- Thưa, có!
- Và khi giác ngộ dưới cội bồ đề, Đức Phật đã thành tựu tất cả mọi công hạnh, đã hoàn tất cả mọi phận sự trên đời này?
- Thưa vâng!
- Vậy xin đại đức hãy lý giải cho trẫm nghe về sự mâu thuẫn ấy?
- Đại vương! Không phải chỉ Đức Phật Thích Ca, mà là tất cả vị Phật quá khứ, sau khi chứng ngộ đạo quả, các ngài đều nhập định ba tháng như thế. Và trong khi nhập thiền, các ngài không tu tập, hoặc huấn luyện gì đâu! Các ngài nghĩ tưởng đến ân đức vô cùng cao thượng của thiền nên các ngài trú thiền để thọ hưởng lạc về thiền, lạc về quả, tâu đại vương!
- Ý đại đức nói là chư Phật nhập thiền là do nghĩ tưởng đến ân đức cao cả của thiền?
- Vâng, đúng vậy!
- Xin đại đức giảng giải rộng cho nghe?
- Đại vương! Ví như đại vương có một viên quan mẫu mực, chăm chuyên mọi bổn phận một cách tuyệt hảo; thấy vậy đại vương ban thưởng cho nhiều vật phẩm, tiền bạc, lợi lộc sang cả. Vị quan ấy rất cảm kích ân đức của đại vương, nên thường lui tới thăm viếng, cung kính hầu hạ đại vương! Đại vương nghĩ thế nào, viên quan ấy hằng lui tới thăm viếng, cung kính, hầu hạ đại vương do tri ân đại vương; việc làm ấy của viên quan kia là xứng đáng, là phải lẽ chăng?
- Rất là phải đạo vậy!
- Cũng thế, tâu đại vương! Chư Phật quá khứ cũng như Đức Thích Ca vì nhận được ân huệ của thiền, ân đức cao cả của thiền nên các ngài trở về lại trú xứ ấy để tri ân thiền - như viên quan đến hầu thăm đại vương vậy thôi!
- Vâng, cũng có thể là như vậy, nhưng đại đức còn ví dụ nào rõ nghĩa hơn chăng?
- Có thể được, ví như có người mắc bệnh nan y, thường chịu nhiều cơn đau thống khổ, may nhờ có người thầy thuốc giỏi trị cho người kia lành bệnh. Cảm kích vị lương y đã cứu mạng sống mình, người kia thường hay trở lại nhà người thầy thuốc để thăm viếng và tri ân. Điều ấy là phải lẽ hay không phải lẽ, hở đại vương?
- Rất phải lẽ!
- Chư Phật quá khứ và Phật Thích Ca nhập thiền để thọ hưởng lạc về thiền, lạc về quả ... cũng là một cách tri ân giống như người bệnh đến nhà vị lương y kia vậy, tâu đại vương!
- Ân đức cao thượng của thiền như thế nào, ghê gớm như thế nào mà đến nổi chư Chánh Đẳng Giác phải tri ân, thưa đại đức?
- Nói tóm gọn là các ngài thọ hưởng lạc về thiền, thọ hưởng lạc về quả, nhưng nếu nói rộng ra thì thiền có cả thảy hai mươi tám ân đức!
- Xin ngài giảng giải cho thật đầy đủ.
- Vâng, đại vương hãy nghe đây. Thiền có cả thảy hai mươi tám ân đức sau đây:
Một là, bảo vệ, giữ gìn thân thể được khang kiện.
Hai là, công năng tăng tuổi thọ.
Ba là, tăng sức mạnh.
Bốn là, đóng hẳn tội lỗi.
Năm là, không cho mất danh dự, danh vọng.

Sáu là, đem lại danh dự, danh vọng.
Bảy là, làm cho tiêu mất sự "không hoan hỷ".
Tám là, làm cho phát sanh sự hoan hỷ.
Chín là, dứt hẳn sự sợ hãi.
Mười là, tăng lòng dũng cảm.

Mười một là, dứt trừ lười biếng.
Mười hai, phát sanh tinh tấn.
Mười ba, dứt trừ tham luyến.
Mười bốn, dứt trừ sân hận.
Mười lăm, dứt trừ si mê.
Mười sáu, dứt trừ ngã chấp.
Mười bảy, dứt trừ suy nghĩ.
Mười tám, làm cho tâm nhứt hành (định).
Mười chín, làm cho tâm ưa thích nơi thanh vắng.

Hai mươi, làm cho phát sanh sự tươi vui.
Hai mươi mốt, phát sanh phỉ lạc.
Hai mươi hai, làm tăng thêm sự tôn kính.
Hai mươi ba, làm cho phát sanh lợi lộc (lợi lộc phát sanh quả).
Hai mươi bốn, làm cho vừa lòng.
Hai mươi lăm, giữ gìn đức nhẫn nhục.

Hai mươi sáu, dứt hẳn lậu hoặc hữu vi.
Hai mươi bảy, không cho tạo nhân tái sanh trong tam giới.
Hai mươi tám, được kết quả của sa môn.

Hai mươi tám ân đức của thiền đầy đủ là như thế đó, tâu đại vương!
Đức vua Mi-lan-đà tán thán:
- Thật là to lớn và quảng đại vậy thay! Nhưng trẫm còn một hoài nghi: Tại sao không nghe nói tới ân đức vô lậu, vô vi mà ở đấy dường như chỉ là hữu lậu, hữu vi, thưa đại đức?
- Đã gọi là thọ hưởng lạc về thiền, lạc về quả thì đều là hữu vi, tâu đại vương!
- Thế thì chư Phật không nhập thiền để thọ hưởng hạnh phúc giải thoát sao?
- Có chứ, nhưng nếu đã giải thoát thì không còn dính cả hai mươi tám ân đức hữu vi ở trên, tâu đại vương!
- Ồ, thật là thâm diệu dường bao!
- Tuy nhiên, tâu đại vương! Các chư Phật xuất hiện ở đời là vì sự lợi lạc cho chư thiên và loài người - nên các ngài thường nhập thiền, thường lui tới cõi thiền còn vì bốn nguyên nhân khác nữa. Bốn nguyên nhân này là nhằm để nêu gương tốt, nhằm giáo hóa chúng sanh, tâu đại vương!
- Xin đại đức bi mẫn cho nghe bốn nguyên nhân ấy?
- Thứ nhất, các ngài thường thân cận với thiền, vui thích với thiền vì thiền đem đến sự an lạc. Thứ hai, thiền thường tăng trưởng những đức tính tốt, cao quý, các tội lỗi không có cơ hội dấy sinh. Thứ ba, nếu có đắc một vài tầng thánh đạo rồi thì nhập thiền thường có công năng tiến hóa thêm trong các thánh đạo cao hơn. Bốn là, chư Phật hay ngợi khen những ai thường an trú trong thiền!
Tâu đại vương! Nếu đại vương lãnh hội hai mươi tám ân đức và bốn nguyên nhân của thiền như trên rồi - thì đại vương sẽ không còn nghĩ rằng Đức Phật là còn tu tập, còn rèn luyện, còn tự huấn luyện nữa. Chư Phật đã là bậc thầy trong tam giới, các ngài đã giác ngộ và giải thoát trọn vẹn rồi, công hạnh đã viên mãn rồi; các cấu uế phiền não đã tận diệt rồi thì mọi phận sự đã được buông bỏ xuống, mọi bổn phận với chính mình đã được giải quyết xong! Đại vương đã liễu thông điều ấy chưa?
- Thưa, liễu thông rồi! Nghĩa là vì còn thân tứ đại, còn ở trong hữu y dư nên chư Phật phải nuôi dưỡng thân tâm này trong thiền lạc, thiền quả vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người, phải vậy không đại đức?
- Thật là chính xác, cảm ơn đại vương!
- Không dám, cảm ơn đại đức!

[*] Ghi chú của Dịch giả: Thật ra, không phải ba tháng mà chỉ có 7 tuần:
- Tuần 1: Đức Phật thọ hưởng hạnh phúc giải thoát, ngày cuối tuần Ngài suy niệm về thập nhị nhân duyên, chiều xuôi và chiều ngược.
- Tuần 2: Đức Thế Tôn đứng nhìn cây bồ đề suốt một tuần lễ không chớp mắt: Ngài tri ân cây bồ đề!
- Tuần 3: Ngài dùng thần thông tạo một con đường bằng ngọc giữa hư không rồi đi kinh hành suốt cả tuần trên ấy.
- Tuần 4: Ngài suy niệm về tạng Vi điệu pháp.
- Tuần 5: Ngài thọ hưởng hạnh phúc giải thoát. Cuối tuần, gặp một người Bà-la-môn ngã mạn và Ngài đã thuyết giáo đến cho người Bà-la-môn ấy. Theo chú giải Túc sanh truyện, trong tuần này, ba người con gái của Ma vương là Tanhà, Aratìvà, Ragà dùng nhan sắc quyến rũ Phật, nhưng thất bại.
- Tuần 6: Chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát. Có trận mưa rất lớn và Mãng xà vương quấn xung quanh Đức Phật 7 vòng để che mưa cho Ngài.
- Tuần 7: Chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát.





V. TIENG ANH/SU PESALA DICH


8. Purity of the Buddha


“If the Tathàgata destroyed all unwholesomeness in himself
when he gained omniscience why did he get hurt by a
splinter of rock that was thrown by Devadatta? If he did
get hurt then he cannot have been free from all evil, for
there is no feeling without kamma. All feeling has its root
in kamma and it is only on account of kamma that feeling
arises.”
“No, great king, not all feeling has its root in kamma.
There are eight causes of the arising of feelings. Excess of
wind, of bile and of phlegm, the mixture of the three bodily
fluids, variations in temperature, stress of circumstances,
external agency and kamma. Whoever says, ‘It is only kamma
that oppresses beings’, thereby excludes the other seven
reasons and that statement of theirs is wrong.
“When one’s wind is disturbed it happens in one of
ten ways; by cold, by heat, by hunger, by thirst, by overeating,
by standing too long, by over exertion, by running,
by medical treatment, or as a result of kamma. When the bile
is disturbed it is in one of three ways; by cold, by heat or by
unsuitable food. When the phlegm is disturbed it is in one
of three ways; by cold, by heat or by eating and drinking.
When these three disturbed fluids are mixed it brings about
its own distinctive pain. Then there are pains arising from
variations in temperature, stress of circumstances and by
external agencies. There is also that pain which has kamma
as its cause. So the pain that is due to kamma is much less
than that due to other causes. The ignorant go too far when
they say that everything that is experienced is produced as
the fruit of kamma. Without a Buddha’s insight no one can
ascertain the extent of the action of kamma.
When the Blessed One’s foot was grazed by the splinter
of rock the pain was produced only by external agency.
Although the Blessed One never suffered pain that was the
result of his own kamma, or brought about by the stress of
circumstances, he suffered pain from each of the other six
causes.84

It was said, O king, by the Blessed One, ‘There are certain
pains, Sãvaka, which arise from bilious humours and
you ought to know what they are for, it is a matter of com-
mon knowledge. Those ascetics and Brahmans who are of
the opinion and proclaim the view that all feelings that men
experience are due to a previous act, go beyond certainty
and knowledge and therein I say that they are wrong’.”85

--
83. Sãla, samàdhi, pa¤¤à (Virtue, concentration and wisdom).
84. This is a controversial point. There are several references to the Buddha experiencing
the result of previous kamma collected at Ap. i. 299ff.
85. S. iv. 230f, Moliya Sãvaka Sutta.


VI. Thao luan

Câu 1: co fai than thong co kha nang thay doi dieu nay dieu no o cuoc doi nay? Nhu binh hoan, ngu dot, neu co than luc, nhu ban on, ban phuoc?
Cau 2: Xin moi giai thich thac mac nay cua Vua Milinda: "Nghi ngờ rằng Đức Thế Tôn thiêu hủy tất cả ác pháp để thành Phật quả là không đúng chăng? Nghi ngờ rằng Đức Chánh Đẳng Giác mà còn thọ khổ bệnh là không đúng chăng? "
Cau 3: - Làm thế nào để phân biệt được sự thọ khổ nào là phát sanh bởi nghiệp và sự thọ khổ nào là không phát sanh bởi nghiệp, thưa đại đức?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét