Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

CÂU HỎI VỀ VIỆC KHÔNG THỌ NHẬN CÚNG DƯỜNG/ Katādhikārasaphalapañho/ MILINDA VAN DAO





MILINDAPAÑHAPĀLI

MILINDA VẤNĐẠO


Mil. 4.1.8. Die Verehrung des Buddha - 4.1.1. Katādhikārasaphalapañho

Su ton kinh den duc Phat



00. TU VUNG:


Katādhikāra: (kata + adhikāra), (adj.) one who has formed a resolution or an aspiration.

saphala: a. có sự ban thưởng của nó, có trái, có cây sanh quả.【形】 有結果的,有果實的。/(adj.) having its reward; bearing fruit.


I SU* INDACANDA DICH:




CÁC CÂU HỎI ĐỐI CHỌI


I. PHẨM NĂNG LỰC CỦA THẦN THÔNG

1. CÂU HỎI VỀ VIỆC KHÔNG THỌ NHẬN CÚNG DƯỜNG


1. 


Khi ấy, đức vua Milinda, với sự đã được cho phép, đã cúi xuống ở hai bàn chân của vị thầy, rồi đã chắp tay lên ở đầu, và nói điều này: “Thưa ngài Nāgasena, các giáo chủ tà giáo này nói như vầy: ‘Nếu đức Phật ưng thuận sự cúng dường thì đức Phật chưa đạt Niết Bàn, còn bị gắn bó với đời, còn ở trong đời, còn chung chạ với đời. Vì thế hành động hướng thượng được làm đến Ngài là vô ích, không có quả báu. Nếu đã đạt Niết Bàn thì Ngài không còn gắn bó với đời, đã tách rời khỏi tất cả các hữu, sự cúng dường đến Ngài không phát sanh nữa. Người đã đạt Niết Bàn không ưng thuận điều gì. Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu.’ Câu hỏi này có cả hai khía cạnh. Lãnh vực này không dành cho những kẻ có tâm trí chưa đạt, lãnh vực này chỉ dành cho những bậc vĩ đại. Xin ngài hãy phá vỡ mạng lưới tà kiến này. Xin ngài hãy xác định về điều chắc thật. Câu hỏi này được dành cho ngài. Xin ngài hãy ban cho sự nhận thức đến những người con của đấng Chiến Thắng trong ngày vị lai để phản bác lại các học thuyết khác.”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã đạt Niết Bàn, và đức Thế Tôn không ưng thuận sự cúng dường. Ngay tại cội cây Bồ Đề, sự ưng thuận của đức Như Lai đã được dứt bỏ, vậy thì còn điều gì nữa đối với vị đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót? Tâu đại vương, điều này cũng đã được vị trưởng lão Tướng Quân Chánh Pháp Sāriputtena nói đến:
Các bậc tương tương với đấng Vô Song, trong khi được cúng dường bởi chư Thiên và nhân loại, các vị ấy không ưng thuận sự tôn vinh; điều ấy là lẽ tự nhiên của chư Phật.”

2.
 Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, con nói lời ca ngợi cha, cha nói lời khen ngợi con, điều này không phải là lý do để phản bác lại các học thuyết khác. Điều này gọi là lời tuyên bố về niềm tin. Vậy xin ngài hãy nói rõ ràng cho trẫm lý do về trường hợp ấy nhằm thiết lập học thuyết của mình và nhằm việc tháo tung mạng lưới tà kiến.”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã đạt Niết Bàn, và đức Thế Tôn không ưng thuận sự cúng dường. Chư Thiên và nhân loại, trong khi thực hiện nền đất cho báu vật xá-lợi của đức Như Lai dẫu cho Ngài không ưng thuận và trong khi đeo đuổi pháp hành đúng đắn với đề mục là báu vật trí tuệ của đức Như Lai, vẫn đạt được ba sự thành tựu.[1] Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn bốc cháy rồi tắt ngấm, tâu đại vương phải chăng khối lửa ấy cũng ưng thuận việc bám víu vào cỏ và củi?”
 “Thưa ngài, ngay cả trong khi đang cháy, khối lửa lớn ấy cũng không ưng thuận việc bám víu vào cỏ và củi, vậy thì việc gì lại ưng thuận khi đã tắt ngấm, được yên lặng, không còn tâm thức?”
“Tâu đại vương, phải chăng khi khối lửa lớn ấy đã ngừng nghỉ, được yên lặng, thì không còn ngọn lửa ở thế gian?”
“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, củi là nền tảng, là sự bám víu của ngọn lửa. Thưa ngài, bất cứ những người nào có ước muốn về lửa, những người ấy xoay tròn nhánh củi bằng thể lực, sức mạnh, và sự nỗ lực của bản thân, do việc làm của mỗi cá nhân thì làm phát sanh ngọn lửa, rồi với ngọn lửa ấy làm các công việc được làm bởi ngọn lửa.”
“Tâu đại vương, chính vì điều ấy lời nói của các giáo chủ tà giáo: ‘Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu’ là sai trái. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn đã bốc cháy, tương tợ y như thế đức Thế Tôn đã bốc cháy với vẻ rực rỡ của vị Phật trong mười ngàn thế giới. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn bốc cháy rồi tắt ngấm, tương tợ y như thế đức Thế Tôn sau khi bốc cháy với vẻ rực rỡ của vị Phật trong mười ngàn thế giới rồi đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn đã tắt ngấm thì không còn ưng thuận việc bám víu vào cỏ và củi, tương tợ y như thế sự ưng thuận của đấng Phúc Lợi Thế Gian là đã được dứt bỏ, được yên lặng. Tâu đại vương, giống như khi khối lửa đã tắt ngấm, không còn bám víu, những người xoay tròn nhánh củi bằng thể lực, sức mạnh, và sự nỗ lực của bản thân, do việc làm của mỗi cá nhân thì làm phát sanh ngọn lửa, rồi với ngọn lửa ấy làm các công việc được làm bởi ngọn lửa, tương tợ y như thế chư Thiên và nhân loại sau khi thực hiện nền đất cho báu vật xá-lợi của đức Như Lai dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, và trong khi đeo đuổi pháp hành đúng đắn với đề mục là báu vật trí tuệ của đức Như Lai, vẫn đạt được ba sự thành tựu. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.”

3.
 “Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn thổi qua rồi ngừng nghỉ, tâu đại vương phải chăng cơn gió đã ngừng nghỉ ấy cũng ưng thuận việc sanh lên lần nữa?”
“Thưa ngài, cơn gió đã ngừng nghỉ hẵn không có tư tưởng hoặc tác ý cho việc sanh lên lần nữa. Vì lý do gì? Bản chất của gió ấy là không có suy tư.”
“Tâu đại vương, phải chăng có việc nhận biết về ‘cơn gió’ khi cơn gió ấy đã ngừng nghỉ?”
“Thưa ngài, không có. Cành lá thốt nốt và cây quạt là điều kiện để tạo ra cơn gió. Những người nào bị bực bội bởi sức nóng, bị hành hạ bởi sự đốt nóng, những người ấy bằng thể lực, sức mạnh, và sự nỗ lực của bản thân, do việc làm của mỗi cá nhân thì làm phát sanh lên cơn gió với cành lá thốt nốt hoặc với cây quạt rồi làm dập tắt sự nóng nực, làm dịu đi sự đốt nóng.”  
“Tâu đại vương, chính vì điều ấy lời nói của các giáo chủ tà giáo: ‘Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu’ là sai trái. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn đã thổi qua, tương tợ y như thế đức Thế Tôn đã thổi đến cơn gió mát mẻ, ngọt ngào, êm dịu, và từ ái ở mười ngàn thế giới. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn thổi qua rồi ngừng nghỉ, tương tợ y như thế đức Thế Tôn sau khi thổi đến cơn gió mát mẻ, ngọt ngào, êm dịu, và từ ái rồi đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn đã ngừng nghỉ thì không còn ưng thuận việc sanh lên lần nữa, tương tợ y như thế sự ưng thuận của đấng Phúc Lợi Thế Gian là đã được dứt bỏ, được yên lặng. Tâu đại vương, giống như những người ấy bị bực bội bởi sức nóng, bị hành hạ bởi sự đốt nóng, tương tợ y như thế chư Thiên và nhân loại bị hành hạ bởi sức nóng bởi sự đốt nóng của ngọn lửa gồm ba loại (tham sân si). Giống như cành lá thốt nốt và cây quạt là điều kiện để tạo ra cơn gió, tương tợ y như thế xá-lợi và báu vật trí tuệ của đức Như Lai là điều kiện cho việc đạt được ba sự thành tựu. Giống như những người bị bực bội bởi sức nóng, bị hành hạ bởi sự đốt nóng thì làm phát sanh lên cơn gió với cành lá thốt nốt hoặc với cây quạt rồi làm tắt ngấm sự nóng nực, làm dịu đi sự đốt nóng, tương tợ y như thế chư Thiên và nhân loại sau khi cúng dường xá-lợi và báu vật trí tuệ của đức Như Lai dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, sau khi làm phát sanh pháp thiện, với pháp thiện ấy làm tắt ngấm, làm dịu sự nóng nực và sự đốt nóng của ngọn lửa gồm ba loại. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.  
4.
 Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa để phản bác lại các học thuyết khác. Tâu đại vương, giống như người đàn ông sau khi vỗ vào cái trống thì tạo ra âm thanh; âm thanh nào của cái trống đã được tạo ra bởi người đàn ông thì âm thanh ấy sẽ biến mất. Tâu đại vương, phải chăng âm thanh ấy cũng ưng thuận việc tạo ra lần nữa?”
“Thưa ngài, không đúng. Âm thanh ấy đã biến mất, nó không có tư tưởng hoặc tác ý cho việc sanh lên lần nữa. Khi âm thanh của cái trống đã được tạo ra một lần rồi biến mất, âm thanh của cái trống ấy được chấm dứt. Thưa ngài, tuy nhiên cái trống là điều kiện cho việc tạo ra âm thanh. Và người đàn ông khi có điều kiện vỗ vào cái trống bằng sự nỗ lực của chính mình thì tạo ra âm thanh.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn, sau khi xác lập báu vật xá-lợi, cùng với Pháp, Luật, và lời giáo huấn đã được phát triển toàn vẹn nhờ vào Giới-Định-Tuệ-Giải Thoát-Trí Tuệ và Nhận Thức về sự Giải Thoát chính là bậc Đạo Sư, rồi đã tự mình Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Và không phải khi đức Thế Tôn đã Viên Tịch Niết Bàn thì việc đạt được các sự thành tựu là bị gián đoạn. Các chúng sanh bị hành hạ bởi khổ đau ở sự hiện hữu, sau khi sử dụng báu vật xá-lợi, Pháp, Luật, và lời giáo huấn làm điều kiện, rồi có ước muốn về sự thành tựu thì đạt được các sự thành tựu. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn, không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.
Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã nhìn thấy, đã thuyết giảng, đã nói lên, đã phát biểu về điều ấy cho thời vị lai xa xôi rằng: ‘Này Ānanda, nếu các ngươi khởi ý như vầy: Có lời dạy của đấng Đạo Sư trong quá khứ, còn (hiện nay) chúng ta không có bậc Đạo Sư. Này Ānanda, điều này không nên được nhận thức như thế. Này Ānanda, Pháp và Luật nào đã được thuyết giảng, đã được quy định bởi Ta, Pháp và Luật ấy, sau khi Ta tịch diệt, là bậc Đạo Sư của các ngươi.’ Về lời nói ấy của các giáo chủ tà giáo ấy rằng: ‘Đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là vô ích, không có quả báu’ là sai trái, không là sự thật, lìa sự chân thật, không đúng, là mâu thuẫn, là sai lệch, tạo sự khổ đau, có kết quả khổ đau, dẫn đến địa ngục.”

5.
 “Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, phải chăng đại địa cầu này ưng thuận rằng: ‘Tất cả hạt giống hãy mọc lên ở nơi ta’?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy thì tại sao các hạt giống ấy, trong khi đại địa cầu không ưng thuận, lại mọc lên, tạo lập chùm rễ vững chãi, có thân cây, lõi cây, và cành cây tỏa rộng xung quanh, có mang hoa và quả?”
“Thưa ngài, mặc dầu không ưng thuận đại địa cầu vẫn là nền tảng và tạo điều kiện cho sự phát triển của các hột giống ấy. Các hột giống ấy nương vào nền tảng ấy, nhờ vào điều kiện ấy mọc lên, tạo lập chùm rễ vững chãi, có thân cây, lõi cây, và cành cây tỏa rộng xung quanh, có mang hoa và quả.”
“Tâu đại vương, chính vì điều ấy các giáo chủ tà giáo đã bị hư hoại, bị thất bại, bị mâu thuẫn ở lời nói của họ nếu họ nói rằng: ‘Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu.’ Tâu đại vương, đại địa cầu như thế nào, thì đức Như Lai, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri như thế ấy. Tâu đại vương, đại địa cầu không ưng thuận bất cứ điều gì như thế nào, thì đức Như Lai không ưng thuận bất cứ điều gì như thế ấy. Tâu đại vương, các hột giống ấy nương vào trái đất mọc lên, tạo lập chùm rễ vững chãi, có thân cây, lõi cây, và cành cây tỏa rộng xung quanh, có mang hoa và quả như thế nào, thì chư Thiên và nhân loại nương vào xá-lợi và báu vật trí tuệ của đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, rồi tạo lập nền tảng vững chãi về pháp thiện, có thân cây là định, lõi cây là Pháp, và cành cây là giới tỏa rộng xung quanh, có mang hoa là sự giải thoát và quả là bản thể Sa-môn như thế ấy. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.”

6.
 “Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, phải chăng các con lạc đà, các con bò, các con lừa, các con dê, các con thú, các con người này ưng thuận sự hiện hữu của các dòng họ giun sán ở trong bụng?”
 “Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy thì tại sao trong khi chúng không ưng thuận mà các con giun sán ấy lại hiện hữu và vô số con cháu lại đạt được sự phát triển ở trong bụng của chúng?”
“Thưa ngài, do năng lực của nghiệp ác mà các con con giun sán ấy hiện hữu và vô số con cháu đạt được sự phát triển ở trong bụng của các chúng sanh ấy mặc dầu chúng không ưng thuận.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế do năng lực của xá-lợi và báu vật trí tuệ, dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai là không vô ích, có quả báu.”

7.
 “Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, phải chăng các con người này ưng thuận rằng: ‘Chín mươi tám loại bệnh này hãy sanh lên ở thân thể’?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, vậy thì tại sao các loại bệnh ấy lại giáng xuống thân thể của những người không ưng thuận?”
“Thưa ngài, do ác hạnh đã làm ở thời quá khứ.”
“Tâu đại vương, nếu điều bất thiện đã làm ở thời quá khứ có thể được cảm thọ ở đây, tâu đại vương, chính vì điều ấy nghiệp thiện hoặc bất thiện đã làm ở thời quá khứ cũng như đã làm ở đây là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.”

Thao luan 7:

câu 2: Khi chúng ta tạo nghiệp lành có nên mong cầu phúc quả?
câu 3: Chuyện xưa kể rằng bà Sujàtà cúng dường Đức Phật trong ngày thành đạo chỉ vì nghĩ rằng Ngài là hiện thân của thọ thần linh hiển. Sau nầy Đức Phật dạy đó là một sự cúng dường mang lại nhiều phước báu. Câu hỏi là một người cúng dường Phật nhưng không biết Ngài là ai thì có phước chăng?

thảo luận 4. Khi tạo phước cúng dường thì yếu tố nào dưới đây nên được nghĩ tới trước nhất: đối tượng nhận cúng dường, trường hợp cúng dường, vật cúng dường, tâm cúng dường?

 Thảo luận 5. Nếu tạo thiện nghiệp chỉ vì lòng bi mẫn hay cảm được cái đẹp của thiện pháp mà làm (chứ không có hậu ý) thì phước báu có thù thắng chăng?


8.
 “Tâu đại vương, hơn nữa đại vương có được nghe trước đây rằng Dạ-xoa tên Nandaka sau khi công kích vị trưởng lão Sāriputta đã bị rơi vào trong trái đất?”
“Thưa ngài, đúng vậy, có được nghe. Điều ấy là rõ rệt ở thế gian.”
“Tâu đại vương, phải chăng trưởng lão Sāriputta đã ưng thuận việc nuốt vào của trái đất đối với Dạ-xoa Nandaka?”
“Thưa ngài, ngay cả khi thế gian có cả chư Thiên đang bị vỡ ra, ngay cả khi mặt trăng và mặt trời đang bị rơi xuống ở mặt đất, ngay cả khi núi chúa Sineru đang bị vỡ tung tóe, trưởng lão Sāriputta cũng không ưng thuận sự khổ đau của người khác. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Do nhân nào mà trưởng lão Sāriputta có thể nổi giận hoặc sân hận, nhân ấy đối với trưởng lão Sāriputta đã được nhổ bỏ, đã được trừ tuyệt. Thưa ngài, do tính chất đã được nhổ bỏ của nhân mà trưởng lão Sāriputta không thể nào giận dữ dầu có liên quan đến việc bị tước đoạt mạng sống.”  
“Tâu đại vương, nếu trưởng lão Sāriputta đã không ưng thuận việc nuốt vào của trái đất đối với Dạ-xoa Nandaka, vậy thì tại sao Dạ-xoa Nandaka lại rơi vào trong trái đất?”
“Thưa ngài, do năng lực của nghiệp bất thiện.”
“Tâu đại vương, nếu do năng lực của nghiệp bất thiện mà Dạ-xoa Nandaka rơi vào trong trái đất, thì sự xúc phạm đã làm đến người dầu là không ưng thuận cũng là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, chính vì điều ấy do năng lực của nghiệp thiện, ‘hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là không vô ích, có quả báu.’
Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.

Thao luan:


Câu 1: Nên hiểu thế nào câu nói trong kinh "Thánh nhân là lửa"?
Câu 2: Trong kinh có đề cập những người tạo trọng nghiệp chết với hiện tượng "đất sụp". Ngày nay có một số người bị lọt vào "hố điạ ngục", chúng ta có thể nói là tai nạn bình thường chăng?
Câu 3: Người tu tập có nên ban rãi từ tâm đến người xúc phạm mình chăng? vì điều đó khiến quả khổ của người kia nặng thêm.
Câu 4: Nhân quả vốn tự nhiên không cần phản ứng từ nguời lãnh thọ. Nhưng nếu đối tượng cột kết oan trái thì cũng vẫn có hệ quả?

9.
 Tâu đại vương, vào thời bấy giờ những người đã rơi vào trong trái đất là bao nhiêu? Đại vương có được nghe về trường hợp ấy không?”
“Thưa ngài, đúng vậy, có được nghe.”
“Tâu đại vương, vậy xin đại vương hãy cho nghe với.”
“Thưa ngài, là ‘thiếu nữ Ciñcā, Suppabuddha dòng Sakya, trưởng lão Devadatta, Dạ-xoa Nandaka, và thanh niên Nanda.’ Thưa ngài, điều này trẫm đã được nghe, năm người này đã rơi vào trong trái đất.”
“Tâu đại vương, những người ấy đã xúc phạm đến ai?”
“Thưa ngài, đến đức Thế Tôn và các vị Thinh Văn.”
“Tâu đại vương, phải chăng đức Thế Tôn hay các vị Thinh Văn đã ưng thuận việc hút vào của trái đất đối với những người này?”
“Thưa ngài, không đúng.”
“Tâu đại vương, chính vì điều ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu.”
“Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi thâm sâu đã khéo được giảng giải, đã được làm rõ, điều bí mật đã được phơi bày, nút thắt đã được mở ra, bụi rậm đã được làm không còn bụi rậm, lời tuyên thuyết của ngoại đạo đã bị hư hoại, quan điểm xấu đã bị đổ vỡ, các giáo chủ tà giáo đã không còn hào quang phát sanh, ngài đã tiến đến vị thế cao quý và ưu tú trong số các vị có đồ chúng.” 
Câu hỏi về việc không thọ nhận cúng dường là thứ nhất.


II. PALI

III. TIENG DUC

Milindapañha, Teil 4

1. Kapitel - 1. Iddhibalavaggo

Mil. 4.1.8. Die Verehrung des Buddha - 4.1.1. Katādhikārasaphalapañho


Nachdem nun dem König diese Erlaubnis zuteil geworden war, fiel er seinem Meister zu Füßen und sprach, indem er seine zusammengelegten Hände zur Stirn erhob:
"Die Andersgläubigen, ehrwürdiger Nāgasena, behaupten da folgendes: <Wenn der Buddha nach Verehrung verlangt - sagen sie - so ist er eben noch nicht völlig erloschen, noch an die Welt gefesselt und im Daseinsprozesse einbegriffen, noch in der Welt, der Welt verbunden. Darum ist die ihm dargebrachte Verehrung nichtig und ohne Ergebnis. Ist nun aber der Buddha völlig erloschen, nicht mehr an die Welt gefesselt, losgelöst von allem Dasein, so dringt die Verehrung gar nicht mehr zu ihm. Denn wer einmal völlig erloschen ist, kann eben nach nichts mehr verlangen, und die Verehrung, die man einem solchen darbringt, ist daher nichtig und ohne Ergebnis.> - 
Dies ist ein zweischneidiges Problem und eine Aufgabe nicht etwa für einen geistig Unvollkommenen, sondern nur für große Männer. So zerreiße denn dieses Netz der Meinungen und werfe es beiseite. Ich habe dir nun dieses Problem gestellt. Schaffe also Klarheit für die künftigen Söhne des Siegers, damit sie die Behauptungen der Gegner widerlegen können!"
Der Ordensältere sprach: "Völlig erloschen, o König, ist der Erhabene, und nicht nach Verehrung verlangt er. Selbst damals, am Fuße des Bodhibaumes, war das Begehren in dem Vollendeten aufgehoben, geschweige denn, als er bereits in dem von jedem Daseinsrest freien Element der Erlösung völlig erloschen war. Auch der Ordensältere Sāriputta, der Heerführer der Lehre, hat gesagt:

    Obgleich verehrt von Gott und Mensch,
    Verlangen nicht nach Ruhm und Ehre
    Die Unvergleichlichen der Welt,
    Denn so ist aller Buddhas Brauch."

Der König sprach: "Ein Sohn mag wohl seinen Vater loben und ebenso der Vater seinen Sohn. Doch ist dies keineswegs ein Grund, die Aussagen anderer zu tadeln. Denn dies ist bloß der Ausdruck ihres Vertrauens. Gib mir also, bitte, eine wirkliche Begründung der Sache, zum Zweck, die eigene Lehre zu festigen und das Netz der Meinungen zu entwirren!"
Der Ordensältere sprach: "Trotzdem der Erhabene, o König, völlig erloschen ist und keine Verehrung verlangt, errichten dennoch Götter und Menschen Schreine zur Aufbewahrung seiner kostbaren Körperreste. Denn dadurch, daß sie, in der Vorstellung seines kostbaren Wissens, sich in vollkommenem Wandel üben, mögen sie der drei Segnungen - das ist der Erlösung, himmlischer Wiedergeburt oder der Wiedergeburt als Mensch - teilhaftig werden.

[Wenn auch dieserart Buddhaverehrung, mit richtigem innerlichem Verständnis ausgeübt, bisweilen heilsam auf das Innere eines Menschen einzuwirken vermag, so lehrt uns die Erfahrung jedoch, daß ein solcher Kult in der Praxis nur gar zu oft zu einem rein äußerlichen Bilderdienst herabsinkt und damit zu einer Fessel ("Hang an äußeren Sittenregeln und Riten") und Hemmung des geistigen Fortschrittes wird. Darum sagt auch der Erhabene noch kurz vor seinem Tode mit Hinsicht auf die äußerlichen Ehrenbezeigungen (Mahāparinibbāna-Sutta): "Aber nicht eben, Ānanda, insofern wird der Vollendete wertgehalten oder hochgeschätzt, geachtet oder geehrt und gefeiert. Wer da, Ānanda, als Mönch oder als Nonne, als Anhänger oder als Anhängerin, der Lehre lehrgemäß nachfolgend ausharrt, auf dem geraden Weg vorschreitend der Lehre gemäß wandelt: der wertet und schätzt, achtet und ehrt den Vollendeten mit der höchsten Ehre." Und: "Nicht sollt ihr, Ānanda, beschäftigt sein mit des Vollendeten Leichenfeier: laßt euch nur, lieber Ānanda, am eigenen Heile gelegen sein. usw." (Dīgha-Nikāya, 16)]

Nimm an, o König, es käme da ein großes, gewaltiges loderndes Feuer zum Verlöschen. Würde da wohl, o König, jenes Feuer noch nach Gras und Holz als Brennstoff verlangen?"
"Nein, nicht einmal wenn es brennt, würde es danach verlangen, geschweige denn, wenn es, ein empfindungsloser Gegenstand, erloschen und ausgegangen ist."
"Wenn nun aber, o König, dieses große, gewaltige Feuer erloschen und ausgegangen ist, ist dann wohl die Welt ohne Feuer?"
"Nein, o Herr. Das Holz bildet ja das Material und die Nahrung des Feuers. Wenn also die Menschen Feuer wünschen, so reiben sie zwei Hölzer zusammen und bringen vermittelst der jedem Menschen eigenen Kraft, Energie und Anstrengung Feuer hervor. Und jenes Feuers bedienen sie sich bei den Verrichtungen, zu denen sie es immer benötigen."
"Somit wäre also, o König, die Behauptung der Andersgläubigen verkehrt, daß die einem nicht danach Verlangenden dargebrachte Verehrung nichtig und ohne Ergebnis sei. Denn wie, o König, dies große, gewaltige Feuer aufleuchtet, so eben leuchtet in dem zehntausendfachen Weltsystem der Erleuchtete auf mit seiner Buddhaherrlichkeit. Und wie, o König, dies große, gewaltige Feuer, nachdem es aufgeleuchtet hat, wieder erlischt, so auch ist der Erhabene, nachdem er in dem zehntausendfachen Weltsystem mit seiner Buddhaherrlichkeit aufgeleuchtet hat, in dem von jedem Daseinsrest freien Element der Erlösung völlig erloschen. Und wie, o König, das erloschene Feuer nicht nach Stroh und Holz als Brennstoff verlangt, so auch ist in dem Wohltäter der Welt das Verlangen überwunden und gestillt. Gleichwie nun aber die Menschen, o König, wenn das Feuer erloschen und ohne Brennstoff ist, Hölzer Zusammenreiben und vermittelst der jedem Menschen eigenen Kraft, Energie und Anstrengung Feuer hervorbringen und sich jenes Feuers nach Bedürfnis bedienen: so auch mögen die Götter und Menschen, die einen Schrein zur Aufbewahrung der kostbaren Körperreste des völlig Erloschenen und von Verlangen freien Vollendeten errichten - eben dadurch, daß sie, in der Vorstellung des kostbaren Wissens, sich in vollkommenem Wandel üben - der drei Segnungen teilhaftig werden. Aus diesem Grund, o König, ist die dem Vollendeten dargebrachte Verehrung, trotzdem er völlig erloschen ist und nicht nach Verehrung verlangt, dennoch keineswegs fruchtlos und ohne Wert.
Aber auch noch einen weiteren Grund sollst du hierfür hören, o König. Wenn da, o König, ein mächtiger Wind wehen und plötzlich Windstille eintreten sollte, würde da wohl jener Wind, nachdem er sich einmal gelegt hat, noch danach verlangen, wieder von neuem zu entstehen?"
"Nein, o Herr. Für den Wind, der sich einmal gelegt hat, gibt es keine derartigen Gedanken und Erwägungen, denn das Windelement hat keinen Willen."
"Und wird wohl jener Wind, nachdem er einmal verschwunden ist, überhaupt noch als Wind wahrgenommen?"
"Das nicht, o Herr. Wohl aber läßt sich vermittelst eines Fächers von neuem Wind erzeugen. Wer also von Hitze bedrückt und gequält ist, kann vermittelst eines Fächers und der jedem Menschen eigenen Kraft, Energie und Anstrengung Wind erzeugen und damit seine Hitze abkühlen, seine Glut stillen."
"Demnach ist also auch, o König, die Behauptung der Andersgläubigen verkehrt, daß die einem nicht danach Verlangenden dargebrachte Verehrung nichtig und ohne Ergebnis sei. Denn gleichwie, o König, dieser mächtige Wind weht, so auch durchwehte der Erhabene die zehntausendfache Welt mit dem kühlenden, balsamischen, linden, sanften Winde seiner Güte (Mettā). Und wie, o König, nachdem dieser mächtige Wind geweht hat, Windstille eintritt, so auch ist der Erhabene, nachdem er mit dem kühlenden, balsamischen, linden, sanften Winde seiner Güte geweht hat, in dem von jeder Daseinsspur freien Element der Erlösung völlig erloschen. Und wie, o König, wenn einmal Windstille eingetreten ist, der Wind nicht danach verlangt, wieder von neuem zu entstehen, so auch ist in diesem Wohltäter der Welt jedwedes Verlangen erloschen und gestillt. Und wie, o König, die Menschen von der Hitze und Sonnenglut bedrückt sein mögen, so auch sind Götter und Menschen von der Hitze und Glut des dreifachen Feuers - der Gier, des Hasses und der Verblendung - gequält. Und wie der Fächer das Instrument bildet, um Wind zu erzeugen, so auch sind die Körperreste des Vollendeten, sowie sein kostbares Wissen, ein Mittel, der drei Segnungen teilhaftig zu werden. Und wie die von der Hitze bedrückten und gequälten Menschen vermittelst eines Fächers Wind erzeugen und die Hitze abkühlen und ihre Glut stillen, so auch bringen Götter und Menschen dadurch, daß sie die Körperreste und das kostbare Wissen des Vollendeten verehren - trotzdem er völlig erloschen und ohne Verlangen ist - dennoch die heilsamen Eigenschaften zum Entstehen. Und vermittelst eben jener heilsamen Eigenschaften kühlen und lindern sie die Hitze und Glut des dreifachen Feuers. Auch aus diesem Grund, o König, ist die dem Vollendeten dargebrachte Verehrung, trotzdem er völlig erloschen ist und nicht nach Verehrung verlangt, dennoch keineswegs fruchtlos und ohne Wert.
Aber auch noch einen weiteren Grund sollst du hören, o König. Wenn da, o König, ein Mann durch Anschlagen einer Trommel einen Schall erzeugt hat und jener verhallt ist, wird da jener Schall danach verlangen, wieder von neuem zu entstehen?"
"Nicht doch, o Herr. Verhallt ist ja jener Schall. Und für jenen Schall gibt es keine derartigen Gedanken und Erwägungen. Einmal entstanden und verhallt, ist eben jener Trommelschall für immer verschwunden. Die Trommel aber, o Herr, ist das Instrument um den Schall zu erzeugen, und der Mensch kann, wenn er will, dies erreichen, indem er vermittelst seiner eigenen Kraft die Trommel anschlägt."
"Ebenso auch, o König, hat der Erhabene dieses wegen seiner Sittlichkeit, Geistessammlung, Weisheit,(siehe magga) Erlösung und Erkenntnisblick der Erlösung so wertvoll gewordene Kleinod seiner Körperreste hinterlassen, und desgleichen die Lehre, Zucht und Unterweisung als unseren Meister; er selber aber ist in dem von jedem Daseinsrest freien Element der Erlösung völlig erloschen. Doch ist einem damit noch keineswegs der Zugang zu den drei Segnungen abgeschnitten. Denn die vom Elend des Daseins bedrückten, nach den drei Segnungen verlangenden Wesen, die das Kleinod seiner Körperreste, sowie die Lehre, Zucht und Unterweisung als Hilfsmittel nehmen, können dadurch der drei Segnungen teilhaftig werden. Auch aus diesem Grund, o König, ist, trotzdem der Vollendete völlig erloschen ist und nicht nach Verehrung verlangt, dennoch die ihm dargebrachte Verehrung keineswegs fruchtlos und ohne Ergebnis.
Auch der Erhabene, o König, hat die Zukunft vorausgeschaut und besprochen, erklärt und mitgeteilt, wenn er sagt: - <Ihr möchtet da, Ānanda, vielleicht denken, daß dann (nach meinem Tode) die Lehre ihres Meisters beraubt ist, daß ihr dann keinen Meister mehr habt. Doch so, Ānanda, sollt ihr nicht denken. Denn die Lehre und Zucht, die ich euch gewiesen und verordnet habe, soll nach meinem Dahinscheiden euer Meister sein! (D.16) - Und die Behauptung jener Andersgläubigen, daß - weil nämlich der Vollendete erloschen sei und nicht nach Verehrung verlange - auch deshalb die ihm dargebrachte Verehrung nichtig und ohne Zweck sei -: diese Behauptung ist verkehrt, unwahr, falsch, unrichtig, voller Widerspruch und verschroben, bringt Leiden, hat Leiden als Ergebnis und führt in niederes Dasein.
Aber auch noch einen ferneren Grund, o König, sollst du hören, weshalb die dem Vollendeten dargebrachte Verehrung, trotzdem dieser erloschen ist und nicht danach verlangt, dennoch keineswegs fruchtlos und ohne Zweck ist. Verlangt wohl diese mächtige Erde danach, daß all diese Keime auf ihr wachsen sollen?"
"Nicht doch, o Herr."
"Warum aber wachsen sie denn auf der Erde, wenn diese doch gar nicht danach verlangt, fassen feste Wurzel und entfalten sich zu stämmigen Bäumen mit Ästen und Zweigen und bringen Blüten und Früchte hervor?"
"Wenn auch die Erde nicht danach verlangt, o Herr, so bildet sie doch die Grundlage für jene Keime und bietet die Möglichkeit zu ihrem Wachstum. Und auf jene Grundlage gestützt, infolge jener Bedingung, wachsen die Keime, fassen feste Wurzel und entfalten sich zu stämmigen Bäumen mit Ästen und Zweigen und bringen Blüten und Früchte hervor."
"So geben denn, o König, die Andersgläubigen durch ihre eigenen Worte sich verloren, geschlagen und besiegt, wenn sie sagen, daß die einem nicht danach Verlangenden dargebrachte Verehrung nichtig und ohne Ergebnis sei. Mit dieser großen Erde nämlich, o König, ist der Vollendete zu vergleichen, der Heilige, Vollkommen-Erleuchtete. Denn gleichwie diese große Erde nach nichts verlangt, so auch ist in dem Vollendeten jegliches Verlangen überwunden. Und wie, o König, jene Keime in Abhängigkeit von der Erde wachsen, feste Wurzel fassen und sich zu stämmigen Bäumen mit Ästen und Zweigen entfalten und Blüten und Früchte hervorbringen: so auch mögen - bedingt durch die Körperreste und das glorreiche Wissen des völlig Erloschenen und von Verlangen freien Vollendeten - die Götter und Menschen im Guten feste Wurzel fassen, den Stamm der Sammlung, den Kern der Wahrheit und die Zweige der Sittlichkeit entfalten und die Blüten der Erlösung, die Fruchte der Asketenschaft hervorbringen. 

Auch aus diesem Grund, o König, ist, trotzdem der Vollendete völlig erloschen ist und nicht nach Verehrung verlangt, dennoch die ihm dargebrachte Verehrung keineswegs fruchtlos und ohne Wert.
Noch einen anderen Grund, o König, sollst du hierfür hören. Verlangen wohl, o König, die Kamele, Ochsen, Esel, Schafe, Ziegen oder gar die Menschen danach, daß Würmer in ihren Leibern entstehen sollen?
"Das freilich nicht, o Herrn."
"Wie kommt es denn aber, o König, daß, trotzdem sie nicht danach verlangen, dennoch Würmer in ihren Leibern entstehen, die durch ihre zahlreichen Jungen und wiederum deren Jungen eine solche starke Vermehrung erreichen?"
"Kraft ihres schlechten Wirkens, o Herr."
"Ebenso auch, o König, ist kraft der Körperreste und der Vorstellung des Wissens des Vollendeten - trotzdem er völlig erloschen ist und nicht nach Verehrung verlangt - dennoch die ihm dargebrachte Verehrung keineswegs ohne Zweck und Nutzen.

Noch einen anderen Grund sollst du hören, o König. Haben wohl die Menschen Verlangen danach, daß diese achtundneunzig verschiedenen Krankheiten in ihren Körpern entstehen sollen?"
"Das freilich nicht, o Herr."
"Wie kommt es denn aber, o König, daß sie dennoch entstehen?"
"Infolge ihres schlechten Wirkens, o Herr."
"Wenn nun aber, o König, das frühere schlechte Wirken (kamma) hier wieder fühlbar wird, so ist doch sowohl die früher begangene als auch die gegenwärtig begangene gute, ebenso wie die böse Tat, keineswegs ohne Furcht und Wirkung (vipāka). Auch aus diesem Grund, o König, ist - trotzdem der Vollendete völlig erloschen ist und nicht nach Verehrung verlangt - dennoch die ihm dargebrachte Verehrung keineswegs fruchtlos und ohne Zweck.

Hast du wohl schon gehört, o König, daß einst ein Gespenst namens Nandaka, dafür, daß es dem Ordensälteren Sāriputta einen Schlag gab, von der Erde verschlungen wurde?"
"Gewiß, o Herr. Davon hört man. Es ist in der Welt bekannt."
"Hatte nun wohl aber, o König, der Ordensältere Sāriputta das Verlangen, daß Nandaka, das Gespenst, von der Erde verschlungen werden sollte?"
"Nein, o Herr. Nicht einmal, wenn die Welt samt den Göttern zerstört, Sonne und Mond zur Erde herabstürzen oder der Meru, der König der Berge zerschmettert werden sollte - selbst nicht einmal aus diesem Grund würde der Ordensältere Sāriputta einem anderen Leiden wünschen. Und warum nicht? Weil eben die zum Aufsteigen von Zorn und Ärger nötige Vorbedingung in dem Ordensälteren Sāriputta zerstört und vernichtet ist. Aus diesem Grund könnte er nicht einmal gegen denjenigen, der ihm nach dem Leben trachtet, Groll empfinden. Wenn nun aber, o König, der Ordensältere Sāriputta nicht danach verlangt hatte, daß Nandaka, das Gespenst, von der Erde verschlungen werden sollte, aus welchem Grunde konnte es da dennoch geschehen?"
"Kraft seiner bösen Tat, o Herr."
"Wenn dem aber so ist, o König, so ist eben das einem Menschen zugefügte Unrecht, selbst wenn jener keine Bestrafung verlangt, dennoch keineswegs ohne Folge und Wirkung. Ebenso auch, o König, ist kraft des guten Wirkens die einem Menschen dargebrachte Verehrung, auch wenn derselbe nicht danach verlangt, dennoch keineswegs ohne Zweck und Nutzen. Auch aus diesem Grund, o König, ist - trotzdem der Vollendete völlig erloschen ist und nicht nach Verehrung verlangt, dennoch die ihm dargebrachte Verehrung keineswegs fruchtlos und ohne Zweck.
Nun, wieviele Menschen sind es denn eigentlich, o König, die von der Erde verschlungen wurden? Ist dir wohl etwas darüber bekannt?"

"Gewiß, o Herr, ich habe davon gehört."
"Nun gut, so lasse es mich wissen!"
"Es sind Ciñcā, das Brahmanenweib, o Herr, der Sakyer Suppabuddha, der Ordensältere Devadatta, Nandaka das Gespenst und der Brahmane Nanda. Von diesen fünf Personen habe ich gehört, daß sie die Erde verschlungen habe."
"Gegen wen hatten sich aber diese vergangen, o König?"
"Gegen den Erhabenen, o Herr, und seine Jünger."
"Haben nun aber wohl, o König, der Erhabene oder seine Jünger danach verlangt, daß die Erde sie verschlingen solle?"
"Gewiß nicht, o Herr."
"Somit also, o König, ist - trotzdem der Vollendete völlig erloschen ist und nicht nach Verehrung verlangt - dennoch die ihm dargebrachte Verehrung keineswegs fruchtlos und ohne Ergebnis."
"Vortrefflich erklärt und enthüllt, o Herr, hast du dieses tiefsinnige Problem. Das Verborgene hast du aufgedeckt, den Knoten gelöst, das Dickicht gelichtet, die Behauptungen der anderen zunichte gemacht, die verkehrten Ansichten zerschmettert. Diese Verkehrtgläubigen aber haben ihren Glanz verloren gegenüber dir, dem besten der Lehrer, den man finden kann." (Originaltext und Übersetzung dieser letzten Phrase sind unsicher.)


--
IV. SU* GIOI NGHIEM DICH:

90. Lễ bái, cúng dường Xá lợi, Kim thân Phật, cây Bồ-đề... không có phước báu!Khi tìm được chỗ thích hợp, đức vua Mi-lan-đà đê đầu xuống sát chân đại đức Na-tiên, thành kính đảnh lễ rồi thưa rằng:
- Bạch đại đức! Chúng ngoại đạo thấy Phật tử cung kính lễ bái, cúng dường xá lợi, cây bồ đề, kim thân Phật, chúng đã nói rằng: "khi Đức Phật còn tại tiền, các Phật tử cung kính, lễ bái, cúng dường ngài cũng phải lẽ. Nay ngài đã nhập diệt rồi, các ngươi dẫu có lễ bái cúng dường bao nhiêu chăng nữa thì Đức Phật cũng đâu có hoan hỷ? Mà không hoan hỷ tất không có phước báu. Không có phước báu tất sẽ có tội. Coi chừng các ngươi làm vậy là rơi vào tà kiến đấy!"
Thưa đại đức! Sự nhận xét ấy của ngoại đạo đúng hay sai? Là chánh kiến hay tà kiến? Những mong đại đức với tâm bi mẫn, với tuệ chân thật hãy phá nghi cho những người học Phật thời hậu lai.
- Tâu đại vương! Đại vương hãy nghe đây, bần tăng sẽ giảng giải. Nhưng trước khi giảng giải, bần tăng xin hỏi đại vương: thuở Phật còn tại tiền, khi nhận được sự lễ bái, cung kính, cúng dường của cận sự nam nữ hai hàng, Đức Phật có hoan hỷ không?
- Dĩ nhiên là có hoan hỷ.
- Chẳng phải thế, tâu đại vương! tâm hoan hỷ là tâm thô lậu, nó chính là cấu uế đối với các vị tu tập thiền quán, huống chi đối với Đức Phật là bậc ở ngoài ba cõi? Khi nhận sự lễ bái, cúng dường của Phật tử, Đức Thế Tôn trú tâm giải thoát chớ không phải tâm hoan hỷ đâu, tâu đại vương!
- Vâng, đúng vậy!
- Đức Thế Tôn đã hoàn toàn vắng lặng và siêu thoát từ cội cây bô-đề sau khi thành đạo quả Chánh Đẳng Giác; nghĩa là ngài không còn thỏa thích, hoan hỷ với bất cứ lợi lộc, phẩm vật cúng dường nào của chư thiên hoặc loài người. Và dĩ nhiên, Đức Phật giờ đã Niết bàn rồi thì Ngài không còn hoan hỷ với những lễ phẩm cúng dường cũng là điều chắc thật. Ngoại đạo nói vậy là đúng, nhưng lời chỉ trích của chúng đã phản tác dụng, vô tình đã nói lên sự thực về Đức Đạo Sư. Vì Đức pháp chủ Xá-lợi phất đã từng thuyết như sau: "Đức Thế Tôn không có sự hoan hỷ với những phẩm vật cúng dường của chư thiên và nhân loại, nên những ai cúng dường đến ngài sẽ được quả báu nhiều vô số kể." Tâu đại vương, vậy thì luận điểm tuyên truyền của ngoại đạo rằng là "không hoan hỷ tất không có phước báu, không có phước báu tất là có tội" chính là tà kiến, là sự thấy biết lầm lạc không phù hợp với chân lý!
Đức vua Mi-lan-đà nói:
- Nghe thì có lý nhưng sự y cứ của đại đức không đáng tin cậy. Tại sao vậy? Ngài Xá-lợi phất thì biện minh cho Đức Thế Tôn, đại đức thì dựa vào ngài Xá-lợi phất thì có khác nào cha con khen ngợi và tâng bốc lẫn nhau? Chính đại đức phải tự giải thích, phân tích sao cho đúng pháp, đúng với chánh lý để giải trừ những tà kiến nguy hại kia chứ không phải là trích dẫn những câu có sẵn!
- Đúng như thế, tâu đại vương! Những người cận sự nam nữ họ đều cung kính, lễ bái, cúng dường Xá-lợi, cây bồ-đề, kim thân Phật...; mặc dầu biết rằng Đức Phật đã nhập diệt, ngài không có thỏa thích hoan hỷ gì trong những lễ phẩm ấy; nhưng nhờ vậy, họ tưởng nhớ đến Đức Thế Tôn, tưởng nhớ đến những pháp lớn, pháp nhỏ mà Đức Thế Tôn đã từng dạy bảo để tu tập. Nếu như sự tu tập ấy được kiên trì, với nhiếp tâm, với tinh cần thì họ có thể được thiện sanh làm người, làm trời, cao hơn là chứng đắc bốn đạo quả và Niết bàn không, hở đại vương!
- Có thể là như vậy, nhưng trẫm muốn nghe bằng ví dụ cụ thể, dễ hiểu kìa!
- Vâng, người ta hay dùng lửa để đốt cháy cỏ khô, cây khô hoặc những vật uế tạp. Khi cỏ khô, cây khô hoặc những vật uế tạp đã được thiêu hủy rồi thì lửa ấy có còn chăng, đại vương?
- Dĩ nhiên, khi không còn vật dẫn cháy thì lửa cũng tắt theo.
- Vậy khi muốn dùng lửa trở lại, người ta làm sao để có lửa, đại vương?
- Người ta lấy cây khô cọ xát với cây khô, đặt bùi nhùi là vật dẫn cháy thì sẽ có lửa.
- Trí tuệ được ví như lửa vậy, tâu đại vương! Đức Phật đã Niết bàn rồi, trí tuệ ngài không còn nữa, nhưng những đệ tử của ngài đã theo lời dạy của ngài, tu tập theo những pháp lớn, pháp nhỏ của ngài; cũng dùng cây khô cọ xát với cây khô, cũng đặt bùi nhùi dẫn cháy để phát sanh trí tuệ. Như vậy, Đức Phật thuở tại tiền không hoan hỷ lễ phẩm cúng dường, khi Niết bàn cũng không hoan hỷ lễ phẩm cúng dường; nhưng những người Phật tử cung kính, lễ bái, cúng dường xá lợi, cây bồ-đề, kim thân Phật; đã hằng ngày tự mình nhắc nhở, hằng ngày tự mình hành thiền, hằng ngày đã dùng phương pháp lấy lửa để thành tựu trí tuệ; nên kết quả của việc làm ấy được phước báu vô lượng vô biên, là chứng đắc ba thứ đạo quả: quả người, quả trời và quả Niết bàn, tâu đại vương!
- Thật là thông đạt, nhưng trẫm muốn nghe thêm ví dụ?
- Vâng, ví như một ngày mùa hạ khí trời oi bức, một cơn gió mát mẻ thổi qua làm cho mọi người đều khoan khoái. Nhưng khi cơn gió qua rồi, lúc nóng nực, người ta không biết làm sao để chống nóng, phải không đại vương?
- Người ta có thể làm gió được, thưa đại đức! Người ta dùng lá thốt nốt và tre kết thành một tấm lớn đặt trên trần nhà, có dây kéo, thế là có thể có gió quạt mát cho cả nhà. Cũng có thể dùng nan tre, dán giấy để cầm tay quạt mát cho từng người, thưa đại đức!
- Gió qua rồi nhưng người ta có thể làm gió được, ấy là từ miệng đại vương nói ra. Đức Phật với giác ngộ, với trí tuệ, với từ bi hỷ xả... có mặt trên thế gian này, quả là một cơn gió lớn, thanh lương và mát mẻ vô cùng. Cơn gió ấy đã thổi vẹt vô minh và si mê trên trần thế. Cơn gió ấy đã xua tan biết bao sân hận, hung dữ, bạo tàn, ác độc... của con người. Cơn gió ấy đã làm cho hằng sa thế giới chấn động, ma vương sợ hãi và chúng sanh thì được tẩm mát, được an lạc và thanh bình. Làn gió của Đức Thế Tôn đến như vậy, an trú như vậy và ra đi như vậy - nói hoan hỷ hoặc không hoan hỷ đều không đúng - nhưng rõ ràng là ích dụng và lợi lạc cho vô số chúng sanh. Đức Thế Tôn nhập diệt rồi, gió ấy đã qua rồi, nhưng người ta có thể làm gió được, bằng nổ lực cá nhân, bằng lá thốt nốt, nan tre và giấy; bằng sự cung kính, lễ bái cúng dường xá lợi, cây bồ-đề, kim thân Phật... để quạt mát, đem lợi lạc, hạnh phúc, an vui đến cho mình và mọi người, tâu đại vương!
- Ví dụ ấy cũng khá chính xác, nhưng trẫm muốn nghe thêm ví dụ khác để hiểu thêm về nhiều mặt của một vấn đề!
- Vâng! khi muốn nghe tiếng trống, đại vương phải làm sao?
- Trẫm sai lực sĩ đánh. Đánh mạnh thì âm thanh lớn vang xa, đánh nhẹ thì âm thanh nhỏ vang gần.
- Vậy khi không đánh thì âm thanh kia đi đâu?
- Nó diệt rồi!
- À, té ra âm thanh đã mất hẳn, không còn nữa!
- Không, nó diệt chứ không mất! Đại đức nghĩ thế là sai rồi! Bởi khi cần âm thanh, ta sẽ có cách làm cho âm thanh có mặt trở lại!
- Phải làm sao?
- Trẫm sai lực sĩ đánh trống! Đại đức nên nhớ rằng cái trống chỉ là nhân, cái trống không tự nó phát ra âm thanh, một nhân không thể thành quả. Nhân phải có hỗ trợ duyên, một duyên hay nhiều duyên mới trổ thành quả. Cũng vậy, cái trống cần phải có dùi trống, người đánh trống trợ duyên mới phát ra âm thanh được.
- Vậy là chính đại vương đã giải tan những nghi vấn của đại vương! Đức Phật gióng lên Tiếng Trống Bất Tử ở giữa đời, Đức Phật nhập diệt rồi nhưng tiếng trống không hẳn đã mất đi vĩnh viễn. Cái trống còn đó, Pháp bảo còn đó; nếu có người đánh trống thì âm thanh kia vẫn vang lên như thường.
- Xin thưa, đồng ý Pháp bảo dụ như cái trống, nhưng cây bồ-đề, xá lợi, kim thân Phật đâu phải là Pháp bảo? Vậy cung kính lễ bái, cúng dường những hình tượng ấy có thể nào lại vang lên âm thanh của Pháp bảo?
- Rất là chính xác. Tuy nhiên, tâu đại vương, cái trống tự nó không phát ra âm thanh mặc dầu có người đánh trống; [*] cũng vậy, Pháp bảo và người gióng trống Pháp bảo không cũng chưa đủ, nó phải cần có nhiều duyên hỗ trợ. Cúng dường, lễ bái xá lợi, kim thân Phật nó chính là trợ duyên cho chúng sanh nhớ tưởng đến ân đức, trí hạnh của Đức Phật mà tu tập, phải thế không đại vương?
[*] Vì còn thiếu dùi trống
- Hay lắm!
- Lúc Đức Thế Tôn diệt độ, ngài dạy rằng: "Khi Như Lai Niết bàn rồi, pháp và luật là thầy của các ngươi." Pháp và luật chính là tam tạng, chính là Pháp bảo, chính là giới định tuệ, chính là 37 trợ đạo phẩm. Vậy thì cái trống Pháp bảo luôn còn ở đấy, chỉ thiếu người đánh trống và dùi trống nữa mà thôi. Khi nào có dùi trống, có người đánh trống, gióng lên tiếng trống Pháp bảo thì chắc hẳn rằng đức tin, phước báu, từ bi, trí tuệ, giác ngộ, giải thoát sẽ có mặt ở đời này, phải thế không đại vương?
- Phải vậy!
- Thế thì lời nói của ngoại đạo là ngoa ngôn, xảo ngôn, là hư ngụy, là không thật, là tà kiến...; chính chúng muốn cho các hàng Phật tử không có nơi nương tựa, không có nơi hướng về, không có nơi tôn kính, không có nơi lễ bái...; làm cho Phật tử hoang mang, sợ hãi, đức tin bị lung lay... Đại vương có thấy thế không?
- Đúng vậy! Nhưng còn sự hoan hỷ và không hoan hỷ?
- Đức Phật đã nhập diệt rồi, đặt vấn đề hoan hỷ và không hoan hỷ chỉ là trò chơi của sự lập ngôn! Chính sự khởi tâm khi thành kính, lễ bái, cúng dường... đã thành tựu phước báu rồi! Tiếng trống có hoan hỷ và không hoan hỷ cũng là trò hý lộng ngôn ngữ! Âm thanh của tiếng trống là tùy thuộc vào sức yếu mạnh của người lực sĩ. Pháp bảo được giác ngộ sâu cạn là tùy căn cơ, trình độ, sự lãnh hội cùng túc duyên của người tu Phật. Người tu theo đức tin, người theo tinh tấn, người theo trí tuệ cũng do từ kho tàng Pháp bảo cùng căn cơ trình độ mà ra, từ cá biệt duyên của mỗi người mà ra!
- Trẫm đã thông suốt, đã tỏ tường, tuy nhiên, trẫm còn muốn nghe thêm về sự hoan hỷ!
- Được thôi! Trên quả đất rộng lớn này biết bao nhiêu là kỳ hoa, dị thảo; biết bao nhiêu là giống cây cùng nứt hạt, nẩy mầm và lớn lên làm cho xanh tươi, mát mẻ, đẹp đẽ và phong phú! Tâu đại vương, quả đất có hoan hỷ không, mà cây cối, muôn hoa nẩy nở và phát triển như thế?
- Chúng hoan hỷ gì đâu! Chúng nương nhờ từ đất, đón nhận nước, không khí, ánh sáng mà trở nên sum suê, tươi xanh đấy chứ!
- Cũng vậy, Đức Thế Tôn còn sống hay đã Niết bàn, ngài cũng chẳng hoan hỷ gì cả; nhưng tứ chúng, chư thiên và nhân loại nương nhờ nơi ngài, đón nhận giáo pháp của ngài; tạo phước báu, tu tập từ bi, hỷ xả, tu tập để đắc các tầng Thánh quả. Nói cách khác, đức tin và nghe pháp là hạt giống, giớilà gốc rễ, định là thân cây, tuệ là lá hoa và giác ngộ, giải thoát các tầng Thánh là quả, tâu đại vương!
- Đúng là không cần có sự hoan hỷ mà chính do tâm tạo thiện nghiệp, học hỏi giáo pháp và tu tập. Phước báu phát sanh ở đó.
- Còn nữa, ví như những loại vi trùng sống nhờ nơi thân, trong bụng chúng sanh như voi, ngựa, trâu, bò, dê, lừa, lạc đà...; các loài động vật ấy chúng không hề hoan hỷ, thỏa thích các loài vi trùng ấy, nhưng vi trùng vẫn lớn lên, sinh con đẻ cháu hàng hàng lớp lớp.
- Vâng, quả vậy. Trường hợp này có lẽ là do nghiệp duy trì, nuôi dưỡng.
- Đúng thế! Ví như con người thường phát sanh chứng bệnh channavuti. Dẫu con người có hoan hỷ hay không hoan hỷ thì bệnh channavuti vẫn phát sanh, tồn tại và hành hạ con người. Tại sao như thế, đại vương?
- Dĩ nhiên là do nhiều nguyên nhân, nhưng nói ngắn gọn là do ác nghiệp sanh ra.


- Lại ví như dạ xoa Nanda có tâm ác độc, đánh mạnh vào đầu đức pháp chủ Xá lợi phất, sau đó dạ xoa Nanda bị quả đất rút. Đại vương nghĩ như thế nào, đức pháp chủ có hoan hỷ khi dạ xoa Nanda bị ác báo ấy không?
- Dẫu cõi trời, cõi người có tiêu hoại đi, mặt trời, mặt trăng có bị rơi xuống đất, núi Tu di bị vỡ tan tành... đức pháp chủ Xá lợi phất cũng không có tâm địa ấy đâu!
- Vậy dạ xoa Nanda bị quả đất rút do nguyên nhân nào?
- Do năng lực của nghiệp mà dạ xoa kia đã làm.
- Đúng vậy! Còn bốn người nữa làm hại Đức Phật bị quả đất rút là nàng Cincà, Đức vua Suppabuddha, ông Devadatta, kẻ trộm Udameyyaka... thì đại vương nghĩ như thế nào, Đức Phật có hoan hỷ về điều đó không?
- Đức pháp chủ không có tâm địa ấy thì dĩ nhiên Đức Phật cũng hoàn toàn không! Chính chúng gây nhân ác thì bị ác báo.

- Vâng! Gây nhân thiện thì quả báo lành, tốt, gây nhân ác thì bị quả báo dữ, xấu. Đấy là định luật. Đức Phật dẫu đã Niết bàn rồi, không có hoan hỷ về việc Phật tử cung kính, cúng dường, lễ bái xá lợi, cây bồ-đề, kim thân Phật; nhưng lạc báo, thiện báo, phước quả sẽ trổ sanh cho người ấy, do thiện tâm của người ấy. Trái lại, Đức Phật, đức pháp chủ Xá lợi phất không có hoan hỷ về việc những người làm hại mình bị quả đất rút nhưng khổ báo, ác báo, tội báo vẫn lôi những kẻ ấy vào địa ngục a-tỳ như thường. Như vậy, lời nói của ngoại đạo là rỗng không, không có y cứ vào định luật nhân quả, không thấy không biết sự vận hành của nhân quả; không biết rằng tác ý là nghiệp...! Luận cứ của chúng là tà kiến, không đúng với chân lý. Đại vương là bậc có trí, hãy từ đó mà suy gẫm thêm!
Đức vua Mi-lan-đà vô cùng hoan hỷ, hết lời tán dương trí tuệ phá nghi của đại đức Na-tiên, rồi kết luận:
- Lời xuyên tạc, phá hoại của chúng ngoại đạo từ nay đã tiêu tan, vô hiệu quả, nhờ tuệ đức của ngài vậy.



khong thay

V. TIENG ANH



1. On Honours Paid to the Buddha
Then, when leave had been granted, Milinda paid homage
and, with his hands joined in reverence, began by asking:
“Venerable Nàgasena, the leaders of other sects say, ‘If
the Buddha agrees to honour and gifts then he is not entirely
free from the world. Therefore any service rendered to him
becomes empty and vain.’ Tear apart this tangle of wrongviews,
solve this dilemma and give insight to the future
sons of the Buddha with which to refute their adversaries.”
“The Blessed One, O king, is entirely set free and has
no attachment to either gifts or honour paid to him.”
“Nàgasena, a son may speak in praise of his father, or
a father in praise of his son but that is not sufficient grounds
to silence the critics.”

“Even though the Blessed One has now passed away
and cannot be said to accept gifts and honours paid to him
yet deeds done in his name are of value and bear great fruit.
As a great and mighty wind that blew, even so the Blessed
One has blown over the world with his love, so soothing, so
gentle and so pure. Like men tormented by heat and fever
are soothed by a cool wind, so, too, beings tormented by the
heat of desire, hatred and delusion are pacified by the sublime
teaching of the Blessed One. Although, great king, the
Blessed One has entirely passed away, he has left behind
his doctrine, his discipline and his precious relics whose
value derives from his virtue, concentration, wisdom and
freedom. Beings afflicted by the sorrows of becoming can
still receive the benefits of these things, as those who have
fans can still make a breeze although the wind has subsided.
This was foreseen by the Blessed One when he said, ‘It
may be, ânanda, that some of you may think, “The word of
the master is ended; we have no teacher any more”, but you
should not regard it so. The Dhamma that has been
preached by me and the rules that I have laid down, let
them be your teachers when I am gone’.58

“Hear another reason, O king. Did you ever hear that
the ogre Nandaka, who dared to strike the Elder Sàriputta,
was swallowed up by the earth?”
“Yes, venerable sir, that is common knowledge.”
“Did Venerable Sàriputta acquiesce in that?”
“Venerable Sàriputta would never agree to any pain
being inflicted on a fellow creature, for he had rooted out
all anger.”
“Then, if Sàriputta did not consent to it, why was
Nandaka swallowed up by the earth?”
“It was because of the power of his evil deed.”


“How many, O king, are those who have been
swallowed up by the earth?”
“There are five, venerable sir; Ci¤ca the Brahmin
woman,59 Suppabuddha the Sàkyan,60 Devadatta,61 Nandaka
the ogre62 and Nanda the Brahman63 — these have been
swallowed up by the earth.”
“And whom, O king, had they wronged?”
“The Blessed One or his disciples.”
“Therefore, O king, an act done to the Tathàgata, notwithstanding
his having passed away, is nevertheless of
value and bears fruit.”
“Well has this deep question been explained by you,
Nàgasena. You have disclosed that which was hidden,
undone the knot, cleared the thicket, refuted the false view
and the sectarians have been shrouded in darkness by you,
the best of all the leaders of schools.”

--
58. D. ii. 154.
--
57. cf. A. iii. 206. One of five qualities which lead to one being an outcaste. He is not one who
believes in the performance of rituals, or in omens; but he believes in deeds, so he
celebrates festivals by observing the eight precepts, listening to the Dhamma and
practising meditation

VI. Thao luan

Cau hoi 1: Duc Phat da nhap diet, nhu vay viec cung duong den duc Phat hom nay co y nghia va tac dung gi?
Cau hoi 2: Theo Ban, co the lam dieu gi de tuong nho den Duc Phat? Cung duong Duc Phat la lam gi? Theo Ban?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét