1. Mục đích bài này:
Cần phải biết rõ thế nào là Chơn Ðế và thế nào là Tục Ðế để khỏi lầm lẩn trong việc giao lưu và học hành.
2. Tim hiểu chữ Pháp Tục Đế.
(Samuttisacca)
a. Tục đế là các ngôn từ được định đặt ra để diễn đạt các sự vật. Tục đế có nghĩa là sự thật thông thường theo thế tình, sự thật của ngôn từ và ý nghĩa của ngôn từ. (theo Sư Giác Chánh)
b. Chữ Sammuttisacca còn được các dịch giã dịch bằng những danh từ khác nhau như sau
Chế định: ngôn từ để chỉ định vật gì định đặt.
Mặc ước: ước định, khái niệm về vật gì.
Thi thiết: đặt bày ngôn từ diễn đạt các sự vật ...
c. Pháp Tục đế có 2 loại:
Danh chế định (Nāmapaññatti)
và nghĩa chế định.(Atthapaññatti)
Khi Ðức Phật thuyết pháp để chuyển mê, khai ngộ, Ngài cũng phải dùng pháp chế định của Tục Ðế để diễn đạt Chơn Ðế.
3. Pháp chơn đế. ( Paramatthasacca), theo Sư Giác Chánh :
Chơn đế là sự thật bản thể của Tục đế, một sự thật cố nhiên và không bao giờ thay đổi. Khi ta gọi anh A, theo Tục đế thì anh A là một người có một sắc tướng riêng biệt, một sự thật giã định để phân biệt giữa người này với người khác; theo Chơn đế thì anh A là một tập hợp của ngũ uẩn và ngũ uẩn đó mới chính thật là anh A.
Thật ra rất khó mà định nghĩa một cách trọn vẹn và đầy đủ từ ngữ Paramatthasacca, vì nó bao hàm rất nhiều nghĩa mà mỗi nghĩa là một khía cạnh của pháp Chơn đế:
Không bao giờ thay đổi (Parama aviparito): không thay đổi ở đây không có nghĩa là thường hằng, bất biến, mà nó có nghĩa là trước sau giống nhau không sai khác. Quá khứ như thế nào thì hiện tại và tương lai cũng như thế ấy; do đó được gọi là chơn như (chơn: sự thật; như: không thay đổi).
Ðối tượng của trí tuệ cao siêu (Paramattha): nghĩa lý cao siêu, chân lý vi diệu, bản thể của vạn pháp; do đó cũng được dịch là siêu lý.
Ðệ nhất nghĩa đế (Paramatthasacca): sự thật tuyệt đối, vô song.
4. Tục: (sú) Thông thường 俗
5. chân (zhēn) 眞
chân thực, tình thành rất mực gọi là chân. Chân đế đạo lý chân thực, trái lại với chữ vọng 妄 .
5. chân (zhēn) 眞
chân thực, tình thành rất mực gọi là chân. Chân đế đạo lý chân thực, trái lại với chữ vọng 妄 .
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét